Thứ Năm, 23 tháng 6, 2016

Phân cấp bão theo Việt Nam

Bão là trạng thái nhiễu động của khí quyển và là một loại hình thời tiết cực trị.
Ở Việt Nam, thuật ngữ “bão” thường được hiểu là bão nhiệt đới, là hiện tượng thời tiết đặc biệt nguy hiểm chỉ xuất hiện trên các vùng biển nhiệt đới, thường có gió mạnh và mưa lớn. Tuy thế, thuật ngữ này rộng hơn bao gồm cả các cơn dông và các hiện tượng khác hiếm gặp ở Việt Nam như bão tuyết, bão cát, bão bụi.

1.Tên cơn bão do ai đặt?
Mỗi khi một cơn bão xuất hiện, các tổ chức khí tượng sẽ đặt cho chúng một tên. Đối với ổ bão tây bắc Thái Bình Dương (nơi có bão đổ bộ vào Việt Nam), tên bão được Trung tâm Khí tượng hải quân Mỹ (đặt tại đảo Guam) chuẩn bị. Từ năm 2000, mỗi quốc gia trong số 14 quốc gia thành viên của Tổ chức Khí tượng thế giới (trong đó có Việt Nam) thuộc khu vực tây bắc Thái Bình Dương góp 10 tên để đặt cho các cơn bão xuất hiện trong khu vực. Tuy nhiên, khi những cơn bão bắt đầu vào vùng biển Việt Nam, chúng không được gọi theo tên quốc tế nữa mà được gọi theo tên riêng của Việt Nam bằng cách đánh số thứ tự của cơn bão xuất hiện trong năm. Cách đặt tên bão theo số thứ tự mang tính phổ thông hơn, giúp người dân dễ nhớ hơn so với việc gọi theo tên quốc tế.

2.Vì sao Việt Nam ít có bão trên cấp 12?
Sở dĩ Việt nam ít có bão mạnh trên cấp 12 là bởi những cơn bão xuất hiện từ tây bắc Thái Bình Dương vào Việt Nam có đời sống ít nhất là 7 ngày, nhiều nhất là kéo dài nửa tháng nên khi vào biển Đông bão đã rơi vào giai đoạn suy yếu. Ngoài ra còn nguyên nhân khác khiến bão vào Việt Nam không còn mạnh bởi quần đảo Philippines được xem như tấm chắn tự nhiên ngăn Việt Nam với ổ bão lớn nhất thế giới là tây bắc Thái Bình Dương. Hơn nữa, do nhiệt độ của biển Đông không lớn nên không đủ năng lượng cung cấp cho bão trên đường di chuyển. Hiện các máy đo gió ở Việt Nam chỉ có thể đo đến sức gió ở cấp 12, nếu gió trên mức này thì máy không thể đo được. Chỉ có rất ít các máy đo hiện đại mới đo được trên cấp gió này. Vì thế các cơn bão có sức gió trên cấp này thì được gọi chung là gió trên cấp 12. Riêng cơn bão số 9 (Xangsane) vào năm 2006, do gió quá mạnh nên lần đầu tiên ở Việt Nam đã dự báo mức gió cấp 13 và trên cấp 13.

3. Dựa vào căn cứ nào người ta phân cấp bão ?
Thang Beaufort do sĩ quan hải quân người Anh là Sir Francis Beaufort thiết kế từ năm 1805. Thang này gồm 17 cấp gió khác nhau tương ứng với 17 cấp độ của bão. Hiện Việt Nam đang sử dụng thang này, nhưng do các cơn bão tác động đến Việt Nam chỉ có sức gió mạnh nhất đạt đến cấp 12 nên nhiều người lầm tưởng cấp 12 là cấp độ mạnh nhất của bão.

4. Vậy phân cấp bão theo thang  Sir Francis Beaufort là như thế nào ?

Hy vọng bài viết của mình sẽ giúp bạn có một hiểu biết chung về bão tại Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến