Thứ Tư, 8 tháng 4, 2015

Taum Sauk - Nhà máy thủy điện "độc nhất" thế giới

Libero.vn Điểm đặc biệt của Taum Sauk so với các nhà máy thủy điện khác, là nhà máy nằm cách xa nguồn nước gần nhất tới hơn 80km.

Thông thường các nhà máy thủy điện được đặt gần nguồn nước hoặc nằm trên các nguồn nước đó, chẳng hạn như các đập trên sông. Tuy nhiên, nhà máy thủy điện Taum Sauk lại nằm cách xa nguồn nước gần nhất - dòng sông Mississippi tới hơn 80 km.
Được xây dựng trên đỉnh của núi St Francois, thuộc vùng Ozarks Missouri, cách St Louis, Lesterville, Missouri (Mỹ) khoảng 140 km về phía Nam, nhà máy thủy điện Taum Sauk có một hồ chứa nước trên cao, được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu điện đỉnh điểm trong ngày.
 
Trong thời điểm nhu cầu điện cao, nước lưu trữ trong hồ chứa hình quả thận trên đỉnh núi Proffit được mở bằng tua-bin, chảy vào một hồ chứa thấp hơn nằm cách đó 2km, trên vùng East Fork, sông Black. Vào ban đêm, khi nhu cầu điện thấp, điện dư thừa có sẵn trên mạng lưới điện được sử dụng để bơm nước trở lại đỉnh núi. Về bản chất, nhà máy điện còn có chức năng như một chiếc pin lớn, lưu trữ nguồn năng lượng dư thừa để sử dụng khi cần thiết.
 
Nhà máy Taum Sauk bắt đầu được xây dựng vào năm 1960 và hoạt động vào năm 1963. Taum Sauk có hai tuabin thủy điện, trong đó mỗi chiếc có khả năng tạo ra 175 MW điện. Năm 1999, chúng được nâng cấp lên mỗi chiếc có khả năng tạo 225 MW điện. Năm 2005, nhà máy bị đóng cửa sau khi hồ chứa nước bị vỡ do mức nước đột ngột tháo ra lên 4 triệu khối mét nước trong vòng 12 phút.
 

Nhà máy trở lại phục vụ sau 4 năm ngừng hoạt động. Hồ chứa trên xây dựng lại, hiện được coi là một cột mốc kỹ thuật - đập bê tông đầm lăn lớn nhất ở Bắc Mỹ. Để ngăn chặn thảm họa khác, 5 hệ thống dự trữ được xây dựng và 9 máy camera đặt xung quanh hồ chứa để giám sát tình hình 24/24 giờ.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến