Để khích lệ được tính tích cực của nhân viên có nhiều cách sau đây là 7 cách hay nhất mà nhà quản lý thường dùng.
Khuyến khích tiền lương.
Tất cả mọi nhân viên đều mong muốn được thoả mãn từ công việc. Đãi ngộ tiền lương là phương pháp quan trọng để đáp ứng nhu cầu sinh tồn của người ta. Có thu nhập họ không chỉ cảm thấy đời sống được bảo đảm, mà còn là tượng trưng của địa vị xã hội, sự thành đạt của họ.
Khuyến khích bằng tiền thưởng.
Phải giữ lời hứa, không thất hứa với nhân viên, thất hứa một lần sẽ mất hàng trăm lần để làm lại.
Không thể bình quân chủ nghĩa, khuyến khích bằng tiền thưởng, nhất định phải làm cho những nhân viên làm việc tốt nhất trở thành người thoả mãn nhất. Như thế, người khác mới thấy hết ý nghĩa của tiền thưởng.
Gắn liền việc tăng tiền thưởng với sự phát triển của doanh nghiệp, để nhân viên hiểu được rằng chỉ khi doanh nghiệp phát đạt, tiền thưởng của mình mới không ngừng được nâng cao.
Khích lệ bằng công việc.
Khích lệ bằng công việc là chỉ việc phong phú hoá công việc. Sở dĩ phải phong phú hoá công việc để có tác dụng khích lệ là vì nó phát huy được tiềm năng của nhân viên.
Trong công việc mở rộng thành tích cá nhân, tăng các dịp biểu dương, tham gia càng nhiều công việc càng phải có trách nhiệm và tính thách thức cao, tạo cơ hội cho sự trưởng thành và thăng tiến cá nhân.
Để cho nhân viên thấy thú vị với công việc căng nhưng không kém phần khó khăn. Điều này đồng thời để các nhân viên làm tốt công việc hằng ngày, còn học cách làm những công việc khó. Có thể động viên nhân viên học các lớp buổi tối để nâng cao kỹ năng của mình từ đó có thể đảm nhận được những công việc quan trọng. Làm những việc khó tạo cơ hội để họ tỏ rõ bản lĩnh. Điều này sẽ tăng cường năng lực của họ khiến họ trở t hành những nhân viên có giá trị. Nếu một nhân viên phát triển được trong công việc, thì họ sẽ là một nhân viên hạnh phúc, có ý chí vươn lên,thì sức sáng tạo, khả năng thông minh của họ sẽ được phát huy một cách đầy đủ.
Biểu dương thật chân thành. Khi công việc của nhân viên hoàn thành xuất sắc, phải có biểu dương xứng đáng, cụ thể “ Cách cậu quản lý tổ thật tuyệt vời. Mình không hiểu nổi cậu làm thế nào mà quản lý họ xuất sắc như vậy, tiếp tục làm tốt như thế nhé”! Cách này sẽ thoả mãn được yêu cầu của nhân viên muốn được người khác tôn trọng, tăng thêm lòng tự tin của họ.
Khích lệ bằng ủng hộ.
Mọi người trong đơn vị, công ty đều cảm thấy một cách rõ ràng rằng : đối với một nhân viên mà nói “ Tôi cho phép cậu làm như vậy” và “ Tôi ủng hộ cậu làm như vậy” hiệu quả của hai cách này hoàn toàn khác nhau. Một người quản lý tốt, cần phải giỏi gợi mở cho nhân viên nêu ra chủ ý, cách làm của mình, rất giỏi trong việc ủng hộ các kiến nghị có tính sáng tạo, giỏi tập trung trí tuệ của nhân viên, khơi dậy trí thông minh đang tiềm tàng trong đầu họ, khiến họ động não, dám sáng tạo.
Yêu tinh thần tự chủ, và những kiến giải độc đáo, yêu quý tính tích cực và sáng tạo của họ. Tạo điều kiện, hoàn cảnh thoải mái, ví dụ như tín nhiệm nhân viên để họ tham gia quản lý. Không gì có thể so sánh được việc tham gia vào việc ra một quyết định. Vì vậy người quản lý xuất sắc nên để nhân viên tham gia vào việc đặt ra các mục tiêu, tiêu chuẩn. Như vậy họ sẽ càng cố gắng, phát huy tốt nhất tiềm năng to lớn của mình.
Khích lệ bằng sự quan tâm.
Được quan tâm và yêu quý là nhu cầu tinh thần của con người. Nó có thể nối liền những trái tim con người ta với nhau, tăng thêm tình cảm, khích lệ mọi người phấn đấu vươn lên. Là một người lãnh đạo, nên quan tâm đầy đủ đến nhân viên, tạo ra bầu không khí hài hoà, yêu thương lẫn nhau. Các nhân viên sống trong tập thể đoàn kết, thân ái, quan tâm lẫn nhau, hiểu nhau, tôn trọng nhau sẽ nảy sinh tình cảm hưng phấn thoải mái, có lợi cho triển khai công việc. Ngược lại, các nhân viên sống trong mối trường lạnh nhạt thì sẽ bị ức chế, cảm thấy cô độc, tinh thần sẽ trầm xuống, tính tích cực sẽ bị triệt tiêu.
Khích lệ bằng thi đua.
Người ta luôn có tâm lý thi đua, cạnh tranh để giành phần thắng, tổ chức các hình thức thi đua cạnh tranh, có thể khơi dậy lòng nhiệt tình. Ví dụ như thi đua biểu diễn thao tác kỹ thuật, thi đua khảo sát kỹ năng, tri thức chuyên môn của công nhân, và có thể triển khai các đợt thi đua xung quanh việc học tập, công tác. Việc tổ chức thi đua, cạnh tranh này có tác dụng rất lớn đối với việc phát triển của cá nhân.
Khích lệ bằng cường hóa.
Cường hoá bao gồm hai phương thức là chính cường hoá và phụ cường hoá. Đối với một hành động nào đó của người ta được khẳng định và khen thưởng khiến hành động đó được củng cố và duy trì. Đó chính là cường hoá. Đối với hành động chính xác của nhân viên, biểu dương và động viên chính là chính cường hoá. Ngược lại việc phủ định và trừng phạt một số hành vi khiến nó giảm bớt, triệt tiêu đi. Đó gọi là phụ cường hoá
(Theo Unicom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét