Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

Bạn hãy dành ít phút để xem Thương lái Trung Quốc làm loạn Việt Nam

Trong chương trình thời sự 19h ngày 20/7/2013 của Đài Truyền Hình Việt Nam có phản ánh về việc các Thương lái Trung Quốc làm giá các nông sản như Đỉa, lá Điều ….với các bằng chứng rõ rệt, nơi làm ra trò ấy, và vì sao họ làm như vậy.
Bạn hãy dành ít phút để xem cho bạn, cho gia đình, người thân của bạn về Thương lái Trung Quốc làm loạn Việt Nam


Những kết luận ấy bạn có thể đưa ra sau khi xem đoạn clip này, nếu bạn có cùng với 1 kết luận người chịu thiệt cuối cùng ở đây là dân Việt Nam mình hay đâu đó là gia đình của bạn, người thân của bạn. Hãy góp sức lên tiếng cảnh báo và ngăn chặn sự phá hoại này với Cộng đồng Việt Nam.

Bạn hãy dành ít phút để xem Thương lái Trung Quốc làm loạn Việt Nam
Tổng hợp!

Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

Hình học kết cấu bê tông

Sự lắp đặt và hình học của kết cấu có thể có những ảnh hưởng lớn đến khả năng làm việc và mức độ an toàn của công trình. Kết cấu được tạo ra với muôn hình muôn vẻ từ kích thước, đến các công năng cơ bản, hay chỉ là một vài kiểu kết cấu phức tạp hơn những kết cấu khác. Chúng rất hữu ích để bắt đầu tìm hiểu kết cấu bằng một cái nhìn tổng qua về hình học, câu hỏi là làm cách nào những kỹ sư chọn ra một sắp xếp các thành phần kết cấu lại với nhau? Đó chính kỹ sư kết cấu, một sự hợp hoàn hảo nhất giữa toán học và nghệ thuật, và đó cũng là sự lựa chọn để phát phiển một mô hình kết cấu, và chúng cung cấp cho những người kỹ sư kết cấu khả năng thể hiện nghê thuật.


Kết cấu bê tông cũng như kết cấu thép hay gỗ, tất cả đều tạo nên từ chính nó từ hình học kết cấu. Hình học kết cấu có nhiều loại vật liệu khác nhưng không thể trùng lặp. Tuy nhiên, nhưng công ty thương mại về bê tông luôn làm hết mình để cải thiện kết cấu bê tông để trở thành  một kẻ ngáng đường kết cấu thép và chính điều đó dẫn đền một sự tập trung  cao độ cho sự phát triển của hệ thống kết cấu sàn hay khung nhà hay những hình mẫu kết cấu bê tông. Dưới đây là một số kết cấu bê tông điển hình.
 
Cột bê tông được xây dựng nghiêng tạo ra kiểu dáng và cá tính cho nhà
Khung bê tông cốt thép với sàn vòng cung
Kresge Auditorium, MIT--Cambridge, Massachusetts
Với kết cấu mái vòm mở như một vỏ sò (shell struture -hypar), được xây dựng năm 1940
ahrhunderthalle, Breslau (Wroclaw), Germany/Poland, 1913 Mái vòm bê tông cốt thép với chiều dài 65m
University of Illinois Assembly Hall--Urbana, Illinois Được xây dựng 1963, kết cấu mái gập.
http://www.viet3g.com

Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2013

Thủ khoa ĐH Thủy lợi tiếp tục đỗ thủ khoa ĐH Y Hà Nội

(Dân trí) - Cùng lúc đỗ thủ khoa của cả hai ngôi trường "đầu bảng" ĐH Thủy lợi và ĐH Y Hà Nội, cậu học trò Lê Xuân Hoàng (lớp 12A1, Trường THPT Lương Đắc Bằng, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) đã làm nên "kỳ tích" trong mùa thi ĐH năm nay.

Thủ khoa ĐH Thủy lợi tiếp tục đỗ thủ khoa ĐH Y Hà Nội
Vào 9 giờ tối ngày 28/7, cả gia đình Xuân Hoàng vỡ òa trong niềm hạnh phúc khôn tả khi biết em tiếp tục đỗ thủ khoa Trường ĐH Y Hà Nội với số điểm 29,5 (chưa làm tròn) trong đó môn Toán 10 điểm, Hóa 10 và Sinh học 9,5 điểm. Trước đó, Hoàng đỗ thủ khoa ĐH Thủy lợi với 28,5 điểm. Đây được xem như một kỳ tích vì đã lâu Thanh Hóa chưa có thủ khoa "kép".

Không giấu được niềm vui, Hoàng chia sẻ: “Em chắc mình sẽ đậu thôi chứ không nghĩ mình lại đỗ thủ khoa. Em khá bất ngờ về điều này”.

Sau khi đọc bài viết này, nhiều độc giả ngỏ ý muốn xin số điện thoại của thủ khoa “kép” Lê Xuân Hoàng để chia sẻ, động viên em. Đáp ứng yêu cầu của độc giả, chúng tôi xin đăng tải số điện thoại của gia đình em Hoàng: 037 364 9085
Trước đây khi thi hai trường ĐH Thủy lợi và trường ĐH Y Hà Nội, Hoàng cho biết em thích làm bác sĩ đa khoa và sẽ cố gắng nếu đậu cả hai trường sẽ chọn học Trường Y Hà Nội. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, Hoàng lại băn khoăn chưa dám chọn trường nào bởi em còn muốn tham khảo ý kiến từ bố mẹ.

Hoàng tâm sự: “Em sợ bố mẹ nhiều tuổi rồi không còn đủ sức để làm thuê nuôi hai anh em em học trong khi học trường ĐH Y với thời gian rất dài và kinh phí cũng rất tốn kém”.

Cô Nguyễn Thị Bàn - mẹ Hoàng cũng lo lắng cho biết: “Bố cháu tuổi đã cao, sức yếu nên việc đi làm thuê chắc sẽ không còn được như trước. Năm nay Hoàng vào đại học cùng anh trai thì việc chu cấp cho hai con cùng học trường ĐH Y sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Hiểu được điều này nên Hoàng định từ bỏ ước mơ để bố mẹ đỡ vất vả nhưng tôi bảo với cháu Thôi thì đến đâu bố mẹ sẽ lo đến đó. Chắc chắn gia đình sẽ để cháu theo ước đuổi ước mơ của mình”.
Nguyễn Thùy

Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2013

Tòa nhà cao nhất thế giới bị dừng thi công

Công tác thi công một tòa nhà chọc trời tại Trung Quốc, được kỳ vọng sẽ vượt qua tháp Burj Khalifa ở Dubai trở thành tòa nhà cao nhất hành tinh, đã bị tạm dừng, chỉ vài ngày sau lễ khởi công.
"Giới chức có liên quan" đã yêu cầu ngừng thi công tháp Sky City tại thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, miền trung Trung Quốc "vì dự án không hoàn thành các thủ tục cần tiết để nhận được sự chấp thuận nhằm khởi công công trình", tờ Tin tức buổi sáng Xiaoxiang đưa tin. 

Tháp Sky City dự kiến cao 838m khi hoàn thành và chiều cao này vượt qua tòa tháp cao nhất thế giới hiện thời Burj Khalifa, cao 828m, tại Dubai.
Tòa nhà cao nhất thế giới bị dừng thi công
Việc khởi công tháp Sky City vừa được bắt đầu hồi cuối tuần vừa rồi, tập đoàn BSC đứng sau dự án cho biết hồi đầu tuần này. BSC nói thêm rằng việc thi công có thể chỉ mất chưa đầy 4 tháng tính từ khi móng được hoàn thành.

Thời gian thi công siêu ngắn đã gây ra những lo ngại về sự an toàn, ngoài những lo ngại về việc liệu nền đất quanh tháp có thể chịu được sức nặng khổng lồ của công trình hay không.

Tờ Tin tức buổi sáng Xiaoxiang trích dẫn các quan chức giấu tên cho hay việc hoàn thiện các giấy tờ phê duyệt là cần thiết nhằm đánh giá độ an toàn và ảnh hưởng môi trường của dự án.

Tuy nhiên, một phát ngôn viên của BSCcho hay công ty đã có đủ các giấy tờ.

Công ty BSC trở nên nổi tiếng thế giới hồi năm ngoái vì xây tòa nhà 30 tầng chỉ trong 15 ngày, sử dụng các vật liệu đúc sẵn.

BSC đã định sử dụng kỹ thuật trên để xây dựng Sky City hồi cuối năm ngoái nhưng việc thi công bị hoãn nhiều lần do có những lo ngại rằng dự án quá tham vọng.

Trên mạng xã hội Weibo, Nhân dân Nhật báo, tờ báo chính thức của đảng Cộng sản Trung Quốc, đã chỉ trích dự án, gọi đó đó là tâm lý "sính" các tòa tháp chọc trời.

Trung Quốc có 3 trong số 10 tòa nhà cao nhất thế giới, theo nhóm nghiên cứu Emporis.

Một báo cáo năm 2011 cho biết Trung Quốc có thể sở hữu số nhà chọc trời nhiều gấp 4 lần nước Mỹ chỉ trong vòng 5 năm.

An Bình (Theo AFP)

Bác Hồ với thương binh, liệt sĩ

"Ăn quả phải nhớ người trồng cây. Trong cuộc tưng bừng vui vẻ hôm nay, chúng ta phải nhớ đến những anh hùng, liệt sĩ của Đảng ta, của dân ta". Lời Chủ tịch Hồ Chí Minh tại buổi lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng đã nhắc nhở chúng ta, những người đang sống trong cảnh đất nước hoà bình, ghi nhớ công ơn to lớn của các đồng chí thương binh, liệt sĩ, những người đã vì nền độc lập, tự do của dân tộc, vì cuộc sống hạnh phúc của nhân dân mà hy sinh thân mình hoặc bỏ lại một phần xương máu trên chiến trường.
"Uống nước nhớ nguồn" là truyền thống đạo lý nhân ái có từ ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Truyền thống tốt đẹp này đã và đang được nhân dân ta phát huy từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, mà Bác Hồ là một tấm gương tiêu biểu nhất.

Sinh thời là Chủ tịch nước, mặc dù bận rất nhiều công việc để lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến và kiến quốc, nhưng hàng năm cứ đến ngày 27 tháng 7, "Ngày Thương binh, liệt sĩ" Bác đều gửi thư cho các đồng chí thương binh và gia đình liệt sĩ. Những bức thư của Người giản dị, chân thành. Đó là những lời động viên, an ủi, kêu gọi rất mộc mạc, nhưng cụ thể và thiết thực. Đọc những bức thư đó, ai cũng cảm nhận được tình cảm của Bác dành cho họ.

Trong Thông báo về việc nhận con các liệt sĩ làm con nuôi, Bác viết:
"Vì muốn thay mặt Tổ quốc, toàn thể đồng bào và Chính phủ cảm ơn những chiến sĩ đã hy sinh tính mệnh cho nền Tự do, Độc lập và Thống nhất của nước nhà, hoặc trong thời kỳ cách mệnh, hoặc trong thời kỳ kháng chiến.
Tôi gửi lời chào thân ái cho các gia đình liệt sĩ đó, và tôi nhận con các liệt sĩ làm con nuôi của tôi".

Khi được tin con trai bác sĩ Vũ Đình Tụng, Giám đốc Y tế Bắc Bộ hy sinh, trong thư chia buồn, Bác viết: "Ngài biết rằng tôi không có gia đình, cũng không có con cái. Nước Việt Nam là đại gia đình của tôi. Tất cả thanh niên Việt Nam là con cháu tôi. Mất một thanh niên, thì hình như tôi đứt một đoạn ruột".

Cách đây 60 năm, trong Thư gửi Ban Thường trực của Ban tổ chức "Ngày Thương binh toàn quốc", 17-7-1947, Bác nói về ý nghĩa cao cả của ngày 27 tháng 7. Đó là "Một dịp cho đồng bào ta tỏ lòng hiếu nghĩa bác ái, là tỏ ý yêu mến thương binh". Bác là người đề xuất phong trào "Đón thương binh về làng" với những việc làm rất cụ thể. Bác khuyên các cháu thiếu nhi lập phong trào Trần Quốc Toản để giúp đỡ gia đình bộ đội và thương binh, v.v..

Bác kêu gọi đồng bào cả nước hãy thể hiện tình cảm thương yêu, trách nhiệm và bổn phận của mình bằng những việc làm thiết thực nhất: "Trong lúc chống nạn đói kém, đồng bào ta đã từng mỗi tuần nhịn ăn một bữa để giúp các đồng bào bị đói. Bây giờ chống nạn ngoại xâm, tôi chắc đồng bào ta sẽ vui lòng vài ba tháng nhịn ăn một bữa để giúp đỡ chiến sĩ bị thương". Chính Người đã tiên phong gương mẫu thực hiện lời kêu gọi đó: "Tôi xin xung phong gửi 1 chiếc áo lót lụa của chị em phụ nữ đã biếu tôi, 1 tháng lương của tôi, 1 bữa ăn của tôi, và của các nhân viên tại Phủ Chủ tịch, cộng là một nghìn một trăm hai mươi bảy đồng (1.127.00đ)".

Đặc biệt, nhân ngày 27 tháng 7 hàng năm, Bác trích một tháng lương Chủ tịch nước của mình tặng các đồng chí thương binh. Những tặng phẩm của đồng bào trong nước và kiều bào ta ở nước ngoài kính tặng Bác, Bác tặng lại các đồng chí thương binh.
Tháng 9-1951, Bác gửi thư cho anh em thương binh Trại dệt chiếu Tuyên Quang. Như tình cảm của người cha dành cho con, ân cần, tỉ mỉ, Bác hỏi: Học dệt chiếu cần bao nhiêu ngày, tháng? Trung bình dệt một chiếu thường cần mấy giờ và bao nhiêu vốn? Bán một chiếu được bao nhiêu lời? Với nghề dệt chiếu, có thể đủ ăn, đủ mặc không?

Câu chuyện chiếc điều hoà nhiệt độ trong phòng Bác là một trong nhiều câu chuyện thể hiện tấm lòng nhân ái bao la của một con người mà cả cuộc đời "Nâng niu tất cả, chỉ quên mình" của Người.

Một lần Bác đến thăm trại điều dưỡng thương binh ở Hà Nội. Hôm đó, trời nóng, khi đến thăm anh chị em thương binh nặng phải nằm bất động, Bác vừa hỏi chuyện vừa cầm chiếc quạt giấy của mình quạt cho anh em. Trên đường về, Bác rất xúc động.

Chiếc điều hoà nhiệt độ là quà của các đồng chí ở Bộ Ngoại giao đang công tác ở nước ngoài gửi biếu Bác. Lúc đó, Bác đang ở trong ngôi nhà của người thợ điện trong Phủ Toàn quyền. Ngôi nhà có trần thấp, buổi trưa và buổi chiều rất nóng (lúc này Bác chưa chuyển sang Nhà sàn).

Khi các đồng chí phục vụ lắp chiếc điều hoà nhiệt độ vào phòng của Bác, Bác không dùng, mà nói với đồng chí Vũ Kỳ:
"Chiếc máy điều hoà nhiệt độ tốt đấy, các chú có thể đem đến cho quân y viện hoặc trại điều dưỡng thương binh. Hôm trước Bác đến thăm thấy các chú ấy ở nóng lắm. Còn Bác thì chưa cần, Bác ở thế này là được rồi".
Ngay chiều hôm đó, chiếc máy điều hoà nhiệt độ trong phòng của Bác được chuyển đi.

Những món quà của Bác giản dị nhưng vô cùng quý giá vì đó chính là sự quan tâm chăm sóc, là tình cảm của Người dành cho thương bệnh binh. Những món quà đó là nguồn cổ vũ, động viên tinh thần to lớn đối với thương bệnh binh, làm ấm lòng người chiến sĩ. Đáp lại tình cảm ấy, bằng tinh thần và nghị lực của anh bộ đội Cụ Hồ, nhiều thương, bệnh binh và gia đình liệt sĩ đã có nhiều cố gắng vươn lên, tự lực cánh sinh trong lao động sản xuất, học tập và trong cuộc sống. Họ không những đã tạo ra công ăn việc làm cho mình và gia đình mình, mà còn tích cực giúp đỡ đồng đội và con em của họ, tạo dựng nên một cuộc sống có ích hơn, tươi đẹp hơn. Họ đã làm đúng theo lời Bác dạy: Thương binh tàn nhưng không phế.

Trước lúc đi xa, Bác đã để lại cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta Bản Di chúc lịch sử, trong đó có phần viết về chính sách xã hội đối với thương binh, gia đình liệt sĩ và những người đã kinh qua chiến đấu.

Bác viết: "Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình (cán bộ, binh sĩ, dân quân, du kích, thanh niên xung phong…), Đảng, Chính phủ và đồng bào phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp với mỗi người để họ có thể dần dần "tự lực cánh sinh".

Đối với các liệt sĩ, mỗi địa phương (thành phố, làng xã) cần xây dựng vườn hoa và bia kỷ niệm ghi sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ, để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta.

Đối với cha mẹ, vợ con (của thương binh và liệt sĩ) mà thiếu sức lao động và túng thiếu, thì chính quyền địa phương (nếu ở nông thôn thì chính quyền xã cùng hợp tác xã nông nghiệp) phải giúp đỡ họ có công ăn việc làm thích hợp, quyết không để họ bị đói rét.

Những chiến sĩ trẻ tuổi trong các lực lượng vũ trang nhân dân và thanh niên xung phong đều đã được rèn luyện trong chiến đấu và đều tỏ ra dũng cảm. Đảng và Chính phủ cần chọn một số ưu tú nhất, cho các cháu ấy đi học thêm các ngành, các nghề, để đào tạo thành những cán bộ và công nhân có kỹ thuật giỏi, tư tưởng tốt, lập trường cách mạng vững chắc. Đó là đội quân chủ lực trong công cuộc xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở nước ta".

Ngày nay được sống trong cảnh đất nước thanh bình, chúng ta càng nhớ tới công lao và sự hy sinh to lớn của các thương binh và liệt sĩ. Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách ưu tiên đối với thương bệnh binh và gia đình liệt sĩ. Đồng bào ta trên khắp mọi miền của Tổ quốc cũng đã làm nhiều công việc để đền ơn đáp nghĩa, như: Tặng quà cho các gia đình có công với cách mạng, gia đình chính sách, xây nhà tình nghĩa, lập Quỹ đền ơn đáp nghĩa, phụng dưỡng các mẹ Việt Nam anh hùng, ủng hộ và giúp đỡ các nạn nhân nhiễm chất độc màu da cam, giúp đỡ thương bệnh binh và gia đình liệt sĩ, tìm mộ liệt sĩ, v.v..

Việc chăm sóc sức khoẻ, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất, giảm bớt một phần khó khăn trong cuộc sống cho thương bệnh binh và gia đình liệt sĩ là tình cảm, trách nhiệm và bổn phận của toàn xã hội. Xã hội ta sẽ ngày càng tốt đẹp hơn từ những việc làm đầy tình nghĩa đó. Phong trào đền ơn đáp nghĩa đã, đang và sẽ được nhân dân ta nhân lên và phát huy ngày càng rộng rãi.
Internet

Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013

Gặp tân thủ khoa Đại học Thuỷ lợi đạt mức 28,5 điểm

(GDVN) -Với mức điểm 28,5  em Lê Xuân Hoàng (SN 1995), ở thôn 4, xã Hoằng Quỳnh, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa đã trở thành tân thủ khoa ĐH Thuỷ Lợi. 


Chúng tôi có mặt tại gia đình em Lê Xuân Hoàng trong một ngày đẹp trời, mát mẻ. Thật không thể nào tả nổi những cảm xúc vui mừng trong gia đình em. Trong thôn ngoài xóm mọi người vui vẻ, chia sẻ, xôn xao, và càng rất khâm phục Hoàng, một cậu học trò hiền lành, ngoan ngoãn và học giỏi đạt tân thủ khoa đầu tiên.
Hoàng vui mừng khi nhận được tin mình trở thành tân thủ khoa ĐH Thuỷ Lợi
Hoàng là con út trong một gia đình gồm 4 anh chị em, bố là Lê Xuân Vinh (SN 1952), đã từng tham gia bộ đội hiện giờ đang nghỉ chế độ mất sức, tuy nhiên ông vân cố gắng đi làm thêm để kiếm tiền nuôi con cái ăn học đến nơi đến chốn. Mẹ Hoàng là Nguyễn Thị Bàn (1955) ở nhà làm công việc nội trợ, chăm sóc chồng con. Chia sẻ về gia đình con cái bà cho biết.

Gia đình có 4 người con đều được ăn học đến nơi đến chốn. Chị đầu là Lê Thị Hương (SN 1980) được học tại ĐH Vinh ra và đang giảng dạy tại trường cấp 2 Hoằng Thành, chị thứ hai là Lê Thị Hiền (SN 1982)  từng học tại ĐH Hồng Đức  ra sau đó lên thị trấn Quan Sơn dạy một năm và hiện giờ đang học cao học và nghiên cứu sinh. Con trai thứ ba là Lê Xuân Qúy (1992) hiện đang theo học Đại Học y.

Riêng Hoàng là con út trong gia đình, sức khỏe không được tốt, hay bị ốm yếu. Năm lớp 4 đã từng bị một trận ốm nặng nhưng gia đình vẫn cố gắng chạy chữa cho con có sức khỏe để theo học. Hoàng là một người học giỏi, 12 năm học phổ thông Hoàng đều đạt học sinh giỏi huyện, tỉnh, đặc biệt là ba môn Toán, Lý, Sinh Học. Hoàng đã từng dành được giải nhì môn Toán, Sinh Học, giải ba môn Vật Lý. Cấp ba Hoàng đã từng đạt giải nhất môn Toán.
Trong sự thành công của Hoàng có đóng góp không ít công sức của người mẹ
Trò chuyện với Hoàng về những kinh nghiệm học tập Hoàng tâm sự; Em luôn chia đều thời gian học hành sao cho hợp lý, không thức quá khuya, không dậy quá sớm để không bị ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt khi học phải tập trung cao độ, tham khảo mọi sách vở và những kiến thức cơ bản để mình nắm chắc kiến thức hơn.

Sau những lần được thầy cô hướng dẫn làm bài tập trên lớp về nhà em luôn chủ động xem qua và tìm những hướng tính khác nhau để trau dồi được nhiều kiến thức hơn. Các môn em học đều và tốt là Toán, Vật Lý, Hóa Học, Sinh Học. Môn em yêu thích nhất vẫn là môn Hóa.

Hoàng chia sẻ thêm để không bị nhàm chán trong việc học chúng ta phải thay đổi các môn học sao cho hợp lý, mỗi ngày Hoàng chia thời gian thành 4 ca tự học. Sáng sớm em dậy từ 4h – 6h sau đó ăn sáng nghỉ ngơi và học ca tiếp theo từ 7h30 đến 10h30, chiều từ 14h – 17h, tối từ 19h – 22h.

Ngoài ra Hoàng thường xuyên rèn luyện thân thể để tinh thần sảng khoái sau khi học tập. Môn thể thao Hoàng thường hay chơi là đánh cầu lông.

Năm nay Hoàng đăng ký dự thi hai trường, trường Đại Học Thủy Lợi và trường ĐH Y Hà Nội. Hiện mới có trường ĐH Thủy Lợi có điểm, trường ĐH Y thì chưa báo điểm.

Chia sẻ niềm cảm xúc về Hoàng con trai út trong gia đình, ông Vinh (bố đẻ Hoàng) tâm sự; “Không còn gì vui bằng chú ạ! Hai hôm nay khi nghe tin con đậu thủ khoa tôi vui mừng lắm! đi dứng không yên, trong lòng cảm thấy bồi hồi xao xuyến. Bà con hàng xóm, anh em gọi điện nháo nhác chúc mừng cháu nó liên tục, tôi cũng cảm thấy mừng và xúc động”

Qua trao đổi với chúng tôi ông Hoàng Văn Hiến (phó chủ tịch UBND xã Hoằng Thịnh) cho biết thêm; “Vấn đề học hành trước kia nhiều hộ gia đình ở đây không chú trọng lắm, nhưng khoảng 10 năm trở lại đây con em trong địa phương đã quan tâm đến việc học hành hơn. Tỷ lệ các em đậu vào CĐ, ĐH rất cao.

Riêng năm nay tại địa phương lại có thêm em Hoàng đỗ thủ khoa đầu tiên trong cả nước với số điểm là 28,5, đó là một niềm tự hào cho điạ phương. Đồng thời cũng là một tấm gương sáng cho các thế hệ các em theo sau học tập, và là động lực để địa phương chú trọng phát triển nền giáo dục chất lượng hơn”.

Chia tay gia đình em Hoàng trong niềm vui, hạnh phúc! Chia tay một vùng quê đầy ắp niềm vui có tân thủ khoa đầu tiên trên cả nước, chúng tôi lại ngược đường về nơi công tác mà lòng thấy tự hào về vùng quê xứ Thanh.

Hữu Chí - X. Hoà

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

Trung Quốc xây dựng tòa nhà Sky City cao nhất thế giới

Sau nhiều lần trì hoãn vì thủ tục, cuối cùng tòa nhà cao hơn 200 tầng Sky City của Trung Quốc cũng được Tập đoàn Xây dựng Broad Sustainable Construction (BSC) động thổ vào ngày 20/7.

Nằm tại thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, tòa nhà Sky City dự kiến sẽ là tòa nhà cao nhất thế giới khi hoàn thành.
Phối cảnh tòa nhà Sky City
Với chiều cao 835 m, tòa nhà sẽ xây 208 tầng, trong đó có 202 tầng trên mặt đất và 6 tầng ngầm, tạo ra hơn 1 triệu mét vuông mặt sàn. Không gian trong tòa nhà được bố trí cho các căn hộ chung cư, trường học, trung tâm mua sắm, nhà hát, rạp phim, hơn 90 thang máy và có cả một bệnh viện. Sky City cũng sẽ cho ra mắt một nông trại khổng lồ có khả năng cung cấp thực phẩm cho hơn 30.000 cư dân trong tòa nhà.

Với chiều cao dự kiến, tòa nhà Sky City đã vượt mặt tòa nhà chọc trời Burj Khalifa (828m) ở Dubai hiện đang giữ kỷ lục cao nhất thế giới. Tuy nhiên, Tập đoàn BSC nhận định, tòa nhà Sky City còn vượt Burj Khalifa về nhiều chỉ số khác. Cụ thể: thời gian hoàn thành công trình chỉ trong 90 ngày, dự kiến vào tháng 4/2014 trong khi công trình Burj Khalifa phải tốn mất 5 năm. Ngoài ra, chi phí xây dựng cho Sky City chỉ hết 855 triệu USD trong khi kinh phí xây Burj Khalifa ngốn hết 1,5 tỷ USD.

Trước đây, Tập đoàn BSC từng xác lập kỷ lục xây nhà với tốc độ nhanh chóng mặt khi xây một tòa nhà 3 tầng chỉ trong 9 ngày và một khách sạn 30 tầng trong 15 ngày.


Ashui.com- Tuấn Thành

100 ngày con mất bố

100 ngày qua từ “Bố ơi” con đã không được gọi nữa và nếu có gọi bố ở đâu sao con không nghe thấy tiếng trả lời của bố. 100 ngày qua những việc lặt vặt trong gia đình mà trước đây con không bao giờ phải đụng tay vào vì đã có bố thì giờ con đã phải tự làm rồi.

Từ: Huan Le
Đã gửi: 05 Tháng Mười 2011 10:07 SA - http://vnexpress.net

100 ngày, thời gian trôi nhanh quá bố ạ, thế là đã tròn 100 ngày từ ngày con vĩnh viễn mất bố. 100 ngày qua mẹ, con và em vẫn không lúc nào nguôi ngoai khi nghĩ về bố. Dường như bố chỉ đi đâu xa một thời gian rồi bố sẽ lại quay về thôi.

100 ngày rồi con không được mời bố ăn cơm trong những bữa cơm nữa rồi. 100 ngày qua từ “Bố ơi” con đã không được gọi nữa và nếu có gọi bố ở đâu sao con không nghe thấy tiếng trả lời của bố. 100 ngày qua những việc lặt vặt trong gia đình mà trước đây con không bao giờ phải đụng tay vào vì đã có bố thì giờ con đã phải tự làm rồi.

Ảnh minh họa
100 ngày qua con không được chào bố “Bố ơi! con đi làm đây” nữa rồi mà thay vào đó là khi đi làm con chỉ nhìn lên di ảnh của bố và nhủ thầm “Con đi làm bố ạ, con mong bố phù hộ cho con đi đường được bình an”. 100 ngày qua nhà chỉ còn lại mẹ và con sao mà trống vắng vậy, con đi làm cũng chỉ mong nhanh về để mẹ đỡ buồn, nếu bạn rủ đi chơi tối thì cũng tầm 9h30 là con lại về rồi.

Nhớ một năm về trước, trong khi mọi người vui vẻ đi chơi chào mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội thì con và bố bắt đầu những chuỗi ngày dài trong bệnh viện. Ngày 6/10/2010 là ngày con sẽ không bao giờ quên, ngày đó là ngày đen tối nhất với con, khi nghe bác sĩ nói bố bị ung thư phổi giai đoạn cuối con đã trào nước mắt ngay tại phòng bác sĩ vì con biết ngày con mất bố không còn xa nữa.

Con cũng không biết bao nhiêu lần con khóc ở Bạch Mai, K, 108 nữa nhưng trước mặt bố con không bao giờ tỏ ra đau buồn để bố không phải suy nghĩ cho con. Bố luôn tỏ ra mạnh mẽ trước mặt con và mọi người. Bố luôn coi nhẹ tình trạng bệnh tật và bố vẫn luôn lạc quan rằng có ngày sẽ khỏi bệnh.

Nhưng bố có biết không? Bố còn nhớ ông bà ở Quảng Ninh nằm chung phòng với bố ở Bạch Mai không? Có hôm nghỉ trưa ngoài hành lang bệnh viện ông bà đã kể cho con nghe rằng bố rưng rưng nước mắt nói chuyện với ông bà là “Bố cũng lo lắm, bố còn trẻ mà chúng con chưa trưởng thành, chưa lo vợ con được cho thằng nào, bố cũng sợ lắm”. Ai mà chẳng sợ chết, con cũng sợ và thương bố vô cùng khi nghe ông bà nói vậy.

Từ Tết năm ngoái bố bắt đầu bị đau và càng đau nặng hơn, vậy mà con chỉ dám cho bố dùng Panadol để giảm đau vì con nghĩ rằng sau này bố sẽ còn đau nặng hơn nữa, nếu dùng mooc-phin ngay bây giờ thì sau này bố đau sẽ không có thuốc gì giảm đau được.

Con đã thuyết phục được bố nghe con vì điều đó, để rồi hằng đêm bố phải cắn răng chịu đựng nỗi đau đó. Mỗi đêm bố đều căn giờ uống thuốc để có thể tự chịu đựng mà không làm phiền đến giấc ngủ của mẹ và con. Con vẫn cứ tin rằng bố chưa đến giai đoạn đau quá để rồi cứ 10 ngày con lại đi mua một hộp 10 vỉ Panadol.

Đến ngày bố đau quá, đau ngoài sức chịu đựng của bố thì con mới đi xin thuốc mooc-phin ở viện K về, may mà bác sĩ cho loại miếng dán giảm đau nên bố chưa cần dùng đến mooc-phin. Từ ngày có miếng dán đó bố được an giấc và mỗi đêm không phải dùng đèn pin để soi đồng hồ mong cho tới trời sáng nữa. Và con rất ân hận vì điều đó, giá như con không bắt bố phải chịu đựng, giá như con đi xin thuốc ở viện K ngay thì bố đâu phải chịu đựng nỗi đau trong thời gian dài vậy. Dù biết đã quá muộn màng con vẫn muốn nói “Con xin lỗi bố”.

Một năm qua những cố gắng chạy chữa của cả nhà cũng không ngăn được ngày bố sắp phải đi xa. Khi bố quá yếu phải nằm liệt giường, bố không thể ngồi để nói chuyện trên mạng với em con được thì lúc đó con mới nói rõ tình hình bệnh tật của bố cho em con nó nghe. Từ ngày bố bị bệnh, mẹ và con đã cố giấu em không cho em biết, không sợ nó ở xa sẽ lo nghĩ nhiều.

Ngày con nói cho em con nghe mà nghe tiếng khóc của nó con thấy thương nó quá, nó trách con sao không nói sớm, nó trách con nhiều lắm, rồi 2 anh em ngồi khóc với nhau, bàn ngày em con trở về thăm bố, chúng con định sang tháng 7 đợi khi em con thi xong một kỳ thi nữa thì về vậy mà…
Ảnh minh họa
Bố yếu đi nhanh quá, ngày bố quá yếu, con đã điện sang bảo em con về ngay. Từ nước Nhật xa xôi em con vội vã trở về, trong vali nó mang về cũng chỉ toàn thuốc dành cho bố thôi. Trở về nhà em con quỳ xuống rồi nắm tay bố mà trò chuyện cả buổi khiến mọi người ai cũng không cầm được nước mắt.

Suốt từ ngày đó em con lúc nào cũng túc trực bên bố không rời xa như để bù đắp lại quãng thời gian em không được bên bố. Ngày em con đi cả nhà đều mong không biết đến bao giờ em con trở về để cả nhà có thể ăn bữa cơm đoàn tụ với nhau, vậy mà em con về rồi mà cả nhà ta cũng không thể ăn cơm cùng nhau dù chỉ một bữa.

Được nửa tháng từ ngày em con về, bố đã vĩnh viễn đi xa. Sáng hôm đó con còn ra viện K để xin thêm thuốc cho bố vậy mà... Chiều hôm đó thấy bố quá yếu con đã gọi tất cả anh em nội ngoại đến, và chiều tối lần đầu tiên con cho bố dùng mooc-phin, bố miên man thiếp đi.

Con nắm tay bố, con cầm tay bố xoa lên má con, bàn tay bố chai sần xoa lên má con để con cảm nhận thế nào là sự hy sinh của bố, thế nào là sự vô tâm của con. Bố đã hy sinh cả đời vì chúng con mà chúng con chưa báo đền được gì cho bố. Nước mắt con trào dâng, tay con nắm chặt tay bố để níu kéo lại, con không muốn bố rời xa con đâu bố ơi.

Bố đi xa được 10 ngày thì em con lại phải đi. Từ ngày đó nhà chỉ có 2 mẹ con, trống vắng lắm bố ạ. Em con sang đó gửi về bao nhiêu thuốc bổ cho mẹ vì em con sợ có ngày mẹ lại bị giống bố. Bố hãy yên nghỉ bố nhé, mẹ đã có 2 anh em con chăm sóc, chúng con sẽ chăm sóc mẹ thật tốt như lời hứa trước lúc bố đi xa.

Những sự cố thường hay gặp khi thi công ép cọc bê tông

Cọc nghiêng qúa quy định (lớn hơn 1%) , cọc ép dở dang do gặp dị vật ổ cát, vỉa sét cứng bất thường, cọc bị vỡ… đều phải xử lý bằng cách nhổ lên ép lại hoặc ép bổ sung cọc mới (do thiết kế chỉ định). Do cấu tạo địa chất dưới nền đất không đồng nhất nên thi công ép cọc có thể xảy ra các sự cố sau:

Những sự cố thường hay gặp khi thi công ép cọc bê tông
- Khi ép đến độ sâu nào đó chưa đến độ sâu thiết kế nhưng áp lực đã đạt, khi đó phải giảm bớt tốc độ, tăng lực ép lên từ từ nhưng không lớn hơn Pép max. Nếu cọc vẫn không xuống thì ngừng ép và báo cáo với bên thiết kế để kiểm tr sử lý.

- Nếu nguyên nhân là do lớp cát hạt trung bị ép quá chặt thì dừng ép cọc lại một thời gian chờ cho độ chặt lớp đất giảm dần rồi ép tiếp

- Nếu gặp vật cản thì khoan phá, khoan dẫn, ép cọc tạo lỗ.
Khi việc ép cọc bê tông cũng có lý do gây một số ít tác hại có thể ảnh hưởng tới những căn hộ liền kề vì vậy trong trường hợp này chúng ta phải khoan dẫn trước khi ép cọc bê tông với lý do sau:

1. Nên móng nhà liền kề yếu, do xây dựng lâu năm.
2. Tác dụng của công tác khoan dẫn làm giảm sự đùn đất có thể gây lún, nứt, phồng nền nhà bên.

