Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2016

Tâm và Tiền trong tư vấn thiết kế kiến trúc

ashui.com - Một công trình kiến trúc tốt, ngoài quyết định đúng đắn của chủ đầu tư, sự đồng thuận của các cơ quan quản lý và các tổ chức có liên quan còn là chất lượng của đơn vị tư vấn thiết kế và nhà thầu xây dựng. Nếu nhà thầu xây dựng cũng thực hiện tốt bổn phận của họ - có kỹ thuật tốt và rất biết tôn trọng hồ sơ thiết kế thì câu chuyện để nói, để bàn sẽ chỉ còn là công tác tư vấn thiết kế. 


Công trình Bảo tàng văn hóa các dân tộc tỉnh Đắk Lắk / thiết kế: KTS Nguyễn Tiến Thuận (nguồn: Ashui.com)

Một nền kiến trúc cần cái “Tâm” của nhà tư vấn thiết kế

Một trong những điều quan trọng, xác định chất lượng của tư vấn thiết kế đối với sản phẩm của họ đó là thiết kế phí - khoản tiền tương ứng trả công cho lao động và trách nhiệm của họ. Đây chính là mối quan hệ giữa chữ tâm và đồng tiền.

Đã từ lâu lắm rồi, tất cả những người làm nghề tư vấn thiết kế kiến trúc đều hiểu rằng, chi phí trả cho tư vấn Việt Nam (theo định mức của Nhà nước) là rất thấp so với giá tư vấn của nước ngoài - với cùng một loại hình công việc giống nhau (thường thấp hơn từ 4,5 ~ 6 lần, thậm chí đến hơn 10 lần). Các tư vấn Việt Nam biết vậy, “kêu ca” kiến nghị, bàn luận… thì cứ bàn. Song vẫn rất vui vẻ, nếu có công việc suôn sẻ theo đơn giá Nhà nước để làm cũng là tốt lắm rồi! Tại sao vậy? Nhiều người nói thẳng ra rằng - “Tiền nào của nấy”! Tại sao lại nói như vậy được nhỉ?

Chúng ta đều biết rằng, Nhà nước (Bộ Xây dựng) đều có đầy đủ những văn bản pháp quy quản lý, hướng dẫn đầy đủ về sản phẩm của tư vấn thiết kế, cho từng loại hình công việc. Có thể nói, các hướng dẫn của Bộ Xây dựng là khá kỹ, và cũng khó để có một cách hướng dẫn nào khác hơn.

Như vậy, hướng dẫn đã có, tiêu chuẩn về một bộ sản phẩm quy định cho các nhà tư vấn thiết kế phải thực hiện là đủ để xem xét, quản lý. Song trên thực tế, để hiểu các hướng dẫn này thế nào cho đúng, để làm được cho giống nhau… là một vấn đề không dễ dàng, còn là một khoảng cách khá xa so với những gì mà nó cần đạt đến, kể cả về chiều rộng của những vấn đề cần được đề cập trong hồ sơ và chiều sâu của những chi tiết cần được nghiên cứu đầy đủ và chính xác! Vậy ai có thể biết rõ điều này?

Cũng chỉ có nhà tư vấn thiết kế, bởi hơn ai hết, đồ án kiến trúc xây dựng là “con đẻ” của họ, KTS sẽ biết cần phải có một bộ hồ sơ thiết kế như thế nào mới đúng là đầy đủ. Cần phải bỏ thêm bao nhiêu thời gian nghiên cứu nữa mới đảm bảo chất lượng của các sản phẩm tư vấn.

Ở đây không nói đến trường hợp các tổ chức tư vấn thiết kế không có đủ năng lực, trình độ và kinh nghiệm để hiểu đúng công việc mà mình phải làm.

Vậy sản phẩm của tư vấn thiết kế phải qua các khâu quản lý kiểm duyệt của các cơ quan thẩm tra, thẩm định…thì sao? Chúng ta phải hiểu rằng các khâu công tác này cũng không thể thay thế bổn phận của tư vấn thiết kế, trách nhiệm của họ cũng chỉ có thể giới hạn ở những phần cơ bản của bộ sản phẩm thiết kế. Hơn nữa chất lượng sản phẩm của tư vấn thiết kế lại không thuần túy chỉ là những gì cụ thể, trong khi các nhà tư vấn thiết kế lại rất biết cách làm “hàng” của họ.

Chất lượng của sản phẩm thiết kế cũng chỉ có thể nhận thấy được một phần nào trong quá trình diễn biến xây dựng, khó khăn đâu thì cùng nhau giải quyết và cuối cùng thì công trình cũng được xây dựng xong, “tiền nào của nấy” rồi cũng xong.

Thời gian cứ trượt đi, đã lâu lắm rồi, hàng ngàn công trình kiến trúc đã ra đời theo cách như vậy. Các nhà tư vấn thiết kế rất hiểu về quy trình và rất biết cách ứng xử qua các giai đoạn công việc mà họ phải làm. Nhưng một điều sâu xa của hệ thống này, chỉ đến khi ngồi vào hội thảo, chỉ đến khi tổng kết một chặng đường đã qua của nền kiến trúc Việt Nam… hầu như chúng ta không mấy tự hào về nó.

Trong phạm vi câu chuyện này, chúng ta chỉ nói về trách nhiệm của tư vấn thiết kế, trước lịch sử xây dựng của đất nước. Có phải là “tiền nào của nấy” hay không, cái “Tâm” của nhà tư vấn thiết kế để ở đâu?

Có thể nói ai cũng hiểu rằng hầu hết các KTS được đào tạo với cái nghề mà “Tâm” của họ chỉ nghĩ cho công việc tương lai. Thiết kế chính là công việc lập kế hoạch cho tương lai, là gửi gắm những “mơ ước” - ý đồ của mình trên giấy. Dù ở trình độ nào thì bản năng của các KTS là như vậy và cái “Tâm” của họ là như vậy. Nó luôn có ở trong mỗi người, chỉ có điều trong một hoàn cảnh nào đó, nó không được thức tỉnh mà thôi.

Công trình Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ / thiết kế: KTS Nguyễn Tiến Thuận (nguồn: Ashui.com)

Thiết kế phí phải đủ dùng vào những việc gì?

Quan niệm thế nào cho đúng về thiết kế phí. Nếu hiểu rằng đó là một khoản tiền để trả công cho thời gian và sản phẩm của nhà tư vấn thiết kế, đủ để họ sống thì đơn giản quá. Chúng ta cần phải hiểu rằng tư vấn thiết kế là những công việc không thể là sản phẩm của một người, mà là sản phẩm phối hợp của nhiều chuyên gia, của một tổ chức tư vấn. Chi phí cho tổ chức tư vấn để có thể hoạt động được bình thường, có thể phải kể đến tối thiểu như sau:

- Cơ sở vật chất, văn phòng làm việc và các trang thiết bị văn phòng phẩm, máy móc và các phần mềm cần thiết… Đây là những chi phí rất lớn, đòi hỏi tổ chức tư vấn phải thường xuyên mua sắm, thay thế và cập nhật. Phải đủ các công cụ mạnh mới có thể đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu và làm ra sản phẩm.

- Phải có một đội ngũ chuyên gia đủ mạnh, có mức lương đảm bảo đủ cho cuộc sống của họ ổn định, yên tâm công việc mà họ đang làm.

- Phải đủ chi phí trang trải cho những rủi ro mà thực tế là một đặc thù của nghề nghiệp. Đây là những việc rất bình thường của các tổ chức tư vấn thiết kế kiến trúc (không phải do năng lực yếu kém), kể cả những rủi ro khách quan từ phía đối tác.

- Phải đủ phương tiện và chi phí đi lại trong quá trình giám sát tác giả. Đây cũng là một trong những khoản chi phí rất lớn, phải chi trả trong nhiều năm theo thời gian công trình xây dựng. Sự tích cực có mặt ở công trường của tác giả thiết kế sẽ giúp cho công trình nâng cao chất lượng rất nhiều.

- Phải có đủ các chi phí để thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ chuyên gia của tổ chức mình (phải cập nhật thông tin, công nghệ, đi nước ngoài thăm quan, học hỏi, tham dự các hội thảo khoa học, đầu tư cho các đề tài nghiên cứu khoa học, nghiên cứu chế tạo thử, làm mẫu…). Đây là những khoản chi phí rất lớn, hiện tại ở Việt Nam rất ít các tổ chức tư vấn làm tốt được các công việc này. Trong khi đây lại là những công việc quan trọng số một để phát triển nâng cao chất lượng sản phẩm tư vấn.

Còn rất nhiều các khoản chi phí khác chưa thể kể ra đây trong hoạt động hàng ngày của các tổ chức tư vấn thiết kế.

Thế mới biết rằng, các tổ chức tư vấn thiết kế nước ngoài được trả thiết kế phí cao hơn chúng ta rất nhiều lần là có cái lý của họ! Và nền kiến trúc của họ luôn hiện đại, với những sáng tạo không ngừng là vậy.

Sự thật khó gỡ

Hiện tại, các tổ chức tư vấn thiết kế kiến trúc Việt Nam đang phải bươn chải hàng ngày với nghề nghiệp của mình. Họ phải làm quá nhiều việc, trong một năm đáng ra họ chỉ phải làm một hai công trình là đủ để chi phí cho doanh nghiệp, song thực tế họ phải làm tới cả chục công trình mà vẫn không đủ để nuôi sống nhau! Đây là chưa kể đến họ phải làm nghề trong một môi trường mà thủ tục vô cùng phức tạp. Vậy thử hỏi thời gian đâu để nghiên cứu sâu, làm kỹ, kể cả có cái “Tâm” cũng không thể tốt hơn được.

Như trên đã nói, đối với tư vấn thiết kế Việt Nam có công việc làm là tốt rồi, họ đã quen rồi, quen cách làm “bài” và trả “bài” rồi. Cứ như thế lâu dần, từ thế hệ này sang thế hệ khác, quan niệm về một cái “đúng” đã được xác lập và truyền cho nhau. Đầu tiên là “bệnh”, sau trở thành “mãn tính”, mãn tính kéo dài sẽ không còn là bệnh nữa. Hệ thống của Việt Nam quy định như thế và họ đã hoàn thành như thế. Các KTS dẫu có hiểu sâu sắc về câu chuyện này cũng khó có thể đánh thức cái “Tâm” của mình trỗi dậy được.

Kết quả là gì? Chúng ta chỉ có thể có một nền kiến trúc như trong các hội thảo, các tổng kết đã nói - không mấy tự hào!

Câu chuyện làm nghề của các tổ chức tư vấn thiết kế kiến trúc Việt Nam đã trở thành một thứ “văn hóa hành nghề” không dễ thay đổi. Vấn đề chỉ có thể khác khi có một quan niệm đúng về sự hy sinh cho công việc của họ.
TS.KTS Nguyễn Tiến Thuận

(Tạp chí Kiến trúc Việt Nam)

Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2016

Điện than và sự trả giá!

Cho dù độ lượng và có cái nhìn chia sẻ đến đâu chăng nữa thì vẫn phải khẳng định rằng, sản xuất điện từ than đá là “hạ sách” trong thời đại văn minh hiện nay, bởi sự ảnh hưởng của nó đến môi trường sống của con người, không chỉ hiện tại mà cả cho con cháu mai sau.


Trong cuộc hội thảo “Công nghệ nhiệt điện than và môi trường” do Bộ Công Thương tổ chức mới đây cho biết, hiện nay, hệ thống điện Việt Nam đã phát triển lớn mạnh, đứng thứ 31 trên thế giới và thứ 2 trong các nước ASEAN. Công suất hệ thống đạt 40 nghìn MW, sản lượng điện sản xuất năm 2015 đạt 162 tỷ KWh. Trong đó, về công suất thủy điện chiếm 41%, nhiệt điện than 33%, nhiệt điện khí 31%, còn lại là năng lượng tái tạo. Về sản lượng, thủy điện chiếm 38%, nhiệt điện than 30% và nhiệt điện khí là 29%.

Tuy vậy, theo quy hoạch sản xuất nhiệt điện than đến năm 2020 sẽ chiếm khoảng 49,3% điện sản xuất và đến năm 2025, riêng điện than đã có tổng công suất khoảng 45.800MW, chiếm khoảng 55% điện sản xuất, tiêu thụ khoảng 95 triệu tấn than.

Chúng ta thử tưởng tượng với lượng than đốt hằng năm “khủng” như vậy, liệu có bao nhiêu triệu tấn chất thải rắn và khí độc hại thoát ra môi trường?

Có nhiều ý kiến cho rằng đây là nhu cầu tất yếu về sự phát triển của nền kinh tế đất nước và là con đường duy nhất về điện năng, trong khi nước ta còn nghèo, không có điều kiện để phát triển năng lượng tái tạo (NLTT), như điện gió, điện mặt trời...

Có lẽ cũng nên nhắc lại lời cảnh báo cách đây ít lâu của TS Đặng Đình Thống (Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam) rằng, Việt Nam phải thay đổi ngay lập tức cách tư duy về phát triển NLTT trước khi quá muộn.

Theo ông, từ nhiều chục năm nay, chúng ta đã có những đánh giá và định kiến không tốt đối với NLTT nói chung và điện NLTT nói riêng. Những định kiến phổ biến nhất bao gồm: một là NLTT quá đắt và do đó là các nguồn năng lượng không kinh tế; hai là NLTT khó có thể trở thành nguồn năng lượng thương mại vì khó có thể đáp ứng về công suất và chất lượng điện năng đối với các phụ tải lớn, phụ tải công nghiệp.

Thế nhưng hiện nay, các tiến bộ về khoa học - công nghệ đã và đang đảo ngược tình thế, và ở nhiều nước trên thế giới, chúng đã cạnh tranh ngang ngửa với nguồn điện từ năng lượng hóa thạch.

Chẳng hạn, Vương quốc Dubai vừa thiết lập kỷ lục thế giới mới về giá điện mặt trời với mức giá thấp kỷ lục, chỉ 3 cent/KWh (tương đương 666 VNĐ) cho mỗi KWh điện.

Vậy đâu có đắt?

Theo Báo xây dựng

Thứ Tư, 12 tháng 10, 2016

Account

NA################################## NA################################## NA################################## NA################################## NA################################## NA################################## NA##################################
STTThuGhi chúChiGhi chú
Tháng 10/2016500a Đức chuyển50Đổ xăng
NT4240Lương tháng 10100Thẻ điện thoại
NT1000Thủy điện Nậm Bụm50Đổ xăng
NT1000Thủy điện Nậm Đích30Nước mía, mì tôm
Tổng cộng6740---230R---
Số dư: 6510k

Thứ Năm, 6 tháng 10, 2016

Triển khai công nghệ khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên nước ở Cao nguyên đá Đồng Văn

Ngày 03/10/2016, tại huyện Đồng Văn, UBND tỉnh Hà Giang tổ chức Hội nghị bàn các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án “Nghiên cứu triển khai thực hiện công nghệ khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên nước ở vùng núi đá vôi Việt Nam, áp dụng thử nghiệm ở khu vực thuộc Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang” (gọi tắt là KaWaTech).
KaW aTech là một dự án trong chương trình hợp tác theo Nghị định thư giữa Chính phủ Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức được thực hiện tại Hà Giang. Dự án nhằm nghiên cứu triển khai công nghệ khai thác, sử dụng tài nguyên nước ở các vùng núi đá vôi từ đó đưa ra giải pháp cấp nước bền vững cho người dân trong vùng Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn. Dự án được triển khai từ tháng 02/2014. Đây là dự án được các chuyên gia Đức đầu tư máy móc và chuyển giao công nghệ cấp nước không dùng điện theo công nghệ mới (PAT). Bộ Khoa học và Công nghệ hỗ trợ trên 3 tỷ đồng; UBND tỉnh Hà Giang đối ứng nguồn vốn trên 50 tỷ đồng.
Lãnh đạo UBND tỉnh Hà Giang cùng các chuyên gia kiểm tra tiến độ thực hiện các hạng mục dự án KaWaTech tại thủy điện Séo Hồ thuộc xã Thài Phìn Tủng, huyện Đồng Văn, Hà Giang.
Qua một thời gian triển khai, đến nay các chuyên gia Đức đã phối hợp với Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản Việt Nam cùng với tỉnh Hà Giang đã tiến hành 18 đợt điều tra nghiên cứu tại huyện Đồng Văn. Xây dựng đường ống áp lực và các hạng mục công việc liên quan đến chuyển giao công nghệ nên đã xin giãn tiến độ. Đối với 2 tổ bơm đáp ứng yêu cầu bơm nước lên cao trình 600 mét với công suất từ 1.555m3/ngày đêm đã được lắp đặt tại thủy điện Séo Hồ thuộc xã Thài Phìn Tủng, huyện Đồng Văn theo chỉ đạo kỹ thuật của chuyên gia Đức.

Hiện nay các dự án: Nâng cấp hạ tầng kỹ thuật phục vụ lắp đặt hệ thống cấp nước theo công nghệ mới PAT; dự án xây dựng hệ thống phân phối nước cho thị trấn Đồng Văn và các khu lân cận từ ứng dụng công nghệ mới PAT; dự án đầu tư xây dựng đường ống áp lực cho Mudun cấp nước không dùng điện đang khẩn trương triển khai. Các hạng mục dự kiến hoàn thành vào tháng 9/ 2016 nhưng do một số vướng mắc về giải phóng mặt bằng, đường giao thông bị sạt lở do mưa bão, lũ quét và việc giải ngân nguồn vốn còn chậm nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ của dự án đề ra./.
Nguồn tin: Báo ảnh Dân tộc và Miền núi

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2016

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong quản lý tài nguyên nước

Ngày 21/9, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo tổng kết dự án “Tăng cường năng lực cho Trường Đại học Thủy lợi và Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Hà Nội trong bối cảnh biến đổi khí hậu”. Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Chu Phạm Ngọc Hiển đã tham dự và phát biểu tại Hội thảo.

Tham dự Hội thảo có bà Nienke Trooster, Đại sứ Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam; đại diện lãnh đạo hai Bộ TN&MT và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đại diện hai trường Trường Đại học TN&MT Hà Nội và Trường Đại học Thủy lợi, cùng đại diện sinh viên của hai trường.
Trao bằng khen và phần thưởng cho các sinh viên giỏi
Dự án “Tăng cường năng lực cho Trường Đại học Thủy lợi và Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Hà Nội trong bối cảnh biến đổi khí hậu” (NICHE VNM 106) nằm trong khuôn khổ Thỏa thuận Đối tác chiến lược giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hà Lan về thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý nước đã được Thủ tướng hai nước ký ngày 04/10/2010. Dự án được thực hiện tại hai trường trong 5 năm 2012 – 2016 tại Việt Nam.

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Chu Phạm Ngọc Hiển khẳng định Dự án đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường năng lực cho hai trường đại học thuộc Bộ TN&MT và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Dự án đã được đánh giá là một trong những dự án NICHE thực hiện tại Việt Nam thành công nhất cho đến thời điểm này. Thứ trưởng đánh giá cao các kết quả mà dự án đã đạt được cũng như những lợi ích trực tiếp và gián tiếp mà dự án mang lại cho các đơn vị thuộc Bộ TN&MT nói riêng và các Bộ liên quan nói chung.
Thứ trưởng Chu Phạm Ngọc Hiển cho biết, trong những năm qua, lĩnh vực tài nguyên nước được nhà nước và xã hội đặc biệt quan tâm do những vấn đề hạn hán, xâm nhập mặn, lũ lụt, ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Vì vậy, tăng cường năng lực đào tạo và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Toàn cảnh Hội thảo
Sự hợp tác giúp đỡ trong giáo dục đào tạo và nghiên cứu của Hà Lan đã giúp các trường đại học tại Việt Nam từng bước hợp tác và hội nhập nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, tham gia và mạng lưới giáo dục quốc tế với tư cách là một đối tác chính trong mọi lĩnh vực nghiên cứu. Với định hướng ấy, Bộ TN&MT đã hết sức ủng hộ và tạo mọi điều kiện tốt nhất để Trường Đại học TN&MT Hà Nội hoàn thành các mục tiêu dự án đề ra, góp phần nâng cao vị thế của Nhà trường trong xu thế hội nhập và phát triển.

“Thành công và kinh nghiệm thực hiện các dự án NICHE tại Việt Nam, đặc biệt là tại các trường đại học là nguồn lực quan trọng góp phần thúc đẩy quá trình phát triển của các trường nhanh, mạnh và bền vững; từng bước đưa vị thế các trường lên một tầm cao mới theo xu hưóng hội nhập với nền giáo dục tiên tiến của thế giới.” - Thứ trưởng Chu Phạm Ngọc Hiển nhấn mạnh.

Để phát triển bền vững các kết quả của dự án NICHE VNM 106 đạt được, Thứ trưởng Chu Phạm Ngọc Hiển mong muốn và đề nghị Chính phủ Hà Lan tiếp tục hỗ trợ cho Trường Đại học TN&MT Hà Nội tăng cường năng lực trong giáo dục đào tạo và đặc biệt là năng lực nghiên cứu khoa học.  Sự hỗ trợ của Hà Lan không chỉ giúp Việt Nam có được nguồn nhân lực chất lượng cao về quản lý tài nguyên nước mà còn đẩy mạnh mối quan hệ bền chặt giữa hai quốc gia Việt Nam – Hà Lan.
Bà Nienke Trooster, Đại sứ Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam phát biểu tại Hội thảo
Phát biểu tại Hội thảo, bà Nienke Trooster, Đại sứ Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam bày tỏ sự vui mừng trước thành công của dự án đã mang lại. Bên cạnh tăng cường năng lực cho hai trường Đại học TN&MT Hà Nội và Đai học Thủy lợi, dự án đã giúp các sinh viên giải quyết các vấn đề trong xã hội chứ không chỉ tập trung vào lý thuyết. Bà mong muốn các sinh viên và học viên của hai trường sau khi tốt nghiệp sẽ đóng góp vào công cuộc phát triển bền vững Việt Nam.

Dự án đã xây dựng thêm 3 khóa học thạc sĩ về Kỹ thuật bờ biển, Quản lý vùng ven biển và Quản lý thiên tai tại Đại học Thủy lợi, sau khi khóa Thạc sĩ đầu tiên về quản lý tổng hợp tài nguyên nước được triển khai thành công vào năm 2013. Hai trường đã có hơn 40 sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo đại học về quản lý tổng hợp tài nguyên nước; 07 thạc sỹ theo chương trình tiên tiến; tổ chức gần 10 khóa học tập, bồi dưỡng ngắn hạn. Bên cạnh đó, năng lực nghiên cứu và giảng dạy của giảng viên tại hai trường cũng được tăng cường đáng kể.
Theo Monre.gov.vn

Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2016

Quy định mới về việc xác định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Thông tư số 24/2016/TT-BTNMTquy định việc xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 25/10/2016.
(Ảnh minh họa: Bích Liên)
Theo đó, thông tư quy định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoat được xác định trên nguyên tắc: đảm bảo ngăn ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực đến chất lượng nguồn nước của công trình khai thác nước để cấp cho sinh hoạt và các chức năng khác của nguồn nước; phù hợp với điều kiện địa hình, địa chất, địa chất thuỷ văn, chế độ dòng chảy, đặc điểm nguồn nước, quy mô khai thác, sơ đồ bố trí công trình và các đặc điểm khác liên quan đến việc bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt; phù hợp với hiện trạng sử dụng đất và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của khu vực có công trình khai thác nước để cấp cho sinh hoạt.

Công trình khai thác nước để cấp nước cho sinh hoạt hoặc cấp nước cho nhiều mục đích, trong đó có cấp nước cho sinh hoạt phải xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, bao gồm: công trình khai thác nước mặt với quy mô trên 100 m3/ngày đêm và công trình khai thác nước dưới đất với quy mô trên 10 m3/ngày đêm.

Với khai thác nước mặt, phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh của các công trình khai thác nước mặt trên sông, suối, kênh, rạch để cấp cho sinh hoạt bao gồm phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với sông, suối, kênh, rạch mà công trình đó khai thác và vùng thượng lưu, hạ lưu tính từ vị trí khai thác nước của công trình.

Trường hợp công trình khai thác nước với quy mô trên 100 m3/ngày đêm đến dưới 50.000 m3/ngày đêm thì phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh không nhỏ hơn 1.000 m về phía thượng lưu và 100 m về phía hạ lưu đối với khu vực miền núi; 800 m về phía thượng lưu và 200 m về phía hạ lưu đối với khu vực đồng bằng, trung du.

Trường hợp công trình khai thác nước với quy mô từ 50.000 m3/ngày đêm trở lên thì phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh không nhỏ hơn 1.500 m về phía thượng lưu và 100 m về phía hạ lưu đối với khu vực miền núi; 1.000 m về phía thượng lưu và 200 m về phía hạ lưu đối với khu vực đồng bằng, trung du.

Các công trình khai thác nước mặt từ hồ chứa để cấp cho sinh hoạt thì phạm vi bảo hộ vệ sinh tính từ vị trí khai thác nước của công trình và quy định: không nhỏ hơn 1.500 m đối với trường hợp công trình khai thác nước từ hồ chứa trên sông, suối và không vượt quá chỉ giới hành lang bảo vệ nguồn nước của hồ chứa; toàn bộ khu vực lòng hồ đối với trường hợp công trình khai thác nước từ hồ chứa.

Với công trình khai thác nước dưới đất để cấp cho sinh hoạt có quy mô trên 10m3/ngày đêm đến dưới 3.000 m3/ngày đêm thì phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh không nhỏ hơn 20 m tính từ miệng giếng. Với công trình có quy mô từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên thì phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh không nhỏ hơn 30m tính từ miệng giếng.

Thông tư cũng quy định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sinh sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt; tổ chức trực tiếp quản lý, vận hành công trình khai thác nước; Sở TN&MT và Ủy ban nhân dân các cấp trong việc phối hợp xác định, công bố công khai vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt và thực hiện các biện pháp bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt./.
BL
Nguồn: Dangcongsan.vn

Thứ Ba, 13 tháng 9, 2016

Vỡ đường ống thủy điện Sông Bung 2, nhiều công nhân bị cuốn trôi

Khoảng 17h ngày 13/9, đường ống dẫn nước từ đập về nhà máy thủy điện Sông Bung 2 (Nam Giang, Quảng Nam) bị vỡ, cuốn trôi nhiều công nhân.
Nước lũ và nước từ đường ống dẫn tràn vào nhà dân bên dưới đập.
Khoảng 17h, lũ thượng nguồn đổ về gây tràn, vỡ đường ống dẫn nước từ đập về nhà máy thủy điện Sông Bung 2 (xã Zuôih, Nam Giang). Dòng nước đỏ quạch cuốn trôi 2 máy múc đang làm việc dưới thân đập khiến 2 công nhân mất tích.

16 người khác làm việc gần đó hiện chưa có thông tin do địa bàn xa, địa hình đồi núi hiểm trở, lực lượng cứu hộ chưa thể tiếp cận.

Ông Ngô Việt Hải, Tổng giám đốc Tổng công ty Phát điện 2 (chủ đầu tư Thủy điện Sông Bung 2) cho biết đây là sự cố nước tràn qua cống dẫn dòng ở dưới thân đập thủy điện, với khoảng 13 triệu m3. Đơn vị đóng cống dẫn dòng để tích nước hồ chứa chuẩn bị phát điện. Tuy nhiên, mấy ngày qua mưa bão, lũ lớn về nên nước tràn xuống phía hạ lưu.

"Sau sự cố, toàn bộ công trình chính an toàn", ông Hải nói và cho biết 2 công nhân vận hành máy múc của nhà thầu mất tích do lũ tràn qua nhanh, không kịp chạy. Phía chủ đầu tư chưa ghi nhận thiệt hại về người với dân cư địa phương. “Lúc đầu nước đột ngột chảy như lũ quét, sau đó không có vấn đề gì nữa. Chúng tôi đang tập trung khắc phục, xử lý”, ông Hải thông tin.
Tổng quan khu nhà máy thuỷ điện Sông Bung 2, thời điểm tháng 7/2015. Ảnh: Ban quản lý dự án TĐSB2
Đến 21h30, ông Huỳnh Khánh Toàn, Phó chủ tịch tỉnh Quảng Nam cho hay, còn khoảng 10 km nữa là đoàn công tác sẽ tiếp cận hiện trường. Nguyên nhân bước đầu là nước lũ từ thượng nguồn đổ về với lưu lượng rất lớn (theo hệ thống quan trắc tự động khoảng 560 m3/s), ảnh hưởng trực tiếp đến đường ống dẫn nước từ đập vào nhà máy và cuốn trôi 2 công nhân.

Phó chủ tịch tỉnh khẳng định đến nay toàn bộ công trình thủy điện vẫn an toàn và bác bỏ thông tin một số người dân đi đãi vàng dưới khu vực hạ lưu bị nước tràn cuốn mất tích.

Dự kiến 9h sáng 14/9, UBND tỉnh sẽ chủ trì cuộc họp báo để thông tin vụ việc.
Nhóm phóng viên
Theo vnexpress.net
Nhà máy thủy điện Sông Bung 2 (xã Zuôih, huyện Nam Giang) nằm trong bậc thang thủy điện thuộc hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn, khởi công năm 2012, công suất lắp đặt 100 MW, sản lượng điện trung bình hàng năm 425,57 triệu kWh. Tổng mức đầu tư công trình hơn 3.600 tỷ đồng, đến tháng 5/2016 bị đội vốn lên 1.600 tỷ đồng. Cuối tháng 8, thủy điện Sông Bung 2 bắt đầu tích nước. Quảng Nam hiện là địa phương có mật độ thủy điện lớn nhất nước với hơn 40 công trình.

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2016

Đập thuỷ điện: Lợi bất cập hại?

Thuỷ điện được coi là một trong những nguồn năng lượng tái sinh sạch nhất và rẻ nhất, có sẵn để sản xuất trên quy mô lớn. Tuy nhiên, nếu phân tích kỹ, về mặt môi trường cái hại của thuỷ địên khá lớn, đôi lúc cái hại hơn lợi.

Trước khi, trong khi và sau khi xây đập xong, thiên nhiên bị phá hoại tỷ lệ thuận với quy mô của đập. Từ đó thường xuyên tồn tại nhưng nguy cơ xảy ra các tai nạn vào bất cứ lúc nào.
Các đập thủy điện ảnh hưởng đến môi trường nhiều hơn người ta vẫn nghĩ. (Ảnh: Internet).
Trước khi xây đập

Trước hết, địa điểm thích hợp để xây đập thủy điện thường là miền núi có sông chảy qua. Tại đây có hệ sinh thái rừng với động thực vật và người dân đang sống trong vùng. Để xây đập và hồ chứa nước phải khai quang một diện tích rừng rất lớn, kể cả vùng rừng xung quanh. Chính điều này sẽ huỷ hoại phần lớn Thiên nhiên, làm mất đi môi trường sinh sống lâu đời của động thực vật, trong đó có những loài đặc hữu, quý hiếm.

Việc xây đập và hồ chưa nước buộc dân địa phương phải di chuyển nơi sinh sống. Cuộc sống của họ bị đảo lộn. Nền văn hoá và phong cách sống của họ không thể bảo tồn được như xưa nữa. Trong đa số trường hợp, nơi ở mới không thuận lợi bằng nơi họ đang sống và việc đền bù không thể bù đắp lại được những thiệt hại và tổn thất mà họ phải chịu đựng. Tất cả phải làm lại từ đầu trên vùng đất mới với những điều kiện rất khó khăn và không phải có thể giải quyết nhanh chóng.

Khi con đập hoạt động

Tại địa điểm xây dựng, sông không tồn tại nữa, một hồ nhân tạo khổng lồ xuất hiện. Với điều kiện nước đứng yên của những hồ nước mới sẽ thu hút các côn trùng lan truyền bệnh tật. Những người dân sống gần đập sẽ phải đối phó với nguy cơ lớn đối với sức khoẻ.

Vì các đập thường được xây trên núi, nên nhiều vụ lở đất và trượt đất đã xảy ra. Khi đột nhiên xây những con đập để giữ nước ở độ cao hàng trăm, có khi hàng nghìn mét so với mặt biển nền đất sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này đã xảy ra đối với con đập Vajont vào năm 1963, khiến 2000 người bị chết do đất trượt.

Phục hồi khó hơn xây dựng

Thiệt hại đã gây ra khi phá rừng, đào hồ chứa nước làm Thiên nhiên khó có thể phục hồi. Khi sinh thái bị phá huỷ cần hàng trăm năm mới xây dựng lại được một sự cân bằng mới và cũng có thể vĩnh viễn bị huỷ hoại.

Thế nhưng người ta vẫn ngăn sông đắp đập để đáp ứng các nhu cầu của công nghiệp. Làm thế nào để có phương án thay thế trước khi chúng ta phá huỷ những con sông là điều mà các nhà chiến lược phải cân nhắc một cách toàn diện.

Theo Vietnamnet

Thứ Hai, 22 tháng 8, 2016

Chuyên gia Việt cảnh báo tác hại khi Trung Quốc 'giữ lũ' Mekong

Chuyên gia hàng đầu về Mekong khẳng định các đập thủy điện của Trung Quốc giữ lại nước nhằm giảm lũ ở hạ nguồn gây tác động xấu đối với Việt Nam.

"Mấy năm nay đồng bằng sông Cửu Long bị mất lũ, là điều rất nguy hại. Chúng ta cần hiểu khái niệm lũ đẹp, tức là lũ giúp điều hoà nguồn nước vào đồng bằng, làm vệ sinh cho đồng ruộng. Lũ cũng sẽ mang phù sa cho trồng trọt, nguồn thức ăn trôi nổi cho nhiều loại cá và giúp giảm xâm nhập mặn ở khu vực này", ông  Đào Trọng Tứ, nguyên phó tổng thư ký Uỷ ban sông Mekong Việt Nam, trao đổi với VnExpress.

Theo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, mực nước vùng đầu nguồn sông Cửu Long thời điểm giữa tháng 8 rất thấp. Trên sông Tiền, tại Tân Châu mực nước cao nhất chỉ 1,36 m; trên sông Hậu tại Châu Đốc là 1,20 m; thấp hơn cùng kỳ năm trước khoảng 40-50 cm.

"Đến nay, chưa có dấu hiệu gì báo lũ về vùng đầu nguồn", ông Khương Lê Bình, Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Đồng Tháp, cho biết.

Là một chuyên gia hàng đầu về vấn đề sông Mekong, ông Tứ cho biết các đập thuỷ điện đã giữ lại một lượng lớn phù sa của con sông, trong khi ước tính 50% phù sa của đồng bằng sông Cửu Long là từ trên thượng nguồn đổ về.

Về phía Trung Quốc, các quan chức nước này khi trao đổi với một nhóm phóng viên Việt Nam thăm một số đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mekong hồi giữa tháng 6, cho biết Trung Quốc hiện có tổng cộng 6 đập thủy điện đang vận hành ở khu vực này, theo thứ tự từ Bắc xuống Nam là Công Quả Kiều, Tiểu Loan, Mạn Loan, Đại Triều Sơn, Nọa Trát Độ và Cảnh Hồng.

Ông Vương Hồng Minh, Vụ hợp tác quốc tế, Khoa học và công nghệ, Bộ Thủy lợi Trung Quốc, cho hay đặc điểm chung của các đập thủy điện là dùng để phát điện chứ không phải là "tiêu thụ nước". Trung Quốc giữ lại nước trên thượng nguồn nhưng sau đó vẫn xả xuống hạ du, chỉ làm "thay đổi quy trình chứ không làm mất nước đi nơi khác".

"Khi các quốc gia ở hạ lưu đang vào mùa mưa, họ không cần nhiều nước, lúc đó Trung Quốc sẽ tích nước để nhà máy điện hoạt động. Khi vào mùa khô, Trung Quốc sẽ xả nước. Quy trình này có tác dụng ngăn lũ, chống hạn cho các nước hạ du", ông Vương nói.

Phản bác lại ý kiến này, ông Tứ đánh giá khi một quốc gia tích trữ nước của dòng sông tự nhiên thì cơ chế xả nước sẽ vận hành theo phụ tải điện của nước đó.

"Việc xây đập thủy điện không phải làm để xả nước, nếu không tích nước thì không thể phát điện. Câu chuyện đó với đồng bằng sông Cửu Long là gây nên tình trạng bị mất lũ", ông Tứ nói.

Thiếu cơ chế chia sẻ thông tin

Là người theo dõi tình hình ở sông Mekong nhiều năm, ông Tứ cho biết một trong những vấn đề chính ở khu vực này là Trung Quốc vẫn chưa chia sẻ thông tin về cơ chế hoạt động của các đập thủy điện của họ với 4 nước thuộc hạ lưu, gồm Việt Nam, Thái Lan, Campuchia và Lào. Đây là các nước thành viên của Ủy hội sông Mekong (MRC). Điều đó khiến những nước hạ nguồn bị động trong việc sử dụng nguồn nước, nhất là khi xảy ra tình trạng hạn hán trong mùa khô.

