Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

Reinforced Concrete Struction soft (RCS)

REINFORCED CONCRETE STRUCTURES SOFT
Phần mềm tính toán kết cấu Bê tông cốt thép

Viết bởi: Đoàn Ngọc Tứ
Bản quyền: thuyloivn.com


Giới thiệu: Phần mềm này gồm 4 module chính chứa hầu hết các bài toán tính kết cấu bê tông cốt thép bao gồm:
1. Bài toán kết cấu chịu uốn:
- Mặt cắt chữ nhật chịu uốn (cốt đơn, cốt kép, bài toán kiểm tra)
- Mặt cắt chữ T (cốt đơn, cốt kép, bài toán kiểm tra).
2. Bài toán kết cấu chịu lực dọc:
- Kết cấu chịu kéo đúng tâm
- Kết cấu chịu kéo lệch tâm
- Kết cấu chịu nén đúng tâm
- Kết cấu chịu nén lệch tâm (lệch tâm lớn, lệch tâm nhỏ, mặt cắt tròn, cốt thép đối xứng..)
3. Bài toán kết cấu chịu lực cắt:
- Tính toán cốt đai
- Tính toán cốt xiên
- Tính toán cốt ngang
4. Bài toán kết cấu chịu xoắn
5. Các bài toán kết hợp:
- Kết cấu nén cục bộ
- Nén thủng
- Đẩy ngang
- Cắt vát
- Uốn mặt phẳng nghiêng
- Cấu kiện gấp khúc
- Cốt thép cong
- Vai cột
-....
6. Các ứng dụng kết hợp về kết cấu công trình.
...
Bản dùng thử không cài đặt link download cập nhật: Tại đây
Phần mềm tiếp tục được cập nhật

Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

Công trình trăm tỷ bị “bỏ quên” giữa lòng thành phố Điện Biên Phủ

Nhiều năm qua, trên dòng sông Nậm Rốm đoạn chảy qua giữa lòng thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) xuất hiện một con đập dâng nước, cùng hệ thống kè bờ sông và khu công viên ven sông.
Tuy nhiên, con đập này chỉ thực hiện được một lần thử dâng nước lên tạo cảnh quan vùng lòng hồ trong lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ vào tháng 5/2014. Từ đó đến nay, công trình trị giá trên 120 tỷ đồng này dường như đã bị bỏ quên, gây nhiều bức xúc cho người dân địa phương và du khách.

Công trình trăm tỷ khó hiểu

Tại kỳ họp Hội đồng Nhân dân tỉnh Điện Biên, đại biểu Nhữ Văn Quảng đã chất vấn cơ quan quản lý Nhà nước với nội dung: “Công trình ngăn nước, tạo âu thuyền sông Nậm Rốm, công viên ven sông Nậm Rốm là điểm nhấn tạo cảnh quan du lịch của thành phố đã đầu tư từ lâu, nhưng đến nay vẫn chưa đưa vào sử dụng.”

Tìm hiểu nội dung này, nhóm phóng viên đã phát hiện ra những điều bất ngờ về tình trạng buông lỏng quản lý ở một công trình trọng điểm của cơ quan quản lý Nhà nước và chính quyền địa phương.
Đập ngăn nước Nậm Rốm
Theo Quyết định số 133 ngày 10/2/2003 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Lai Châu (nay là Điện Biên và Lai Châu) thì mục tiêu của công trình này nhằm tạo hồ chứa trên đoạn sông từ cầu Thanh Bình đến cầu Mường Thanh, cùng các hạng mục khác tạo thành công viên ven sông Nậm Rốm. Thời gian thực hiện theo Tờ trình số 271 của Ban quản lý dự án chuyên ngành xây dựng tỉnh là khởi công vào quý 1/2003, hoàn thành vào tháng 4/2004 để dâng nước tạo cảnh quan lòng hồ, chào mừng Kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Tuy nhiên, sau hơn 11 năm kể từ khi khởi công, công trình vẫn chưa hoàn thành, đưa vào sử dụng. Đây là công trình đập dâng nước theo kiểu đập cửa van đồng bằng, giống như hàng chục công trình thủy lợi bình thường khác ở vùng đồng bằng.

Tuy nhiên, chính quyền tỉnh Điện Biên đã phải nhiều lần ra quyết định bổ sung tổng mức đầu tư cũng như gia hạn thời gian thi công, trong đó lần gia hạn cuối cùng là đến hết tháng 12/2012, nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả.

Khi xây dựng phương án thiết kế công trình, Ban quản lý dự án đã trình lên ba phương án để cấp có thẩm quyền phê duyệt gồm phương án Đập tràn thực dụng bằng bêtông cốt thép; phương án Đập cửa van đồng bằng kết cấu thép và phương án Đập cao su.

Ban quản lý dự án cũng đã kiến nghị lựa chọn kết cấu đập theo phương án 1. Theo đánh giá của giới chuyên môn thì đây là phương án phù hợp nhất cho mục đích của công trình, thiết kế đơn giản, vận hành không phức tạp vì mỗi năm chỉ cần vận hành cửa xả 1-2 lần và mở suốt trong thời gian mưa lũ.

Với cách thoát nước kiểu đập tràn, khi nước dâng tới cao độ thiết kế sẽ tràn tự nhiên qua mặt tràn để ổn định mức nước, không tốn kém nhiều về thiết bị, cũng như nhân lực vận hành. Và đây cũng là kiểu đập thông thường của các hồ thủy điện nhỏ đã được xây dựng tại các tỉnh miền núi từ hàng chục năm nay.

Tuy nhiên, không hiểu sao, cơ quan có thẩm quyền lại lựa chọn phương án 2 là kiểu đập cửa van đồng bằng, vốn phù hợp với loại công trình thủy lợi để điều tiết nước sản xuất. Với phương án này, con đập đã phải xây dựng tới bảy cửa đập lớn bằng thép với kết cấu vô cùng phức tạp. Kèm theo đó là bảy hệ thống nâng những cánh cửa van này gồm hệ thống truyền lực, môtơ điện, dòng dọc, buly... một hệ thống điện với một trạm biến áp riêng và máy phát điện dự phòng loại lớn.

Việc vận hành đã trở nên phức tạp hơn vì dòng nước thoát dưới cánh cửa đập, để duy trì mức nước ổn định cần có quy trình vận hành phức tạp; phải bố trí nhân công thường trực để điều chỉnh các cửa van đóng mở thường xuyên, phải tính toán để điều tiết nước theo lưu lượng nước vào và ra cho phù hợp... thay vì tràn qua tự nhiên như phương án 1.

Theo Quyết định số 133 ngày 10/2/2003 của Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi cho công trình này, tổng mức đầu tư được phê duyệt là 50 tỷ đồng.

Quyết định 1298 ngày 21/8/2003 tiếp theo điều chỉnh bổ sung lên tổng mức 58,5 tỷ đồng được coi là tổng mức kinh phí chính thức để đưa vào thi công công trình.

Tuy nhiên, do thời gian thi công chậm trễ và kéo dài gấp nhiều lần thời gian dự kiến, tỉnh đã phải nhiều lần ra Quyết định bổ sung, điều chỉnh tổng mức kinh phí do sự thay đổi về đơn giá nguyên vật liệu, thiết bị, đơn giá nhân công.

Gần 10 năm sau đó, Ủy ban Nhân dân tỉnh lại ra Quyết định số 671 ngày 31/7/2012 điều chỉnh tổng mức đầu tư công trình lên tới 123 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần mức phê duyệt ban đầu; chi phí thiết bị tăng từ 2,9 tỷ lên 21,5 tỷ đồng.

Với cách lựa chọn phương án không phù hợp, mức đầu tư của công trình này ngay từ ban đầu đã tốn kém hơn nhiều so với giá trị sử dụng của nó. Đó là bởi với phương án 1, kết cấu bêtông cốt thép đơn giản với hai cửa xả đã được chuyển sang phương án 2 với hệ thống bảy cửa đập, kết cấu khung đập phức tạp hơn, chi phí thiết bị tăng lên rất nhiều với các cửa thép, hệ thống truyền lực, hệ thống điện riêng rẽ và phải bố trí nhiều nhân lực vận hành con đập này khi đã hoàn thành đưa vào sử dụng.

Theo hồ sơ công trình đã hoàn thành và thanh toán, con đập này được bố trí một hệ thống điện riêng để cấp điện cho các thiết bị vận hành các cửa đập. Trong đó có các hạng mục như tuyến đường dây trung thế, tuyến cáp bọc, cáp ngầm chống thấm, trạm biến áp 320KVA cùng các thiết bị kèm theo, máy phát điện dự phòng 50KVA.

Tuy nhiên, hệ thống này có được lắp đặt trên thực tế không mà đã được nghiệm thu thanh toán. Để tìm hiểu vấn đề này, nhóm phóng viên đã đề nghị Ban quản lý dự án đưa đến Trạm biến áp đã được thi công, chỉ để cấp điện riêng cho công trình này, như lời ông Phạm Hải Nam - Giám đốc Ban quản lý dự án đã thông báo.

Điều bất ngờ nhất là anh cán bộ trong Ban quản lý dự án dẫn nhóm phóng viên tới Trạm biến áp Nhà văn hóa, ngay giữa khu dân cư đông đúc của phường Mường Thanh và giới thiệu đây là hạng mục của công trình đã thi công.

Tuy nhiên, tại Điện lực thành phố Điện Biên Phủ, ông Vũ Đức Phong, Phó Giám đốc của đơn vị này khẳng định, đây là trạm biến áp của ngành Điện lực lắp đặt để phục vụ cho nhu cầu dân sinh trên địa bàn, chứ không liên quan đến dự án độc lập của 1 đơn vị nào cả. Vậy câu hỏi đặt ra đây là trạm biến áp xây dựng từ nguồn kinh phí nào? Liệu có phải đã có một trạm như vậy chỉ được xây dựng trên giấy, nhưng lại được thanh toán bằng tiền thật từ nguồn ngân sách Nhà nước? Và còn có những hạng mục nào khác đang trong tình trạng như vậy?

Bao giờ dự án “xuyên nhiệm kỳ” đi vào hoạt động?

Trở lại với câu hỏi của đại biểu Nhữ Văn Quảng, ông Nguyễn Thành Phong, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Điện Biên đã trả lời tại kỳ họp: Dự án này triển khai đã từ rất lâu, năm 2003 bắt đầu thực hiện. Hiện nay dự án cơ bản đã hoàn thành các gói thầu, đang triển khai công tác kiểm toán và quyết toán.

Tuy nhiên có nhiều vướng mắc trong quá trình nghiệm thu, thanh quyết toán. Bởi có doanh nghiệp tham gia nay đã phá sản, có doanh nghiệp ở xuôi thì đã đi (chuyển đi nơi khác)... Tuy nhiên hiện nay, dự án đã cơ bản thực hiện xong.

Vấn đề khác là theo quy định hiện hành, thì công trình hồ đập phải xây dựng quy trình vận hành hồ chứa. Nhưng trước đây dự án không có nội dung này, nên hiện nay phải thuê các đơn vị tư vấn xây dựng quy trình này để cơ quan chức năng phê duyệt.

Một phát sinh nữa là vấn đề bồi thường giải phóng mặt bằng ở dưới lòng hồ. Hiện nay đang phối hợp với thành phố để tiến hành đo đạc, bồi thường giải phóng mặt bằng. Sở Xây dựng đã chỉ đạo Ban quản lý dự án cố gắng từ nay đến hết năm 2015 sẽ hoàn thành công tác nghiệm thu, thanh quyết toán bàn giao đưa công trình vào sử dụng.

Lời hứa của ông Giám đốc Sở Xây dựng là như vậy, nhưng ông Giám đốc Ban quản lý dự án Phạm Hải Nam lại cho rằng để hoàn thành nhiệm vụ này, đòi hỏi các ngành có liên quan cùng vào cuộc.

Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải phối hợp để xây dựng quy trình vận hành hồ chứa; chính quyền thành phố cần phối hợp công tác giải phóng mặt bằng dưới lòng hồ. Vậy công trình “xuyên nhiệm kỳ,” từ thời tỉnh Lai Châu còn chưa chia tách cho đến nay có đưa vào vận hành được hay không, trách nhiệm có thể lại được chuyển cho “các bên có liên quan.”

Chỉ có những cư dân của thành phố lịch sử này và các du khách tới đây là hàng ngày phải chịu cảnh tức mắt, khi nhìn thấy công trình trên trăm tỷ, nghe nói đã hoàn thành từ cuối năm 2011, đến nay vẫn nằm lặng lẽ trên sông; công viên ven sông với đủ các hạng mục như tượng đài Anh hùng thiếu niên Vừ A Dính, hệ thống cầu trượt, ghế đá... để cho cỏ dại mọc um tùm, phủ kín mà không được đưa vào sử dụng./.

Thứ Năm, 23 tháng 7, 2015

Những điều cần chú ý trước khi mua nhà hoặc xây nhà

Hoàn cảnh lý tưởng của nhà ở là không khí phải lưu thông, ôn độ và ẩm độ được điều tiết, ánh sáng có ảnh hưởng rõ ràng đến tinh thần và sức khỏe, bảo đảm vệ sinh cho sinh hoạt hằng ngày.

nha dep 2015 phong thuy nha

Việc bố trí phòng ngủ, thư phòng, phòng khách, gian bếp, khu vệ sinh, … có quan hệ trọng yếu đến sức khỏe của chúng ta, nhất thiết phải cẩn thận.

1. Đường đi lấy thông thương làm chính. Đường sá ở bốn phía quanh nhà thế nào, khoa địa lý đều có nghiên cứu, điều quan trọng nhất là: tuyệt đối không nên có đường đâm thẳng vào trước cửa, vì như thế là chủ về trong nhà bất hòa, con đường kia sẽ mang bệnh tật từ bên ngoài vào nhà và đem cát khí từ trong nhà ra đi.

2. Nhà nằm trên đường hình chữ Đinh, chủ về phá bại. Luận về cát hung, vượng suy của trạch vận, thì có hai loại đường hình chữ Đinh. Một là đường chữ Đinh hướng ngoại, hai là đường hình chữ Đinh hướng nội. Theo kinh nghiệm, loại đường hình chữ Đinh hướng nội là không tốt, sẽ có tai họa nặng, bởi vì phòng ốc không nên bị trực xung (đâm thẳng vào).

3. Chái nhà giống như chân tay của người. Nếu khuyết (thiếu) một bên, coi như tàn phế, không đi lại được. Theo lý luận phong thủy Hồng Kông, nhà mà bên phải không có chái thì nữ nhân chết, bên trái không có chái thì nam nhân vong.

4. Dương trạch (phần từ nền nhà trở lên) có liên hệ mật thiết với họa phúc, cát hung của đời người. Vì trời có thiên vận, đất có địa vận, người có mạng vận, nhà có trạch vận. Nền nhà đằng trước cao, đằng sau thấp là không tốt, vì khí bị tù hãm.

5. Dương trạch tốt nghĩa là các phương diện được điều hòa cân bằng, vừa đề phòng tai họa, vừa đảm bảo vệ sinh ở xung quanh, ánh sáng đầu đủ, lại thông thoáng, yên tĩnh.

6. Khi thiết kế và thi công, phải bảo đảm cho nhà đủ ánh sáng, thích hợp để lòng người thoải mái, sinh hoạt mỹ mãn.

7. Luận về ngoại hình nhà ở, phàm mé bên tả có lưu thủy (sông, dòng chảy), thuật phong thủy gọi là có Thanh Long, mé hữu có đường dài, gọi la có Bạch Hổ, phía trước có ao hồ gọi là Chu Tước, đằng sau có gò cao gọi là Huyền Vũ, thì là đất cực quý.

8. Trước cửa, nhìn thẳng có một ngôi nhà trống, thì nam nữ thường than khóc, nghĩa là hay phát sinh những chuyện bất hạnh.

9. Nhà trước thấp, sau cao, chủ phú quý. Còn trước cao, sau thấp, thì rất bất lợi, lớn bé trong nhà không có tôn ti trật tự.

10. Tối kỵ nơi cư trú ở nơi xung yếu, ở đền chùa, miếu mạo, ở gần nơi thờ cúng có qui mô lớn, ở nơi giao thông bất tiện, cỏ cây cằn cỗi xác xơ, ở ngay nơi dòng chảy xộc thẳng tới, ở ngay nơi sống núi chọc thẳng đến, ở đối diện với cổng nhà lao, ở ngay cửa bể.

11. Phía động nhà có đại lộ (đường lớn) thì nghèo, phía bắc có đại lộ thì hung, phía nam có đại lộ thì phú quý.

12.Cây cối xung quanh chĩa vào nhà là cát, quay lưng vào nhà là hung.

13. Địa hình của gia trạch Mão Dậu, Tý Ngọ, Tý Sửu là bất túc, ở đó thì hung.

14. Nhà dài theo hướng nam bắc, hẹp theo hướng đông tây là cát. Hướng nam bắc mà hẹp, hướng đông tây dài là hung.

15. Nhà ở dưới gầm cầu, sát bên cầu cống, chủ bất lợi cho con cháu.

16. Phía trước nhà không nên đào ao mới, chủ tuyệt tự, xa hơn về phía trước có tềh đào ao hình bán nguyệt.

17. Trước nhà không nên thấy có phiến đá màu hồng, đỏ, trắng, rộng vài ba thước, chủ hung.

18. Nhà trước sau vuông vức, đại cát. Nếu phía sau thót vào hoặc nhọn hoắt, sẽ tuyệt nhân đinh.

19. Phía trước nhà nghe tiếng nước như tiếng rên rỉ bi ai, chủ tán tài.

20. Trước nhà kỵ có hai cái ao, gọi là chữ khốc (khóc). Đầu phía tây có ao, là Bạch Hổ há miệng, đều kỵ.

21. Phàm trước cửa, sau nhà thấy thủy lưu, chủ đau mắt.

22. Trước nhà có đồi, núi bằng, tròn trịa, chủ cát.

23. Phía trước nhà và sau nhà, rãnh nước không nên phân thành hình chữ bát, nước chảy cả ra đằng trước đằng sau, chủ tuyệt tự, tán tái.

24. Phàm giếng nước không được chắn cổng, chủ kiện tụng.

25. Khi xây nhà, kỵ xây tường bao và cổng trước, chủ khó hoàn thành.

26. Phàm hai cánh cổng phải có độ lớn bằng nhau, nếu cánh bên tả lớn hơn, chủ thay vợ, nếu cánh bên hữu lớn hơn, chủ cô quả.

27. Cây lớn chắn ngang trước cửa, chủ tiền tài ít, thân thể yếu.

28. Đầu tường chĩa thẳng vào cửa, chủ bị người đàm tiếu. Đường đan chéo kẹp nhà như gọng kìm, nhân khẩu bất tồn.

29. Trên cùng một mảnh đất, dựng ba ngôi nhà liền nhau, nhà ở giữa không gặp cát lợi.

30. Đền chùa, nhà thờ ở ngay trước cửa nhà, người nhà thường mắc bệnh thần kinh suy nhược.

31. Nhà vệ sinh ở ngay trước cửa thường bị khí độc.

32. Nhà có ba cửa thông luôn, tất chủ nhà thua kém dần.

33. Cột điện lấn vào giữa cửa, chủ không an ninh.

34. Luận về Ngũ Hành bốn mùa, trong vòng 18 ngày trước các tiết Lập Xuân, Lập Hạ, Lập Thu, Lập Đông kỵ động thổ, phá thổ.

35. Phòng ngủ của nhà ở, phải chọn phương sinh vượng. Trong phòng phải sáng sủa, kỵ tối mờ, trước cửa sổ kỵ mái nhà khác đâm thẳng vào hoặc kỵ máng xối.

36. Trước sau nhà ở kỵ bếp, phía sau phòng kỵ có giếng.

37. Nhà ở kỵ ngay sau đền chùa, kỵ đối diện với gian bếp nhà khác.

38. Nhà cửa kỵ nhiều cửa sổ, phòng kỵ cửa kiểu hình cánh bướm.

39. Cầu thang kỵ xộc thẳng cửa phòng.

40. Đặt giường tối kỵ phương tiết (thoát) khí, ắt chủ về tuyệt tự, ví dụ Khảm Trạch thì kỵ phương vị đông bắc và chính tây.

41. Đặt giường tốt nhất chọn cát phương. Giường đặt ngay dưới xà chính, trước giường kỵ có cột, sau giường kỵ có khoảng trống. Hai đầu không nên sát tường, kỵ mở cửa ngay bên đầu giường.

42.Kỵ kê giường bên dười cầu thang, kỵ đầu giường có bếp lò, sau giướng có giếng.

43. Phía dưới phòng ngủ trên lầu, không nên đặt bàn thờ, chủ không bình an.

44. Phàm xây nhà lầu không thể phân rõ chủ khách, hướng ngồi. Ví dụ, ngồi hướng bắc nhìn về hướng nam thì cổng tất phải ở phía nam hoặc phía đông, hoặc phía tây, sau lưng nhà hoặc hai bên có thể làm cửa ngách, để hình dáng nhà có chủ có khách.

45. Xây lầu chớ nên xây quá cao so với xung quanh, cao quá tất nguy hiểm, dễ bị người nhòm ngó, công kích.

46. Nhà láng giềng bốn phía đều cao, nhà mình không nên làm quá thấp. Nếu thấp so với mé bên tả, chủ về xuất hiện cô phụ (chồng chết), nếu thấp co với bên hữu chủ khắc thê. Nếu hai góc tả hữu có giếng, chủ tự sát, nếu phía sau có giếng, chủ trộm cắp.

47. Luận về quan hệ với người, cần coi phòng ốc là tối quan trọng, lại coi phòng ngủ làm trọng.

48. Gian kho, chứa các vật dụng lặt vặt, có thể bố trí ở phương vị bất lợi, nhưng nếu là tiệm buôn, thì hàng hóa phải để ở nơi có phương vị tốt nhất

49. Luận quan hệ giữa phòng với cửa, thì người mạng Đông tứ trạch theo các phương Khảm, Ly, Chấn, Tốn là cát. Người mạng Tây tứ trạch theo các phương Càn, Khôn, Cấn, Đoài là cát.

50. Theo trú trạch phong thủy, kỵ nhà có chỗ lồi lên ở hướng đông và đông bắc.
• Nhà có chỗ lồi ở hướng đông nam, có thể gặp lương duyên trời ban (Tốn vị).
• Nhà có chỗ lồi hướng tây nam, chủ nữ nhân được lợi và sung sướng (Khôn vị).
• Nhà có chỗ lồi hướng tây bắc, có thuộc hạ giúp, mau phát (Càn vị).
• Nhà có chỗ lồi ở hướng tây, đời sống rất phong túc (Đoài vị).
• Nhà có chỗ lồi hướng bắc, sinh lý hòa hợp (Khảm vị).
• Nhà có chỗ lồi hướng nam, đầu óc minh mẫn, có tài cán (Ly vị).

Nguồn: blogphongthuy.com

Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015

Trung Quốc xây dựng đập thủy điện cao nhất thế giới

Trung Quốc vừa khởi công xây dựng đập nước cao 314 m trên sông Dương Tử với tham vọng biến nó trở thành đập thủy điện cao nhất thế giới vào năm 2022.

Theo AFP, chi phí xây dựng đập Song Giang Khẩu (Shuangjiankou), con đập mới trên phụ lưu sông Dương Tử, sẽ lên tới 36 tỉ Nhân dân tệ, tương đương 5,8 tỷ USD. Bộ Môi trường Trung Quốc cho hay, khi hoàn thiện, con đập này sẽ cao hơn so với đập cao nhất thế giới hiện tại là Cận Bình 1 khoảng 10m. Dự kiến việc xây dựng sẽ hoàn thành vào năm 2020.
Đập Tam Hiệp - đập thủy điện lớn nhất thế giới hiện nay tại Trung Quốc (Resource-Internet)
Đây là dự án nằm nằm trong kế hoạch đẩy mạnh khả năng sản xuất điện thủy năng của Trung Quốc, giảm lượng khí thải carbon để hạn chế biến đổi khí hậu toàn cầu. Theo đó, mục tiêu đến năm 2030, 20% sản lượng điện của Trung Quốc sẽ được sản xuất từ nguyên liệu không hóa thạch (thông qua các nhà máy thủy điện).

Hiện tại, Trung Quốc là quốc gia sở hữu đập thủy điện lớn nhất thế giới - đập Tam Hiệp - và khoảng 85.000 nhà máy thủy điện khác. Hàng triệu người dân đã buộc phải rời bỏ chỗ ở của mình vì những công trình đập lớn như thế này mà không được nhiều tiền bồi thường từ chính phủ.

Ngoài ra, các nhà bảo vệ môi trường cũng lo ngại những con đập sẽ làm xáo trộn cuộc sống của cá và các loài thủy sinh. Tổ chức phi chính phủ International Rivers của Mỹ nhận định: "Cái giá thực sự của thủy điện luôn bị đánh giá thấp, hoặc bỏ qua ở Trung Quốc. Nước này thường không tính đến những chi phí về môi trường và xã hội trong các dự án xây dựng đập của mình”.
Tác giả bài viết: Ngân Linh

Nguồn tin: doisongphapluat.com

Thứ Hai, 13 tháng 7, 2015

Lập hành lang bảo vệ nguồn nước phòng nguy cơ ô nhiễm

Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước.
Ảnh minh họa
Theo đó, hành lang bảo vệ nguồn nước được lập để thực hiện chức năng bảo vệ sự ổn định của bờ và phòng, chống lấn chiếm đất ven nguồn nước; phòng, chống các hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái nguồn nước; bảo vệ, bảo tồn và phát triển hệ sinh thái thủy sinh, các loài động, thực vật tự nhiên ven nguồn nước; tạo không gian cho các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí, bảo tồn và phát triển các giá trị về lịch sử, văn hoá, du lịch, tín ngưỡng liên quan đến nguồn nước.

Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước
Đối với hành lang bảo vệ sông, suối, kênh, rạch có chức năng bảo vệ sự ổn định của bờ và phòng, chống lấn chiếm đất ven nguồn nước, phạm vi của hành lang bảo vệ nguồn nước quy định như sau:

- Không nhỏ hơn 10 m tính từ mép bờ đối với đoạn sông, suối, kênh, rạch chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung hoặc được quy hoạch xây dựng đô thị, khu dân cư tập trung;

- Không nhỏ hơn 5 m tính từ mép bờ đối với đoạn sông, suối, kênh, rạch không chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung;

- Trường hợp đoạn sông, suối, kênh, rạch bị sạt, lở hoặc có nguy cơ bị sạt, lở, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào diễn biến lòng dẫn, tình trạng sạt, lở để quyết định phạm vi hành lang bảo vệ nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân, hạn chế các nguyên nhân gây sạt, lở bờ, bảo vệ sự ổn định của bờ;

- Trường hợp đoạn sông, suối, kênh, rạch đã được kè bờ chống sạt, lở, lấn chiếm, UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định phạm vi của hành lang bảo vệ nguồn nước nhỏ hơn phạm vi tối thiểu được quy định nêu trên.

Đối với hành lang bảo vệ sông, suối, kênh, rạch có chức năng phòng, chống các hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái nguồn nước, phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước không nhỏ hơn 20 m tính từ mép bờ đối với đoạn sông, suối, kênh, rạch chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung hoặc được quy hoạch xây dựng đô thị, khu dân cư tập trung; không nhỏ hơn 15 m tính từ mép bờ đối với đoạn sông, suối, kênh, rạch không chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung.

Đối với hành lang bảo vệ sông, suối, kênh, rạch có chức năng bảo vệ, bảo tồn và phát triển hệ sinh thái thủy sinh, các loài động, thực vật tự nhiên ven nguồn nước, phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước không nhỏ hơn 30 m tính từ mép bờ hoặc bao gồm toàn bộ vùng đất ngập nước ven sông, suối, kênh, rạch.

Nghị định cũng quy định phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ chứa thủy điện, thủy lợi; đối với hồ tự nhiên, hồ nhân tạo ở đô thị, khu dân cư tập trung và các nguồn nước khác.

Cấm lấn chiếm đất trong hành lang bảo vệ nguồn nước
Nghị định cũng quy định cụ thể các hành vi bị cấm trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước gồm: Các hành vi gây đe dọa, làm suy giảm chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước; gây sạt, lở bờ sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng, uy hiếp đến sự ổn định, an toàn của sông, suối, kênh rạch, hồ chứa; lấn chiếm, sử dụng trái phép đất thuộc phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước; sử dụng đất không đúng mục đích đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Xây dựng mới hoặc mở rộng quy mô bệnh viện, cơ sở y tế điều trị bệnh truyền nhiễm, nghĩa trang, bãi chôn lấp chất thải, cơ sở sản xuất hóa chất độc hại, cơ sở sản xuất, chế biến có nước thải nguy hại cũng là hành vi bị cấm trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ 1/7/2015.
Hoàng Diên
(Nguồn http://thutuong.chinhphu.vn/Home/Lap-hanh-lang-bao-ve-nguon-nuoc-phong-nguy-co-o-nhiem/20155/22997.vgp)

Thứ Năm, 9 tháng 7, 2015

Hướng dẫn sử dụng chương trình kiểm tra cẩu lắp cọc

Chương trình Kiểm toán cẩu lắp cọc
Người viết: ThS. Đoàn Ngọc Tứ
Mobile: 0979.880.422
Public on thuyloivn.com
Link download

Load form giới thiệu
Các bạn đợi form này load trong 5sec.
Tiếp theo nhập đủ các số liệu
Nhập số liệu cọc
- Chiều dài L1, L2, L3 (đơn vị m). Kích thước tiết diện của cọc (gồm các thông số b, h đơn vị cm)
- Bề dày bảo vệ cốt thép cọc a (đơn vị cm)
- Có sự lựa chọn: Chọn tự thiết kế vị trí cọc: Design (khi đó chỉ cần nhập thông số tổng chiều dài cọc L; các số liệu L1, L2, L3 sẽ tự động tính); Nếu lựa chọn Check khi đó bạn có thể tùy ý nhập các giá trị chiều dài L1, L2, L3 cho phù hợp thiết kế.

Moment trường hợp cẩu 2 móc
- Tab Moment 1 để xem kết quả moment đối với trường hợp cọc rời hẳn khỏi mặt đất
- Scale factor là hệ số động khi cẩu.

Moment trường hợp cẩu 1 đầu cọc còn chạm đất
- Các thông số về thép cọc gồm: Bar là đường kính thép cọc; Num là số thanh thép trên tiết diện cọc (ở đây có thể nhập cho 2 loại thép khác nhau trên 1 mặt cắt. Nếu chỉ có 1 loại thép thì để Num của 1 trong 2 bằng 0); Mác bê tông và mác thép cho cọc.
- Tab moment M2 cho kết quả chi tiết đối với trường hợp cẩu 1 đầu còn chạm đất.

Notes:
+ Để hiện hướng dẫn nhấp chọn Guide and help
+ Mmax là giá trị nội lực lớn nhất các trường hợp
+ Mgh là giá trị moment cực hạn mà cọc còn chịu được
Copyright: thuyloivn.com

Thứ Hai, 6 tháng 7, 2015

Những điểm mới trong tiêu chuẩn thiết kế móng cọc TCVN 10304:2014


Bài viết này phân tích những điểm mới trong tiêu chuẩn thiết kế móng cọc TCVN 10304:2014, dựa trên so sánh với TCXD 205:1998 và TCXD 195:1997.
TCVN 10304:2014 có nhiều điểm cho thấy sự chặt chẽ và thống nhất trong nguyên lý tính toán, rõ ràng trong các quy định, và có nhiều thay đổi phù hợp với các biểu hiện thực tế của móng cọc, nâng cao sức chịu tải của móng cọc so với các tính toán trước đây. Tuy nhiên, vẫn còn một số sai sót đáng tiếc, ví dụ không quy định rõ đơn vị trong một số công thức tính toán.
Download tiêu chuẩn TCVN 10304:2014 tại đây: download
MụcComments
Mục 7.1.1 - Nền và móng cọc phải được tính toán theo các trạng thái giới hạn
a) Nhóm trạng thái giới hạn thứ nhất bao gồm: Theo cường độ vật liệu cọc và đài cọc; Theo sức kháng của đất đối với cọc
b) Nhóm trạng thái giới hạn thứ hau bao gồm: Theo độ lún nền tựa cọc và móng cọc chịu tải trọng thẳng đứng
Tái khẳng định việc sử dụng tải trọng tính toán khi tính toán kiểm tra sức chịu tải của cọc, cho cả vật liệu và nền đất.
Mục 7.1.7
Tính toán cọc và đài cọc theo cường độ vật liệu cần tuân theo các yêu cầu của các tiêu chuẩn hiện hành về kết cấu bê tông, bê tông cốt thép, và thép
Một điểm mới rất rõ ràng và thống nhất. Cọc đài thấp sẽ được tính toán như với cột chịu tải trọng đúng tâm, có chiều cao làm việc được quy định trong mục 7.1.8, một số hệ số điều kiện làm việc được quy định trong mục 7.1.9.
Mục 7.1.9 (sơ lược)
Khi tính toán cọc đóng hoặc ép nhồi, cọc khoan nhồi và barrette theo cường độ vật liệu, cường độ tính toán của bê tông phải nhân với hệ số điều kiện làm việc γcb=0.85 để kể đến việc đổ trong khoảng không gian chật hẹp của hố và ống vách; và nhân với γ'cb=0.7 để kể đến điều kiện thi công đổ bê tông trong dung dịch khoan.
Như vậy, cường độ bê tông có bị giảm đi khi sử dụng hệ số điều kiện làm việc, nhưng không bị hạn chế ở một giá trị cố định giống như TCXD 195:1997. Quy định này giúp nâng cao được giá trị sức chịu tải tính toán theo vật liệu so với các quy định trước đây.
Mục 7.1.11 (sơ lược)
Cọc nằm trong móng hoặc cọc đơn chịu tải trọng dọc trục đều phải tính theo sức chịu tải của đất nền với điều kiện:
Đối với cọc chịu nén: Nc,d ≤ Rc,d0n   với Rc,d = Rc,kk Trong đó γ0, γn, γklần lượt là hệ số điều kiện làm việc, hệ số tầm quan trọng của công trình, và hệ số độ tin cậy theo đất.
Rc,k là trị tiêu chuẩn sức chịu tải của cọc, xác định theo mục 7.1.12.
γk chính là hệ số an toàn đã được sử dụng trong các tiêu chuẩn trước đây. Như vậy, thay vì sử dụng các hệ số an toàn riêng cho các công thức tính toán sức chịu tải theo đất nền với một giá trị lớn và khoảng rộng (2 đến 3) thì tiêu chuẩn đã đưa ra một quy định chung thống nhất. Các công thức tính toán sức chiu tải theo đất nền không có hệ số an toàn riêng, hoặc có nhưng đã được kể đến ngay trong công thức tính toán tùy thuộc phương pháp.
Mục 7.1.11 - Chú thích (1)
Khi tính toán các loại cọc, lực dọc phát sinh trong cọc do tải trọng tính toán N phải tính cả trọng lượng riêng của cọc có kể đến hệ số tin cậy để làm tăng nội lực tính toán. Tuy nhiên, trong các phép tính sơ bộ, trọng lượng riêng của cọc có thể bỏ qua.
Quy định này có vẻ không phù hợp, vì sức chịu tải của cọc được quyết định bằng thí nghiệm nén tĩnh, tức là đã kể đến trọng lượng cọc. Hay nói cách khác, sức chịu tải của cọc có thể gọi là sức chịu tải ở mức đầu trên của cọc. Như vậy, nếu tính toán tải trọng có kể đến cả trọng lượng cọc, thì đã tính dư đi một lần trọng lượng của cọc.
Mục 7.1.11 - Chú thích (2)
Nếu tính toán móng cọc cho tổ hợp tải trọng có kể đến tải trọng gió hoặc cầu trục, cho phép tăng 20% tải trọng tính toán lên cọc (trừ móng trụ đường dây tải điện)
TCXD 205:1998 chỉ cho phép điều này khi tính toán sức chịu tải bằng phụ lục A (SNIP 2.02.03.85) và đối với các cọc biên.
Bằng việc quy định một các rõ ràng trong một điều khoản chính thức, việc áp dụng tăng sức chịu tải lên 20% đối với trường hợp có tải trọng gió đã trở nên có tính pháp lý hơn.
Mục 7.1.12 (sơ lược)
Trị tiêu chuẩn sức chịu tải của cọc Rc,k được lấy bằng giá trị bé nhất trong các sức chịu tải cực hạn nếu số trị riêng bé hơn 6, hoặc bằng giá trị trung bình sức chịu tải cực hạn nếu số trị riêng lớn hơn hoặc bằng 6.
Có thể được hiểu rằng, khi số hố khoan bé hơn 6, thì sức chịu tải tiêu chuẩn được lấy theo giá trị bé nhất trong các giá trị sức chịu tải cực hạn tính toán được từ các hố khoan. Khi số hố khoan lớn hơn hoặc bằng 6, thì sức chịu tải tiêu chuẩn được lấy bằng giá trị trung bình của các giá trị sức chịu tải cực hạn tính toán được từ các hố khoan.
(Tác giả: Hồ Việt Hùng)

Thứ Tư, 1 tháng 7, 2015

04-7-2015

Thông báo về bản quyền bài viết


Bài đăng phổ biến