Nhiều người nghĩ rằng chi phí trong khoan dẫn có thể rất đắt, nhưng ngược lại nó tương đối rẻ, khoảng 30-50.000/m tuỳ thuộc vào số lượng md khi khoan

- Khi ép đến độ sâu thiết kế mà áp lực đầu cọc vẫn chưa đạt đến yêu cầu theo tính toán. Trường hợp này xảy ra thường do khi đó đầu cọc vẫn chưa đến lớp cát hạt trung, hoặc gặp các thấu kính, đất yếu, ta ngừng ép cọc và báo với bên thiết kế để kiểm tra, xác định nguyên nhân và tìm biện pháp sử lý.Nếu địa chất có các lớp cát (hạt mịn, hạt thô, hạt trung) khá dày thì phương pháp ép cọc bình thường sẽ không khả thi: Cọc không thể xuyên qua vì khi ép, sẽ xuất hiện độ chối giả (với cát thì độ chối giả nhỏ hơn so với độ chối thiết kế), các hạt cát dưới mũi cọc, xung quanh cọc sẽ nén chặt lại làm tăng lực ma sát xung quanh cọc, tăng sức chống mũi (tăng sức chịu tải của đất nền), sức chịu tải đất nên tăng tỷ lệ thuận với lực ép, càng tăng lực ép thì càng khó ép khi lớp cát quá dày. (Do đó, khi ép cọc qua cát thì cần phải có thời gian nghĩ để cho các lớp cát trở lại trạng thái bình thường rồi mới ép trở lại, chỉ khả thi khi ép qua lớp cát không quá dày) (TCXD 205:1998_Tiêu chuẩn thiết kế móng cọc).

- Vì vậy, để tranh hiện tượng trên, cần phải làm giảm sự xuất hiện độ chối giả bằng biện pháp ép rung, khoan dẫn trước khi ép, ép có sối nước. Phương pháp này sẽ tạm thời phá vỡ kết cấu đất trong quá trình vừa ép vừa đưa dẫn cọc xuống.Trong đó, phương pháp khoan dẫn dẫn hiện nay được thực hiện phổ biến vì tính khả thi của nó (không tiện so sánh các phương pháp với nhau). Nguyên tắc của phương pháp khoan dẫn (thễ hiện ở tên của phương pháp): Trước khi ép, tại vị trí tâm cọc thiết kế, ta khoan trước một lỗ có đường kính bằng (1/8 – 1/10) cạnh cọc, chiều sâu lỗ tùy theo lớp địa chất bên dưới, sao cho có thể thi công được, thành lỗ được giữ bằng dung dịch bentonite. Sau đó,ta tiến hành ép cọc. Biện pháp sử lý trong TH này là nối thêm cọc khi đxa kiểm tra và xác định rõ lớp đất bên dưới là lớp đất yếu sau đó ép cho đến khi đạt áp lực thiết kế.

- Khi lực ép vừa đạt trị số thiết kế mà cọc không xuống được nữa, trong khi đó lực ép tác động lên cọc tiếp tục tăng vượt quá lực ép lớn nhất (Pep)max thì trước khi dừng ép phải dùng van giữ lực duy trì (Pep)max trong thời gian 5 phút.Trường hợp máy ép không có van giữ thì phải ép nháy từ ba đến năm lần với lực ép (Pep)max.

Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2013

Đường tăng thỉnh kinh

Đoạn kết của Tây Du Ký khi trải qua 81 kiếp nạn, thày trò đường tăng cũng đến được đất Phật để thỉnh kinh.

Anh em hồ hởi gặp như Lai.
Đường tăng thỉnh kinh
Như Lai: - các chú có mang theo USB ko đấy?
Đường Tăng: sặc..
Như Lai: thế anh truyền kinh cho các chú bằng gì bây giờ?
Ngộ Không nhanh trí: anh bắn bluetooth vào di động cho em.
Ngộ Không lắc mạnh tay con di động anycall haptic hiện ngay bluetooth enable.
Như Lai ăn chơi ko kém rút con netbook từ túi quần hiệu sony vaio P kích thước 16x9 ra, chỉ trong vài giây, việc truyền kinh đã xong và Như Lai bay đi.
Đường Tăng lẩm bẩm, biết thế ở nhà search google download cho nhanh.

Internet

Thứ Tư, 10 tháng 7, 2013

Con… trượt rồi bố ạ. (câu chuyện đầy cảm động...)

Hương không dám nhìn thẳng vào khuôn mặt của bố. Nó cắm đầu đi vào nhà. Ngang qua chỗ mẹ nằm, nghe những tiếng thở khò khè khó nhọc, nó không cầm được nước mắt.

Bữa cơm tối dọn ra nhưng bố con nó chưa ăn vội. Từ ngày mẹ bị bệnh, mâm cơm nhà nó bao giờ cũng chỉ có hai người. Bố bón cho mẹ bát cháo xong rồi hai bố con mới ăn.
Bữa cơm tối nay có cá kho, bố đánh dưới ao lên nhưng nó ăn không thấy ngon. Hình như bố cũng vậy.

- Không đỗ thì ôn tiếp. Con đừng buồn, nhìn con buồn bố nản lắm.

Nó quay lại nhìn bố với đôi mắt ướt:

- Con hết buồn rồi, bố đừng lo.

Đêm, nó trằn trọc không ngủ được. Khó khăn lắm, mẹ mới chợp mắt nên nó không muốn tiếng trở mình của nó làm mẹ thức giấc. Nó sờ tay lên tường, mảng tường đã bong tróc chỗ lồi, chỗ lõm khiến bàn tay nó ram ráp. Nó nghĩ đến giấc mơ dở dang của mình…

Nhưng nếu nó đi học thì bố mẹ sẽ thế nào đây? Bố lấy đâu ra tiền để vừa lo thuốc thang cho mẹ lại vừa lo cho nó học đại học. Bác sĩ đã bảo bệnh của mẹ sẽ khỏi nếu kiên trì chữa trị. Mẹ đã hy sinh rất nhiều cho nó. Nó không muốn mẹ phải hy sinh cả sự sống của mình chỉ để cho nó được học đại học. Với nó, mạng sống của mẹ quan trọng hơn tất cả mọi thứ trên đời.
 
Con… trượt rồi bố ạ
- Bố à, chắc sang tháng sau con lên phụ giúp dì Hoa bán hàng cho… đỡ buồn.

Nó nhìn bố thăm dò. Thực ra là nó đang nói tránh cái điều mà nó nghĩ: Phải đi làm để có tiền đỡ đần cho bố. Sau một hồi suy nghĩ, bố đặt tay lên vai nó, giọng chùng xuống:

- Cũng được con ạ.

Nó lên phố bán hàng, bỏ lại phía sau những nỗi niềm và những giọt nước mắt. Cửa hàng của dì nó ở vị trí trung tâm thành phố, lại là đại lý lớn nên rất đông khách. Bận bịu với việc bán hàng, nó cũng quên đi nỗi buồn. Tiền ăn ở dì lo, còn tiền công tháng dì bảo nó gửi về quê cho bố mẹ. Cầm những đồng tiền đầu tiên kiếm được, nó thấy quyết định của nó thật có ý nghĩa, nhất là khi gọi điện về thấy bố khoe:

- Bệnh của mẹ tiến triển nhiều rồi con ạ.

Rồi một ngày, bố đột ngột xuất hiện ở cửa hàng với khuôn mặt của một người đang cố chịu đựng:

- Tại sao con lại nói dối bố?

Bố dằn từng tiếng một rồi chìa tờ giấy báo điểm đậu đại học mà nó đã cố giấu. Nó nhìn thấy trong mắt bố là cả một sự kiềm nén ghê gớm, nên câu trả lời của nó cũng trở nên đứt quãng:

- Con… xin lỗi bố… nhưng bố ơi, làm thế nào mà con có thể đi học được khi mẹ đang bệnh? Làm thế nào mà con có thể để bố một mình vật lộn để vừa chăm mẹ vừa nuôi con học đại học. Con rất mong được vào đại học, nhưng lúc này con cần phải làm những việc quan trọng hơn. Đợi đến khi mẹ khỏi bệnh con sẽ lại học tiếp, con sẽ vào đại học bố ạ, chỉ là đi sau các bạn vài bước thôi.

Lần đầu tiên trong đời, nó nhìn thấy bố khóc, đôi mắt ầng ậc nước.

Internet

Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013

Bí ẩn trụ sắt không gỉ

Tại vùng nông thôn miền tây Ấn Độ sừng sững một cây cột sắt được đúc vào thế kỷ 5 sau Công nguyên. Cây cột cao 7 m, dùng thép đã tôi đúc thành, đặc, trên đỉnh trang trí những hoa văn cổ.

Ảnh: Khoa học.
Tương truyền cây cột sắt này được đúc để tưởng nhớ nhà Vua Chamdaro. Nhưng điều làm người ta kinh ngạc là cột sắt đứng lộ thiên đã hơn 1.500 năm, trải qua không biết bao mưa gió cho tới tận ngày nay vẫn không thấy một vết gỉ sét nào. Trong khi đó, sắt là kim loại rất dễ gỉ sau vài chục năm chứ không cần nói tới hơn nghìn năm.

Cho tới nay, người trái đất vẫn chưa tìm ra được một phương pháp hiệu quả để chống sự gỉ sét của các đồ làm bằng sắt. Mặc dù theo lý thuyết, sắt nguyên chất là không bị gỉ nhưng sắt nguyên chất khó luyện, giá thành lại cực cao. Hơn nữa, một số nhà khoa học đã phân tích thành phần của cột sắt, phát hiện ra trong đó có rất nhiều tạp chất chứ không phải là sắt nguyên chất. Và theo lý thuyết, cột sắt dễ gỉ sét hơn những loại sắt thông thường.

Nếu cho rằng người Ấn Độ cổ đại đã sớm nắm được kỹ thuật luyện sắt không gỉ và kỹ thuật này đã bị thất truyền thì tại sao họ lại không luyện ra những đồ sắt không gỉ khác? Hơn nữa trong cuốn chế tạo đồ sắt của người Ấn Độ cổ cũng không có một dòng ghi chép nào nói tới vấn đề này.

Cột sắt đó cứ đứng đơn độc sừng sững dường như thách thức với tài trí thông minh khám phá của nhân loại, đồng thời cũng là tượng trưng cho nền văn minh Ấn Độ cổ.

(Theo Khoa Học)

Cừ ván bê tông cốt thép

Cừ ván bê tông cốt thép hay còn gọi là cọc ván bê tông cốt thép hay tường cọc ván là một dạng đặt biệt của tường chắn đất, thường được sử dụng để bảo vệ các công trình ven sông kết hợp với việc chống xói lở bờ sông. Miền nam triển khai rất nhiều công trình bờ kè sử dụng công nghệ này. Từ trước đến nay các công trình xây dựng, giao thông, cầu cảng, công trình kè vẫn thường được sử dụng là cọc bê tông và tường chắn để gia cố và bảo vệ bờ nhưng các vật liệu trên ngày nay không còn đáp ứng được nhu cầu sử dụng vì khối lượng vật liệu lớn, thời gian thi công kéo dài ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống của người dân.

Cừ ván bê tông cốt thép
Lịch sử
Cách đây hơn 50 năm, Tập đoàn PS MITSUBISHI (Nhật Bản) đã phát minh ra loại “cọc ván BTCT dự ứng lực” với kiểu dáng hình học dạng sóng của mặt cắt tiết diện và đã được xây dựng thử nghiệm rất có hiệu quả ở Nhật trong nhiều năm qua..

Cọc ván PC được ứng dụng vào Việt Nam năm 1999-2001 tại cụm công trình nhiệt điện Phú Mỹ – tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (lớn nhất Việt Nam) – với sự giúp đỡ của các nhà tư vấn Nhật Bản và đặc biệt sự hướng dẫn trực tiếp công nghệ thi công lắp đặt của Nhà sáng chế ra cọc ván bê tông ứng lực trước – Tiến sĩ ITOSHIMA, Công ty C&T đã thi công hoàn hảo hệ thống các kênh dẫn chính và các kênh nhánh với tổng chiều dài cừ 42.000m chiều rộng 45m, chiều sâu 8,7m đưa nước từ sông Thị Vải vào để giải nhiệt cho các Turbin khí. Hiện nay kênh này vẫn bền vững và Nhật bản đã chuyển giao công nghệ này cho ta.

Ngay từ khi tiếp cận loại sản phẩm mới này, nhận ra tiềm năng ứng dụng rất lớn trong xây dựng các công trình hạ tầng, Công ty C&T đã nghiên cứu chế tạo ứng dụng cọc ván PC, để từ đây hình thành sự đột phá đem lại giải pháp mới cho các công trình kè bảo vệ bờ, chống sạt lở, các bến sông, kè biển, các công trình thuỷ lợi…Bước phát triển tiếp theo: Từ năm 2005 – công ty C&T đã liên doanh với tập đoàn PS.MITSUBISHI đầu tư 01 nhà máy sản xuất Cấu Kiện Bê tông Đúc Sẵn trong đó cọc ván PC là sản phẩm chính chủ yếu, đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng về sản phẩm này.
Cừ ván bê tông cốt thép
Các dạng mặt cắt:
1/- Dạng sóng
2/- Dạng phẳng
3/- Dạng mặt phẳng/ mặt lõm
Cọc W có nhiều lọai với chiều dài khác nhau: W120 đến W600, dài từ 6m đến 18m. Bề rộng các lọai cọc cố định 996, chỉ số bên cạnh chữ W chỉ chiều cao 120,300,350…600.
Cọc ván dự ứng lực có cốt thép đai được bố trí với khoảng cách (a=40-50cm), cốt chủ thường là cốt thép dự ứng lực loại tao cáp 12.7mm, số lượng tao cáp tuỳ theo chiều dài cọc loại cọc.

Các đặc trưng cơ lý của cọc ván BTCT dự ứng lực
A/- Vật liệu:
Theo tiêu chuẩn JISA –5354 (1993) của Uỷ Ban TCCL Nhật Bản, yêu cầu chất lượng của vật liệu chế tạo cừ bản bê tông cốt thép dự ứng lực như sau:
- Xi măng : xi măng Porland đặc biệt cường độ cao.
- Cốt liệu : dùng tiêu chuẩn kích thước không lớn hơn 20mm.
- Phụ gia : phụ gia tăng cường độ của betông thuộc nhóm G.
- Thép chịu lực : Cường độ cao thuộc nhóm SD40.
- Thép tạo ứng suất trong bê tông: Các sợi cáp bằng thép loại SWPR –7B đường kính 12.7mm – 15.2mm.
B/- Kích thước cơ bản :
- Chiều rộng cừ bản: 996 mm.
- Chiều dày: 60-120 mm.
- Chiều cao: 120-600 mm.
- Chiều dài: 3000-21000 mm.
C/- Tiêu chuẩn kỹ thuật:
- Cường độ bê tông [Rb]= 725 kg/cm2
- Moment chống uốn [Mc] tuỳ thuộc từng loại kết cấu cừ.
- W120 W180 W250 W300
- 14.1 29.5 57.3 90.6
- W350 W400 W500 W600
- 148.0 223.0 377.0 554.0

Phương pháp thi công
Phương pháp thi công bằng búa rung kết hợp xói nước, đóng bằng búa diezel kiểu ống, búa rung va đập, đóng bằng búa thủy lực.
Cừ ván bê tông cốt thép
Trong phương pháp thi công bằng búa rung kết hợp với xói thì người ta vừa rung vừa phun nước áp lực cao xuống đáy cừ để xói rửa đất cho cọc hạ xuống. Dàn búa + xói rửa đó là chuyên dụng phải nhập khẩu từ nước ngoài. Khi đúc cừ người ta đã đặt sẵn 02-06 ống thông từ đầu cừ đến đáy cừ (cỡ D15-D17). Phương pháp thi công bằng búa rung kết hợp xói nước gồm có các bước chính sau:

1- Chuẩn bị gồm cần cẩu và búa rung 6 tấn, hệ thống tia nước áp lực rất cao max 120 atmôfe.
2- Lắp đặt và định vị khung dẫn hướng
3- Dùng cẩu móc vào phía đỉnh cọc để di chuyễn đến vị trí cọc cần đóng
4- Dưới sức nặng của bản thân cọc và sức mạnh của tia nước bắn ra phía mũi cọc mà cọc tự động hạ xuống. Chiều sâu yêu cầu là 20% đến 30% chiều dài cọc. Ở dự án Đại lộ Đông Tây đang thi công là 20m dài.
5- Lắp búa rung vào đầu cọc kết hợp với tia nước để hạ cọc đến cao độ thiết kế.
6- Đổ Bê tông liên ket và ngàm hệ thống đỉnh cọc vào phía mố cầu.
Ưu điểm
Cọc ván BTCT dự ứng lực có những tính năng vượt trội như sau:
- Rẻ hơn cừ larsen.
- Để hạ cừ nếu không phải trong thành phố thì có thể dùng búa Diezen để đóng, đơn giản rẻ tiền và nhanh.
- Cọc ván bê tông cốt thép dự ứng lực tận dụng được hết khả năng làm việc chịu nén của bê tông và chịu kéo của thép, tiết diện chịu lực ma sát tăng từ 1.5 ÷ 3 lần so với loại cọc vuông có cùng tiết diện ngang (khả năng chịu tải của cọc tính theo đất nền tăng).
- Khả năng chịu lực tăng: mô men chống uốn, xoắn cao hơn cọc vuông bê tông thường, do đó chịu được mômen lớn hơn.
- Sử dụng vật liệu cường độ cao(bê tông, cốt thép) nên tiết kiệm vật liệu. Cường độ chịu lực cao nên khi thi công ít bị vỡ đầu cọc, mối nối. Tuổi thọ cao.
- Có thể ứng dụng trong nhiều điều kiện địa chất khác nhau.
- Chế tạo trong công xưởng nên kiểm soát được chất lượng cọc, thi công nhanh, mỹ quan đẹp khi sử dụng ở kết cấu nổi trên mặt đất.
- Chế tạo được cọc dài hơn (có thể đến 24m/cọc) nên hạn chế mối nối.
- Sau khi thi công sẽ tạo thành 1 bức tường bê tông kín nên khả năng chống xói cao, hạn chế nở hông của đất đắp bên trong.
- Kết cấu sau khi thi công xong đảm bảo độ kín, khít. Với bề rộng cọc lớn sẽ phát huy tác dụng chắn các loại vật liệu, ngăn nước. Phù hợp với các công trình có chênh lệch áp lực trước và sau khi đóng cọc như ở mố cầu và đường dẫn.
- Cường độ chịu lực cao: tiết diện dạng sóng và đặc tính dự ứng lực làm tăng độ cứng và khả năng chịu lực của ván
- Chất lượng cao: do được sản xuất bởi quy trình công nghệ theo tiêu chuẩn JISA 5354 của Nhật , được quản lý chất lượng chặt chẽ trong quá trình sản xuất. Thép được chống rỉ, chống ăn mòn, không bị ô xy hoá trong môi trường nứơc mặn cùng như nước phèn, chống được thẩm thấu nhờ sử dụng jont bằng vật liệu Vinyl cloride khá bền vững.
- Giá thành dễ chấp nhận so với ứng dụng công nghệ truyền thống, bởi cọc ván BTCT dự ứng lực được sản xuất từ những vật liệu có cường độ cao, khả năng chịu lực tốt nên giảm được rất nhiều trọng lượng vật tư cho công trình (so với công nghệ truyền thống)
- Được sản xuất tại công xưởng nên dễ hiện đại hoá, dễ kiểm tra chất lượng, năng suất cao, sản xuất nhiều giá thành sẽ hạ, có thể sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm có quy cách khác nhau, đáp ứng theo nhiều dạng địa hình và địa chất khác nhau.
- Thi công dễ dàng và chính xác, không cần mặt bằng rộng, bởi giải toả mặt bằng rất tốn kém, chỉ cần xà lan và cẩu vừa chuyên chở cấu kiện vừa ép cọc là thi công được.
- Tuổi thọ công trình cũng được nâng cao lên, bởi cọc ván BTCT dự ứng lực được sản xuất từ những vật liệu có cường độ cao, khả năng chịu lực tốt nên giảm được rất nhiều trọng lượng vật tư cho công trình, dễ thay thế cọc mới khi những cọc cũ gặp sự cố. Hơn nữa, cũng nhờ thép được chống gỉ, chống ăn mòn, không bị oxy hóa trong môi trường nước mặn cũng như nước phèn, chống được thẩm thấu nhờ sử dụng bằng vật liệu Vinyl cloride khá bền vững.
- Trong xây dựng nhà cao tầng ở thành phố dùng móng cọc ép, có thể dùng cọc ván BTCT dự ứng lực ép làm tường chắn chung quanh móng, để khi ép cọc, đất không bị dồn về những phía có thể gây hư hại những công trình cận kề (như làm nứt tường, sập đổ…) Đây là một giải pháp thay thế tường trong đất (dày tối thiểu 600 – với chi phí xây lắp rất cao) hoặc tường cừ larsen trong một số trường hợp như những trường hợp phải để cừ lại (có một số trường hợp cạnh nhà dân, khi rút cừ lên thì nhà dân bị nứt).
Nhược điểm
- Gần khu vực nhà dân không dùng đóng ngoài ra nếu thi công phải tránh chấn động
- Trong khu vực xây chen phải khoan mồi rồi mới ép được cọc, nên tiến độ thi công tương đối chậm.
- Công nghệ chế tạo phức tạp hơn cọc đóng thông thường.
- Thi công đòi hỏi độ chính xác cao, thiết bị thi công hiện đại hơn (búa rung, búa thuỷ lực, máy cắt nước áp lực…)
- Giá thành cao hơn cọc đóng truyền thống có cùng tiết diện.
- Ma sát âm (nếu có) tác dụng lên cọc tăng gây bất lợi khi dùng cọc ván chịu lực như cọc ma sát trong vùng đất yếu.
- Khó thi công theo đường cong có bán kính nhỏ, chi tiết nối phức tạp làm hạn chế độ sâu hạ cọc
http://www.cocbetong.vn

Bài đăng phổ biến