Thứ Năm, 21 tháng 4, 2016

Danh sách đề tài luận án tiến sĩ “không thể tin nổi” ở Việt Nam

Cư dân mạng Việt Nam đang “sốt phát ban, nổi mề đay” tập thể một cách trầm trọng khi đọc được những đề tài luận án tiến sĩ ở Việt Nam.

Những đề tài mà chỉ đọc tên đã thấy tính chất khoa học ứa nhựa, tràn trề ra cả trang giấy: “Đặc điểm giao tiếp với dân của chủ tịch ủy ban nhân dân xã”; “Đề xuất các cán bộ lãnh đạo cấp huyện trở lên phải luôn luôn được nâng cao tư duy biện chứng”.

"Địa vị pháp lý của Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ", "Hứng thú rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên cao đẳng sư phạm", "Hành vi nịnh trong tiếng Việt", "Sự thích ứng với hoạt động dạy học của giáo viên tiểu học mới vào nghề"...

Có một luận điểm “rất khoa học” có thể đã được trao giải Ig Nobel năm nào đó: Thiên tài là những người biết biến những cái đơn giản nhất thành thứ phức tạp nhất, chứ không phải ngược lại.

Hàng trăm người đã thành tiến sĩ khi bảo vệ thành công luận án về việc Azit Nexin sinh vào lúc 23h59 hay 24h00.

Tận dụng bí kíp này, một số người Việt Nam, kém hiểu biết hơn cả nông dân, đã biết cách để trở thành tiến sĩ.

GS.TSKH Trần Duy Quý, nguyên Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam đã đưa ra minh chứng khiến nhiều nông dân, phu hồ, cửu vạn, “sửu nhi”… ở Việt Nam cũng có thể bừng lên hy vọng mới về chuyện học hàm, học vị.

Ông Quý kể câu chuyện diễn ra ngay ở Viện mình: Có vị, làm tiến sĩ nông nghiệp mà khi kiểm tra ở ngoài ruộng không phân biệt được cây cỏ lồng vực với cây lúa…
Việt Nam có những lò ấp với tần xuất rất nhanh các tiến sĩ. Ảnh: Internet.
Còn một doanh nhân khác, đã phấn khởi tột độ khi biết có những lò ấp cho nở thành công với tần xuất rất nhanh các TS.

Trên tinh thần thừa thắng xông lên: Người người tiến sĩ, nhà nhà tiến sĩ, phổ cập tiến sĩ toàn lãnh thổ ấy, tôi xin cống hiến cho xã hội một số gợi ý rất thiết thực về đề tài để Quý vị có thể bảo vệ thành công một luận án tiến sĩ để đời:

1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của cơ địa Ngọc Trinh: Bằng chứng khoa học về vòng eo thực sự của Ngọc Trinh không phải là 56cm mà là 57cm.

2. Bàn về tâm thức dân gian và sự nhầm lẫn về văn hóa: Aibaba không gặp 40 tên cướp. Chính 40 tên cướp đã gặp Alibaba.

3. Từ thái độ của chủ quán cà phê Xin chào bị khởi tố vì chậm đăng ký kinh doanh: Tìm hiểu về sức mạnh công quyền và kỹ năng biết sợ cho những người muốn làm ăn trong thế kỷ 21.

4. Tại sao Thạch Sanh ngày càng hiếm mà Lý Thông ngày càng nhiều? Đề xuất cơ chế y học ghép tạng và nhân bản Thạch Sanh.

5. Chuẩn ứng xử trong thời kỳ mạng xã hội phát triển, nhìn từ vụ phạt 5 triệu vì “cái mặt kênh kiệu”: Đề xuất điều chỉnh cơ chế xử phạt hành chính.

6. Vận dụng văn chương vào y học: Phương pháp phẫu thuật nội soi mới dành cho những người nói nhiều: Cắt amidan qua đường… hậu môn.

7. Bỉm sữa và gạch đá: Vũ khí tối tượng trong thời kỳ mạng xã hội phát triển nhanh như lợn ăn thuốc tăng trọng.

8. Hình tượng văn học thay đổi theo từng thời kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng mọc râu và cơ bắp vạm vỡ vì ăn thực phẩm có chất cấm.

9. Những vụ cưa chân nữ sinh ở Việt Nam: Bằng chứng khoa học về việc các nữ sinh cố tình nhập viện vào… ngày xấu.

10. Bị kết án 4 năm tù giam vẫn ở ngoài làm sếp đa cấp: Giải mã những khả năng bí ẩn và kỳ diệu không thể đong đếm của người Việt.


Với kiến văn hạn hẹp, tầm nhìn ngắn, lại thiếu khát vọng tiến sĩ, Bùi mỗ chỉ gợi ý được có thế. Xin các cao nhân, tiền bối bốn phương bổ sung và chỉ giáo.

nguồn:http://soha.vn/danh-sach-de-tai-luan-an-tien-si-khong-the-tin-noi-o-viet-nam-20160421103809692.htm

Thứ Hai, 18 tháng 4, 2016

Hướng dẫn sử dụng RCS

Đang cập nhật

Mua bản quyền RCS

Đang cập nhật

Download RCS

Tây Nguyên trong cơn đại hạn - Bài 2: Tây Nguyên: Sông hồ trơ đáy, mạnh ai nấy đào

Sông hồ cạn trơ đáy, nứt nẻ, người dân Tây Nguyên phải xoay trở đủ cách để có nước.

Giải pháp tìm nước duy nhất hiện nay là đào sâu, khoan sâu vào lòng đất. Cơn khát tạo nên một "cuộc đua" khoan, đào, thậm chí “mạnh ai nấy đào” trong các thôn, làng.
Hộ ông Lý Dào Chắn (thôn Hiệp Đoàn, xã Quảng Hiệp, huyện Cư M’gar) có gần 3 ha tiêu và cà phê đang độ sung mãn, thế mà từ Tết đến nay bắt đầu khô héo vì nguồn nước tưới ngày một cạn kiệt.

Khoan giếng cả trăm mét vẫn không tìm ra nước

Không thể nhắm mắt nhìn vườn cây chết, ông Chắn chạy vạy vay tiền người thân liên tục thuê thợ về khoan giếng ngay trong rẫy để tìm nước tưới. Từ Tết đến nay, thợ đã khoan đến giếng nước thứ 5 mà vẫn không có nước, có lần khoan sâu 130m cũng chẳng tìm ra giọt nào.

“Giờ khoan tiếp không gặp mạch thì đành nhìn vườn cây chết khô chứ tiền bỏ ra đã hàng chục triệu đồng rồi, không kham nổi nữa”, ông Chắn nhìn vườn tiêu đang vàng lá than vãn.

Ông Hà Duy Đô, trưởng thôn Hiệp Đoàn thở dài: “Căng thẳng lắm rồi". Thôn có 330 hộ thì đã có trên 200 giếng khoan nhưng đa số đã cạn nguồn, hút không ra nước. Trên 700 ha đất canh tác, trong đó khoảng 60% diện tích bị khô hạn do không tìm đâu ra nước tưới.

Những giếng nước đào sâu vào lòng đất từ 20-30m nhưng không thấy dấu hiệu của nước

Đào mãi không được giọt nước

Theo ông Bàn Tôn Nhất, trưởng ban công tác mặt trận thôn Hiệp Đoàn, nguồn nước vùng này trước đây rất dồi dào. Các gia đình chỉ cần đào giếng khoảng 10m là có nước dùng thoải mái.

Vài năm trở lại đây, hạn ngày một nặng, người dân đổ xô khoan giếng khiến mực nước ngầm sụt giảm nghiêm trọng.

“Bây giờ người dân khoan giếng sâu đến cả trăm mét cũng chưa chắc tìm thấy nước”, ông Nhất cho biết.

Cách thôn Hiệp Đoàn không xa, ông Lê Cảnh Thu (thôn Thạch Sơn, xã Ea M’droh) cũng đang thuê thợ khoan giếng tìm nước tưới vườn tiêu.
Hàng trăm hồ, đập thủy lợi vừa và nhỏ trên khắp Đắk Lắk cạn trơ đáy


Thợ đã khoan liên tục hơn 10 ngày, mũi khoan đã ăn sâu vào lòng đất khoảng 100m nhưng vẫn chưa thấy có dấu hiệu của nước.

“Càng khoan sâu, mũi khoan liên tục bị dội lại vì gặp đá bàn. Chắc phải ngừng khoan tìm mua nước tưới thôi. Khoản tiền bỏ ra đã hơn 20 triệu mà không thấy hiệu quả gì”, ông Thu cho biết.

Lý giải cho việc đua đào, khoan giếng, anh Phạm Văn Bình (xã Ea Tu, TP. Buôn Ma Thuột) cho rằng cũng chỉ vì nông dân không thể đứng nhìn cà phê, tiêu chết khô.

"Cây khô hạn thì phải tìm đủ cách cứu. Nếu đào giếng này không có nước thì đào giếng khác”.
Một hồ thủy lợi tại huyện Ea H’leo chỉ còn sót lại vũng nước nhỏ

Theo ông Phạm Quang Mười (trưởng Phòng NN&PTNT huyện Cư M’gar), do sông hồ khô cạn, để có nước phục vụ tưới tiêu và sinh hoạt, giải pháp duy nhất bây giờ chỉ là đào hoặc khoan giếng. Nhưng đua nhau đào cũng chỉ càng làm cho tình trạng khan hiếm nước trầm trọng hơn.

"Chúng tôi biết, nhưng không thể kiểm soát được”, ông Mười nói.

Lượng nước ngầm sụt giảm

Phòng Tài nguyên nước và Khí tượng thủy văn (Sở Tài nguyên - Môi trường Đắk Lắk) thực hiện cuộc khảo sát cho thấy, huyện Krông Pắk, thị xã Buôn Hồ, Krông Năng, Cư M’gar… cứ trên 1 km2 (đất nông nghiệp xen lẫn khu dân cư) có tới 120-180 giếng đào, khoan lớn nhỏ để lấy nước ngầm phục vụ sản xuất và sinh hoạt với tần suất hơn 200 triệu lít/ngày đêm.

Điều đáng nói, cứ mùa khô năm sau thì số giếng khoan, đào tăng hơn năm trước. Độ sâu theo đó cũng không ngừng gia tăng.
Đào vét, ngăn đập tìm nước tưới tại Cư M’gar


Việc khai thác tài nguyên nước ngầm ở đây được cảnh báo đã vượt mức an toàn.

Nếu như những năm 2000, lượng nước ngầm khai thác khoảng 4 - 4,2 triệu m3/ngày đêm, thì nay có thể lên tới hơn 6 triệu m3, trong đó lượng nước ngầm được khai thác vào những tháng mùa khô chiếm khoảng 80%.

Việc khai thác nước ngầm tràn lan đã khiến mực nước ngầm tại Tây Nguyên sụt giảm trung bình từ 4 - 6m qua từng năm.

Nếu không kiểm soát, cứ để nước ngầm bị khai thác "vô tội vạ" như hiện nay, khô hạn tại Tây Nguyên sẽ như quả bóng hơi không ngừng phình ra. Hậu quả hạn hán sẽ ngày càng khốc liệt.
Tác giả bài viết: Theo Trùng Dương
Nguồn tin: vietnamnet.vn

Thứ Tư, 13 tháng 4, 2016

Tây Nguyên trong cơn đại hạn - Bài 1: Thủ phủ Tây Nguyên: Cà phê hóa củi

Hàng ngàn ha cà phê ở Đắk Lắk, thủ phủ cà phê Tây Nguyên đang hóa củi vì khô hạn kéo dài, sông suối cạn kiệt nước.

Giữa trưa nắng tháng 4 như đổ lửa, ông Ama Cin (buôn Tơng, xã Ea Tar, huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) cùng cậu con trai đánh máy cày, chở cả chục cuộn ống ra bờ suối Ea Kdoh tìm nước tưới cho 2 ha cà phê đang khô cháy.
Dòng suối khô cạn, chỉ còn lại dòng nước nhỏ như sợi dây thừng chạy giữa dòng suối. Để có nước, Ama Cin vét một cái hố thật sâu giữa lòng suối rồi đặt một thùng phuy nhựa thật to chờ hứng nước vào, sau đó cắm vòi hút, nổ máy bơm nước.
Đào giếng tìm nước tưới cà phê tại xã Ea Tar, huyện Cư M’gar
“Mình trực bơm gần cả tuần nay, tốn cả triệu tiền dầu mà chỉ mới tưới chưa được nửa ha rẫy. Nước chảy về nhỏ lắm, mỗi lần bơm tưới được khoảng 10 phút cho vài cây cà phê lại phải chờ cả tiếng mới có nước tưới tiếp”, Ama Cin cho biết.

Chắc đói to rồi

Gần chục hộ dân buôn Tơng, buôn Drai Xí cũng đánh máy cày ra suối lắp máy bơm cắm vòi xuống vũng nước của Ama Cin chờ bơm nước tưới cho cà phê với hi vọng cứu được cây nào hay cây đó.

Họ cùng nhau đào bới cho hố nước rộng thêm, hễ nước về đầy hố, hộ này bơm cạn thì nhường cho hộ khác. Cứ như thế, họ phân công người luân phiên trông coi máy móc, trực máy bơm đã gần nửa tháng nay.
 
Rẫy cà phê của anh Nguyễn Khắc Phương (xã Ea Tar, Cư M’gar) hóa củi
“Cà phê của mình vàng, rụng lá gần hết rồi. Đến giữa tháng 4 này mà không có mưa, 2 ha sẽ chết cháy, phải nhổ bỏ. Năm nay cả nhà mình chắc đói to rồi”, Ama Cin lo lắng.

Trong cái nắng gắt đỉnh giữa trưa, anh Nguyễn Khắc Phương (buôn Drai Xí, xã Ea Tar) ra thăm 3 sào cà phê khô trụi lá, trơ cành để lên kế hoạch nhổ bỏ, tìm cây khác thay thế.

Anh Phương bắc thang leo gần trăm trụ tiêu trồng xen nhưng chỉ hái được vài chục ký quả non bị nắng đốt cho khô quắt. Anh buồn bã: "Năm nay hạn nặng quá, từ đầu mùa khô giếng đã không còn giọt nước tưới. Nhìn cà phê, tiêu cháy khô cũng đành bất lực”.


Hàng chục hộ dân đánh máy cày ra suối sục vòi bơm vét nước cứu cà phê trong vô vọng
Hàng ngàn hộ trồng cà phê tại Đắk Lắk cũng cùng chung cảnh ngộ. Nhiều hộ, những rẫy cà phê nằm ngay trong vườn nhà cũng bị chết cháy vì nước sinh hoạt cũng phải đi xin từng giọt.

Còn nước còn tát

Không đành lòng nhìn cây trồng bị chết, nhiều nông dân bấm bụng chở từng thùng nước để tưới từng gốc cà phê.

Ông Nguyễn Hải Lâm (thôn Hiệp Nhất, xã Quảng Hiệp, Cư M’gar) có 4 sào cà phê bắt đầu khô héo.

Ông may mắn hơn những hộ khác là giếng nước sinh hoạt vẫn còn nước. Hơn một tuần nay, ông mua 2 bồn nhựa đặt trên thùng xe cày rồi bơm nước giếng vào đầy bồn, sau đó chở ra rẫy cách nhà khoảng 2km, tiếp tục lắp bơm dầu bơm nước tưới.


Người dân xã Ea M’droh (Cư M’gar) đào hồ nhân tạo bơm trữ nước tưới cà phê
“Tốn kém và mất nhiều công sức, nhưng cũng phải chấp nhận, nếu không vườn cây sẽ chết hết. Tôi may mắn cầm cự, hi vọng cứu được vườn cây vì giếng còn nước. Nhưng với tình hình nắng nóng còn kéo dài, sợ rằng giếng nước rồi cũng cạn”, ông Lâm chia sẻ.

Trong khi đó, ông Nguyễn Như Nhiên (thôn Đoàn Kết, xã Ea Mdroh) cho đào một hồ đất ngay trước cửa nhà rồi mua bạt về lót thành hồ chứa nước nhân tạo.

Sau đó, ông Nhiên bơm nước từ giếng lên đầy hồ nhân tạo (khoảng 5m3), tiếp đó lắp một máy bơm chuyển tiếp nước từ hồ ra để tưới cho hơn 1ha cà phê đang rụng lá.

"Trước đó, tôi đã mua 7 cuộn ống (khoảng 350m) đấu nối bơm nước từ giếng ra tưới nhưng không được vì đường ống quá dài, nước chảy rất yếu. Giếng nước giờ cũng sắp cạn rồi. Bơm một tiếng thì phải nghỉ chờ 2-3 tiếng mới có nước trở lại để bơm tiếp”, ông Nhiên cho biết.
Nông dân còng lưng kéo đường ống nước tưới cứu cà phê
Theo ông Phạm Quang Mười, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Cư M’gar, do nắng hạn kéo dài, trên 70% hồ đập và trên 80% giếng đào đã khô cạn.

Tính riêng cây cà phê đã có trên 6 ngàn ha thiếu nước tưới, trong đó, gần 3 ngàn ha có khả năng mất trắng.

Huyện vừa trích ngân sách khoan 7 giếng nước (3 giếng ở các trường mẫu giáo và 4 giếng ở các buôn khô hạn nặng) với kinh phí trên 1,5 tỷ đồng để giải quyết nước sinh hoạt cho người dân.


Hàng ngàn ha cà phê tại Đắk Lắk đang thiếu nước tưới
UBND huyện Cư M’gar cũng đã có văn bản đề xuất lên UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí để tiếp tục khoan giếng tại các điểm nóng thiếu nước và hỗ trợ trên 160 tấn gạo cứu đói giáp hạt cho các buôn đồng bào lâm vào khó khăn.

Theo Sở NN&PTNT Đắk Lắk, toàn tỉnh có 770 công trình thủy lợi, trong đó có 600 hồ chứa nước lớn, nhỏ. Có khoảng 300 hồ chứa đang ở dưới mực nước chết, số còn lại mực nước chỉ còn chưa tới 60% dung tích thiết kế.

Mực nước trên các sông duy trì ở mức rất thấp, nhiều trạm bơm không còn nguồn nước, nhiều vùng không còn nguồn nước ngầm.
Toàn tỉnh hiện có 36.961 ha cây trồng bị khô hạn (tăng 5.366ha so với cùng kỳ), thiệt hại ước tính 1.110 tỉ đồng. Có khoảng 21.000 hộ dân đang thiếu nước sinh hoạt.
TP Buôn Ma Thuột đã phải cắt giảm 30% lượng nước sinh hoạt và dự kiến thời gian tới cắt giảm 50%.
Tác giả bài viết: Theo Trùng Dương
Nguồn tin: vietnamnet.vn

Thứ Hai, 11 tháng 4, 2016

Sử dụng nước hiệu quả để ứng phó với thiên tai - Bài cuối

Với việc sử dụng nước không hiệu quả cùng với diễn biến bất thường của biến đổi khí hậu, Việt Nam sẽ đối mặt với tình trạng thiếu nước sạch nghiêm trọng trong tương lai nếu như không có kế hoạch tái tạo và bảo vệ nguồn nước hợp lý.

Tái tạo và bảo vệ  nguồn nước hợp lý
Suy giảm tài nguyên nước
Theo các chuyên gia, Việt Nam là nước có hệ thống sông ngòi dày đặc với 2.372 con sông và nguồn nước mưa dồi dào, mỗi năm khoảng 100 ngày mưa với lượng mưa trung bình 1.500 - 2.000 mm. Tuy nhiên lại đang tồn tại một nghịch lý, khi mưa nhiều thì gây ra lũ lụt, ngập úng, hết mưa thì hạn hán, thiếu nước sạch dùng cho sinh hoạt.

Theo tính toán, lượng nước bình quân/người tại Việt Nam đã giảm khá nhanh từ 12.800 m3 vào năm 1990, còn 9.700 m3 năm 2010 và có khả năng chỉ còn 8.300 m3/người vào năm 2025 khi dân số Việt Nam đạt 100 triệu người. Trong khi nguồn nước ngầm đang ngày càng cạn kiệt và bị khai thác quá mức ở nhiều nơi, thì nguồn nước ngọt thay thế bù vào nhu cầu nước ngày càng tăng trong tương lai sẽ là nguồn nước mưa và nước tái sinh. Tuy nhiên, cả 2 nguồn nước này đang chưa được quan tâm đúng mức.
Hồ Đắk Ken, xã Đắk Lao, huyện Đắk Mil cạn trơ đáy dù người dân khu vực này chỉ mới tưới được khoảng 50% diện tích cà phê. Ảnh: Anh Dũng - TTXVN
TS Đào Trọng Tứ, Giám đốc Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và Thích nghi biến đổi khí hậu cho biết, nước mưa là nguồn tài nguyên quan trọng, góp phần tái tạo nguồn nước ngầm, giảm thiểu nguy cơ hạn hán nhờ phục hồi được sự tuần hoàn nước tự nhiên. Đặc biệt, nước mưa có thể đảm bảo cho sự tồn tại của con người khi có các biến cố thời tiết như hạn hán, xâm mặn... Bên cạnh đó, việc thu gom nước mưa tại các đô thị sẽ có một vai trò đáng kể trong việc giảm ngập úng tại các đô thị, khi lượng nước mưa đổ về các tuyến cống thoát nước quá lớn trong cùng một thời điểm. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa coi trọng nguồn tài nguyên này.

Cùng với đó, vấn đề tái tạo nguồn nước cũng chưa được chú trọng cả trong đời sống sinh hoạt cũng như sản xuất. Theo kết quả khảo sát về tình hình sử dụng nước do Trường Đại học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh thực hiện, chỉ có 12,5% doanh nghiệp đang tái sử dụng nước trong hoạt động sản xuất, 15,6% doanh nghiệp cho biết mới chỉ “có ý định” tái sử dụng nước chứ chưa thực hiện, còn lại phần lớn các doanh nghiệp khác cho biết chưa có công nghệ và cũng chưa có ý định tái sử dụng nước.

“Trước đây chúng tôi đã về những vùng như Ninh Thuận, Bình Thuận, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long... và đã khuyến cáo bà con nên xây dựng các ao nhỏ để giữ nước mùa mưa và khuyến cáo doanh nghiệp tái sử dụng lại nguồn nước vì đây là những vùng khan hiếm nước nhưng không được coi trọng. Đến khi hạn hán xảy ra, thiếu nước trầm trọng thì người ta mới nhìn ra lợi ích của những nguồn nước này”, TS Tứ cho biết.

Nhiều chuyên gia đánh giá, sở dĩ doanh nghiệp cũng như người dân chưa chú trọng đến tái sử dụng nguồn nước do chưa có quyết định bắt buộc các doanh nghiệp, các cá nhân, tổ chức tái sử dụng nước thải, cùng với đó cũng chưa có một quy chuẩn về nước tái sử dụng và chi phí đầu tư công nghệ quá cao.
Chưa bắt buộc tái sử dụng nước
Ông Triệu Đức Huy, Phó Giám đốc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra nước quốc gia (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, sở dĩ vấn đề tận dụng nước mưa hay tái sử dụng nguồn nước chưa được coi trọng phần lớn là do người dân cũng như doanh nghiệp chưa ý thức được tầm quan trọng của những nguồn nước này. Riêng đối với việc tái sử dụng nước, nhiều doanh nghiệp cho biết chưa có ý định này do thấy vấn đề thiếu nước ở Việt Nam chưa cấp bách, phí sử dụng nước không quá đắt trong khi đó chi phí đầu tư công nghệ cho tái sử dụng nước lại cao.

Hiện nay, các chính sách khuyến khích tái sử dụng nước vẫn còn nhiều hạn chế. Cụ thể, ngày 8/6/2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 54/2015/NĐ-CP, quy định về ưu đãi đối với hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả. Theo nghị định trên, các hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả được hưởng ưu đãi gồm tái sử dụng nước, sử dụng nước tuần hoàn; thu gom nước mưa để sử dụng cho sinh hoạt; khử muối từ nước lợ, nước mặn thành nước ngọt để sử dụng cho mục đích sinh hoạt; sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, thiết bị, công nghệ sử dụng nước tiết kiệm; áp dụng công nghệ, kỹ thuật, biện pháp tưới tiết kiệm nước trong sản xuất nông nghiệp. Với các hoạt động này, doanh nghiệp sẽ được vay vốn ưu đãi, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định về thuế và tín dụng đầu tư của Nhà nước.

“Đối với những vùng khan hiếm nước Trung tâm Quy hoạch tài nguyên nước quốc gia đã đề xuất giải pháp lưu giữ nước trong lòng đất làm kho nước an toàn, dự phòng sử dụng trong mùa khô. Đặc biệt ở Tây Nguyên, chúng tôi đã nghiên cứu tìm ra các cấu trúc dưới lòng đất có thể lưu giữ nước như những bể ngầm tự nhiên. Với mô hình này cần đầu tư xử lý nước đạt chuẩn khi đưa xuống và kỹ thuật khai thác nước lên. Theo tính toán, chi phí để xây dựng những “bể ngầm” này sẽ rẻ hơn xây dựng hồ chứa”.- Ông Triệu Đức Huy, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra nước quốc gia
Tuy nhiên những chính sách hiện nay mới chỉ dừng lại ở mức độ khuyến khích, động viên doanh nghiệp, người dân chứ chưa phải là quy định bắt buộc nên rất khó để áp dụng trong quá trình sản xuất cũng như sinh hoạt.

Cùng với đó, hiện nay chưa có quy chuẩn cho nước tái sinh dùng cho từng loại mục đích cụ thể. Dẫn đến doanh nghiệp sau khi tái sử dụng nước thải, cũng chưa biết nên sử dụng nguồn nước này vào mục đích gì.

Các chuyên gia nhấn mạnh, trong khi nguồn nước mặt ngày càng khan hiếm và có nguy cơ ô nhiễm cao; nguồn nước ngầm ngày càng cạn kiệt thì việc tận dụng hai nguồn nước mưa và nước tái sinh là giải pháp cần hướng tới trong tương lai.

“Hiện nay, do chưa có quy hoạch tài nguyên nước nên chúng ta chưa tính toán được về trữ lượng và định hướng khai thác như thế nào cho hợp lý. Vì vậy, Nhà nước cần xây dựng Quy hoạch tài nguyên nước, có quy định cụ thể bắt buộc bằng luật về vấn đề tái tạo nguồn nước. Nếu có những chương trình đầu tư hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tận dụng và khai thác tốt hai nguồn nước này sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực và có ý nghĩa về nhiều mặt, cả chính trị, xã hội lẫn kinh tế, môi trường...”, ông Triệu Đức Huy đề xuất.
Tác giả bài viết: Thu Trang
Nguồn tin: baotintuc.vn

Thứ Năm, 7 tháng 4, 2016

Sử dụng nước hiệu quả để ứng phó với thiên tai - Bài 3

Theo tính toán của ngành nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận, tổng nhu cầu tiêu dùng nước của tỉnh hàng năm là hơn 1 tỷ m3 nước và đến 2020, con số tăng lên 1,3 tỷ m3. Tuy nhiên, hiện các hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh chỉ có dung tích trữ đạt khoảng 30% dung tích thiết kế (DTTK).

Củng cố hệ thống hồ chứa thủy lợi

Lượng nước cung cấp cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh ở khu vực Nam Trung Bộ chủ yếu từ các hồ chứa thủy lợi, thủy điện. Tuy nhiên, do lượng nước trữ thấp, hiện hầu hết các hồ đều trong tình trạng không đủ đáp ứng nhu cầu nước sản xuất. Nhu cầu bức thiết hiện nay là nâng cao dung trữ để đảm bảo sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Dung trữ đạt thấp

Theo tính toán của ngành nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận, tổng nhu cầu tiêu dùng nước của tỉnh hàng năm là hơn 1 tỷ m3 nước và đến 2020, con số tăng lên 1,3 tỷ m3. Tuy nhiên, hiện các hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh chỉ có dung tích trữ đạt khoảng 30% dung tích thiết kế (DTTK). Vụ hè thu sắp tới, có 4/21 hồ đủ tưới, số còn lại chỉ đáp ứng được một phần hoặc không có khả năng phục vụ sản xuất. Do thiếu nước tưới nên vụ đông xuân vừa qua, diện tích đất phải tạm dừng sản xuất của tỉnh vào khoảng hơn 5.700 ha và dự kiến đến vụ hè thu, con số sẽ tăng lên hơn gấp đôi.
Khô hạn khiến hồ Ông Kinh thuộc huyện Nhơn Hải (Ninh Thuận) cạn trơ đáy ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp của người dân ven hồ
"Chúng tôi đã kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đầu tư thêm các hồ chứa nước để có khả năng tích nước chống hạn lâu dài, bền vững như: hồ Tân Giang 2, đập hạ lưu sông Dinh, hồ chứa nước sông Than, hồ Kiềm Kiền và sửa chữa hồ Sông Biêu. Bên cạnh đó, cần chú trọng nâng cấp các hệ thống kênh liên hồ chứa và hoàn chỉnh hệ thống kênh mương các hồ thủy lợi đã xây dựng...", ông Trịnh Minh Hoàng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận cho hay.

Còn tại tỉnh Bình Thuận tình trạng cũng không mấy khả quan hơn khi các hồ chứa thủy lợi cũng chỉ có dung tích dự trữ đạt từ 45 - 50% DTTK. Hiện nhiều hồ đã không đủ khả năng cung cấp tưới. Cụ thể, hồ chứa thủy điện Đại Ninh chỉ đạt 20% DTTK, hồ Hàm Thuận đạt 50% DTTK... đều ở mức thấp hơn nhiều so với cùng kỳ. Theo kế hoạch cân đối nguồn nước, do các hồ chứa thủy điện không đủ cho sản xuất nông nghiệp nên đã có gần 16.000 ha, chiếm hơn 40% diện tích lúa trên địa bàn tỉnh phải dừng sản xuất. Dự kiến vụ hè thu sắp tới diện tích phải dừng sản xuất sẽ lên đến trên 20.000 ha.

"Toàn tỉnh có 42 hồ chứa với tổng dung tích hơn 330 triệu m3, năng lực thiết kế tưới 36.367 ha. Hiện các hồ chứa đều có tuổi thọ hơn 10 năm, cao nhất là 37 năm. Những hồ này đều là đập đất, thi công trong điều kiện thiết bị, nhân lực thiếu… giờ đây đã hư hỏng nặng. Nhiều hồ đập khác còn thiếu thiết bị quan sát dòng chảy đến, trạm, thiết bị đo mưa phía thượng nguồn… nên việc quản lý, khai thác quan sát hồ đập thực hiện chủ yếu bằng trực quan là chính, dẫn đến chưa khai thác tốt công năng của các hồ", ông Mai Kiều, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận cho biết.

Quy hoạch các hồ chứa
Theo ông Trịnh Minh Hoàng, giải pháp thủy lợi cấp bách hiện nay đối với Ninh Thuận là phải xây dựng các hồ chứa để điều tiết nước hiệu quả hơn. Theo kế hoạch, tỉnh sẽ phải xây thêm khoảng 22 hồ chứa nữa với tổng dung tích 347 triệu m3 mới đáp ứng nhu cầu dùng nước đến năm 2020. Giải pháp liên thông giữa các hồ chứa và hệ thống kênh mương cũng đang được nghiên cứu nhằm điều tiết nước giữa các lưu vực và các hồ chứa cung cấp nước cho dân sinh và sản xuất. Khi các hệ thống kênh nối mạng trên hoàn thành sẽ giúp Ninh Thuận điều tiết nước tới các vùng khô hạn nhanh chóng, kịp thời, đảm bảo nguồn nước nội tỉnh. Ngoài ra để quản lý các công trình thủy lợi trên địa bàn một cách hiệu quả và bền vững ngành nông nghiệp đã triển khai, thành lập tổ dùng nước cho 65 xã trọng điểm.

Tại Bình Thuận, tỉnh cũng đang đẩy mạnh triển khai nối mạng thủy lợi trên toàn địa bàn và hiện đã đi được gần nửa chặng đường. Cụ thể, khu vực phía bắc tỉnh, nhiều công trình đã hình thành như kênh tiếp nước 812 - Châu Tá, kênh chuyển nước Lòng Sông - Đá Bạc - Vĩnh Tân, Trạm bơm cấp nước khu Lê Hồng Phong... Thời gian tới khi xây dựng xong 2 công trình tuyến kênh Cà Giây - Cây Cà và hồ Sông Lũy sẽ giúp khu vực này giảm đáng kể thiệt hại do khô hạn.

Ông Nguyễn Văn Tỉnh, Phó Tổng Cục trưởng Cục Thủy lợi cho hay, ngành thủy lợi đang ưu tiên xây dựng hệ thống thủy lợi, hồ chứa lớn nhằm tạo nguồn nước tưới, phục vụ sản xuất dân sinh. Với tổng kinh phí đầu tư khoảng 3.360 tỷ đồng, ngành thủy lợi sẽ chú trọng xây dựng hàng loạt hồ chứa nước ở những khu vực thượng nguồn ở các tỉnh Gia Lai, Lâm Đồng, Đắk Lắk... đảm nhận nhiệm vụ dự trữ nước, điều tiết nước... cho các tỉnh hạ du như Bình Thuận, Ninh Thuận... trong suốt thời gian mùa khô.

"Chúng tôi đang triển khai thực hiện và chuẩn bị dự án vay vốn ODA như: Dự án Cơ sở hạ tầng nông thôn khu vực Tây Nguyên, tổng mức đầu tư 1.800 tỷ đồng; Dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập... Ngoài ra, Cục Thủy lợi cũng chủ động đề xuất các danh mục công trình thủy lợi quan trọng bằng nguồn vốn trái phiếu chính phủ giai đoạn 2016 - 2020. Theo đó, với tổng kinh phí khoảng 6.900 tỷ đồng, chúng tôi sẽ đầu tư các dự án bao gồm: hồ chứa Krông H'năng, Ea Hleo (Đắk Lắk), hồ Ia Thul (Gia Lai)... ", ông Tỉnh nói thêm.
Tác giả bài viết: Lê Nghĩa

Nguồn tin: baotintuc.vn

Thứ Ba, 5 tháng 4, 2016

Sử dụng nước hiệu quả để ứng phó với thiên tai - Bài 2

Được mệnh danh là thủ phủ của cây thanh long, tỉnh Bình Thuận cũng đang hướng dẫn, tuyên truyền người dân, doanh nghiệp thay đổi thói quen trong sử dụng nước tưới. Thay vì tưới tràn trề không có định lượng, kế hoạch rõ ràng như thời gian trước, hiện rất nhiều trang trại đã mạnh dạn áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt trên vườn cây thanh long.

Thay đổi thói quen sử dụng nước
Trước tình hình hạn hán và xâm nhập mặn ngày một khốc liệt, việc tưới nước trong lĩnh vực nông nghiệp cần áp dụng theo quan điểm tưới cho cây chứ không phải tưới cho đất. Việc nhân rộng sản xuất nông nghiệp tiết kiệm nước sẽ đảm bảo thỏa mãn nhu cầu nước của cây trồng, vật nuôi, giảm thiểu được sự tổn thất nước.

1. Tưới tiết kiệm
Những ngày cuối tháng 3, con đường đi vào xã An Hải, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) bỏng rát dưới ánh nắng như thiêu như đốt. Qua một chặng đường dài ngoằn ngoèo với 2 bên là những khóm xương rồng xơ xác, khi đến đầu thôn Tuấn Tú, không khí như mát hẳn bởi màu xanh mướt mắt của rau, màu, hoa... Là vùng đất khô cằn có gần 30% là đất bạc màu nhưng bà con nơi đây đã mạnh dạn áp dụng mô hình tưới tiết kiệm, khoan giếng, tận dụng hợp lý nguồn nước ngầm, phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Theo định hướng từ nay đến năm 2020, tỉnh Ninh Thuận sẽ tiếp tục duy trì nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả từ tưới nước tiết kiệm.
Nhờ áp dụng mô hình tưới tiết kiệm, vườn rau màu này vẫn mướt màu xanh giữa tiết trời khô hạn.

Xã đang có 400 hộ nông dân áp dụng mô hình tưới nước tiết kiệm, canh tác trên diện tích 150 ha rau, màu. Khi sử dụng hệ thống này người dân không chỉ tiết kiệm được nước, mà còn tiết kiệm được thời gian, công lao động, lại cho năng suất cao. Dù không có công trình thủy lợi nào, nhưng nhờ mô hình tưới nước tiết kiệm, cây trồng vẫn được tưới đủ nước để sinh trưởng, gia tăng lợi nhuận. “Thông qua Quỹ tài trợ dự án nhỏ cạnh tranh thuộc Dự án Hỗ trợ tam nông, từ nay đến cuối năm chúng tôi sẽ hỗ trợ các hộ thành viên vật tư phân thuốc, máy bơm và ống nước để lắp đặt, mở rộng hệ thống tưới tiết kiệm", ông Nguyễn Tín, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Ninh Thuận cho biết.

Được mệnh danh là thủ phủ của cây thanh long, tỉnh Bình Thuận cũng đang hướng dẫn, tuyên truyền người dân, doanh nghiệp thay đổi thói quen trong sử dụng nước tưới. Thay vì tưới tràn trề không có định lượng, kế hoạch rõ ràng như thời gian trước, hiện rất nhiều trang trại đã mạnh dạn áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt trên vườn cây thanh long. Theo tính toán của bà con, khi sử dụng hệ thống tưới với thời gian một năm, nhà nông tiết kiệm được 50% lượng nước tương đương với khoảng 25 triệu đồng, năng suất tăng thêm 30 - 40%.

"Việc tưới bằng hệ thống này còn giúp nước thấm sâu hơn, không tràn ra khỏi bồn, hạn chế cỏ dại. Nếu kết hợp bộ hút phân trong hệ thống, còn giúp bà con tiết kiệm chi phí bón phân, cây hấp thu phân bón hiệu quả hơn", anh Vũ Đình Chinh ở xã Thuận Thành, huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) nhận xét.

2. Nhân rộng mô hình
Theo ông Hoàng Trung, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, so với cách tưới truyền thống trước kia, mô hình tưới nước tiết kiệm tác động trực tiếp giúp cây trồng phát triển mạnh, tiết kiệm nguồn nước ngầm, nhất là trong điều kiện hạn hán đang diễn ra gay gắt như hiện nay. Mô hình còn giúp tiết kiệm được công lao động, giảm thiểu chi phí sản xuất như công tưới, thuốc bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường...

"Đơn cử như cây thanh long, biện pháp tưới phổ biến của người dân là dùng máy bơm áp lực cao bơm vào đường ống và người lao động cầm ống tưới từng gốc cây. Với cách tưới thủ công này, mức tiêu hao nước ở khoảng 4.800 - 5.200 m3 nước/ha/năm, lượng nước thẩm thấu vào lòng đất chỉ đạt khoảng 30% mà còn làm cho đất bị bão hòa nước, tạo ra dòng chảy mặt, dẫn đến đất bị rửa trôi các chất màu mỡ hoặc hóa lầy sau khi tưới, không tốt cho nông nghiệp. Về lâu về dài, những mô hình tưới tiết kiệm như trên cần phải được nhân rộng, cũng như có chính sách vận động nhà nông tham gia", ông Trung nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Thanh Phương, Phó Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ cho hay, để ứng phó với hạn hán, viện đang tập trung nghiên cứu, xây dựng những mô hình sản xuất theo hướng sử dụng biện pháp tưới nước tiết kiệm cho cây trồng. Những giải pháp, sáng kiến của nông dân trong việc tưới nước tiết kiệm sẽ được nhân rộng đến các địa phương trong nỗ lực vừa giải quyết công ăn việc làm, vừa giảm được chi phí, tiết kiệm nước tưới.

"Dù có nguồn nước phong phú nhưng sử dụng không tiết kiệm thì cũng sớm cạn kiệt. Để khai thác hợp lý nguồn nước, chính quyền địa phương cần phối hợp chặt chẽ với ngành nông nghiệp, tuyên truyền hướng dẫn nông dân áp dụng mô hình tưới nước tiết kiệm cho cây trồng. Tuy nhiên trở ngại lớn nhất lúc này là vốn ban đầu lớn, dao động từ 30 - 100 triệu đồng/ha nên ngành chức năng sẽ sớm có giải pháp hỗ trợ kịp thời giúp người dân mạnh dạn đầu tư", ông Phương nói thêm.
Tác giả bài viết: Lê Nghĩa

Nguồn tin: baotintuc.vn

Sử dụng nước hiệu quả để ứng phó với thiên tai - Bài 1

Tình trng khô hn ti các tnh Tây Nguyên và Nam Trung B đang din biến hết sc phc tp và kéo dài. Trong bi cnh đó, vic s dng ngun nước như thế nào cho hp lý, phát huy hết hiu qu cao nht đang là vn đ cn được người dân và ngành chc năng quan tâm.

Vic s dng nước lãng phí trong sn xut cũng như sinh hot và tình trng ô nhim ngun nước là nhng lý do chính khiến cho ngun nước ngày càng b khan hiếm. Do đó, Vit Nam s gp rt nhiu thách thc v tài nguyên nước trong tương lai gn.

Gia đình ông Trn Đình Tun (Buôn Ma Thut, Đắk Lk) làm ngh trng cà phê đã nhiu năm nay. Phương thc tưới ch yếu gia đình ông áp dng là tưới tràn bng nước giếng đào. Ông Tun cho biết, gia đình ông ch tưới theo thói quen, đến bao gi thy đ nước, đ m thì thôi ch không đo được lượng nước tưới là bao nhiêu. Tuy nhiên, trong tình trng nng hn như hin nay, nước cũng cn nhiu, trước đây, tưới liên tc my tiếng lin vn đ nước. Nhưng, hin nay ch tưới 1 - 2 tiếng là đã hết nước. Tôi đã nghiên cu rt k nhng phương thc tưới tiết kim nước ca Israel như tưới nh git, tưới ngm... Tuy nhiên chi phí đu tư quá cao, tm 70 - 80 triu đng/ha trong khi đó giá cà phê li xung thp nên gia đình không thế đu tư được, ông Tun trăn tr.
Nông nghip là ngành s dng nhiu nước nht hin nay.
Theo các nhà khoa hc Vin Khoa hc k thut nông - lâm nghip Tây Nguyên, do cây cà phê có nhu cu nước cao nên chi phí tưới nước cho cà phê khá tn kém, chiếm t 25 - 30% tng chi phí. Hàng năm, do quy mô trng cà phê ngày càng m rng và din tích tăng nhanh nên c đến mùa khô là các h thng d tr nước ca các đa phương đu khô cn, mch nước ngm ngày càng cn kit. Bà con thường áp dng hai hình thc tưới: Tưới phun mưa hoc tưới gc đu s dng mt lượng nước tưới rt cao. Trung bình mt ln tưới thì mt cây cà phê ch cn 300 - 400 lít nước nhưng người dân thường tưới t 700 - 1.000 lít nước, lượng nước b lãng phí lên ti trên 50 - 70%. Điu này, không nhng gây lãng phí nước, mà còn làm suy gim đ phì nhiêu ca đt do nhiu cht dinh dưỡng trong đt b mang đi theo cùng vi lượng nước dư tha thm xung các tng đt sâu hơn phm vi hot đng b r ca cây cà phê.

Còn ti đng bng sông Cu Long, gia giai đon hn mn din ra khc nghit ti nhiu đa phương, nông dân vn chưa chú trng tiết kim nước ngt trong sn xut. Anh Trn Văn H ng xã Vĩnh Hi, th xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) thường s dng nước khoan đ tưới cho c chc ha hành tím, cho biết, nhà anh khoan giếng s dng đ tưới cho cây hành, dưa hu và s dng trong sinh hot, thường cũng không tính đến nên s dng như thế nào cho tiết kim, được đến đâu hay đến đó. Nhng ngày qua, nng kéo dài nên tn sut tưới cũng tăng lên.

Đại din Chi cc Thy li và Phòng chng lt bão tnh Sóc Trăng, cho rng vic s dng nước ngm đ tưới hoa màu như hin nay ca người dân là rt lãng phí. Bi vi cách tưới như hin nay, người dân ch s dng được khong 20% lượng nước cho tưới tiêu, còn li 80% lượng nước tràn ra ngoài, không th thm thu vào đt đ phc v cho hoa màu. S lãng phí ngun nước ngt không ch khiến cho sn xut nông nghip rơi vào tình trng thiếu nước mà còn khiến xâm nhp mn càng ln sâu vào ni đng.

“Thc tế cho thy hn hán din ra đang ngày càng gay gt, đ hn chế tình trng trên, ngành thy li cũng đã đu tư và hướng dn người dân s dng h thng tưới phun, nhưng vì nhiu lý do người dân không thích s dng theo bin pháp này. Bên cnh đó, nếu ngăn không cho người dân s dng nước ngm thì cũng rt khó bi chúng ta vn chưa cung cp đ nước đ phc v cho sinh hot và sn xut, đi din này cho biết.

TS Đào Trng T , Phó Ch tch Hi Tưới tiêu Vit Nam cho biết, cho đến nay, ngành nông nghip vn được coi là ngành tiêu tn nhiu nước nht vi t l s dng chiếm 70 - 80% ngun nước, tuy nhiên vic s dng nước trong sn xut nông nghip chưa tht s hiu qu.

Cũng theo TS T, Vit Nam có khong 63% trong tng tr lượng ngun nước là bt ngun t bên ngoài lãnh th, an ninh ngun nước ca Vit Nam ph thuc rt ln vào nhng đng thái phát trin trên các con sông quc tế như sông Hng và sông Mê Kông. Lượng nước sinh ra t chính lãnh th Vit Nam chiếm 37% tng lượng dòng chy năm ca đt nước, khong 310 - 315 t m3. Theo tiêu chí đánh giá ca Hi Tài nguyên nước Quc tế, nếu tính riêng lượng tài nguyên nước mt sn sinh trên lãnh th thì thi đim hin ti, Vit Nam đã là quc gia thiếu nước. Do đó, Vit Nam s gp rt nhiu thách thc v tài nguyên nước trong tương lai gn.


Tác gi bài viết: Thu Trang - Đan Phương
Nguồn: dwrm.gov.vn

Bài đăng phổ biến