Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2015

Quản lý tài nguyên nước để phát triển bền vững

Nước - nguồn tài nguyên thiết yếu cho cuộc sống của con người, sự phát triển bền vững của mọi quốc gia và là ưu tiên hàng đầu để phát triển bền vững

Phát triển bền vững không phải là một khái niệm mới, mà thực ra đã được sử dụng trong quản lý các tài nguyên có khả năng tái tạo. Con người hoàn toàn có khả năng làm cho phát triển được bền vững, đảm bảo tài nguyên đáp ứng được những nhu cầu hiện tại của mình mà không gây phương hại đến việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai, đồng thời giảm thiểu tổn hại tới hệ thống kinh tế- xã hội và môi trường.

Nước là yếu tố cơ bản không thể thiếu trong việc duy trì sự sống và mọi hoạt động của con người trên hành tinh. Việc đáp ứng nhu cầu về nước đảm bảo cả về chất lượng và số lượng là một điều kiện tiên quyết để phát triển bền vững.


Kể từ đầu thế kỷ 20, lượng nước tiêu thụ toàn cầu tăng 7 lần, chủ yếu do sự gia tăng dân số và nhu cầu về nước của từng cá nhân. Cùng với sự gia tăng dân số và khát vọng cải thiện cuộc sống của mỗi quốc gia và của từng cá nhân thì nhu cầu về nước ngày càng gia tăng là điều tất yếu. Vì vậy, trên thực tế việc đảm bảo cấp nước đáp ứng về chất lượng cho toàn bộ dân số toàn cầu và bảo tồn các hệ sinh thái vẫn còn là một mục tiêu xa vời. Do sự biến đổi về nhiệt độ và lượng mưa, hiện nay nhiều nơi đã thường xuyên không có đủ nước để đáp ứng nhu cầu. Vì thế, trong thế kỷ 21, thiếu nước sẽ là một vấn đề nghiêm trọng nhất trong các vấn đề về nước, đe doạ quá trình phát triển bền vững.

Theo đánh giá của nhiều cơ quan nghiên cứu về tài nguyên nước, hiện tại có khoảng 1/3 số quốc gia trên thế giới bị thiếu nước và đến 2025 con số này sẽ là 2/3 với khoảng 35% dân số thế giới sẽ rơi vào tình cảnh thiếu nước nghiêm trọng. Ở một số quốc gia, lượng nước cho mỗi đầu người đang bị giảm đáng kể. Hội nghị về nước của Liên hợp quốc vào năm 1997 đã thống nhất “Tất cả mọi người, không phân biệt tuổi tác, địa vị kinh tế, xã hội đều có quyền tiếp cận nước uống với số lượng và chất lượng đảm bảo cho các nhu cầu cơ bản của mình”, theo đó, tiếp cận với nước uống là quyền cơ bản của con người. Tuy nhiên, cho đến nay, số người thiếu nước uống sạch an toàn vẫn đang không ngừng gia tăng. Vì vậy, mối lo về nước không phải của riêng một quốc gia nào.

Nước đang trở thành tâm điểm tại nhiều diễn đàn lớn thế giới. Tại Hội nghị Thượng đỉnh về môi trường tại Johannesburg, Nam Phi, nước được xếp ở vị trí cao nhất trong số 5 ưu tiên để phát triển bền vững (WEHAB), đó là: Nước-W; Năng lượng-E; Sức khoẻ-H; Nông nghiệp-A; và Đa dạng sinh học-B.

Việt Nam luôn khẳng định “nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nước” và vì vậy, Chính phủ Việt Nam luôn nỗ lực tăng cường và kiện toàn, thể chế, chính sách trong lĩnh vực tài nguyên nước,  đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia có chung nguồn nước với Việt Nam cũng như hợp tác và tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các quốc gia trên thế giới và khu vực để quản lý, bảo vệ hiệu quả tài nguyên nước nhằm góp phần vào tiến trình phát triển bền vững của đất nước cũng như của thế giới và khu vực.

1. KHÁT QUÁT VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC VIỆT NAM
Việt Nam có 3450 sông, suối với chiều dài từ 10 km trở lên. Các sông suối này nằm trong 108 lưu vực sông được phân bố và trải dài trên cả nước.

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nguồn tài nguyên nước khá phong phú cả về lượng mưa, nguồn nước mặt trong các hệ thống sông, hồ và nguồn nước dưới đất.

Về lượng mưa: lượng mưa trung bình năm của Việt Nam vào khoảng 1940-1960mm (tương đương tổng lượng nước khoảng 640 tỷ m3/năm), thuộc số quốc gia có lượng nước mưa vào loại lớn trên thế giới. Tuy nhiên, lượng mưa của Việt Nam phân bố rất không đều theo không gian và thời gian. Lượng mưa tập trung chủ yếu trong 4-5 tháng mùa mưa (chiếm 75-85% tổng lượng mưa năm), lượng mưa trong mùa khô chỉ chiếm 15-25%. Khu vực có lượng mưa lớn là các khu vực phía Đông Trường Sơn thuộc vùng Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Tây Nguyên và khu vực trung du, miền núi Bắc Bộ.

Về nước mặt: tổng lượng dòng chảy hàng năm khoảng 830-840 tỉ m3, trong đó tập trung chủ yếu (khoảng 57%) ở lưu vực sông Cửu Long, hơn 16% ở lưu vực sông Hồng-Thái Bình, hơn 4% ở lưu vực sông Đồng Nai, còn lại ở các lưu vực sông khác. Tuy nhiên, lượng nước sinh ra ở phần lãnh thổ Việt Nam chỉ chiếm khoảng 310-315 tỷ m3/năm (khoảng 37%), chủ yếu thuộc các lưu vực sông Hồng-Thái Bình, Đồng Nai, Cả, Ba, Vũ Gia-Thu Bồn.