Giải thích về việc này, ông Vương Hồng Minh, Bộ Thủy lợi Trung Quốc cho hay Bắc Kinh có chia sẻ thông tin trong mùa lũ với các nước MRC, nhưng họ không làm việc này vào mùa khô.
Đập thuỷ điện Tiểu Loan của Trung Quốc có tổng dung tích 15 tỷ m3.
"Vào mùa khô thông tin về lưu lượng ở thượng nguồn bị tác động bởi các yếu tố như độ bốc hơi, nước ngầm, lượng mưa nên không có nhiều tác dụng cho dự báo. Theo thông lệ quốc tế thì chúng tôi không cung cấp thông tin vào mùa này", ông Vương nói.

Không đồng tình với lập luận này, ông Tứ cho hay thông tin về hoạt động của các đập thuỷ điện cần được chia sẻ cả trong mùa khô và mùa mưa. Hiện các nước trên thế giới áp dụng Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật sử dụng các nguồn nước liên quốc gia cho các mục đích phi giao thông thủy năm 1997. Tức là việc chia sẻ thông tin cần được đảm bảo cho hợp tác quanh năm giữa các nước.

Cựu quan chức Ủy ban sông Mekong Việt Nam cũng lưu ý cần xem xét việc các đập thủy điện của Trung Quốc có hồ điều tiết loại gì. Nếu là hồ điều tiết nhiều năm thì lượng nước được tích lại không phải trong một năm mà là cho nhiều năm.

Đánh giá về cơ chế đối thoại trong hợp tác Lan Thương - Mekong được hình thành vào tháng 3 năm nay, ông Tứ nói việc này phụ thuộc rất nhiều vào mối quan hệ của các quốc gia với nhau. Ông mong muốn Trung Quốc thời gian tới sẽ tham gia MRC để cùng các nước hạ lưu xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nước. Hiện Trung Quốc và Myanmar chưa phải thành viên Ủy hội này. Khi cơ chế Lan Thương - Mekong chưa có các hiệp định cụ thể, vấn đề quản lý nước chỉ mang ý nghĩa hợp tác chung chung, trong khi hợp tác phát triển bền vững ở Mekong còn rất nhiều thách thức.

"Với các dòng sông quốc tế, việc các nước có cơ chế hợp tác là điều rất quan trọng, các nước không thể nói anh đi đường anh, tôi đi đường tôi. Các bên cần hợp tác trên tinh thần cùng có lợi, trên cơ sở thiện chí và dựa trên luật pháp quốc tế. Tôi hy vọng cơ chế Lan Thương - Mekong sẽ giúp khắc phục những thiếu sót về hợp tác giữa Trung Quốc và các nước thuộc hạ lưu", ông Tứ nói.
Tác giả bài viết: Theo Việt Anh

Nguồn tin: vnexpress.net

Thứ Hai, 15 tháng 8, 2016

Khám phá 2016: Thủy điện Hòa Bình có lõi đập bằng đất sét

Nhà máy thủy điện Hòa Bình - công trình thủy điện hàng đầu của Việt Nam - đã được chọn để đưa vào những số phát sóng đầu tiên của chương trình. Với sự hỗ trợ của những thiết bị ghi hình đặc biệt như Flying-cam, những tập đầu của Khám phá 2016 giúp khán giả chiêm ngưỡng vẻ đẹp khoa học - công nghệ tiềm ẩn bên trong công trình phức tạp bậc nhất thể kỷ XX tại Việt Nam.

Qua tập đầu tiên của chương trình, có thể thấy sông Đà nằm trong vùng kiến tạo địa chất phức tạp, trải qua đại bàn các tỉnh Lai Châu, Sơn La và Hòa Bình - những khu vực có hoạt động động đất mạnh nhất Việt Nam. Với vị trí đặt đập tại Hòa Bình, nếu lựa chọn đập bằng bê tông sẽ gặp phải nhiều trở ngại do nền đập ở lòng sông là một lớp phù sa, sỏi cuội có độ dày lên tới hơn 60 m với kết cấu không ổn định.


Theo tính toán, khu vực đặt đập thủy điện Hòa Bình có thể gặp động đất lên tới cấp 7, cấp 8 khiến đập bê tông với kết cấu cứng khả năng bị nứt gãy. Ngoài ra, kinh phí cho đập bê tông quá lớn, lượng thép đáp ứng cho công trình vào thời điểm xây đập gặp nhiều khó khăn. Do đó, các kiến trúc sư và chuyên gia đã quyết định xây dựng đập bằng vật liệu địa phương là đá đổ với lõi giữa bằng đất sét.

Nguồn http://vtv.vn/

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2016

Thanh tra trên cả nước các dự án có xả thải

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát các dự án có xả thải trên phạm vi cả nước, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã ký ban hành Quyết định 1620/QĐ-BTNMT về việc phê duyệt Kế hoạch thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại các dự án có xả thải trên phạm vi cả nước. Dự kiến sẽ bắt đầu triển khai các đoàn thanh tra vào đầu tháng 8/2016.

Mục đích của đợt thanh tra toàn diện lần này nhằm đánh giá một cách toàn diện công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và tài nguyên nước của các cơ quan hành chính nhà nước; các cơ quan chuyên môn có liên quan.

Từ đó đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các chế định pháp luật nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong quá trình thẩm định, xét duyệt và thực hiện dự án đầu tư, đồng thời, đề xuất các giải pháp phù hợp để khắc phục những tồn tại bảo đảm để doanh nghiệp chấp hành nghiêm pháp luật gắn liền với phát triển bền vững.

Qua đó phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước của các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh có xả thải ra môi trường và đề xuất xử lý theo quy định của pháp luật.

Đồng thời đổi mới một cách mạnh mẽ công tác thanh tra về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước, tạo bước đột phá trong hoạt động thanh tra, để hoạt động thanh tra trở thành công cụ sắc bén, hữu hiệu, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường.

Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức ở Trung ương và địa phương trong việc phòng ngừa, phát hiện và xử lý đối với các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh có xả thải ra môi trường.

Đối tượng thanh tra là các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh có xả thải ra môi trường (tập trung chính vào các cơ sở sản xuất công nghiệp có nguồn xả nước thải từ 200m3/ngày đêm trở lên, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường biển, lưu vực sông trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).

Đối tượng thanh tra cụ thể sẽ được nêu tại Quyết định thành lập đoàn thanh tra; trong quá trình thanh tra có thể bổ sung các đối tượng khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm hoặc có ý kiến chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.

Phạm vi thanh tra được tiến hành trên địa bàn toàn quốc, thời kỳ thanh tra sẽ từ ngày có quyết định thành lập các tổ chức sản xuất, kinh doanh đến thời điểm thanh tra; và thời hạn thực hiện cuộc thanh tra được thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra năm 2010.

Nội dung thanh tra tập trung vào việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực môi trường và tài nguyên nước của các cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan chuyên môn có liên quan và của các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh có xả thải ra môi trường.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên va Môi trường sẽ ban hành Quyết định thành lập 3 đoàn thanh tra đối với các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh có nguồn xả nước thải từ 500m3/ngày đêm trở lên tại 23 tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh, Cao Bằng, Hà Giang, Hà Nam, Lào Cai, Lạng Sơn, Phú Thọ, Sơn La, Tuyên Quang, Đắk Nông, Gia Lai, Hà Tĩnh, Kon Tum, Lâm Đồng, Quảng Bình, Thanh Hóa, An Giang, Bến Tre, Cà Mau, Sóc Trăng, Tây Ninh và Vĩnh Long.

Bộ trưởng cũng yêu cầu Thanh tra Bộ, Tổng cục Môi trường, Cục Quản lý Tài nguyên nước căn cứ nội dung Kế hoạch này, chủ động lồng ghép nội dung thanh tra đối với đối tượng là các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh có nguồn xả nước thải từ 500m3/ngày đêm trở lên.

Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát, tổng hợp các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh có nguồn xả nước thải từ 200m3/ngày đêm trở lên (trừ các đối tượng đã được đoàn thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường thanh tra trong năm 2016), để đề xuất đưa vào kế hoạch thanh tra của Sở trong năm 2017.

C ác đoàn thanh tra phải báo cáo kết quả thanh tra về Thanh tra Bộ chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày kết thúc thanh tra để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng. Dự kiến cuối tháng 10/2016 sẽ hoàn thành tổng hợp báo cáo kết luận thanh tra; tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm và tổ chức họp báo công bố kết quả thanh tra./.
Tác giả bài viết: Theo Nhật Minh/TTXVN

Thứ Hai, 4 tháng 7, 2016

Kinh nghiệm thoát nước từ Hà Lan

Trong vài năm trở lại đây Việt Nam và rất nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á cũng như các nước trên thế giới bị tác động rất lớn do biến đổi khí hậu như triều cường, xâm ngập mặn. Hầu như năm nào cũng bị bão lũ gây ảnh hưởng dẫn đến tình trạng úng ngập tại các đô thị. Các tỉnh Nam bộ chịu nhiều thiệt hại bởi thiên tai khá khốc liệt như xâm ngập mặn, nước biển dâng. 

Thực trạng thoát nước đô thị ở Việt Nam
Phối cảnh dự án cống thoát nước Tân Thuận.
Hệ thống thoát nước hiện có ở các đô thị nước ta từ loại IV trở lên là hệ thống cống chung gồm ống bê tông đúc sẵn, mương gạch đậy nắp đan bê tông, mương đất hở, các kênh mương và hệ thống ao, hồ điều hoà. Hệ thống cống được xây dựng tuỳ tiện không theo quy hoạch phát triển của đô thị, nhiều đoạn cống có tiết diện nhỏ hơn yêu cầu lại không được bảo dưỡng nên khả năng làm việc kém, cần được thay thế hoặc sửa chữa nâng cấp, phần lớn các đoạn cống và mương không có độ dốc phù hợp để tự làm sạch và không có thiết bị để tránh bốc mùi khi thời tiết khô.

Mức độ bao phủ của dịch vụ thoát nước chưa được điều tra khảo sát nhưng theo ước tính của các chuyên gia của Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng) và của Hội Cấp thoát nước Việt Nam thì thấp hơn mức độ bao phủ của dịch vụ cấp nước, bình quân vào khoảng 30-40%.

Trên hệ thống sông Hồng có hàng loạt hồ chứa có nhiệm vụ phòng lũ, chống lũ có thể chứa nhiều tỷ khối nước, lại có hệ thống đê bảo vệ và những khu phân chậm lũ, nếu lũ lớn uy hiếp Hà Nội, có thể phân lũ vào các khu đó. Bởi vậy, vấn đề phòng lũ của Hà Nội là vận hành tốt hệ thống phòng chống lũ và giữ gìn bảo vệ đê. Tuy nhiên, vấn đề ngập lụt đối với Hà Nội lại là “nội tại” phải giải bài toán thoát nước mưa tại chỗ với hệ thống trạm bơm và các đường tiêu thoát nước. Các điểm ngập trong nội thành chưa được cải thiện vì hệ thống cống từ các ngõ ngách tiểu khu đến các mương, sông còn chưa được đầu tư cải tạo và xây dựng. Do đó, nước mưa không thể tập trung nhanh về kênh dẫn đã cải tạo. Có thể thấy khu phố cổ Hà Nội bao lần mưa lớn không bị ngập nhờ hệ thống thoát nước hợp lý. Nhiều nơi khác của thành phố bị ngập do các hồ điều hòa bị lấp, cống rãnh bị tắc nghẽn, hệ thống bơm chưa phát huy tác dụng, lỗi này một phần do ý thức người dân vì xả rác bừa bãi, tắc cống cũng là một phần làm cho hệt thống thoát nước gặp khó khăn. Đặc biệt, do đường ống thoát nước bé nên việc khơi thông dòng chảy là vô cùng khó khăn. Bên cạnh đó, do công tác quy hoạch và quản lý chưa thực sự đạt hiệu quả nên thực trạng thoát nước tại các đô thị vẫn còn là vấn đề nan giải.

Việc phát triển các khu đô thị lớn về phía Mỹ Đình, Hà Đông cũng chưa quan tâm đến hệ thống thoát nước và đấu nối với các đầu mối thoát nước nên khu vực này là trọng điểm của ngập lụt mỗi lần có mưa. Vì thế, kịch bản khi nước biển dâng, việc thoát lũ càng khó khăn và gặp lúc thượng lưu mưa lớn vượt tần suất thiết kế, các hồ bắt buộc phải xả nước để đảm bảo an toàn cho đập thì thành phố sẽ ra sao?

Theo đánh giá hiện nay, dự án của JICA đã phát huy hiệu quả tiêu thoát nước vùng lõi nội đô cuối năm nay nếu dự kiến mực nước triều đạt đỉnh 1,58m thì sẽ lại là thách thức lớn đối với các dự án chống ngập của thành phố. Vấn đề biến đổi khí hậu và nước biển dâng đã gây ra xâm nhập mặn, thiếu nước ngọt. Vấn đề úng ngập, thoát lũ của vùng Đồng Tháp Mười và TP HCM với xu hướng ngày càng gia tăng.

Kinh nghiệm thoát nước từ Hà Lan
 Hà Lan được biết đến là đất nước nằm thấp nhất so với mực nước biển. Vùng trũng nhất ở dưới mực nước biển tới 6,74m. Theo thống kê, 2/3 diện tích của quốc gia này nằm ở khu vực dễ ngập lụt, trong khi mật độ dân số thuộc nhóm đông đảo bậc nhất.

Đặc điểm này đã nhiều lần khiến Hà Lan trải qua những thảm hoạ kinh hoàng. Đỉnh điểm nhất là tháng 2/1953, triều cường dâng cao do ảnh hưởng của một cơn bão đã tàn phá gần như hoàn toàn vùng duyên hải phía nam. Hơn 200.000ha đất trồng trọt bị ngập lụt, 1.835 người bị chết đuối. Cũng từ thảm hoạ này đã lộ ra điểm yếu lớn nhất trong hệ thống các công trình phòng vệ chống nước biển của Hà Lan.

Chính vì vậy, Chính phủ Hà Lan đã ngay lập tức thành lập Uỷ ban Châu thổ nhằm sửa chữa, thi công các công trình phòng vệ chống biển.

Sau một thời gian nghiên cứu thực địa, Ủy ban Châu thổ nước này đã cho ra đời một kế hoạch xây dựng các công trình với tầm vóc và quy mô vĩ đại. Đó là hệ thống các công trình đê biển, kè biển, cửa cống và cửa chắn lụt ở khu vực Tây Nam. Tổng cộng có 65 đê chắn sóng đúc bê tông khổng lồ cùng 62 cửa van bằng thép di động treo giữa các đê chắn với tổng chiều dài 6,8km.

Được biết các cửa van dày 5m và rộng 40m, thay đổi theo độ cao từ 6m đến 12m tuỳ theo vị trí của chúng trong đập chắn. Cửa van lớn nhất nằm ở phần sâu nhất của châu thổ, nặng tới 480 tấn, phải mất cả tiếng đồng hồ mới mở hay đóng cửa van. Các công trình này được xây dựng trong suốt hơn nửa thế kỷ nhằm bảo vệ các khu vực đất đai rộng lớn trong vùng châu thổ trước sự tấn công của nước biển. Đây cũng được ghi nhận là hệ thống phòng hộ duy nhất chống lại sóng biển trên thế giới thuộc loại này.

Hiện tại các chuyên gia Hà Lan đang nghiên cứu và triển khai những dự án xây dựng hệ thống "đê chắn sóng thông minh" bằng cách tích hợp công nghệ cảm ứng để giám sát những con đê, đập nhằm đưa ra những cảnh báo sớm về nguy cơ bị nước biển tàn phá do biến đổi khí hậu. Theo đó, các chuyên gia và các nhà khoa học thủy lợi Hà Lan đang thử nghiệm gắn các chip vào thân đê, đập nhằm mục đích phát hiện sớm và cảnh báo các trận sóng thần và nước biển dâng. Qua đó, với những kinh nghiệm sâu sắc của Hà Lan, đây có thể là những giải pháp hữu hiệu mà Việt Nam có thể áp dụng cho thoát nước tại các đô thị lớn.
Thanh Huyền

(Báo Xây dựng)

Thứ Năm, 23 tháng 6, 2016

Phân cấp bão theo Việt Nam

Bão là trạng thái nhiễu động của khí quyển và là một loại hình thời tiết cực trị.
Ở Việt Nam, thuật ngữ “bão” thường được hiểu là bão nhiệt đới, là hiện tượng thời tiết đặc biệt nguy hiểm chỉ xuất hiện trên các vùng biển nhiệt đới, thường có gió mạnh và mưa lớn. Tuy thế, thuật ngữ này rộng hơn bao gồm cả các cơn dông và các hiện tượng khác hiếm gặp ở Việt Nam như bão tuyết, bão cát, bão bụi.

1.Tên cơn bão do ai đặt?
Mỗi khi một cơn bão xuất hiện, các tổ chức khí tượng sẽ đặt cho chúng một tên. Đối với ổ bão tây bắc Thái Bình Dương (nơi có bão đổ bộ vào Việt Nam), tên bão được Trung tâm Khí tượng hải quân Mỹ (đặt tại đảo Guam) chuẩn bị. Từ năm 2000, mỗi quốc gia trong số 14 quốc gia thành viên của Tổ chức Khí tượng thế giới (trong đó có Việt Nam) thuộc khu vực tây bắc Thái Bình Dương góp 10 tên để đặt cho các cơn bão xuất hiện trong khu vực. Tuy nhiên, khi những cơn bão bắt đầu vào vùng biển Việt Nam, chúng không được gọi theo tên quốc tế nữa mà được gọi theo tên riêng của Việt Nam bằng cách đánh số thứ tự của cơn bão xuất hiện trong năm. Cách đặt tên bão theo số thứ tự mang tính phổ thông hơn, giúp người dân dễ nhớ hơn so với việc gọi theo tên quốc tế.

2.Vì sao Việt Nam ít có bão trên cấp 12?
Sở dĩ Việt nam ít có bão mạnh trên cấp 12 là bởi những cơn bão xuất hiện từ tây bắc Thái Bình Dương vào Việt Nam có đời sống ít nhất là 7 ngày, nhiều nhất là kéo dài nửa tháng nên khi vào biển Đông bão đã rơi vào giai đoạn suy yếu. Ngoài ra còn nguyên nhân khác khiến bão vào Việt Nam không còn mạnh bởi quần đảo Philippines được xem như tấm chắn tự nhiên ngăn Việt Nam với ổ bão lớn nhất thế giới là tây bắc Thái Bình Dương. Hơn nữa, do nhiệt độ của biển Đông không lớn nên không đủ năng lượng cung cấp cho bão trên đường di chuyển. Hiện các máy đo gió ở Việt Nam chỉ có thể đo đến sức gió ở cấp 12, nếu gió trên mức này thì máy không thể đo được. Chỉ có rất ít các máy đo hiện đại mới đo được trên cấp gió này. Vì thế các cơn bão có sức gió trên cấp này thì được gọi chung là gió trên cấp 12. Riêng cơn bão số 9 (Xangsane) vào năm 2006, do gió quá mạnh nên lần đầu tiên ở Việt Nam đã dự báo mức gió cấp 13 và trên cấp 13.

3. Dựa vào căn cứ nào người ta phân cấp bão ?
Thang Beaufort do sĩ quan hải quân người Anh là Sir Francis Beaufort thiết kế từ năm 1805. Thang này gồm 17 cấp gió khác nhau tương ứng với 17 cấp độ của bão. Hiện Việt Nam đang sử dụng thang này, nhưng do các cơn bão tác động đến Việt Nam chỉ có sức gió mạnh nhất đạt đến cấp 12 nên nhiều người lầm tưởng cấp 12 là cấp độ mạnh nhất của bão.

4. Vậy phân cấp bão theo thang  Sir Francis Beaufort là như thế nào ?

Hy vọng bài viết của mình sẽ giúp bạn có một hiểu biết chung về bão tại Việt Nam.

Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2016

Hình ảnh thủy điện Lai Châu trước ngày phát điện tổ máy số 2

Sau hơn 6 năm xây dựng, Nhà máy thủy điện Lai Châu dự kiến sẽ phát điện tổ máy số 2 ngày hôm nay (20/6), về đích sớm hơn 1 năm so với kế hoạch.


Thủy điện Lai Châu được khởi công ngày 5/1/2011 tại huyện biên giới Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu và là công trình thủy điện trên cùng trên dòng chính sông Đà.

Công trình có tổng công suất lắp máy 1.200 MW và khi hoàn thành, đưa vào sử dụng sẽ cung cấp cho lưới điện quốc gia khoảng 4,7 tỷ KWh điện mỗi năm.

Đập chính thủy điện Lai Châu cao 137 m, dài 493,5 m, sử dụng vật liệu chính là bê tông đầm lặn, đến nay đã hoàn thành 100% khối lượng và đưa vào sử dụng.

Đường dây 500kV Sơn La - Lai Châu có tổng chiều dài là 158,5 km, 311 vị trí cột chạy qua địa phận các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu truyền tải toàn bộ công suất điện của nhà máy.

Đến nay, việc vận hành tổ máy 1 và chạy không tải tổ máy 2 đã được các kỹ sư Công ty Thủy điện Sơn La vận hành an toàn.

Tổ máy số 2, với công suất 400 MW đã được chạy hiệu chỉnh thiết bị, quay không tải đã hoàn thành và đang được chạy thí nghiệm nốt các phần việc còn lại, sẵn sàng cho ngày hòa lưới điện.

Việc lắp đặt các thiết bị tại vị trí tổ máy 3 cũng đã được thực hiện đảm bảo tiến độ và giám sát chặt chẽ.

Theo dự kiến tổ máy số 3 sẽ phát điện hòa lưới vào tháng 11 tới đây và hoàn thành toàn bộ công trình để khánh thành vào tháng 12/2016.

Hiện nay, đơn vị lắp máy LILAMA 10 đang tập trung gần 500 cán bộ, kỹ sư, công nhân thi công tổ máy 3.

Hồ chứa của công trình thuộc địa bàn hai huyện biên giới Mường Tè và Nậm Nhùn và có dung tích trên 1,2 tỷ m3, phục vụ 3 tổ máy.

Theo Khắc Kiên-VOV

Bài đăng phổ biến