Thứ Tư, 4 tháng 5, 2016

Nghiên cứu tổng quan cọc chịu tải ngang

Trong những năm gần đây, với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, việc ứng
dụng cọc có khả năng chịu lực cao như cọc BTCT, cọc khoan nhồi đã trở nên phổ
biến và đem lại nhiều thành công trong xây dựng cơ sở hạ tầng nước ta.
Đối với ngành thuỷ lợi, việc ứng dụng cọc trong xây dựng công trình ngăn
sông đã mở ra một thời kỳ mới. Trước đây, xử lý nền móng gặp rất nhiều khó khăn
do điều kiện kinh tế và công nghệ khoa học của nước ta trong lĩnh vực xây dựng công
trình chưa được phát triển. Rất nhiều công trình thuỷ lợi xây dựng trước đây đều phải
thi công nơi có địa chất nền tốt, đất nền tự nhiên phải đảm bảo điều kiện chịu lực do
tải trọng bản thân công trình và các ngoại lực tác dụng lên. Vì lý do đó việc lựa chọn
tuyến công trình theo điều kiện địa chất nền đã gây ra nhiều vấn đề khó khăn đặc biệt
là các công trình thuỷ lợi chịu tác động của tải trọng ngang do áp lực nước, áp lực đất,
gió, va tàu… rất lớn.
Cọc BTCT được sử dụng khá phổ biến bởi những ưu điểm như áp dụng không
phụ thuộc điều kiện môi trường nước ngầm, có thể chế tạo với chiều dài và tiết diện
theo ý định, khả năng chịu lực cao. Tiết diện ngang cọc BTCT có thể là vuông, bát
giác, đặc hoặc rỗng, tiết diện thường có đường kính khoảng 25cm đến 150cm BTCT..


Chi tiết xem trên website: http://123doc.org

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến