Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014

30-4: Những người con thái bình

Phạm Tuân:


Phạm Tuân sinh ngày 14 tháng 2 năm 1947 tại xã Quốc Tuấn, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Ông đi bộ đội, được tuyển vào binh chủng Không quân Nhân dân Việt Nam năm 1965, tốt nghiệp Trường phi công quân sự ở Liên Xô năm 1967 và trở thành sỹ quan lái máy bay chiến đấu của Trung đoàn Không quân Sao Đỏ, tham gia chiến đấu bảo vệ vùng trời Miền Bắc Việt Nam trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam.

Vào đêm 27 tháng 12 năm 1972, theo tài liệu lịch sử chính thức của Quân đội Nhân dân Việt Nam, ông bắn rơi một máy bay B-52 của Mỹ, trở thành người đầu tiên bắn hạ được loại máy bay này từ trên không và trở về an toàn, nếu không kể một phi công khác tên là Vũ Xuân Thiều đã tiêu diệt máy bay B-52 của không quân Mỹ bằng cách đâm thẳng máy bay của mình vào đối phương. Tài liệu này nói rằng, chiếc MiG-21 của Phạm Tuân cất cánh hồi 22 giờ 16 phút đêm 27 tháng 12 năm 1972 từ sân bay dã chiến Yên Bái, theo chiến thuật "đi thấp kéo cao", bỏ qua hai tốp F4 để tiếp cận hai chiếc B-52, bắn rơi một chiếc trên vùng trời phía tây Hà Nội rồi trở về hạ cánh xuống sân bay Yên Bái. Do thành tích này, ông được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam ngày 3 tháng 9 (1973), khi này ông đang là thượng úy biên đội trưởng thuộc Đại đội 5, trung đoàn 921, Sư đoàn Không quân 371.

Năm 1977 Phạm Tuân được cử đi học tại Học viện Không quân Gagarin (Liên Xô), năm sau chuyển loại sang bay vũ trụ. Phạm Tuân được chọn vào đội bay quốc tế thứ sáu trong chương trình Intercosmos của Liên Xô ngày 1 tháng 4 năm 1979. Cùng được chọn với ông còn có phi công dự phòng Bùi Thanh Liêm, người sau này tử nạn trong một tai nạn máy bay chiến đấu.

Phạm Tuân, cùng với nhà du hành vũ trụ Xô viết Viktor Vassilyevich Gorbatko được phóng vào không gian từ sân bay vũ trụ Baikonur trên tàu Soyuz 37 vào ngày 23 tháng 7 năm 1980, tức ngày 12 tháng 6 âm lịch năm Canh Thân, và trở về Trái Đất ngày 31 tháng 7. Họ thực hiện nhiệm vụ trên trạm không gian Salyut 6 cùng với hai nhà du hành vũ trụ Xô viết khác.

Trong toàn bộ thời gian trên quỹ đạo, Phạm Tuân đã tiến hành các thí nghiệm về hòa tan các mẫu khoáng chất trong tình trạng không trọng lực. Ông cũng tiến hành các thí nghiệm cây trồng trên bèo hoa dâu. Phạm Tuân cũng chụp ảnh Việt Nam từ quỹ đạo Trái Đất.

Phạm Tuân ở trong không gian trong vòng 7 ngày, 20 giờ và 42 phút. Ông đã thực hiện tổng cộng 142 vòng quỹ đạo quanh Trái Đất.

Với thành tích này, ông được trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động Việt Nam (1980), kèm theo Huân chương Hồ Chí Minh ở tuổi 33, cấp bậc trung tá. Cùng năm đó, ông cũng vinh dự trở thành một trong những người nước ngoài đầu tiên được trao tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô, kèm theo Huân chương Lenin. Như vậy ông là người Việt Nam duy nhất ba lần được trao tặng danh hiệu Anh hùng (Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Anh hùng Lao động của Việt Nam, Anh hùng Liên Xô).

Ông còn được trao Giải thưởng Pyotr Đại đế đầu tiên do Quỹ những nhà quản lý giỏi nhất thời đại mới của Nga tổ chức.

Ông tốt nghiệp Học viện Không quân Gagarin (Liên Xô) năm 1982.

Năm 1989 ông là Phó Tư lệnh Chính trị Quân chủng Không quân. Từ năm 1999, ông mang quân hàm Trung tướng của không quân Việt Nam, giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng trực thuộc Bộ Quốc phòng (từ 2000). Ông có vợ là thượng tá bác sĩ quân y Trần Thị Phương Tiến và hai con.

Ngày 01 tháng 01 năm 2008, Phạm Tuân về nghỉ hưu theo quyết định của Chính phủ.

-----------------------------------
Vũ Ngọc Nhạ - Ông cố vấn huyền thoại

Ông nổi tiếng với biệt danh Ông cố vấn vì từng làm cố vấn cho một số chính trị gia cao cấp của Việt Nam Cộng hòa và là nhân vật chủ chốt trong vụ án cụm tình báo A.22 làm rung động chính trường Sài Gòn vào cuối năm 1969. Cuộc đời hoạt động của ông cũng đượng nhà văn Hữu Mai tiểu thuyết hóa trong tác phẩm Ông Cố vấn.


Thân thế và bước đầu hoạt động
Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Vũ Ngọc Nhạ có nhiều tên gọi như Pièrre Vũ Ngọc Nhạ (tên Thánh), Vũ Ngọc Nhã, Hoàng Đức Nhã, Phillipe Vũ Đình Long (còn gọi là Hai Long), hay như bí danh Lê Quang Kép. Ngoài ra ông còn được biết với các biệt danh như Thầy Bốn (do bà con Giáo xứ Bình An đặt cho vì ông là thầy giảng đã tu 4 chức), Ông cố vấn (do ông từng được xem là cố vấn của một số quan chức cao cấp của Việt Nam Cộng hòa).

Ông tên thật là Vũ Xuân Nhã, sinh 30 tháng 3 năm 1928 tại xã Vũ Hội, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình (quê cha) nhưng từ nhỏ sống tại quê mẹ - Giáo xứ Phát Diệm, Ninh Bình.


-----------------------
Người lấy xe tăng địch tiến đánh Sài Gòn

Chỉ đến khi thăm phòng truyền thống Sư đoàn 390 (sư 320B cũ), gặp ấn chỉ của viên đại tướng, tổng tham mưu trưởng ngụy quyền bị quân ta thu giữ, người ta mới biết câu chuyện về nhóm chiến sĩ Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 48, Sư 320B, Quân đoàn I đã anh dũng cướp xe tăng địch ở cửa ngõ Sài Gòn, thẳng tiến vào tổng hành dinh của quân đội Sài Gòn cắm cờ tuyên bố chiến thắng.

Nhiệm vụ vinh quang
Trong ký ức của người cựu chiến binh Nguyễn Duy Đông (SN 1952, ngụ làng An Định, xã Thụy Văn, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình), ký ức hào hùng 36 năm trước vẫn tươi mới như vừa hôm qua. Nhập ngũ cuối năm 1972, đến tháng 10/1973 anh được cử đi học ở trường trinh sát. Tháng 2/1975, khi trở về đơn vị, anh được lệnh hành quân cấp tốc từ Ninh Bình vào miền Nam để chuẩn bị cho chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn. Bộ tư lệnh chiến dịch xác định có 5 mục tiêu quan trọng phải đánh chiếm cho bằng được khi tiến vào Sài Gòn: Bộ tổng tham mưu ngụy, dinh Độc Lập, sân bay Tân Sơn Nhất, Tổng nha cảnh sát và Đài phát thanh. Đơn vị anh có một vinh dự rất lớn: Được giao nhiệm vụ thọc sâu, đánh chiếm và cắm cờ lên nóc nhà Bộ tổng tham mưu nguỵ quyền Sài Gòn.

Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

Công trình thủy lợi "chết yểu", đất nông nghiệp bỏ hoang

(ĐSPL) - Hiện có rất nhiều đất nông nghiệp ở huyện Mường Lát (Thanh Hóa) đang bị bỏ hoang vì khô hạn, ruộng không có nước tưới, dân không có đất trồng trọt, cuộc sống vô cùng khó khăn, thiếu thốn. Trong khi đó, một số công trình thủy lợi với vốn đầu tư lên đến hàng chục tỷ đồng được xây dựng ở nơi này không hề phát huy hiệu quả.

Thậm chí, một số công trình "ma" như đập suối Lét ở xã Tam Chung, vốn đầu tư 1,7 tỷ đồng, từ khi khởi công đến khi hoàn thành đều không phổ biến với chính quyền địa phương và rất ít người biết đến sự tồn tại của nó.

Những cánh đồng "khát" nước
Với những đặc trưng riêng về điều kiện tự nhiên, trong những ngày tháng 3, tháng 4 này, Mường Lát đang ở trong giai đoạn cao điểm của mùa khô. Những cánh rừng trồng le khô quắt, vàng rực dưới nắng hanh tưởng như chỉ cần một mồi lửa sẽ bùng cháy dữ dội. Những thửa ruộng bậc thang mà lẽ ra vào thời điểm này đã phải được phủ lên màu xanh tươi mơn mởn của lúa đang thì con gái, giờ đây chỉ còn là những cánh đồng khô nứt nẻ.
Trưởng bản Lò Quốc Tính ngán ngẩm trước chất lượng tồi tệ của công trình tiền tỷ ở đập suối Lét.
Anh Hà Văn Lợi, người dân bản Đông Ban, xã Pù Nhi cho biết: "Trước đây, có mương dẫn nước từ bản Na Tao về, trời không mưa, dân vẫn trồng được lúa, mỗi năm cấy 2 vụ, đủ gạo cho người ăn cả năm, đủ thóc nuôi vài chục con gà, con lợn. Vài năm trở lại đây, mương hỏng, không có nước, ruộng đành bỏ không cho cỏ dại mọc thôi. Phải chờ khi nào có mưa xuống, dân bản mới trồng được một vụ ngô".

Giống như những người dân đang sinh sống ở bản Đông Ban, chị Hà Thị Nguyệt, SN 1985 hiện đang sống cùng đứa con trai 7 tuổi cũng đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khi không thể trồng trọt trên thửa ruộng khô cằn vì thiếu nước của gia đình mình. Chồng chị mất sớm nên gia cảnh đã khó nay lại càng khó khăn.

Chị Nguyệt cho biết, từ nhiều năm nay, khi không còn hệ thống mương thủy lợi dẫn nước từ Na Tao về, đồng ruộng khô cháy không trồng trọt được, thu nhập của gia đình chỉ trông vào vụ ngô trong mùa mưa, còn mùa khô thì chơi dài. Nhắc đến những thửa ruộng bậc thang xanh rì, những vụ mùa bội thu trong quá khứ, người dân ở đây, không ai không xót xa, ngậm ngùi khi đứng trước những cánh đồng khô nứt nẻ đang chết dần chết mòn trong cơn khát triền miên.

Cùng anh Lâu Văn Lanh (Chủ tịch hội Nông dân xã Pù Nhi), chúng tôi lần theo đường đi của hệ thống mương thủy lợi dẫn nước từ bản Na Tao về Đông Ban nhưng những gì còn lại của một trong những hệ thống thủy lợi lớn nhất huyện vùng cao này chỉ là những đoạn ống dẫn nước hoen rỉ, khô khốc và những đoạn mương cũ đã bị san lấp không còn dấu vết. Anh Lanh cho hay: "Nguyên nhân là do trong quá trình thi công con đường từ Na Tao đi bản Chai, việc san ủi, mở rộng mặt đường đã làm một lượng lớn đất đá rơi xuống suối, kênh mương thủy lợi, làm tắc hệ thống dẫn nước. Nhiều đoạn mương dẫn nước đi qua bản Na Tao đã bị san lấp hoàn toàn khiến nước không thể chảy xuống các bản phía dưới, hệ thống mương dẫn nước đến các chân ruộng không còn tác dụng, bị bỏ hoang hàng chục năm nay. Người dân chỉ còn biết ôm cày cuốc chờ mưa xuống, trồng cố một vụ ngô để lấy cái ăn".

Công trình "ma" giữa đại ngàn
Trước tình trạng ruộng đất bỏ không, người dân đói kém, nhiều người đặt câu hỏi, hàng chục tỷ đồng đầu tư cho các công trình thủy lợi ở Mường Lát để giải quyết "cơn khát" đã chảy về đâu khi "cơn khát" vẫn đang hoành hành?

Trao đổi với chúng tôi về công trình đập, mương suối Lét, ông Hà Văn Thiên (Phó Chủ tịch UBND xã Tam Chung, Mường Lát) cho biết: "Đây là công trình đập, mương ngăn suối Hin Păng, dự kiến dẫn nước tưới tiêu cho 15ha ruộng của bản ón nhưng lại được xây dựng trên địa phận của bản Poọng. Công trình khởi công năm 2010 và kết thúc năm 2012. Điều kỳ lạ là trước, trong và sau khi thi công công trình, phía chủ đầu tư (UBND huyện), thi công dự án không hề phổ biến với chính quyền địa phương. Đùng một cái, chúng tôi thấy người ta kéo về xây công trình ở địa phương mà cũng không biết đó là công trình gì, xây dựng với mục đích gì, xây xong không thấy bàn giao công trình, cũng không thấy đưa vào sử dụng".

Theo đó, dự án đập, mương suối Lét là một trong những dự án nằm trong danh mục các dự án đầu tư năm 2009 thuộc 7 huyện nghèo của tỉnh Thanh Hóa theo nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo.

Trong văn bản số 1592/QĐ-UBND ngày 28/5/2009 của tỉnh Thanh Hóa do Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt có nêu rõ huyện Mường Lát có 9 dự án, giao cho UBND các huyện làm chủ đầu tư, trong đó có dự án đập, mương suối Lét xã Tam Chung tưới cho 15ha đất ruộng. Vì đây là một công trình rất quy mô được bà con nông dân trông đợi cho nên chúng tôi đã quyết định tìm đến tận nơi để được mục sở thị hiệu quả của công trình.

Vượt qua gần chục km đường rừng với những con dốc gồ ghề, cao ngút tầm mắt, cuối cùng chúng tôi cũng đến được đập suối Lét. Nếu không có sự dẫn đường nhiệt tình của anh Lò Quốc Tính (Trưởng bản Poọng), có lẽ chúng tôi sẽ mất rất nhiều thời gian để tìm được địa điểm này bởi nó được xây dựng giữa rừng sâu hun hút.

Nhìn "công trình" nham nhở trước mắt, ít ai có thể hình dung ra nó là một đập nước thủy lợi và lại càng không thể tin rằng đây là một công trình đáng giá 1,7 tỷ đồng. Trong lúc chúng tôi đang tỏ rõ sự thất vọng của mình thì anh Tính dùng tay cạy ra những mảng xi trên công trình một cách khá dễ dàng, đồng thời kéo ra một vài bao xi măng đã đông cứng thành đá bị bỏ lại dưới một gốc cây gần đó ngán ngẩm bảo: "Đây, cán bộ xem!". Không cần bình luận nhiều, chúng tôi đều đã có câu trả lời cho riêng mình về chất lượng quá kém của công trình và sự lãng phí một cách phi lý của nó.

Anh Tính cho biết thêm: "Trên thực tế, nếu xây ở vị trí này, đập suối Lét cũng chỉ tưới được cho từ 3 - 5 sào ruộng của một vài hộ gia đình nhỏ (trong khi trên dự án là 15ha). Trong khi đó, những cánh đồng rộng lớn ở Mương ùi, Mương Gián... dân phải làm đập tạm, mương đất để dẫn nước thì không thấy xây đập cho bà con. Nơi cần xây thì không xây, nơi không cần xây thì lại xây".

Câu kết luận cuối cùng của Tính khiến chúng tôi không khỏi băn khoăn về nghịch lý của công trình đập suối Lét nói riêng và những công trình tiền tỷ đang bị bỏ không ở nơi này.


DƯƠNG DUNG

Lành chữa thành què!

- Chữa cái chi mà “lành thành què” rứa Hai Hiệp Đức?
- Cái hồ thủy lợi.
- Chuyện lạ, Hai nói nghe coi!

Lành chữa thành què!
- Năm 1987, hàng trăm hộ dân ở xã Thăng Phước, Hiệp Đức, Quảng Nam tự bỏ công sức, tiền của ra mua vật liệu để xây dựng công trình hồ thủy lợi An Vang (ở thôn An Lâm, xã Thăng Phước) để cung cấp nước cho ruộng đồng. Qua bao năm, hồ cung cấp nước cho 4 cánh đồng với diện tích 28ha canh tác lúa. Đến tháng 7-2012, hồ “được” UBND H. Hiệp Đức đầu tư 5 tỷ đồng để nâng cấp sửa chữa. Nhưng khi công trình đưa vào sử dụng thì không đưa nước đến ruộng, khiến nhiều diện tích đất lúa phải bỏ hoang.
- Đúng là “lành chữa thành què” rồi.
- Thì rứa! Trước đây bà con xây dựng đập đã tính toán thiết kế dùng một ống sắt dài 6,5m đặt ngay cống từ thân đập chảy ra để tạo áp lực đẩy nước lên. Từ ống này, bà con đào con mương dài 600m dẫn nước đến cánh đồng Cây Cau. Cũng tại miệng cống đập chảy ra được nối với một con mương dẫn nước cung cấp nước cho 3 cánh đồng còn lại. Thế nhưng khi nâng cấp, đơn vị thi công lại phá bỏ đường ống và lấp con mương chảy về cánh đồng Cây Cau. Ngoài ra, họ lại đặt cống đập thấp hơn so với thiết kế ban đầu 1,5m nên nước không chảy được.
- Chứ đơn vị giám sát ở đâu?
- Theo ông Thiều Quang Bốn, Chủ tịch UBND xã Thăng Phước, khi đơn vị thi công, ông đã phát hiện và đề nghị sửa chữa. Tuy nhiên, người ta bảo rằng “ông nhìn bằng mắt thường sao bằng họ tính toán khoa học”, nên chừ mới ra nông nỗi.
- Rứa chừ chịu à?
- Ông Đào Bội Thuyên - Chủ tịch UBND H. Hiệp Đức thừa nhận việc này do đơn vị tư vấn thiết kế sai dẫn đến nhà thầu thi công sai. Họ đã tính toán không kỹ lưỡng. Hiện UBND huyện đang tìm các phương án khắc phục những thiếu sót nói trên để sớm đưa nước lên đồng ruộng cho bà con sản xuất. Thế nhưng, vấn đề gay nhất là nguồn kinh phí.
- Nói rứa răng nghe được. Nguyên tắc là chủ đầu tư thông qua bản thiết kế thì mới tiến hành thi công chứ.
- Nói như NXD thì “sai cả hệ thống” chứ có riêng chi đơn vị tư vấn thiết kế?
- Cái đó còn phải chờ... kết luận từ cơ quan chức năng đã!
Cống dẫn nước đặt thấp hơn 1,5m so với ban đầu khiến nước
không đẩy lên được cánh đồng.

N.X.D (CAND.com.vn) 

Hậu Giang: Đầu tư xây dựng đê bao thủy lợi

Hậu Giang đang tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống đê bao thủy lợi đảm bảo SX ăn chắc.

Đầu tháng 4/2014, xã Thạnh Xuân tiến hành xây dựng tuyến đê bao bảo vệ vườn cây ăn trái trong mùa nước nổi ở các ấp: Láng Hầm B, Láng Hầm C, Xẻo Cao, Xẻo Cao A, kinh phí được hỗ trợ từ nguồn ngân sách tỉnh. Diện tích được khép kín khoảng 450 ha. Trong đó, 250 ha vườn cây ăn trái, còn lại 200 ha ruộng lúa và hoa màu. Tổng kinh phí xây dựng khoảng 960 triệu đồng. Xây dựng 27 cống và phần đê bao phục vụ sản xuất.
Thi công đê bao vườn cây ăn trái ở Láng Hầm C
Xuất phát từ nhu cầu thực tế và rút kinh nghiệm từ những mùa lũ trước, tỉnh Hậu Giang và UBND xã đầu tư xây dựng để phát triển kinh tế ở những vùng còn khó khăn. Lũ năm 2011 và 2013 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến diện tích, năng suất vườn cây ăn trái trên địa bàn. Qua khảo sát, kiểm tra của Chi cục Thủy lợi tỉnh đề xuất để hỗ trợ xây dựng hệ thống thủy lợi địa phương- theo anh Phạm Nhật Hồng, Văn phòng thống kê xã Thạnh Xuân cho hay.
Phục vụ cho lợi ích chung, nhân dân xã Thạnh Xuân hiến trên 21 ha đất để xây dựng giao thông thủy lợi. Ông Trần Văn Lố, ấp Xẻo Cao A cho biết, thu nhập chính từ 0,6 ha vườn cây ăn trái nhưng những năm lũ lớn đã làm hư hại hết một nửa diện tích, số còn lại thì năng suất giảm nên chẳng thu nhập được bao nhiêu. Giờ được tỉnh và địa phương đầu tư xây dựng đê bao, thủy lợi bà con nơi đây rất an tâm sản xuất.

Ngoài ra, tỉnh còn hỗ trợ địa phương nạo vét 4 kênh thủy lợi phục vụ bơm tưới trong canh tác lúa gồm: Kênh Ranh ở ấp So Đũa Lớn, Hai Luông ở ấp Láng Hầm B…, tổng kinh phí thi công khoảng 25 tỷ đồng. Hiện đê bao và kênh thủy lợi đang được tiến hành thi công và sẽ sớm đưa vào phục vụ 1.750 ha lúa và hoa màu…

(Theo nongnghiep.vn)

Chủ Nhật, 13 tháng 4, 2014

Thiết kế danh mục tài liệu tham khảo cho bài viết

Trong việc viết luận văn, khóa luận thì việc sắp xếp và quản lý tài liệu tham khảo không phải là một việc đơn giản.
Từ thực tế viết luận văn, tôi không biết mọi người làm thế nào nhưng trong khóa luận tốt nghiệp tôi đã phải sắp xếp thủ công để có được danh sách tài liệu tham khảo và kèm theo việc thay đổi số theo thứ tự trích dẫn trong bài viết - đó thực sự là một công việc hết sức khó khăn và mất nhiều thời gian.
Vừa rồi tôi đã tìm thấy trong MS Word 2007 có tích hợp tiện ích References rất hiệu quả cho việc quản lý và sắp xếp tài liệu tham khảo nên tôi viết bài này để giới thiệu cho tất cả mọi người có thể tham khảo.

Cách thực hiện

1. Bước đầu tiên là xây dựng nguồn cho tài liệu tham khảo, (nếu bạn có một danh mục tài liệu tham khảo sẵn thì bạn chỉ cần nhập vào là được, nếu không trong quá trình viết tham khảo tới tài liệu nào thì nhập vào tài liệu đó) bạn vào thẻ References của MS word.


2. Click vào Manage Sources

Trong bảng điều khiển có 2 phần, bên trái là tài liệu nguồn (mỗi lần nhập thêm tài liệu tham khảo - tltk thì world sẻ tự động lưu lại trogn cơ sở dữ liệu này); bên phải là tại liệu được trích dẫn trong bài viết hiện thời (nếu có tài liệu tham khảo mà không trích dẫn thì bạn đưa vào danh sách bên phải để sau này làm list TLTK).

3. Click vào new để thêm tài liệu mới

click chọn Show all Bibliography Fields để hiện thị hết toàn bộ thông tin TLTK cần nhập

Sau khi nhập cơ sở dữ liệu, bây giờ khi viết bất kỳ bài viết nào có tài liệu bạn đã nhập thì rất đơn giản để bạn trích dẫn tài liệu đó và làm danh sách TLTK

4. Trích dẫn tài liệu: bạn chỉ cần vào Refrences\Insert Citation   ----> chọn cuốn sách mình trích dẫn hay tham khảo là xong.

Bạn có thể tùy biến kiểu trích dẫn là số hay trên tác giả bằng cách thay đổi kiểu hiển thị trong hộp Style.

5. Để tiến hành xuất bản danh sách tài liệu tham khảo: đơn giản bạn chỉ cấn vào References\Bibliography --- > click Style Built in nữa là ok.

Kết quả thu được:

Bạn cũng có thể thay đổi kiểu hiện thị (bằng thay đổi trong hộp Style) hay chỉnh sữa bằng tay.

Video:

(trích http://co-sharingknowledge.blogspot.com)

Thứ Ba, 1 tháng 4, 2014

Ở lại Hà Nội, bao giờ mới đủ tiền mua nhà?

Phải an cư mới lập nghiệp, mình đã chán cái cảnh 12 năm ở trọ này lắm rồi. Mua nhà ư? Nếu không có sự hỗ trợ từ phía gia đình thì đúng là không thể, bạn cứ tính xem với thu nhập của bạn, sau bao năm thì bạn mua được nhà, giá nhà lúc đấy là bao nhiêu? 
Sống ở thành phố rất nhiều áp lực
Mình cũng hay lên mạng đọc báo, hay đọc mục tâm sự trên các báo. Nhưng quả thật đây là lần đầu tiên mình viết vào đây. Vì mình thấy tâm trạng của người yêu bạn giống mình quá. Mình sinh năm 1983, tốt nghiệp đại học năm 2006 với kết quả học tập đứng thứ 3 của khóa đó. Ra trường, mình ở lại trường luôn làm công tác giảng dạy, từ đó đến nay bên cạnh việc vật lộn kiếm sống, mình cũng đã học xong cao học với kết quả thủ khoa. Sắp học xong bằng đại học thứ 2 bên Bách Khoa. 

Có thể nói thời điểm vất vả nhất thì cũng đã qua, bây giờ là lúc mình càng có điều kiện hơn để kiếm sống. Nhưng quả thật với suy nghĩ của một người con trai đã từng tự lập sau 12 năm xa nhà (mình đi trọ học từ hồi lớp 10), mình thấy lựa chọn của người yêu bạn thật sáng suốt vì chính mình bây giờ cũng đang có suy nghĩ như vậy đấy. 


Con gái các bạn dễ lắm, ra trường, có công việc làm ổn định, nếu tốt số lấy một người chồng ở Hà Nội nữa, vậy là cuộc sống mở sang một trang khác, bố mẹ ở quê cũng mở mày mở mặt với hàng xóm. 


Nhưng con trai mình thì không thế được. Thứ nhất, là người đàn ông, không ai muốn sống nhờ vợ. Thứ hai, nếu là người có năng lực, ai chẳng muốn có địa vị, nhưng ở Hà Nội này, hoặc là phải con ông cháu cha, hoặc là phải có tiền và chịu khó đi quan hệ, hoặc là phải kiệt xuất hẳn lên như bạn chẳng hạn. Thứ ba, phải an cư mới lập nghiệp được. 


Mình đã chán cái cảnh 12 năm ở trọ này lắm rồi. Mua nhà ư? Nếu không có sự hỗ trợ từ phía gia đình thì đúng là không thể, bạn cứ tính xem với thu nhập của bạn, sau bao năm thì bạn mua được nhà, giá nhà lúc đấy là bao nhiêu? Còn chưa kể sau này con cái lớn, mọi thứ chi tiêu cũng tăng lên theo cấp số nhân. 


Ở quê thì 3 triệu một tháng là tạm đủ, nhưng ở Hà Nội phải hơn thế gấp nhiều lần. Bạn sẽ suốt ngày chạy theo đồng tiền như con thiêu thân thôi, lúc đó con cái bỏ bê, không sát sao được, liệu có tốt không? 


Bạn sợ về quê không có điều kiện? Bạn à, có tiền thì sống ở đâu cũng sướng hết. Khoảng cách giữa phố xá và nông thôn đang dần bị thu hẹp lại. Mới lại bây giờ đường xá cũng thuận tiện, cuối tuần 2 vợ chồng đánh ôtô cả nhà đi chơi chẳng thú vị lắm sao? 


Vậy nên, theo mình nếu bạn yêu anh ấy, bạn không thể sống thiếu anh ấy, không có anh ấy bạn không hạnh phúc, thì bạn nên hy sinh một chút mà chiều theo ý anh ấy. Còn nếu tình yêu đó chưa đủ mạnh, bạn vẫn còn mơ ước điều hơn thế nữa thì bạn hãy ở lại Hà Nội, rất có thể một cuộc sống đầy đủ đang chờ đón bạn phía trước, nhưng… cuộc sống đó không có anh ấy.

Sống ở thành phố rất nhiều áp lực  (Nguồn: vzone.vn)

Chia sẻ từ bạn quynh.hnue.hut@… 

Bài đăng phổ biến