Để đáp ứng các yêu cầu trữ lượng, điều tiết dòng chảy phục vụ cấp nước trong mùa khô và phòng, chống và giảm lũ, lụt trong mùa mưa, Việt Nam đã, đang và tiếp tục phát triển hệ thống các hồ chứa nước. Theo kết quả thống kê, rà soát sơ bộ, cả nước có trên 2.900 hồ chứa thủy điện, thủy lợi đã vận hành, đang xây dựng hoặc đã có quy hoạch xây dựng với tổng dung tích trên 65 tỷ m3. Trong đó, khoảng 2.100 hồ đang vận hành, tổng dung tích hơn 34 tỷ m3 khoảng 240 hồ đang xây dựng, tổng dung tích hơn 28 tỷ m3,  trên 510 hồ đã có quy hoạch, tổng dung tích gần 4 tỷ m3. Trong số các hồ nêu trên, có khoảng 800 hồ thủy điện, tổng dung tích trên 56 tỷ m3, gồm 59 hồ đang vận hành, 231 hồ đang xây dựng và hơn 500 hồ đã có quy hoạch xây dựng và  hơn 2.100 hồ chứa thủy lợi, tổng dung tích hơn 9 tỷ m3, phần lớn là hồ chứa nhỏ, đã xây dựng xong, đang vận hành. Các lưu vực sông có số lượng hồ chứa và tổng dung tích các hồ chứa lớn gồm: sông Hồng, gẩn 30 tỷ m3; sông Đồng Nai, trên 10 tỷ m3, sông Sê San, gần 3,5 tỷ m3; sông Mã, sông Cả, sông Hương, sông Vũ Gia – Thu Bồn và sông Srêpok có tổng dung tích hồ chứa từ gần 2 tỷ m3 đến 3 tỷ m3. Có 19 tỉnh có tổng dung tích hồ chứa từ trên 1 tỷ m3 trở lên.

Về nước dưới đất: Tiềm năng nguồn nước dưới đất của Việt Nam là tương đối lớn, ước tính khoảng 63 tỷ m3/năm, tập trung chủ yếu ở các khu vực đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ và khu vực Tây Nguyên.
 
2. TÀI NGUYÊN NƯỚC VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM – CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
Trong vài thập kỷ gần đây, Việt Nam đã đạt được những thành tựu phát triển to lớn cả về kinh tế và xã hội. Tỷ lệ nghèo đói trên cả nước đã được giảm đáng kể. Kinh tế Việt Nam có mức tăng trưởng vượt bậc, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp. Để có được những thành tựu trên không thể phủ nhận sự đóng góp vô cùng quan trọng của tài nguyên nước. Nước còn là yếu tố quan trọng trong việc bảo đảm an ninh lượng thực, an ninh năng lượng và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nước cho nông nghiệp: nước có vai trò chủ đạo trong những thành tựu đạt được về sản xuất lúa gạo ở Việt Nam, góp phần quan trọng đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới. Hiện nay, nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nhiều nhất ở hai vùng đồng bằng là đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng, chiếm tỷ lệ 70% lượng nước sử dụng. Nước cũng đóng vai trò quyết định trong sự tăng trưởng các sản phậm cây công nghiệp, như: chè, cà phê, hồ tiêu, mía đường, cao su...

Nước cho năng lượng: Nước cũng đã góp phần quan trọng trong việc bảo đảm an ninh năng lượng của Việt Nam trong điều kiện nhu cầu về năng lượng không ngừng gia tăng. Tiềm năng thuỷ điện của Việt Nam là khá lớn, tập trung chủ yếu trên lưu vực sông Hồng, sông Đồng Nai và các lưu vực sông ở miền Trung và Tây nguyên. Năm 2010, thuỷ điện đã đóng góp khoảng 40% tổng sản lượng điện toàn quốc. Dự báo tổng công suất thuỷ điện đến năm 2025 là 33.310MW, trong đó trên 80% trong số này là từ các nhà máy thuỷ điện xây dựng trên các sông của Việt Nam.

Nước cho sinh hoạt và vệ sinh: đến nay hầu hết các thành phố, thị xã ở Việt Nam đều có hệ thống cấp nước tập trung và khoảng 300/635 thị trấn, thị tứ có dự án xây dựng hệ thống cấp nước tập trung. Tổng công suất thiết kế các nhà máy nước ở các khu vực đô thị đạt khoảng 5,4 triệu m3/ngày, nhưng mới chỉ đáp ứng khoảng 70% nhu cầu sử dụng nước của các đô thị. Hịện nay, với yêu cầu cấp nước cho khoảng 30 triệu người dân cùng với nhu cầu nước cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, vệ sinh môi trường tại các đô thị thì cần khoảng từ 8 đến 10 triệu m3/ngày. Đối với khu vực nông thôn, đến nay có khoảng 62% dân số nông thôn được cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh, nhưng nếu xét theo tiêu chuẩn nước sạch thì tỷ lệ này chỉ đạt đạt khoảng 30%. Nguồn cấp nước cho sinh hoạt, vệ sinh của người dân ở nhiều đô thị và phần lớn khu vực nông thôn là từ nguồn nước dưới đất.

Ngoài ra, cũng không thể phủ nhận sự đóng góp quan trọng của nước trong sự tăng trưởng mạnh mẽ về sản lượng nuôi trông thủy sản trong những năm gần đây khi với mức tăng trưởng bình quân trên 12%/năm, đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước, đồng thời tạo được nhiều cơ hội về việc làm cho người lao động. Tương tự, nước cũng đã góp phần không nhỏ trong sự phát triển các ngành sản xuất công nghiệp, du lịch, dịch vụ trong thời gian qua.

Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp quan trọng trong sự tăng trưởng kinh tế, xã hội, công cuộc xóa đói, giảm nghèo, tài nguyên nước của Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức, khó có thể giải quyết được trong một sớm một chiều mà trái lại, đòi hỏi phải mất nhiều thời gian, nguồn lực cùng với sự nỗ lực tham gia của toàn xã hội, đặc biệt là ý chí chính trị và quyết tâm của Đảng và Nhà nước. Có thể kể ra một số thách chính như sau:

 - Hơn 2/3 lượng nước trên các hệ thống sông của Việt Nam được hình thành từ ngoài lãnh thổ, trong khi cơ chế, chính sách hợp tác, chia sẻ nguồn nước giữa các quốc gia chưa hiệu quả.

- Tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước vẫn tiếp tục gia tăng trong khi cơ chế kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm, các hoạt động chặt phá rừng chưa hiệu quả cộng với tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước đang ngày càng rõ rệt hơn. Thiên tai bão, lũ, lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, ngập úng, nước biển dâng,...đang ngày càng gia tăng cả về mức độ nghiêm trọng và phạm vi ảnh hưởng.

- Tăng trưởng kinh tế không ngừng dẫn đến nhu cầu nước của các ngành kinh tế-xã hội tăng lên trong khi tình trạng sử dụng nước lãng phí, kém hiệu quả vẫn còn phổ biến cộng với nguồn nước tiếp tục bị suy thoái, cạn kiệt và cơ sở hạ tầng về tài nguyên nước lạc hậu.

- Sức ép về dân số và chất lượng cuộc sống tiếp tục gia tăng trong một vài thập kỷ tới. Dự báo năm 2020 dân số Việt Nam tăng lên khoảng 98 triệu người và sẽ ổn định ở mức 120 triệu người trong vòng 2-3 thập kỷ sau nữa. Sự gia tăng dân số và yêu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống sẽ cần nhiều nước hơn cho phát triển sản xuất và dân sinh là thách thức lớn nhất đối với sự phát triển và quản lý tài nguyên nước quốc gia.

- Mâu thuẫn, tranh chấp trong sử dụng nước tiếp tục gia tăng; nguồn lực đầu tư cho quản lý, bảo vệ tài nguyên nước không đáp ứng yêu cầu; hệ thống pháp luật về tài nguyên nước còn thiếu đồng bộ và việc triển khai thực hiện chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

3. QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM
Ở Việt Nam, tầm quan trọng của tài nguyên nước đối với phát triển bền vững đã có sự chuyển biến rõ rệt cả về nhận thức và hành động. Theo đó, đã đặt ra yêu cầu phải quản lý bền vững và hiệu quả hơn các hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước và phòng chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; quản lý tài nguyên nước phải theo phương thức tổng hợp, sử dụng đa mục tiêu và phải gắn với các tài nguyên thiên nhiên khác - một phương thức quản lý tài nguyên nước đã được áp dụng thành công ở một số nước trên thế giới và ngày càng chứng tỏ là một phương thức quản lý hiệu quả đang được nhiều quốc gia nghiên cứu áp dụng.

Công tác quản lý tài nguyên nước không ngừng được tăng cường và đã có những bước tiến quan trọng trong cơ cấu tổ chức ngành nước từ trung ương đến địa phương với việc thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước, tách chức năng quản lý khỏi chức năng cung cấp các dịch vụ về nước là một bước đột phá hết sức quan trọng, đặc biệt là trong năm 2014 đã ban hành Thông tư liên tịch số 50/2014/TTLT-BTNMT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của của Sở Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Đồng thời, thể chế về tài nguyên nước cũng không ngừng được hoàn thiện và kiện toàn để đáp ứng yêu cầu quản lý trong tình hình mới: nhiều văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước đã được ban hành, tạo hành lang pháp lý cho việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên phạm vi cả nước; công tác sắp xếp tổ chức cũng được chú trọng, Sở Tài nguyên và Môi trường đã được thành lập tại tất cả 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với các đơn vị chuyên trách trực thuộc để thực hiên nhiệm vụ quản lý tài nguyên nước trên địa bàn; công tác đào tạo và tăng cường nguồn nhân lực về quản lý tài nguyên nước luôn được quan tâm, coi trọng và được thực hiện đồng bộ ở tất cả các cấp.

Quản lý tài nguyên nước theo phương thức tổng hợp và toàn diện đã trở thành quan điểm nhất quán của Việt Nam và đã được thể hiện xuyên suốt trong Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước năm 2006 “quản lý tài nguyên nước phải được thực hiện theo phương thức tổng hợp và thống nhất trên cơ sở lưu vực sông. Cơ cấu sử dụng nước phải phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; Tài nguyên nước phải được phát triển bền vững; khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tổng hợp và đa mục tiêu. Phải coi sản phẩm nước là hàng hoá; sớm xóa bỏ cơ chế bao cấp, thực hiện xã hội hoá các hoạt động bảo vệ, phát triển nguồn nước và cung ứng dịch vụ nước”; đồng thời, phương thức quản lý này cũng được thể hiện thống nhất trong các nghị định, quyết định, thông tư cũng như trong việc triển khai chính sách quản lý tài nguyên nước ở các cấp.

Đặc biệt, gần đây quan điểm quản lý tổng hợp, toàn diện tài nguyên nước đã được luật hóa và được quy định trong Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13  - văn bản pháp lý cao nhất về lĩnh vực tài nguyên nước. Theo đó, một trong những nguyên tắc quản lý tài nguyên nước đã được quy định trong Luật là: ”Việc quản lý tài nguyên nước phải bảo đảm thống nhất theo lưu vực sông, theo nguồn nước, kết hợp với quản lý theo địa bàn hành chính.”  và ” Tài nguyên nước phải được quản lý tổng hợp, thống nhất về số lượng và chất lượng nước; giữa nước mặt và nước dưới đất; nước trên đất liền và nước vùng cửa sông, nội thủy, lãnh hải; giữa thượng lưu và hạ lưu, kết hợp với quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác”. Cùng với nguyên tắc này, Luật cũng đã thể chế các quy định, biện pháp cụ thể để thực hiện phương thức quản lý tổng hợp tài nguyên nước trong các hoạt động quy hoạch, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và phòng, chống tác hại do nước gây ra,...

Luật tài nguyên nước năm 2012 thay thế cho Luật tài nguyên nước năm 1998 cơ bản khắc phục được những bất cập, tồn tại của văn bản này đã được đánh giá, tổng kết từ thực tiễn 13 năm thực hiện, như đối tượng quản lý tài nguyên nước không còn bị bó hẹp chỉ về chất lượng và số lượng nước mà đã được mở rộng đến việc quản lý cả lòng, bờ bãi sông cũng như việc thiết lập các công cụ, biện pháp kinh tế trong quản lý tài nguyên nước. Đồng thời, kế thừa Luật tài nguyên nước năm 1998, một số nội dung đã được quy định rõ ràng, cụ thể và chi tiết hơn. Ngoài ra, nhiều quy định mới được bổ sung trong Luật, phù hợp và đáp ứng được yêu cầu chung về quản lý tài nguyên nước trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới. Có thể khái quát những điểm mới trong Luật tài nguyên nước vừa được Quốc hội Việt Nam thông qua so với Luật tài nguyên nước năm 1998 như sau:

-Về quy định chung:
Ngoài việc chỉnh sửa, điều chỉnh, bổ sung một số nội dung về phạm vi điều chỉnh, nguyên tắc, chính sách về tài nguyên nước nhằm coi tài nguyên nước là tài sản của nhà nước, thực hiện chủ trương kinh tế hóa, khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả và thực hiện quản lý tổng hợp, thống nhất tài nguyên nước theo lưu vực sông kết hợp với quản lý theo địa bàn hành chính, Luật đã bổ sung quy định nhiều vấn đề chung khác như: tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên nước; lấy ý kiến của cộng đồng dân cư và tổ chức, cá nhân liên quan trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; danh mục lưu vực sông.

-  Về điều tra cơ bản, Chiến lược, Quy hoạch tài nguyên nước:
Đây là chương mới, bao gồm những quy định nhằm tăng cường công tác điều tra cơ bản tài nguyên nước và quản lý tài nguyên nước theo chiến lược, quy hoạch, gồm các quy định về: trách nhiệm của Nhà nước trong điều tra cơ bản tài nguyên nước; quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước; các hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước; chiến lược tài nguyên nước; quy hoạch tài nguyên nước; nguyên tắc, căn cứ lập quy hoạch tài nguyên nước; nội dung của các loại (quy hoạch tài nguyên nước chung của cả nước; quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh và quy hoạch tài nguyên nước của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương);...

- Về Bảo vệ tài nguyên nước:
Bổ sung quy định cụ thể về các biện pháp phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước; các biện pháp ứng phó và khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước; giám sát tài nguyên nước; bảo vệ và phát triển nguồn sinh thủy; hành lang bảo vệ nguồn nước; bảo đảm sự lưu thông dòng chảy,... nhằm tăng cường các biện pháp phòng chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước và bảo vệ các dòng sông. Đồng thời, Luật cũng đã chỉnh sửa, bổ sung một số nội dung quy định về bảo vệ nước dưới đất; bảo vệ nguồn nước sinh hoạt; xả nước thải vào nguồn nước và quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp phép xả nước thải vào nguồn nước nhằm tăng cường các biện pháp bảo vệ nước dưới đất và quản lý, giám sát chặt chẽ các hoạt động xả nước thải vào nguồn nước,...

- Về  khai thác, sử dụng tài nguyên nước
Bổ sung các quy định về tiết kiệm nước nhằm thực hiện chủ trương chống lãng phí trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước, các quy định về chuyển nước lưu vực sông; điều hòa, phân phối tài nguyên nước; thăm dò, khai thác nước dưới đất và các quy định về khai thác, sử dụng nước cho sinh hoạt. Đồng thời, Luật cũng đã bổ sung các biện pháp để quản lý quy hoạch, xây dựng và khai thác sử dụng nước của hồ chứa nhằm khai thác, sử dụng tổng hợp, hiệu quả tài nguyên nước.

- Về phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra:
Tập trung điều chỉnh phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại của nước do hoạt động liên quan khai thác, sử dụng tài nguyên nước của con người gây ra như phòng chống hạn hán, lũ, lụt, ngập úng nhân tạo, xâm nhập mặn, sụt, lún đất, sạt, lở bờ, bãi sông. Còn việc phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại của lũ, lụt, nước biển dâng,... và các tác hại khác của nước do thiên tai gây ra được thực hiện theo quy định của pháp luật về đê điều, phòng, chống lụt, bão và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Về tài chính về tài nguyên nước
Đây là một chương mới, trong đó quy định một số trường hợp khai thác tài nguyên nước phải nộp tiền cho nhà nước như: thủy điện, kinh doanh, dịch vụ, sản xuất phi nông nghiệp và khai thác nước dưới đất. Những quy định này nhằm coi nước là tài sản của nhà nước, bảo đảm lợi ích của Nhà nước với tư cách đại diện chủ sở hữu tài nguyên nước, nâng cao ý thức và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả và bảo đảm sự công bằng.

- Về trách nhiệm quản lý tài nguyên nước
Quy định cụ thể hơn trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành và của chính quyền địa phương các cấp; bổ sung quy định về việc điều phối, giám sát lưu vực sông nhằm tăng cường trách nhiệm phối hợp trong việc điều phối, giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước và phòng, chống tác hại do nước gây ra bảo đảm tính hệ thống, thống nhất của tài nguyên nước trên lưu vực sông và huy động sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương liên quan trong việc giải quyết những vấn đề về tài nguyên nước trong khuôn khổ lưu vực sông.

4. ĐỊNH HƯỚNG
Để hướng tới thực hiện thành công, hiệu quả quản lý phương thức tổng hợp tài nguyên nước, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tập trung ưu tiên cho những nhiệm vụ sau:

1) Tập trung triển khai thực hiện Luật tài nguyên nước năm 2012;

2) Tập trung nâng cao hiệu quả điều hành các hồ chứa thuộc Quy trình vận hành liên hồ; giám sát việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải; theo dõi, đánh giá, dự báo tình hình suy thoái, cạn kiệt, xâm nhập mặn nguồn nước, nhất là các nguồn nước liên quốc gia; xác định dòng chảy tối thiểu trên một số lưu vực sông lớn, quan trọng;

3) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến quán triệt Luật tài nguyên nước, công tác giáo dục, truyền thông nâng cao ý thức, trách nhiệm, nhất là trong việc chấp hành pháp luật trong việc bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước; đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước;

4) Nâng cao chất lượng, đẩy nhanh tiến độ công tác thẩm định hồ sơ cấp phép, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, xử lý việc thực hiện các quy định của giấy phép;

5) Tăng cường công tác điều tra, đánh giá tài nguyên nước, triển khai xây dựng các trạm quan trắc tài nguyên nước, xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên nước; đẩy mạnh công tác quy hoạch, trước hết là triển khai quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước.

6) Thực hiện đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với tài nguyên nước trên lưu vực sông Đồng Nai - Sài Gòn và vùng châu thổ sông Cửu Long, đề xuất các giải pháp nhằm thích ứng với những hậu quả do tác động của biến đổi khí hậu gây ra đối với tài nguyên nước; xây dựng, điều chỉnh kế hoạch, quy hoạch phát triển phù hợp với những biến động của tài nguyên nước;

7) Kiện toàn bộ máy, tăng cường năng lực quản lý tài nguyên nước ở các cấp; thành lập các tổ chức quản lý lưu vực sông và triển khai thực hiện các nhiệm vụ điều phối, giám sát trên một số lưu vực sông lớn, quan trọng;

8) Đẩy mạnh và tăng cường hợp tác với các nước có chung nguồn nước với Việt Nam và các quốc gia, các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực tài nguyên nước.

9) Triển khai thực hiện “Kế hoạch hành động quốc gia về nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước’’.


Tác giả bài viết: CỤC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC

Thứ Tư, 19 tháng 8, 2015

Soil nail wall - Soil nailing - soil nailing walls

Soil nail walls consists of installing passive reinforcement (i.e., no post-tensioning) in existing ground by installing closely spaced steel bars or sections (i.e., nails) and placing a front face support. Soil nails are later grouted if they are installed in drilled holes. Ungrouted soil nails are also possible if nails (or steel sections) are driven into the ground. Figure 1 shows typical details of a soil nail wall:

Figure 1: Typical soil nail wall arrangement
Soil nail wall construction proceeds from the top to bottom, and head plates are installed on each nail.  Shotcrete or concrete is typically applied on the excavation face to provide continuity when a soil nail wall is constructed.  For a soil nail wall the general construction procedure involves:

a) Excavate for the first nail (soil must be sufficiently self standing)
b) Install the 1st nail.
c) Construct 1st phase shotcrete on soil face (optional if shotcrete is constructed) with wire mesh or other reinforcement if required.
d) Install soil nail head plate (with or without other attachments, Figure 2)
e) Construct 2nd phase shotcrete (depending on staging specifications).
f) Excavate to next soil nail level, and install next soil nail, shotcrete etc.
g) Repeat steps c) through f) until the final excavation level is reached.
h) Construct additional permanent facing if required.

* Drainage filters and drainage pipes are also commonly installed during construction.
 
Figure 2: Typical soil nail head plate and shotcrete details (US Practice)
Soil nailing is typically used to stabilize existing slopes or excavations where top-to-bottom construction is advantageous compared to other retaining wall systems. For certain conditions, soil nailing offers a viable alternative from the viewpoint of technical feasibility, construction costs, and construction duration when compared to ground anchor walls, which is another popular top-to bottom retaining system.

Soil nail walls are particularly well suited to excavation applications for ground conditions that require vertical or near-vertical cuts and have been shown to be particularly well suited in the following temporary or permanent applications:
  • Roadway cut excavations.
  • Road widening under an existing bridge end.
  • Repair and reconstruction of existing retaining structures.
  • Temporary or permanent excavations in an urban environment.

Soil nailing has proven economically attractive and technically feasible when:
  • The soil in which the excavation is constructed is able to stand unsupported in a 1- to 2-m (3- to 6-ft) high vertical or nearly vertical cut for one to two days.
  • All soil nails within a cross section are located above the groundwater table
  • If soil nails are below the groundwater table, and the groundwater does not adversely affect the face of the excavation, the bond strength of the interface between the grout and the surrounding ground, or the long-term integrity of the soil nails (e.g., the chemical characteristics of the ground do not promote corrosion).

Soil nail advantages

Soil nail walls exhibit numerous advantages when compared to ground anchors and alternative topdown construction techniques. Some of these advantages are described below:

  • Requires smaller right of wat than ground anchors as soil nails are typically shorter;
  • Less disruptive to traffic and causes less environmental impact compared to other construction methods.
  • Provide a less congested work place, particularly when compared to bracedexcavations.
  • There is no need to embed any structural element below the bottom of excavation as with soldier beams used in ground anchor walls.
  • Soil nail installation is relatively rapid and uses typically less construction materials than ground anchor walls.
  • Nail location, inclination, and lengths can be adjusted easily when obstructions (cobbles or boulders, piles or underground utilities) are encountered. On the other hand, the horizontal position of ground anchors is more difficult to modify almost making field adjustments costly.
  • Since considerably more soil nails are used than ground anchors, adjustments to the design layout of the soil nails are more easily accomplished in the field without compromising the level of safety.
  • Overhead construction requirements are smaller than those for ground anchor walls because soil nail walls do not require the installation of soldier beams (especially when construction occurs under a bridge).
  • Soil nailing is advantageous at sites with remote access because smaller equipment is generally needed.
  • Soil nail walls are relatively flexible and can accommodate relatively large total and differential settlements.
  • Measured total deflections of soil nail walls are usually within tolerable limits.
  • Soil nail walls have performed well during seismic events owing to overall system flexibility.
  • Soil nail walls are more economical than conventional concrete gravity walls when conventional soil nailing construction procedures are used.
  • Soil nail walls are typically equivalent in cost or more cost-effective than ground anchor walls when conventional soil nailing construction procedures are used.
  • Shotcrete facing is typically less costly than the structural facing required for other wall systems.

Soil nail disadvantages

Some of the potential disadvantages of soil nail walls are:
  • Soil nail walls may not be appropriate for applications where very strict deformation control is required for structures and utilities located behind the proposed wall, as the system requires some soil deformation to mobilize resistance. Deflections can be reduced by post tensioning but at an increased cost.
  • Existing utilities may place restrictions on the location, inclination, and length of soil nails.
  • Soil nail walls are not well-suited where large amounts of groundwater seeps into the excavation because of the requirement to maintain a temporary unsupported excavation face.
  • Permanent soil nail walls require permanent, underground easements.
  • Construction of soil nail walls requires specialized and experienced contractors.


Soil nail wall construction sequence

Chủ Nhật, 9 tháng 8, 2015

6 điều bạn chưa biết về cầu Cổng Vàng – Một trong những địa điểm “Nhảy cầu” hàng đầu thế giới

Tiếng tù và ngân vang rạng đông ngày 27 tháng 5 năm 1937 tại California, báo hiệu sự ra đời chính thức của Golden Gate Bridge. Gần 200.000 người đi dạo, chạy bộ, nhảy múa và trượt patin trên công trình sau đó trở thành cây cầu dài nhất thế giới. Ngày hôm sau, Golden Gate Bridge mở cửa cho giao thông. Khi công trình nổi tiếng của San Francisco này kỷ niệm 78 năm ngày thành lập, chúng ta hãy cùng nhau khám phá 6 sự thật thú vị rất ít người biết về kỳ quan kiến trúc nổi tiếng này nhé.

1.Quân đội muốn Cầu được sơn màu sọc vằn
Cục Chiến tranh Mỹ (US War Department) phản đối việc xây dựng Golden Gate Bridge với lo ngại rằng tàu Hải quân sẽ mắc kẹt tại vịnh San Francisco nếu cây cầu sụp đổ hoặc bị đánh bom. Sau nhiều tranh cãi, quân đội cuối cùng nhượng bộ, đồng ý xây cầu nhưng muốn sơn cầu theo sọc vằn sặc sỡ. Hải quân, quan tâm đến tầm nhìn của cầu trong sương mù, yêu cầu sơn sọc đen và vàng. Trong khi đó Không lực Hoa Kỳ muốn sơn màu lòe loẹt hơn: kết hợp giữa đỏ và trắng của kẹo mút để máy bay đễ dàng phát hiện cây cầu từ không trung.
 
2. Màu sắc của Golden Gate Bridge không phải có chủ đích giữ nguyên mãi mãi
Để chống các nhân tố ăn mòn, các thanh sắt vận chuyển đến San Francisco để xây cầu có màu đỏ rực và da cam của kíp nổ. Kiến trúc sư Irving Morow nhận ra rằng ông thích màu sắc sinh động của ngòi nổ hơn là màu truyền thống đen hay xám. Màu da cam không chỉ làm cây cầu nổi bật trong sương mù, mà còn phù hợp với địa thế tự nhiên của các ngọn đồi bao quanh, cũng như tương phản với màu xanh dương của vịnh và bầu trời.Morow cuôi cùng quyết định chọn màu kíp nổ đặc trưng để sơn cầu.
 
3.Thiết kế ban đầu của cây cầu bị phản đối mãnh liệt
Ý tưởng ban đầu khi xây cầu, sáng tạo bởi kỹ sư trưởng Joseph Strauss năm 1921, là sự pha tạp vụng về giữa dầm treo và cầu treo, mà theo 1 nhà phê bình là tương tự như "1 cái bẫy chuột lộn ngược": đủ chức năng, nhưng xấu không ai mê nổi. Srauss đồng ý soạn thảo lại thiết kế, và ông sau đó nhận một kỹ sư kình địch vào dự án để tạo ra mô hình cầu treo đẹp mắt như ngày nay.

4. Golden Gate Bridge là một trong những địa điểm “nhảy cầu” hàng đầu thế giới
Biển cảnh báo tự tử trên Golden Gate Bridge

Tháng 8 năm 1937, 3 tháng sau khi Golden Gate Bridge mở cửa, H.B.Wobberd sánh vai cùng một du khách ông vừa gặp trên xe buýt. Wobber đột nhiên quay qua người bạn mới quen và nói: "Đây là nơi tôi kết thúc. Tôi đi đây".  Bất chấp nỗ lực ngăn cản của người bạn, Wobber nhảy từ độ cao hơn 60 mét từ trên cầu. 4 giây sau , ông chạm mặt nước vịnh San Francisco với tốc độ 75 dặm/giờ và trở thành người tiên phong trong hơn 1500 người tự tử bằng việc nhày Golden Gate Bridge. Tức là trung bình cứ 3 tuần lại có 1 người quyết định “một đi không trở lại”.Chỉ có hơn 30 người nhảy cầu sống sót khỏi nỗ lực quyên sinh. Vì lý do này, có 11 bốt điện thoại khẩn được lắp trên cầu với các chuyên gia tư vấn phòng chống tự tử đào tạo bài bản luôn sẵn sàng 24/7, và việc xây dựng lưới phòng hộ bên dưới cầu để ngăn cản việc tự tử cũng đã được cân nhắc.
Những con số ấn tượng
 - Trung bình mỗi năm có khoảng 10 triệu du khách đến ngắm và chụp ảnh cây cầu này, dù nó không còn là cầu treo dài nhất thế giới nữa (danh hiệu này nay thuộc về cầu Akashi Kaiko ở Nhật) và cũng không phải là cây cầu cao nhất và có lưu thông xe cộ nhiều nhất thế giới.
- Mỗi ngày cầu này giúp cho 100.000 chiếc xe, 10.000 khách bộ hành và 6.000 người đi xe đạp đi từ bờ biển San Francisco đến vùng đất xanh tươi tốt Marin County.
 - Cầu Golden Gate dài 2,74km (2737m), tháp cao của nó cách mặt nước biển 227,38m nhiều lần được dùng làm cảnh chính trong phim truyện ăn khách, từ Vertigo của đạo diễn chuyên trị phim hồi hộp Hitchcock đến Monsters vs Aliens và Rise of the Planet Apes.
- Hơn bảy thập niên đã trôi qua, hầu như lúc nào trong ngày cũng có khúc nào đó của nó đang được sơn phết, bảo dưỡng, thay mới thiết bị hư cũ (xin biết rằng mỗi tòa tháp có đến hơn 600.000 chiếc bu long)…
- Để chăm lo sức khỏe cho cầu nặng 887.000 tấn này là cả một đơn vị cảnh sát, một chiếc xe cứu hỏa với 1.700 lít nước, 4 xe kéo. Vì gió mạnh, lưu thông trên cầu đã bị cấm ba lần trong 75 năm qua, vào các năm 1951, 1982 và 1983.
- Một thực tế không thể không nói đến là chiếc cầu tiếp tục trở thành địa điểm có số vụ tự tử hàng đầu thế giới. Kể từ khi được khánh thành vào ngày 27.5.1937, đã có khoảng 1.600 ca tử vong được tìm thấy xác và số chưa được xác nhận còn nhiều hơn thế. Nói cách khác, cứ khoảng 2,5 ngày sẽ có ai đó lên cầu để chết hoặc cố tìm đến cái chết.

(thuyloivn.com st)
5. Golden Gate Bridge có mức an toàn lao động cực kỳ ấn tượng
Năm 1930, 1 nguyên tắc bất thành văn trong các dự án xây cầu thép là 1 người chết trên 1 triệu đô la chi phí. Với quy tắc này, an toàn trong việc xây dựng Golden Gate Bridge thật đáng kinh ngạc: Chỉ có 11 công nhân xây dựng chết (Tương phản với 28 người lao động chết khi xây cầu vịnh Oakland San Francisco gần đó). Joseph Straus đặt an toàn lao động lên hàng đầu trong dự án này. Viên kỹ sư trưởng này là người đầu tiên ở Mỹ bắt buộc công nhân phải đội mũ cứng khi làm việc, và ông đã bỏ ra tới 130.000$ cho lưới bảo hộ hiện đại treo ở dưới sàn cầu. Tấm lưới này đã không phụ tâm huyết của Strauss, khi cứu sống 19 công nhân , những người sau đó đùa nhau rằng họ đã đi nửa đường tới địa ngục trước khi tấm lưới cứu sống họ.

6. Người dân địa phương thế chấp tài sản để huy động vốn xây dựng cầu
Người dân San Francisco hào hứng trên cây cầu họ tự tay đóng góp tài chính để xây dựng
Cũng như tượng Nữ thần Tự do, rất ít ngân sách nhà nước được dùng để xây cây. Phần lớn tài chính đến từ trái phiếu phát hành bởi Quận vận tải, cao tốc và Golden Gate Bridge (Golden Gate Bridge, Highway and Transportation District). Bất chấp cuộc đại khủng hoảng diễn ra năm 1930, cử tri của 6 hạt trong quận ủng hộ việc phát hành và thu mua trái phiếu trị giá 35 triệu đô la trong khi họ phải thế chấp nhà, trang trại, và sản nghiệp. Sự đồng tâm nhất trí cho thấy niềm tin của cư dân địa phương về lợi ích kinh tế lâu dài của dự án này. Trái phiếu xây dựng cầu hết hạn vào năm 1971.

Tác giả bài viết: Thịnh Trần   

Thứ Ba, 4 tháng 8, 2015

Bàn về tải trọng thiết kế và tải trọng khai thác của cầu đường bộ

Có thể khẳng định rằng, không thể lấy trị số tải trọng của xe thiết kế hay của xe nặng nhất trong đoàn xe thiết kế được qui định trong các tiêu chuẩn thiết kế để qui định hoặc cắm biển hạn chế tải trọng khai thác đối với công trình cầu đường bộ.

Vẫn có nhiều người cho rằng cầu được tính toán thiết kế với xe thiết kế có tải trọng bao nhiêu thì sẽ được qui định tải trọng khai thác tối đa là bấy nhiêu. Cụ thể là các cầu ở nước ta nếu được thiết kế với tải trọng thiết kế H30, H13 hay H10 theo tiêu chuẩn 22TCN 18-79 thì tải trọng tối đa của xe được phép đi qua cầu tương ứng được họ quan niệm một cách đơn giản là xe hay đoàn xe 30 tấn, 13 tấn hoặc 10 tấn. Quan niệm như vậy là không đúng. Xin được trích dẫn tiêu chuẩn thiết kế cầu của úc (Austroads: Bridge Design Code 1992) để làm rõ bản chất của tải trọng thiết kế cầu. Điều 2.3. Hoạt tải của tiêu chuẩn này cho thấy như sau: “Hoạt tải là tải trọng của dòng xe (các xe đơn chiếc hoặc đoàn xe) hoặc của người đi bộ. Trị số và cách bố trí tải trọng theo danh nghĩa, mang tính chất lí thuyết được qui định trong tiêu chuẩn sẽ tạo nên các hiệu ứng trong kết cấu tương đương với các hiệu ứng do các xe đơn chiếc hoặc đoàn xe trong thực tế tạo ra”.

Nói một cách khác, việc xác định tải trọng xe hay đoàn xe thiết kế cầu được thực hiện theo nguyên tắc như sau: Xuất phát từ thực tế là các xe đơn chiếc hay đoàn xe được chế tạo để lưu hành trên hệ thống đường bộ có tải trọng rất khác nhau. Các xe này vận hành ngẫu nhiên sẽ gây ra các hiệu ứng cũng rất khác nhau trong các bộ phận của kết cấu cầu như nội lực, biến dạng, chuyển vị, dao động, suy giảm độ bền của kết cấu theo lưu lượng và cường độ vận tải, theo thời gian khai thác... Xử lý thống kê các hiệu ứng này sẽ tìm được đường bao, tức là tập hợp các giá trị lớn nhất của các hiệu ứng đó. Vấn đề đặt ra đối với những người nghiên cứu và biên soạn tiêu chuẩn thiết kế cầu là tìm ra cách bố trí các tải trọng với những trị số tải trọng được chọn sao cho hiệu ứng của chúng gây ra trong kết cấu cầu là tương đương (mà thực chất còn lớn hơn nhiều vì còn xét đến hệ số tải trọng để đảm bảo an toàn và xét đến sự phát triển tải trọng cả về trị số và số lượng trong tương lai để đảm bảo thời gian phục vụ, tức là tuổi thọ theo qui định của tiêu chuẩn thiết kế của công trình cầu) so với các hiệu ứng có được qua tính toán xử lý thống kê nêu trên. Sơ đồ bố trí và các trị số tải trọng tìm được chính là tải trọng của xe hoặc đoàn xe thiết kế, hay chính xác hơn là hoạt tải thiết kế. Chúng có thể là các dãy lực tập trung hay phân bố đều như qui định của các tiêu chuẩn CHnII 84 của Nga, AASHTO 1994 hay 1998 cũng của Mỹ, 22TCN 272-05 của Việt Nam hiện nay... Chúng cũng có thể là những xe đơn chiếc và đoàn xe thiết kế giả định (tức chính cũng là các dãy lực tập trung) như qui định của tiêu chuẩn 22TCN 18-79 của Việt Nam, CHnII 200-62 của Liên Xô trước đây, AASHTO 1992 của Mỹ, DIN 1072 của Cộng hòa Liên bang Đức, AUSTROADS 1992 của úc....

Để làm sáng tỏ thêm điều này, xin được nhắc lại bản chất của tải trọng thiết kế H30 - XB80, H10, H13 và X60 đối với cầu đường bộ được qui định trong Tiêu chuẩn thiết kế cầu 22TCN 18 - 79. Điều 2.12 của tiêu chuẩn này qui định: “Hoạt tải thẳng đứng tiêu chuẩn (có xét tới phát triển tương lai) lấy như sau: Dùng tải trọng H30 và XB80 cho các tuyến đường liên lạc quốc tế, đường trục chính yếu có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, chính trị văn hóa, quốc phòng phục vụ cho toàn quốc, có cường độ vận tải trong tương lai rất lớn, cũng như các đường vận chuyển nối liền các khu công nghiệp quan trọng với các thành phố lớn và đường trục chính quốc gia thuộc đường ô tô từ cấp IV trở lên... Dùng tải trọng H10 và X60 hay H13 và X60 cho các đường địa phương trong tỉnh, đường giao thông công nghiệp và các đường kinh tế trong tỉnh thuộc hệ thống đường cấp IV trở xuống”. Ngoài ra, qui định này còn lưu ý là khi tính toán về độ chịu mỏi không dùng tải trọng xe bánh hay xích. Khi xét tải trọng xe bánh, xe xích thì không xét tải trọng ô tô và người đi. Các hoạt tải này đều cho phép đưa về tải trọng rải đều tương đương. Qui định trên đây được soạn thảo trên cơ sở qui định của tiêu chuẩn thiết kế cầu CHnII 200-62 của Liên Xô trước đây và có nội dung hoàn toàn giống như qui định của CHnII 200-62.

Để tính toán các nội lực do hoạt tải thẳng đứng gây ra, sơ đồ của tải trọng thiết kế được qui định là đoàn xe tiêu chuẩn H30 gồm 2 loại xe 3 trục có tổng tải trọng mỗi xe là 30 tấn xếp xen kẽ với cự ly 10m tính từ trục sau thứ hai đến trục trước của xe tiếp theo với chiều dài không hạn chế. Cả hai lọai xe này đều có trục trước là 6 tấn, trục sau tiếp theo là 12 tấn, nhưng một loại thì trục sau cách trục trước 4m, một loại cách trục trước 6m, tiếp đến là trục sau thứ hai 12 tấn cách trục sau trước đó 1,6m.

Trong suốt hơn một phần tư thế kỷ qua, các cây cầu được xây dựng ở các tỉnh phía Bắc của nước ta đều được tính toán thiết kế chủ yếu xuất phát từ các sơ đồ tải trọng thiết kế H30 - XB 80; H13 - X60 hoặc H10 - X60 theo tiêu chuẩn 22TCN 18 - 79 nêu trên. Và trong một thời gian khá dài, nhiều cây cầu vừa được thiết kế và xây dựng theo các sơ đồ tải trọng này đã được cắm những tấm biển hạn chế tải trọng là 30 tấn, 13 tấn hoặc 10 tấn (?). Tương tự, các cây cầu ở phía Nam được thiết kế và xây dựng theo tiêu chuấn AASHO hoặc AASHTO với tải trọng thiết kế là H20 - 44 hoặc HS25 - 44 thì cũng được cắm biển hạn chế tải trọng là 20 tấn, 25 Tấn (?). Thậm chí vào những năm 90 của thế kỷ trước, trong một số dự án cầu ở nước ta được xây dựng bằng nguồn vốn ODA, tư vấn nước ngoài thiết kế theo tiêu chuẩn AASHTO đã rất sai lầm khi tăng tải trọng thiết kế HS20 - 44 lên 25% để “tương đương” với tải trọng thiết kế H30 của Việt Nam (?). Những quan niệm và cách làm này đã gây không ít khó khăn cho hoạt động vận tải đường bộ và làm qui mô, giá thành các cây cầu tăng lên không cần thiết. Chỉ sau khi tải trọng thiết kế HL93 có sơ đồ là tải trọng phân bố đều của tiêu chuẩn thiết kế cầu 22TCN 272 - 01 (đã được bổ sung sửa đổi thành 22TCN 272 - 05) được áp dụng thì việc cắm biển hạn chế tải trọng 30 tấn đối với các cây cầu được xây dựng mới theo tải trọng thiết kế H30 hoặc HL93 mới được chấm dứt. Thế mà vẫn có những cây cầu gần đây sau khi xây dựng xong, các cơ quan chức năng vẫn đề nghị cắm biển hạn chế tải trọng xe là 30 Tấn với lập luận rằng cầu được thiết kế với H30 thì chỉ cho xe có trọng lượng tối đa là 30 Tấn qua cầu (?)

Còn đối với các cây cầu được thiết kế theo tải trọng thiết kế H13 hay H10 theo 22TCN 18 - 79 thì cũng không thể cho rằng tải trọng xe cho phép qua cầu tối đa là 13 tấn hay 10 tấn để cắm biển hạn chế tải trọng. Nếu căn cứ theo qui định của Điều 2.12 của 22TCN 18 -79 nói trên hoặc điều qui định tương tự của CHnII 200 - 62 của Liên xô trước đây thì các đường tỉnh, các đường cấp IV trở xuống có thể dùng H13 hay H10 để thiết kế và xây dựng. Điều này cũng tương tự như việc người Mỹ được phép sử dụng tải trọng thiết kế H15 - 44 hay HS20 - 44 hoặc HS25 - 44 của tiêu chuẩn thiết kế cầu AASHTO để thiết kế và xây dựng cầu trên mạng đường bộ của nước Mỹ. Rõ ràng là trong mạng đường bộ chung của Liên xô trước đây và của nước Nga và của cả nước Mỹ cũng như các nước phát triển khác hiện nay không thể có việc các xe ô tô đã được phép lưu hành trên các đường quốc gia mà lại không được phép lưu hành trên các đường tỉnh, trừ trường hợp các xe có chiều dài không phù hợp với bán kính cong hạn chế của đường nên không thể lưu hành.

Tóm lại, sơ đồ tải trọng xe và đoàn xe thiết kế được qui định trong các tiêu chuẩn thiết kế cầu đều mang tính chất lý thuyết và giả định sao cho việc tính toán thiết kế được đơn giản nhưng các cây cầu được thiết kế và xây dựng phải đáp ứng yêu cầu lưu hành bình thường cho tất cả các phương tiện giao thông được chế tạo để làm nhiệm vụ vận tải đường bộ. Việc lấy nguyên xi các trị số taỉ trọng xe 30 tấn, 25 tấn, 20 tấn, 13 tấn hoặc 10 tấn được qui định trong các tiêu chuẩn thiết kế cầu để qui định tải trọng khai thác và cắm biển hạn chế tải trọng đối với các cầu vừa được xây dựng và đưa vào khai thác là không đúng và cần được chấm dứt.


Tương tự, cũng không thể tiến hành thử tải bằng một đoàn xe nào đó theo cách thử tải được hiểu rất phiến diện hiện nay để rồi đưa ra những kết luận thiếu căn cứ về việc cắm biển hạn chế tải trọng của những cây cầu bị nghi ngờ là đã xuống cấp hay như nhiều người vẫn gọi theo cảm tính chủ quan, chưa đủ căn cứ là “cầu yếu”./.
PGS. TS. Tống Trần Tùng    - Nguyên phó vụ trưởng Vụ KH&CN - Bộ GTVT

Thứ Bảy, 1 tháng 8, 2015

Điện Biên: Vỡ đập Huổi Củ gần 100 gia đình bị cuốn trôi tài sản

(CAO) Khoảng 7 giờ sáng nay (1-8-2015), đập Huổi Củ bị vỡ gây ra lũ quét tại thị trấn Tuần Giáo cuốn trôi nhiều tài sản của khoảng 100 hộ gia đình.

Theo thông tin ban đầu, nhiều xe máy, bàn ghế, đồ dùng sinh hoạt, hoa màu... của người dân bị lũ cuốn phăng. 1 cửa hàng kinh doanh xe máy bị nước lũ tràn qua làm hư hỏng hơn 50 xe máy và xe đạp điện.

Sau khi sự cố xảy ra, đại tá Nguyễn Quốc Toản, Trưởng Công an huyện Tuần Giáo có mặt chỉ đạo công tác khắc phục. Hàng chục cán bộ, chiến sỹ được huy động để người dân thu dọn đồ đạc, tài sản sau lũ. Hiện tại chưa ghi nhận thông tin thiệt hại về người.

Đập Huổi Củ nằm trên đỉnh núi cách khu Tân Tiến khoảng hơn 300m. Nguyên nhân vỡ đập được cho là khoảng 10 ngày qua, trên địa bàn thị trấn Tuần Giáo xảy ra mưa liên tục dẫn đến lượng nước trong đập tăng nhanh.


Một số hình ảnh thiệt hại tại thị trấn Tuần Giáo:















Bài đăng phổ biến