Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016

Cách "phù phép" nước biển thành nước ngọt nhanh nhất

Siêu rẻ, siêu tiết kiệm, siêu dễ dàng là những gì có thể miêu tả về phương pháp lọc nước có 1-0-2 này.
Chúng ta biết rằng, nước chiếm tới 3/4 bề mặt Trái đất nhưng 97,5% trong số này là nước mặn, còn lại 2,5% là nước ngọt.

Với tình trạng khan hiếm nguồn nước vì hạn hán tại nhiều nơi như hiện tại, con người đang tìm mọi cách để có thể biến lượng nước biển khổng lồ thành nước ngọt sinh hoạt. Nhiều thiết bị khử muối từ nước biển đã ra đời, nhưng đa số đều có giá thành khá đắt đỏ.

Hãy tạm quên những phương pháp ấy đi, bởi video sau sẽ hướng dẫn bạn cách chế tạo một thiết bị khử muối từ nước biển đơn giản, hiệu quả và đặc biệt nguyện liệu chế tạo chỉ là các vật dụng sẵn có trong nhà mà thôi.
Bạn chỉ cần cho nước biển vào 1 chiếc bình kín, đục 1 lỗ nhỏ để nhét vừa ống hút và dẫn ống hút này từ bình lớn thông sang bình nhỏ thì nước thu được ở bình nhỏ sẽ là nước ngọt.
Vì sao lại thế?

Thiết bị đơn giản này ứng dụng nguyên lý bốc hơi và ngưng tụ của nước. Theo đó, nước trong tô hấp thu nhiệt của Mặt trời hóa hơi bay lên, trong khi các chất bẩn hay muối trong nước bị giữ lại trong tô.

Đặc biệt, ánh nắng Mặt trời cũng được chứng minh là có tác dụng diệt khuẩn, nhờ đó mà nước trong tô sẽ trở nên sạch và an toàn hơn nhiều.

Tiếp theo, hơi nước gặp nhiệt độ mát hơn tại bề mặt màng nhựa, sẽ ngưng tụ lại thành nước. Nhờ sức nặng của viên đá, các giọt nước này sau đó sẽ chảy vào cốc. Vậy là ta đã thu được nước tinh khiết, không muối, không bụi bẩn và hoàn toàn không có mùi khó chịu.

Tuy nhiên, để thu được nước ngọt hoàn toàn, các bạn nên lọc qua 2 lần. Nguyên tắc là không để nước bay lên ngưng tụ ngay tại không gian bay hơi là được. Phương pháp đơn giản nhất là như thế này:

Nguồn: Youtube
Theo Minh Khánh / Trí Thức Trẻ

Thứ Ba, 22 tháng 3, 2016

Lai Châu: Ngày Nước thế giới 22/3/2016

Sáng nay 22/3/2016 cùng với nhiều địa phương khác trong cả nước, Sở Tài nguyên và Môi trường Lai Châu phối hợp với UBND huyện Mường Tè tổ chức lễ Mít tinh hưởng ứng Ngày Nước thế giới 22/3. Chủ đề của Ngày Nước năm nay là “Nước và Việc làm” (Water and Jobs) được chọn nhằm tập trung vào vai trò của nước đối với các công việc cũng như sinh kế của người dân.

Trong năm 2016 và những năm tiếp theo, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tụctham mưu UBND tỉnh, phối hợp với các Sở, ban, ngành và các địa phương tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau đây:
Một là: Tập trung triển khai tuyên truyền phổ biến, giáo dục và thực hiện Luật Tài nguyên nước năm 2012; trong đó cần tập trung vào nâng cao nhận thức của người dân và tổ chức về tầm quan trọng của tài nguyên nước đối với đời sống của con người và sự phát triển của cộng đồng, quốc gia.
Hai là: Thực hiện công tác điều tra, đánh giá, quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Tổ chức cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước. Lập danh mục ao hồ, khe suối không được san lấp.
Ba là: Rà soát tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước, từ đó phân loại các đối tượng phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép và đôn đốc tổ chức, cá nhân thực hiện.
Bốn là: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chấn chỉnh hoạt động tài nguyên nước trước và sau cấp phép, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm.
Năm là: Kiện toàn bộ máy, tăng cường năng lực quản lý tài nguyên nước ở các cấp đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ hiện nay và những năm tiếp theo.
thuyloivn.com xin giới thiệu 1 số hình ảnh về ngày này




thuyloivn.com

Thứ Tư, 16 tháng 3, 2016

Làm nông nghiệp công nghệ cao kiểu israel, những điều tưởng chừng không thể

Ở Israel, nông nghiệp là lĩnh vực mà 95% là khoa học và chỉ 5% lao động. Ngày nay, tuy chiếm chưa đến 2% dân số Israel, nhưng những nông trang sản xuất đến 12% lượng hàng hóa xuất khẩu của cả nước. Các nông trang cũng đóng góp đến 15% thành viên Knesset (Quốc hội Israel) và còn nhiều hơn thế cho lực lượng sĩ quan và phi công của quân đội.
Ở Israel, nông nghiệp là lĩnh vực mà 95% là khoa học và chỉ 5% lao động

- Lịch sử Israel ghi nhận cú nhảy vọt đầu tiên vào lĩnh vực Nông nghiệp ngay từ thời lập quốc. Trung tâm của cú nhảy vọt này là Nông trang (Kibbutz). Chiếm chưa đến 2% dân số Israel, nhưng những nông trang sản xuất đến 12% lượng hàng hóa xuất khẩu của cả nước.
- Với dện tích phần lớn là sa mạc khô hạn, người Israel đã làm nông nghiệp với 95% là khoa học và chỉ 5% lao động. Họ sử dụng phương pháp khử mặn đất, phát minh ra công nghệ tưới nhỏ giọt hiệu quả và thậm chí nuôi cá ngay trên sa mạc cằn cỗi.
- Israel cũng là quốc gia duy nhất mà sa mạc đang được đẩy lùi. Đứng đầu thế giới về tái chế nước, với tỉ lệ đến 70% nước được tái chế.

Israel là quốc gia khởi nguồn từ trí tưởng tượng của những con người 2000 năm lưu vong, với hành trang không có gì ngoài những lời cầu nguyện và sự thiếu vắng quê hương. Cùng với sự ra đời của Nhà nước Israel, lời nguyện cầu vĩ đại đó được gieo vào vùng đất nhỏ bé: Đất đai cằn cỗi, láng giềng thù địch. Vốn liếng duy nhất mà họ sử dụng chính là con người.
Nông nghiệp = 95% khoa học + 5% lao động

Đã có nhiều cú nhảy vĩ đại trong quá trình xây dựng đất nước Israel, và cú nhảy vĩ đại đầu tiên tập trung vào lĩnh vực Nông nghiệp. Trung tâm là sự hình thành của Nông trang (Kibbutz).

Các nhà sử học đã gọi nông trang là "hoạt động công xã thành công nhất thế giới". Nông trang được hình thành từ các kibbutzim (kibbutz là tập hợphoặc hợp tác, kibbutzim là số nhiều, còn kibbutznik là các thành viên). Các kibbutzim được tạo ra từ năm 1944 (4 năm trước khi lập quốc Israel) dưới dạng các khu định cư nông nghiệp, nhằm xóa bỏ sự tư hữu và đem lại bình đẳng cho toàn dân.

Ngày nay, tuy chiếm chưa đến 2% dân số Israel, nhưng những nông trang sản xuất đến 12% lượng hàng hóa xuất khẩu của cả nước. Các nông trang cũng đóng góp đến 15% thành viên Knesset (Quốc hội Israel) và còn nhiều hơn thế cho lực lượng sĩ quan và phi công của quân đội.

Sự trỗi dậy của nông trang một phần là kết quả của những đột phá trong công nghệ và nông nghiệp do các nông trang và trường đại học ở Israel thực hiện. Ở Israel, nông nghiệp là lĩnh vực mà 95% là khoa học và chỉ 5% lao động. 
Ở Israel, nông nghiệp là lĩnh vực mà 95% là khoa học và chỉ 5% lao động.
Khử mặn và tưới nhỏ giọt

Chuyện kể rằng, năm 1946, Haganah, lực lượng quân sự chính của nhà nước tiền Do Thái muốn thiết lập sự hiện diện của mình tại những điểm chiến lược ở khu vực nam sa mạc Negev, đã xây dựng nông trang Hatzerim cùng với 10 khu định cư nhỏ và biệt lập khác chỉ trong một đêm tháng 10.

Khi bình minh ló dạng, 5 người phụ nữ và 21 người đàn ông được phái đến xây dựng cộng đồng, họ đứng trên một ngọn đồi khô cằn và hoang dã.

Mất một năm sau nhóm người này mới xây dựng xong hệ thống đường ống có đường kính 6 inch (15,24 cm) dẫn nước từ khu vực cách đó 40 dặm. Trong cuộc chiến Độc lập năm 1948, nông trang Hatzerim bị tấn công và cắt đứt nguồn nước, đất bị nhiễm mặt và khó canh tác.

Thậm chí năm 1959 các thành viên nông trang này còn tranh cãi về chuyện đóng cửa Hatzerim để chuyển đến địa điểm khác có môi trường thân thiện hơn.

Cuối cùng họ quyết định ở lại. Bởi việc đất nhiễm mặn không chỉ ảnh hưởng đến Hatzerim mà còn tác động lên toàn bộ khu vực sa mạc Negev.
Nông trang Mashabei Sadeh.
Hai năm sau, các thành viên Hatzerim đã thau rửa đất đai đến mức trồng trọt được.

Đến năm 1965, kỹ sư thủy lợi Simcha Blass đến Hatzerim với ý tưởng cho một phát minh mà ông muốn thương mại hóa: Công nghệ tưới nhỏ giọt. Đây là khởi đầu cho một đơn vị mà sau này trở thành Netafim, công ty toàn cầu về kỹ thuật tưới tiêu nhỏ giọt.

Tưới nhỏ giọt là kỹ thuật tưới cung cấp nước vào rễ cây dưới dạng các giọt nước nhỏ ra chậm với lưu lượng không đổi nhờ các cơ chế đều tiết áp lực nước của các đầu nhỏ giọt gắn chìm trong ống dẫn hay lắp bên ngoài ống.

Công nghệ tưới nhỏ giọt (loại đầu tưới bù áp) sử dụng đường dẫn zig-zag giúp lưu lượng tại các đầu tưới đảm bảo được độ đồng đều. Công nghệ này của Israel giúp tiết kiệm 30-60% lượng nước tưới so với thông thường, nước và phân bón được chuyển đến bộ rễ tích cực, giúp cây hấp thụ tốt và hạn chế lãng phí phân bón và nước tưới.

Netafim hiện không chỉ tập trung tại những khu vực ít nguồn nước tự nhiên mà đang hoạt động trên phạm vi toàn cầu, cung cấp thiết bị cho 110 quốc gia trên thế giới, tại nhiều vùng khí hậu khác nhau.
Nuôi cá trên sa mạc

Câu chuyện nông trang Mashabei Sadeh, cũng nằm trong sa mạc Segev còn đi xa hơn: Tìm cách tái chế nước không chỉ một lần mà còn những 2 lần.

Họ đã đào giếng sâu gần nửa dặm - bằng chiều dài 10 sân bóng đá - và phát hiện nguồn nước vừa ấm vừa mặn. Điều này nghe có vẻ rất tệ cho đến khi họ tham khảo ý kiến từ một giáo sư Đại học Ben-Gurion tại Negev: Vị này nhận ra đây là nguồn nước hoàn hảo để nuôi cá nước ấm.

Các nông trang bắt đầu bơm nước nóng 37 độ vào trong bể chứa cá rô phi, cá chẽm và cá vược để sản xuất thương mại. Sau khi được dùng trong bể cá, chỗ nước chứa chất thải của cá lại là nguồn phân bón hoàn hảo cho các rặng cây chà là và ôliu. Các nông trang cũng tìm ra cách trồng rau và cây ăn quả được tưới trực tiếp bằng nguồn nước ngầm. Nhờ vậy nước được tái chế những 2 lần thay vì sử dụng 1 lần rồi bỏ đi.

Một thế kỷ trước, Israel đã được nhà văn Mark Twain và nhiều du khách miêu tả là vùng đất đa phần cằn cỗi. Thực vậy, 95% diện tích của đất nước này bị xếp vào nhóm bán khô hạn, khô hạn hoặc rất khô hạn.

Ngày nay, Israel đang dẫn đầu thế giới về tái chế nước thải, với hơn 70% lượng nước được tái chế, tỉ lệ gấp 3 lần quốc gia đứng thứ hai Tây Ban Nha.

Hướng tiếp cận vấn đề của Israel

"Thật không đơn giản khi phải thuyết phục mọi người rằng nuôi cá trên sa mạc là việc làm có ý nghĩa", nhà ngư học Appelbaum nói về chuyện nuôi cá trên sa mạc Negev. "Nhưng việc đập tan ý nghĩ đất đai cằn cỗi đồng nghĩa với vô dụng là rất quan trọng".

Nhìn vào Israel hôm nay, hầu hết du khách sẽ ngạc nhiên, nơi này có khoảng 240 triệu cây xanh do hàng triệu người cùng trồng, rừng cây được trồng lên khắp nước.

Nhờ chính sách thủy lợi sáng tạo từ thời Hatzerim, sa mạc Negev, vẫn là vùng đất lớn nhất Israel, nằm giữa Jerusalem và Tel Aviv, đã đẩy lùi tiến trình xâm thực của sa mạc, vùng đất phía bắc phủ đầy các cánh rừng và cánh đồng nông nghiệp do con người trồng. Israel cũng là quốc gia duy nhất mà sa mạc đang được đẩy lùi.

Giáo sư ĐH Harvard Ricardo Hausmann nhận xét, mọi quốc gia đều có khó khăn và hạn chế, nhưng điều gây kinh ngạc của Israel là thiên hướng tiếp nhận các vấn đề như sự thiếu nước và biến chúng thành tài sản, thậm chí dẫn đầu thế giới về lĩnh vực nông nghiệp vùng hoang mạc, tưới nhỏ giọt và khử mặn.
(Nhiều nội dung trong bài viết này được trích dẫn từ cuốn sách Quốc gia khởi nghiệp).
Theo Trí Thức Trẻ

Thứ Ba, 15 tháng 3, 2016

Tài liệu phong thủy trong xây dựng, địa lý tổng hợp

Phong Thuỷ là nơi chỉ địa thế, phương hướng đất nhà ở hoặc đất phầnmộ. Thời xa, mê tín căn cứ vào đó để xem lành giữ, tốt xấu và nhân sự..


Phong thủy xây dựng

Hiện nay, thi công xây dựng nhà ở theo phong thủy đang được rất nhiều gia đình quan tâm. Ngoài việc thiết kế sao cho công năng hợp lý thì thuận theo phong thủy cũng là yếu tố rất quan trọng.Mời các bạn tham khảo tài liệu Phong thủy ở đây:
(Mình mong rằng có chút hữu ích cho bạn)
  1. XÂY DỰNG NHÀ Ở THEO PHONG THỦY THIÊN VĂN ĐỊA LÝ - BÙI NGUYÊN HỒNG
  2. ĐỊA LÝ DƯƠNG TRẠCH - TG QUANG ĐỨC
  3. DỊCH TỤ BẢN NGHĨA - TRẦN MẠNH LINH
  4. DƯƠNG TRẠCH TAM YÊU (KIẾN TRÚC PHƯƠNG ĐÔNG) - TRIỆU CỬU PHONG
  5. KHAI MÔN ĐIỂM THẦN SÁT - TRẦN MẠNH LINH
  6. PHONG THỦY TRONG QUY HOẠCH ĐÔ THỊ HUẾ MỘT CÁI NHÌN LỊCH SỬ
  7. PHONG THỦY BÁT TRẠCH VÀ HUYỀN KHÔNG HỌC - KÉP NHỰT
  8. PHONG THỦY CƠ BẢN 
  9. PHONG THỦY THỰC DỤNG
  10. PHONG THỦY ỨNG DỤNG - QUAN ĐIỂM PHƯƠNG ĐÔNG TRONG KIẾN TRÚC PHƯƠNG TÂY
  11. SEMINAR PHONG THỦY



Hỗn loạn vì siêu hạn hán?

Tình trạng khan hiếm nước và dân số bùng nổ bị xem là 2 yếu tố sẽ góp phần thúc đẩy xung đột, khủng hoảng nhân đạo trong những thập kỷ tới.

Tình trạng hỗn loạn ở Iraq, Syria và sự trỗi dậy của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng có thể xuất phát từ một nguyên nhân đơn giản: tình trạng hạn hán nghiêm trọng nhất ở Trung Đông trong 900 năm qua.

Hậu quả tất nhiên

Một công trình nghiên cứu mới của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), được đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Địa vật lý - Khí quyển (Mỹ) đầu tháng 3-2016 cho thấy vùng Levant (gồm Cyprus, Israel, Jordan, Lebanon, Syria, Palestine, Thổ Nhĩ Kỳ) vừa phải hứng chịu một đợt siêu hạn hán kéo dài từ năm 1998 - 2012.

“Đợt hạn hán gần đây ở vùng Levant nghiêm trọng hơn 50% so với thời kỳ khô cằn nhất trong 500 năm qua hoặc nhiều hơn 10%-20% so với đợt hạn hán tồi tệ nhất trong vòng 900 năm qua” - cuộc nghiên cứu nêu rõ. Ngoài ra, dòng người tị nạn chạy từ Trung Đông đến châu Âu thời gian qua là hậu quả tất nhiên của điều kiện thời tiết khắc nghiệt này. Tình trạng thiếu nước nghiêm trọng đè nặng lên cuộc sống của nông dân giữa lúc mùa màng thất bát, nhiệt độ tăng cao kỷ lục và các cơn bão cát xảy ra thường xuyên hơn.

Các tác giả cuộc nghiên cứu đặc biệt nhấn mạnh đợt siêu hạn hán vừa qua cho thấy biến đổi khí hậu do con người gây ra đã tác động đến chu kỳ khô hạn tại khu vực. “Mức độ nghiêm trọng của đợt hạn hán cho thấy có yếu tố con người trong đó. Đây là bằng chứng rõ ràng cho thấy biến đổi khí hậu đang xảy ra” - tiến sĩ Ben Cook, nhà khoa học khí hậu của NASA và là người dẫn đầu cuộc nghiên cứu, kết luận.

Ông Richard Seager, nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Columbia (Mỹ), nhận định công trình trên của NASA càng củng cố nhận định mà ông đưa ra hồi năm 2015 rằng đợt hạn hán ở Syria trong giai đoạn 2006-2010 là khác thường và chịu sự tác động của biến đổi khí hậu.

Thúc đẩy xung đột

Thông tin trên chắc chắn khiến Lầu Năm Góc và giới tình báo Mỹ “ăn ngủ” không yên bởi họ từng nhận định tình trạng khan hiếm nước và dân số bùng nổ là 2 yếu tố sẽ góp phần thúc đẩy xung đột, khủng hoảng nhân đạo trong những thập kỷ tới. “Điều quan trọng là cộng đồng an ninh quốc gia xem mối đe dọa từ biến đổi khí hậu không chỉ hiện diện vào thời điểm này mà còn có thể gia tăng mạnh mẽ trong tương lai” - ông Kevin Anchukaitis, nhà khoa học tại Trường ĐH Arizona (Mỹ) có tham gia cuộc nghiên cứu của NASA, kêu gọi.

Đây không phải là lần đầu tiên tình trạng thiếu nước bị xem là yếu tố góp phần làm gia tăng căng thẳng ở Trung Đông. Một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí của Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia Mỹ hồi tháng 3-2015 đánh giá chính biến đổi khí hậu đã làm hạn hán thêm nghiêm trọng tại Syria, góp phần dẫn đến làn sóng nổi dậy của người dân năm 2011. Đến tháng 8 cùng năm, Viện Tài nguyên thế giới (WRI - Mỹ) cũng cho rằng sức ép từ nguồn nước khan hiếm có thể là một trong những “thủ phạm” gây ra các cuộc xung đột ở Trung Đông, trong đó có Syria.

“Hạn hán và thiếu nước ở Syria có thể đã “châm thêm dầu” vào tình trạng bất ổn dẫn đến cuộc nội chiến năm 2011. Nguồn tài nguyên nước ngày càng cạn kiệt và sự quản lý yếu kém trong thời gian dài buộc 1,5 triệu người, chủ yếu là người làm nông và chăn gia súc, mất kế sinh nhai nên rời bỏ quê nhà đến vùng đô thị kiếm sống. Điều này làm nghiêm trọng thêm tình trạng bất ổn chung của Syria” - báo cáo của WRI nhận định.

Cũng theo WRI, tình hình càng thêm tồi tệ khi chính phủ Syria ứng phó không kịp thời và hiệu quả với tình trạng hạn hán và làn sóng di cư lớn. Người dân khi đó ngày càng bất mãn trước những chính sách bị xem là khuyến khích sử dụng nguồn nước bừa bãi và việc Damascus không hỗ trợ những đối tượng buộc phải rời bỏ nhà cửa vì thiếu nước sinh hoạt, sản xuất.

Đe dọa sức khỏe con người

Một nghiên cứu mới đăng trên Tạp chí Lancet cho thấy tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu lên chất lượng thực phẩm có thể khiến hơn nửa triệu người tử vong mỗi năm vào năm 2050. Đây là cuộc nghiên cứu đầu tiên đánh giá ảnh hưởng của hiện tượng toàn cầu ấm đối với chế độ ăn uống của con người. Kết quả cho thấy sản lượng rau và trái cây cho con người sử dụng sẽ ít hơn do biến đổi khí hậu. Đây là những thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc giảm bớt nguy cơ bị bệnh tim, đột quỵ, ung thư… Từ đó, các tác giả nghiên cứu kết luận biến đổi khí hậu đe dọa đến sức khỏe con người nhiều hơn những gì từng biết.

Theo báo The Guardian (Anh), nhiều bác sĩ cũng nhìn nhận biến đổi khí hậu là mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe con người trong thế kỷ XXI bởi nó làm gia tăng lũ lụt, hạn hán và bệnh truyền nhiễm.
Tác giả bài viết: Xuân Mai

Nguồn tin: nld.com.vn

Thứ Bảy, 12 tháng 3, 2016

Ngày Nước thế giới năm 2016 "Nước và Việc làm" - Một số thông điệp tuyên truyền

Ngày 22 tháng 3 hằng năm được Liên Hợp Quốc chọn là Ngày Nước thế giới. Tại ngày này, các quốc gia trên thế giới và Việt Nam đều tổ chức các hoạt động chào mừng để kêu gọi sự quan tâm của cộng đồng trên toàn thế giới về tầm quan trọng của tài nguyên nước và vận động chính sách về quản lý bền vững tài nguyên nước, đặc biệt là các nguồn nước ngọt. Ngày Nước thế giới năm 2016 có chủ đề là “Nước và Việc làm” nhấn mạnh mối quan hệ hai chiều giữa nước và các chương trình việc làm hữu ích hướng đến đảm bảo an ninh nguồn nước và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.


Dưới đây là một số thông điệp tuyên truyền của Ngày Nước thế giới 2016:

1. Nguồn nước được cải thiện, công việc sẽ tốt đẹp hơn.

2. Với Chương trình nghị sự đến 2030 của Liên Hợp Quốc, yêu cầu đối với nước sẽ lớn chưa từng thấy, chúng ta cần nhiều tri thức hơn để định hình tương lai của chúng ta.

3. Nuôi sống hơn 7 tỷ người không phải là một việc dễ dàng. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, vai trò của những người nông dân biết sử dụng nguồn nước một cách thông minh sẽ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

4. 1,5 tỷ người đang làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến nước và hầu hết các công việc đều phụ thuộc vào nước.

5. Đi bộ để lấy nước là công việc không được trả công và không được ghi nhận cho phụ nữ. Có công việc tử tế là một phần của quá trình trao quyền cho phụ nữ.

6. Cứ mỗi giờ, lại có khoảng 38 người chết bởi các bệnh liên quan đến nguồn nước. Với việc cải thiện chất lượng nguồn nước và điều kiện vệ sinh, những cái chết này có thể được ngăn chặn.

7. Một tỷ người làm việc trong ngành nông – lâm- ngư nghiệp. Nguồn nước đủ và sạch sẽ là điều kiện tiên quyết quyết định sự tồn tại của những con người này.

Tác giả bài viết: dwrm (dịch)

Nguồn tin: unwater.org/worldwaterday

Thứ Năm, 10 tháng 3, 2016

Hướng dẫn cách tải tài liệu AUTOCAD, MS PROJECT, NOVA, SAP, ADS CIVIL ở TLHAY

Để tải tài liệu AUTOCAD, NOVA, MS PROJECT, ETABS, SAP 2000,.. trong website bạn cần thao tác các bước sau:

Bước 1: Chọn link tài liệu cần tải 
 
Bước 2: Sau khi click link tài liệu




 Bước 4: Chờ đồng hồ đếm ngược về 0, click button GET LINK





Bước 5: Tới link tải tài liệu và tải về máy




Cảm ơn các bạn!
(Các popup này sẽ gây bất tiện cho người dùng, nếu tài liệu thực sự cần thiết thì bạn hãy tải tài liệu nhé)

Thứ Tư, 2 tháng 3, 2016

Xâm nhập mặn, hạn hán rất khốc liệt

Chưa bao giờ ĐBSCL lại gặp hạn hán, xâm nhập mặn đến sớm và khắc nghiệt như hiện nay. Lúa chết đầy đồng, người dân thiếu nước sinh hoạt
Tại hội nghị “Phòng chống hạn, xâm nhập mặn các tỉnh ĐBSCL” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tổ chức ở TP Cần Thơ ngày 17-2, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo ưu tiên kinh phí cho Nam Trung Bộ và ĐBSCL chống hạn, xâm nhập mặn.

Tình hình nguy cấp

Theo Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương Hoàng Đức Cường, El Nino từ năm 2014-2016 sẽ đạt cường độ tương đương với El Nino mạnh kỷ lục của năm 1997-1998 và dự báo kéo dài nhất trong khoảng 60 năm qua (khoảng 20 tháng). Mùa mưa đến trễ nhưng lại kết thúc sớm làm tổng lượng mưa trên lưu vực sông Mê Kông thiếu hụt so với trung bình nhiều năm từ 20%-50%. Vì vậy, năm 2015 chỉ xuất hiện lũ nhỏ dẫn đến dòng chảy chuyển tiếp đầu mùa khô từ thượng lưu chảy về ĐBSCL ở mức thấp nhất trong lịch sử.
Nông dân lấy nước ngọt để sản xuất lúa ở tỉnh Sóc TrăngẢnh: Ngọc Trinh
Trong khi đó, theo nhận định của Viện Khoa học thủy lợi miền Nam, từ năm 2010 đến nay, Trung Quốc vận hành các đập thủy điện đã làm thay đổi dòng chảy ảnh hưởng đến hạ lưu, làm mặn xâm nhập sớm và sâu hơn. Ngay từ đầu mùa khô năm 2015-2016, do thiếu nước ngọt, nồng độ mặn

4 g/l xuất hiện trong tháng 1-2015 có phạm vi ảnh hưởng từ 40-60 km. Một số tỉnh có xâm nhập mặn đến mức báo động là Kiên Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Hậu Giang, Cà Mau, Bạc Liêu… Tỉnh Bến Tre đã công bố tình trạng thiên tai do xâm nhập mặn.

Vĩnh Long là tỉnh từ trước đến nay ít bị mặn tấn công nhưng trong dịp Tết Bính Thân vừa qua, mặn đã xuất hiện ở huyện Trà Ôn và xã Quới Thiện (huyện Vũng Liêm) trong 2 ngày. Ông Ôn Thanh Ngân, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Trà Ôn, đánh giá xâm nhập mặn ở ĐBSCL đạt mức kỷ lục trong 100 năm qua.

Tại tỉnh Hậu Giang, nếu như những năm trước chỉ có nước biển Tây xâm nhập thì năm nay, nước biển Đông cũng tấn công. Ở thị xã Ngã Bảy, trong dịp Tết vừa qua, độ mặn tại sông đo được là 2%0. Mặn đã xâm nhập sâu và sớm hơn 1 tháng làm khoảng 400 ha diện tích lúa bị mất trắng.

Tại TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, do bị mặn “ăn” sâu từ tháng 6 đến tháng 7-2015 nên thiếu nước ngọt sinh hoạt. Ngay dịp Tết, các hồ chứa cũng không có nước ngọt gần 1 tuần. Vùng U Minh Thượng bị xâm nhập mặn rất nghiêm trọng, lúa chết đầy đồng.

“Từ nhỏ đến lớn, tôi mới thấy lần đầu tiên mặn và hạn hán đạt kỷ lục như vậy” - ông Mai Anh Nhịn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, nhận xét.

Theo thống kê của Bộ NN-PTNT, do xâm nhập mặn, vụ mùa năm 2015 có 30.000 ha lúa bị hạn, vụ thu đông 2015 có 32.000 ha và vụ đông xuân 2015-2016 có 44.000 ha bị thiệt hại. Trong thời gian tới, có khoảng 60.000 ha nữa bị ảnh hưởng. Nếu thời tiết tiếp tục không thuận lợi, diện tích lúa bị ảnh hưởng có thể lên tới 340.000 ha (chiếm gần 30% diện tích xuống giống lúa vụ đông xuân 2015-2016 toàn ĐBSCL).

Bớt họp, tập trung chống hạn và xâm nhập mặn

Trước tình trạng thiếu nước ngọt, ông Trần Công Chánh, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang, cho biết đã chỉ đạo khoan ngay 6 giếng nước ngầm, khi đã đủ lượng nước tưới tiêu và sinh hoạt sẽ dừng khoan. Ngoài ra, tỉnh cũng cho làm ngay trạm cấp nước ở huyện Long Mỹ để nâng công suất phát nước do khu vực này thiếu nước ngọt trầm trọng. Tuy nhiên, một số đại biểu tại hội nghị lo ngại rằng việc khai thác nước ngầm gây sụt lún đất, tăng tốc độ xâm nhập mặn.

“Chính phủ đã giao Bộ Xây dựng nghiên cứu đề án dẫn nước ngọt từ sông Hậu về nên việc này phải tiến hành nhanh, làm sớm để cung cấp nước ngọt cho các tỉnh Nam sông Hậu” - một lãnh đạo tỉnh Cà Mau đề nghị.

Sau khi nghe ý kiến của các bộ, ngành, địa phương, các chuyên gia về thực trạng và giải pháp chống hạn, xâm nhập mặn, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo ưu tiên kinh phí cho Nam Trung Bộ và ĐBSCL để chống hạn, xâm nhập mặn; yêu cầu các bộ, ngành, địa phương có nhận thức đúng đắn về mức độ nghiêm trọng của xâm nhập mặn; dừng các cuộc họp không cần thiết để tập trung cho ngăn mặn xâm nhập. Các địa phương tiếp tục triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống hạn, xâm nhập mặn như: nạo vét kênh mương, điều tiết công trình thủy lợi ngăn mặn, tranh thủ các thời điểm thuận lợi để lấy và trữ nước ngọt...
Theo nld.com.vn Ca Linh - Thốt Nốt

Bài đăng phổ biến