Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2013

Hãy san sẻ với người chưa có nhà

Tiến sĩ Alan Phan. Ảnh: Hoàng Lan
Tiến sĩ Alan Phan phản hồi 1.000 hội viên bất động sản. Tiến sĩ Alan Phan đáp lại chất vấn của hội viên Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội bằng bức thư dài với mong muốn các nhà đầu tư hy sinh quyền lợi cá nhân để chia sẻ với những người kém may mắn chưa có nhà.
Trưa nay, Tiến sĩ Alan Phan đã công bố thư phúc đáp 15 câu chất vấn của 1.000 hội viên Câu lạc bộ Bất động sản. Không trực tiếp trả lời cụ thể vào các câu hỏi, tiến sĩ Alan Phan chia sẻ những vấn đề cốt lõi của thị trường bất động sản, hệ quả khi bong bóng nổ và những giải pháp tích cực cần phải làm. “Tôi không quen bị ‘chất vấn’, không phải là một cậu học trò phải thi trắc nghiệm, cũng không có ‘quyền lợi’ hay ‘nghĩa vụ’ gì trong tình huống này, nên xin phép được trả lời các bậc đàn anh theo phong cách của mình”, ông Alan Phan mở đầu.

Từng là một nhà đầu tư dự án bất động sản ở Mỹ và sau 7 năm huy hoàng với lợi nhuận, ông Alan Phan và các đối tác đã trắng tay trong dự án lớn ở Arizona. Vì vậy, ông cho rằng mình đồng cảm với trải nghiệm “của thiên trả địa” hiện tại của nhà đầu tư bất động sản.

Theo ông, vấn nạn của bất động sản hiện nay là câu chuyện thị trường thay vì đóng khung trong công thức tài chính như nhiều người lầm tưởng. Vốn trong dân tại Việt Nam được các nhà chuyên gia nước ngoài ước tính vào khoảng 60 tỷ USD, vốn từ Việt kiều và các nhà đầu tư ngoại có thể lên thêm khoảng 20 tỷ và số tiền này theo Tiến sĩ Alan Phan là “thừa đủ để giải quyết mọi hàng bất động sản tồn kho”. Khủng hoảng bất động sản hiện nay là một tính toán sai lầm của nhà sản xuất về giá cả và loại hàng. Cơ cấu giá thành bất hợp lý, nhu cầu nhà thu nhập thấp rất cao nhưng sản phẩm quá ít trong khi nguồn cung phân khúc nhà cao cấp mất cân bằng dẫn tới lượng tồn kho 10 năm mới tiêu thụ hết.

Vị chuyên gia cho rằng, các nhà đầu tư hay vin vào lý do giá đất, nguyên vật liệu, chi phí hành chính và bôi trơn quá cao khiến giá bán nhà cao ngất trời cho thấy cách làm ăn thiếu hiệu quả cũng như sự yếu kém của các quyết định bầy đàn và chụp giật.

Giai đoạn 1995-2006, khi giá nhà đất lên cao, không ai kiến nghị Chính phủ phải can thiệp. Nay, việc các nhà đầu tư trông chờ vào Chính phủ giải cứu, được ông Alan Phan ví von với tình huống các “cầu thủ” yêu cầu trọng tài áp dụng luật chơi mới khi trận bóng đã đi quá nửa. Chia sẻ về thất bại của dự án Arizona mình đầu tư vào năm 1979, ông Alan Phan cho biết vì không ngờ lãi suất vọt lên tới 16-18% thay vì 8-9% dẫn đến dự án đổ bể. “Dù không phải lỗi chủ quan, nhưng chúng tôi hiểu rõ luật chơi của thị trường và cúi đầu chấp nhận”, ông tâm sự.

Theo Tiến sĩ Alan Phan, tất cả những suy thoái, trì trệ và kém hiệu quả trong các đầu tư để công nghiệp hóa hay gia tăng sản lượng nông, hải , sản… đều do bong bóng tài chính như bất động sản, chứng khoán, ngân hàng gây ra. Khi dòng tiền tấp nập chảy về các lĩnh vực này thì người ta dễ dàng hy sinh những đầu tư xã hội cần thiết và dài hạn như y tế, giáo dục, công nghệ cao, nông nghiệp…

“Tai hại của sự lãng phí và tham ô trong việc sử dụng tài lực quốc gia này sẽ làm cả dân tộc trả giá trong nhiều thập kỷ sắp đến”, ông nói.

Nhìn nhận có thể hơn 50% các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và vật liệu xây dựng cũng như 50% các ngân hàng yếu sẽ chết vì nợ xấu, tuy nhiên, ông Alan Phan cho rằng, những doanh nghiệp, ngân hàng…này cũng đã chết lâm sàng và không đóng góp gì cho sản lượng quốc gia trong khi tiếm dụng một phần nguồn lực không nhỏ. Còn các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, cũng đã ngất ngư vì không thể cạnh tranh với sản phẩm của Trung Quốc, Thái Lan… “Bởi vậy, đổ lỗi cho tình hình bất động sản chỉ là một thủ thuật phát sinh từ thói quen lười biếng”, ông nói.

Cho rằng hệ lụy khi bong bóng bất động sản nổ chỉ là những con “ngáo ộp” mà người đầu tư bất động sản đem ra hù dọa. Chẳng hạn, vài chục ngàn trong số 53 triệu công nhân toàn quốc sẽ bị ảnh hưởng, người dân mất mát khi bong bóng bất động sản nổ tung. Ông Alan Phan cho rằng, nền kinh tế sẽ phát triển bền vững do đó tạo ra việc làm cho các công nhân thất nghiệp này chỉ là chuyện nhỏ. Mỗi tài khoản hiện được bảo hiểm đến 50 triệu đồng và đang được Ngân hàng Nhà nước đề xuất lên 100 triệu đồng do vậy, tỷ lệ mất mát cho những tài khoản trên 100 triệu đồng tại các ngân hàng sẽ rất nhỏ.

Theo Tiến sĩ Alan Phan sẽ có 5 hệ quả tích cực khi bong bóng bất động sản nổ. Cụ thể, vài trăm nghìn gia đình lần đầu trong đời sẽ được sở hữu một căn nhà vừa túi tiền. Hiện tượng tâm lý “an cư lạc nghiệp” sẽ tạo cú kích cầu tiêu dùng, gây lại niềm tin cho kinh tế, loại bỏ các thành phần phi sản xuất yếu kém, tăng thu ngân sách và thu hút đầu tư nội ngoại. Ngoài ra, khi in tiền đủ để cứu trợ, nạn lạm phát sẽ bùng nổ lại và tỷ giá sẽ rơi.

Vị chuyên gia đánh giá, ngân sách hiện đã bội chi vì các vấn đề kinh tế xã hội từ khủng hoảng và nguồn thu từ thuế và phí đang thu hẹp đáng kể. Vì vậy, dùng những tài lực hiếm hoi để nuôi các lĩnh vực phi sản xuất là kéo dài cuộc suy thoái cho các thành phần khác trong nền kinh tế.
“Khi giải cứu, mọi sai phạm lầm lẫn sẽ được che đậy và bảo vệ; và các quy luật của thị trường có quyền đi ‘nghỉ mát’ khi quyền lợi của các nhóm lợi ích bị xâm phạm”, ông nói.

Giá trị bất động sản đã lên đến 25 lần thu nhập trung bình của người dân là một thành tích đáng ghi vào kỷ lục Guinness. “Nhưng trong sâu thẳm, tôi vẫn mang nhiều hy vọng. Có thể một lúc nào đó, những tinh hoa của đất Việt sẽ quên đi quyền lợi cá nhân của mình và gia đình… để san sẻ lại cho các người dân kém may mắn hơn”, Tiến sĩ Alan Phan dốc lòng.

Tiến sĩ Alan Phan đang đứng trước áp lực của giới kinh doanh bất động sản, sau khi ông chia sẻ trên VnExpress về việc không nên giải cứu, mà để thị trường tự điều tiết. 1.000 hội viên Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội cùng gửi thư chất vấn, thậm chí muốn đối thoại với ông về quan điểm này.

Trong lúc này, Ngân hàng Nhà nước đang hoàn thiện thông tư hướng dẫn việc cho vay ưu đãi với một số đối tượng để đầu tư, kinh doanh và mua, thuê nhà, một cách kích cầu của thị trường và hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp địa ốc cơ cấu lại và giải phóng hàng tồn kho. Kế hoạch này nằm trong chủ trương của Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.
vnexpress.net- Hoàng Lan

Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

Trung Quốc đừng dại thử lòng yêu nước của dân tộc Việt

Lòng yêu nước của dân tộc Việt, về góc độ xã hội, lịch sử được gọi là Truyền thống, về góc độ khoa học được gọi là Gen di truyền. Cho nên, thế giới có đổi thay, vương triều có đổi thay nhưng truyền thống đó hay gen di truyền đó không bao giờ thay đổi.
Không rõ tinh thần yêu nước của dân tộc Trung Hoa như thế nào, bởi vì từ xưa Trung Quốc chỉ đi xâm lược, mở rộng lãnh thổ, nhưng khi bị các quốc gia khác tới xâm lược như Nguyên Mông, Anh, Nhật Bản thì họ đều thúc thủ và ý chí của họ thể hiện trong “Vạn lý trường thành”, trong cuộc biểu tình chống Nhật Bản mới đây…thì có lẽ chỉ họ mới hiểu, đánh giá được thực chất, sức mạnh kết nối lòng yêu nước của dân tộc họ.

Dân tộc Việt, lòng yêu nước được biểu hiện theo cách khác, đơn giản là “Sông núi nước Nam, vua Nam ở” nó đã “rành rành định sẵn” rồi. Kẻ nào, dù hung hãn đến đâu, xâm phạm là phải và bị đánh đuổi, đơn giản thế thôi. Về ý chí thì “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm 20 năm hoặc lâu hơn…”, “dù có đốt cháy dãy Trường Sơn cũng phải giành độc lập”…
Chủ quyền của Tổ quốc luôn thiêng liêng trong mỗi người Việt Nam
Duy nhất một lần dưới triều Nguyễn, nhưng lịch sử thời đó vẫn còn vang vọng những cái tên hào hùng lẫm liệt của Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, còn đó lời bất hủ của Nguyễn Trung Trực…và hơn 90 năm sau, năm 1954, dân tộc Việt đã vùng lên bằng trận Điện Biên Phủ chấn động địa cầu.

 Mỹ thua Việt Nam có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân đầu tiên là Mỹ không hiểu dân tộc Việt. Chỉ đến năm 1972 khi Nixon bắt tay Mao Trạch Đông ở Thượng Hải thì người Mỹ mới tin rằng Việt Nam dân chủ cộng hòa và Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam đánh Mỹ là vì lý do thống nhất đất nước chứ không phải đánh Mỹ bởi tác động của Trung Quốc hay Liên Xô.

Máu xương của thế hệ ông, cha, anh đổ xuống để có hôm nay, cho con cháu một Việt Nam liền một dải, không như bán đảo Triều Tiên hiện giờ là quý báu biết chừng nào và đương nhiên chỉ ai là con cháu Lạc Hồng mới cảm nhận được.

Lòng yêu nước của dân tộc Việt, về góc độ xã hội, lịch sử được gọi là Truyền thống, về góc độ khoa học được gọi là Gen di truyền. Cho nên, thế giới có đổi thay, vương triều có đổi thay nhưng truyền thống đó hay gen di truyền đó không bao giờ thay đổi.

Động thái hung hăng, ngang ngược, đe dọa gây hấn trên Biển Đông của Trung Quốc đòi độc chiếm 80%, xâm phạm đến chủ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt đang ngày càng được người Việt Nam trong và ngoài nước ý thức rất rõ ràng.

Sự việc đường “lưỡi bò” trên bản đồ; đèn lồng in chữ “Tam Sa”; sách vở in sai, có cờ Trung Quốc; siêu thị Big C bán nho…được sự “quan tâm” sát sao của dân cả nước là dấu hiệu của lòng tự tôn dân tộc, lòng yêu nước đang phát tiết mà không cần hô hào phát động.

Hành động rất nguy hiểm của Trung Quốc mới đây trên Biển Đông, dùng súng bắn cháy ca bin tàu đánh cá của ngư dân Việt trong vùng biển chủ quyền Việt Nam là hành động ngang ngược, độc ác, vô nhân đạo và chúng không hiểu được sức mạnh lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam.
Ca bin tàu bị Hải giám TQ bắn cháy nhưng quyết không để cháy cờ Tổ quốc
Hạm đội 7 của Hoa Kỳ ngày xưa (là niềm mơ ước của hạm đội Nam Hải-Trung Quốc ngày nay) khi Hải quân Việt Nam là con số “không” mà còn không dọa được Việt Nam thì vài chục con tàu giả dạng Hải giám, đằng sau có vài con tàu chiến tập trận, đã tỏ ra hung hăng, xua đuổi phi pháp tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam là có thể dễ dàng tác quái trên Biển Đông của Việt Nam ư? Họ đã lầm vì dân tộc Việt luôn yêu chuộng hòa bình, muốn là bạn với láng giềng một cách thân thiện, hữu nghị nhưng lòng yêu nước, bảo vệ từng tấc đất, tấc biển của Việt Nam thì ngàn đời không thay đổi. Họ chỉ tổ tốn dầu và hao máy mà thôi. Hành động ngang ngược, ác độc, vô nhân đạo của Trung Quốc đã kích hoạt lòng yêu nước của dân tộc Việt.

Lịch sử vốn không bao giờ lặp lại, nhưng khi đã lặp đi lặp lại nhiều lần thì chứng tỏ điều đó đã trở thành quy luật khách quan, mà khi đã là quy luật thì đừng dại dột làm trái với nó.
Chỉ có kẻ điên mới mong có sóng thần để thử độ vững của đê chắn sóng.
Theo Lê Ngọc Thống- Đất Việt

Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2013

Xây dựng nông thôn mới của một số quốc gia tiêu biểu trên thế giới

ashui.com- Người nông dân ở mỗi quốc gia, mỗi vùng miền đều trải qua quá trình phát triển khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện của loại hình canh tác và bối cảnh lịch sử của mỗi khu vực cũng như phụ thuộc vào sự phát triển của môi trường sinh thái. Năng suất và sản lượng phụ thuộc vào chính sách quốc gia, sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, giáo dục, thông tin và văn hóa khu vực. Dù bất cứ hoàn cảnh nào, người nông dân cũng được đánh giá cao và đáng được tôn trọng.
Chúng ta hãy cùng khám phá về một số khía cạnh mà nông thôn mới ứng dụng ở một số quốc gia tiêu biểu trên thế giới nhé.



Nông thôn ở Hà Lan: Sự kết hợp thành công giữa nông nghiệp và công nghiệp
Hoa được trồng trong hệ thống nhà kính tiêu biểu ở Hà Lan
Hoa được trồng  ở Hà Lan
Hà Lan đạt được nhiều thành tựu đáng kể, đặc biệt là nông nghiệp cây trồng trong nhà kính và yếu tố thành công này chính là hạt nhân “nông thôn mới” ở đây. Tỷ lệ sản xuất rau quả và hoa góp phần cung cấp nhu cầu khổng lồ trên toàn thế giới. Các nhà quản lý và xây dựng hình tượng nông thôn mới ở Hà Lan đã rất xuất sắc trong việc nắm bắt các thị trường khác về hoa, cây cảnh và các sản phẩm vườn ươm. Bên cạnh hoa tulip là loại hoa làm cho Hà Lan trên thế giới, các loại hoa khác như hoa hồng, hoa cúc, hoa cẩm chướng cũng là đặc sản mà Hà Lan sản xuất trong các “nhà máy kính” chiếm tỷ lệ lớn sản xuất hoa của thế giới.

Hệ thống sản xuất và phân phối của nông dân Hà Lan được tổ chức rất tốt ở tất cả các quy trình. Việc trồng cây trong nhà kính đại diện cho hình thức nông nghiệp nhân tạo thành công. Đây là quá trình nỗ lực sử dụng các kỹ thuật như trong ống nghiệm tăng trưởng, thủy văn, chế ngự khí hậu hoàn toàn chủ động. Đây là loại hình sản xuất có sự kết hợp của các hoạt động công nghiệp và nông nghiệp.

Nông thôn Pháp: Trồng nho làm rượu vang
Guy Lautier là một nhà nông sống ở Puisserguier là một ví dụ điển hình của nông thôn mới Pháp. Kể từ khi cuộc cách mạng trong giao thông vận tải vào cuối thế kỷ 19, khu vực này được độc quyền dành riêng cho sự phát triển của nho để sản xuất rượu vang. Cây nho được trồng trên các vùng đất thấp và người nông dân phải đối mặt trong những thời điểm trì trệ, khó khăn riêng của họ. Mất một thời gian dài, người nông dân Pháp đã học được cách thức tự tổ chức thành các hợp tác xã, đoàn thể. Trong mỗi làng đều có hợp tác xã sản xuất, các cửa hàng, cửa hiệu bán rượu vang. Vì thế, làng thôn quê ở Pháp khá tấp nập và trở nên đáng yêu.

Nông dân Pháp đã từng gặp nhiều khó khăn từ các cuộc khủng hoảng của tiêu thụ rượu vang giảm, nhu cầu chất lượng trên thị trường đòi hỏi cao hơn, yêu cầu vượt ra ngoài biên giới quốc gia, giờ đây bằng những cố gắng của mình, nông dân Pháp đã khá thành công ở nhiều lĩnh vực. Hợp tác xã ở Puisserguier do Guy Lautier đứng đầu đã đổi mới trong việc tái tổ chức cơ cấu, cải thiện các giống cây trồng và các phương pháp sản xuất rượu vang, giao dịch tiếp thị với các khách hàng tiềm năng. Tất cả những điều này đã làm thay đổi và hiện đại hóa cách thức của người nông dân. Nhà sản xuất rượu vang của Languedoc-Roussillon ngày nay đã trở thành nhà sản xuất các loại rượu vang tuyệt đỉnh đang được bán trên toàn thế giới.

Nông thôn Mỹ: Ứng dụng công nghệ cao và quản lý tốt
Hoa Kỳ là quốc gia có diện tích đất canh tác lớn cho các hoạt động nông nghiệp. Đây là một nền nông nghiệp có “cơ ngơi” lớn và được “trang bị cơ giới hóa” rất tốt. Năng suất sản xuất của mỗi người nông dân ở Mỹ cao nhất trên thế giới. Mỹ là một trong những quốc gia xuất khẩu hàng đầu các sản phẩm thực phẩm nông nghiệp trên thế giới.

Các nông trang ở Mỹ cũng đa dạng với nhiều quy mô khác nhau. Nhiều nhà nông nuôi trồng các trang trại của họ như là một hình thức bán thời gian. Họ là những người nông dân có trình độ như đại học, cao học... Ngành nông nghiệp Mỹ sử dụng công nghệ cao và áp dụng quản lý nghiêm ngặt. Nông nghiệp Mỹ rất phụ thuộc vào thị trường quốc tế. Các nông trang nhỏ thường không chắc chắn và có rủi ro trong nợ nần nhưng họ được hỗ trợ bởi các cơ quan công quyền.
Khánh Phương

Sợ nhất là trả lương cào bằng

TT - “Nói đến lương là đề cập việc đánh giá một con người, vì vậy trả lương, thưởng như thế nào là việc hết sức quan trọng và đôi khi quyết định đến thành công hay thất bại của một doanh nghiệp” - ông Fujii Takao, giám đốc Trung tâm Hợp tác nguồn nhân lực Việt - Nhật, nhấn mạnh như vậy khi trao đổi với Tuổi Trẻ về câu chuyện lương, thưởng.

- Ông FuJii Takao nói tiếp:
- Đối với mỗi công ty, ngoài tài sản về vốn, cơ sở vật chất thì con người là một trong những tài sản vô cùng quý giá. Vì vậy, ngoài vấn đề lương thì người lãnh đạo trong công ty phải tính toán đến các chế độ phúc lợi xã hội hợp lý cho người lao động, tạo môi trường làm việc tốt... đặc biệt là tạo điều kiện để nhân viên nhận thấy hướng tương lai phát triển của họ.

Vấn đề quan trọng nữa khi trả lương là phải làm sao cho cán bộ công nhân viên hiểu và chia sẻ được công ty trong tình trạng như thế nào: đang ăn nên làm ra hay trong tình trạng thua lỗ. Bởi nếu doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ nhưng lương thưởng vẫn tăng là điều khó có thể chấp nhận. Vì vậy, muốn làm được điều này lãnh đạo doanh nghiệp và người lao động phải thường xuyên trao đổi để nắm tình hình thực tế công ty.

* Ông đánh giá như thế nào về tình hình trả lương tại các đơn vị, doanh nghiệp VN hiện nay?
"Ở Nhật, mặc dù là giữa các nhân viên không cho biết lương của nhau nhưng với từng người họ vẫn biết mức lương của họ ở vị trí nào trong công ty. Và mỗi năm đều có những đánh giá theo thứ tự A, B,C, D... kèm theo đó là những bước điều chỉnh tăng lương hoặc giảm lương với từng người. Điều này sẽ giúp những người xếp ở vị trí thấp hiểu là họ phải cố gắng để nhận được mức lương cao, còn những người ở mức lương cao rồi sẽ cố gắng hơn nữa"
Ông FuJii Takao
- Lương tại nhiều cơ quan đơn vị ở VN hiện nay không cao. Và việc trả lương cho nhân viên tại một số công ty gần như có tính cào bằng, chênh lệch giữa những người làm được việc và những người làm “khơi khơi” trong cùng một đơn vị không nhiều. Điều này dẫn đến hệ quả là không tạo được động lực phấn đấu cho người lao động. Quan trọng hơn là nhiều người lao động thấy lương mình thấp nhưng không hiểu vì sao.

Tất nhiên, tôi cũng hiểu do đặc thù của VN vẫn còn ảnh hưởng nhiều bởi nền kinh tế bao cấp trước đây. Và từ năm 2007, khi VN trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), vấn đề cạnh tranh đã trở nên khốc liệt hơn nên tình hình trả lương ở một số đơn vị đã có sự thay đổi. Bởi nếu không thay đổi thì những người lao động giỏi làm việc trong các doanh nghiệp, đơn vị nhà nước sẽ chuyển sang các công ty, đơn vị có mức lương đãi ngộ cao hơn.

Năng lực là số 1
* Trả lương và thưởng ở Nhật dựa trên những tiêu chí nào? Chuyện bằng cấp có được xem là một trong những tiêu chí quan trọng để xếp lương không, thưa ông?
- Ở Nhật, không phải công ty nào cũng như nhau nhưng phần lớn họ đều có cách đánh giá dựa trên một số tiêu chí cơ bản như: năng lực đóng góp cho công ty, kinh nghiệm công việc, khả năng phát triển trong chuyên môn... và cuối cùng mới là bằng cấp.

Trong đó, bằng cấp chỉ là một trong những tiêu chí đánh giá ban đầu của một nhân viên và mức lương chênh lệch giữa một kỹ sư mới tốt nghiệp đại học ra trường với một người tốt nghiệp trường nghề là không đáng kể. Qua thời gian làm việc, nếu nhân viên tốt nghiệp trường nghề chứng minh năng lực đóng góp cho công ty tốt hơn nhân viên tốt nghiệp đại học thì mức lương chắc chắn được điều chỉnh cao hơn.

Bản thân tôi trước đây khi vào làm cho Tập đoàn Panasonic mới chỉ tốt nghiệp phổ thông trung học, lúc đó mức lương của tôi so với những người tốt nghiệp đại học thấp hơn khoảng 30%. Tuy nhiên qua nỗ lực trong công việc, một thời gian sau lương của tôi đã đuổi kịp những nhân viên tốt nghiệp đại học, đồng thời được đề bạt lên trưởng bộ phận, trưởng phòng... và cuối cùng sau 25 năm phấn đấu tôi được bổ nhiệm làm giám đốc Công ty Panasonic VN.

Trong khi đó, tại VN tôi thấy nhiều người suy nghĩ là tất cả các kỹ sư, cử nhân mới tốt nghiệp đại học ra trường đều phải lương cao. Quan niệm như vậy là hết sức sai lầm. Cái quan trọng là phải có cách đánh giá kỹ năng của từng người, trên cơ sở đó mới xếp ở mức lương cao hay thấp.

* Tại Nhật, cách trả lương ở cơ quan quản lý nhà nước có khác so với khối doanh nghiệp?
- Gần như không có sự khác nhau nhiều giữa hai khối cơ quan nhà nước và doanh nghiệp, và tôi nghĩ ở các nước khác cũng vậy. Bởi vì đánh giá một con người qua công việc thì có cấp trên đánh giá, đồng nghiệp đánh giá và xa hơn là khách hàng và người dân đánh giá, hay nói khác đi là có nhiều cách đánh giá năng lực một con người. Do đó, một khi đã thống nhất cách đặt vấn đề là đưa tiêu chí đánh giá năng lực lên hàng đầu khi quyết định mức lương thì ở bất cứ đơn vị nào cũng có thể thực hiện được.

Trả lương đúng sẽ tạo động lực rất lớn
* Theo ông, việc đánh giá lương, thưởng cho nhân viên quyết định bao nhiêu phần trăm thành công của doanh nghiệp?
- Việc trả lương đúng người, đúng công việc sẽ tạo động lực rất lớn trong cạnh tranh phát triển của một doanh nghiệp. Vì vậy, cá nhân tôi cho rằng đóng góp thành công của một doanh nghiệp thì yếu tố nguồn nhân lực quyết định đến 60% và muốn tạo sức bật cho nguồn nhân lực thì việc trả lương như thế nào là hết sức quan trọng.

* Có thời gian dài làm quản lý tại Công ty Panasonic VN, ông có áp dụng mô hình trả lương qua cách đánh giá năng lực như ông vừa đề cập và kết quả như thế nào, thưa ông?
- Tất nhiên không thể áp dụng 100% cách tính lương như ở Nhật, bởi còn phụ thuộc nhiều yếu tố về văn hóa, luật pháp... nhưng tôi đã áp dụng cách trả lương qua năng lực công việc. Cụ thể, tại Công ty Panasonic VN chúng tôi đã tạo ra một hệ thống đánh giá công khai mà mọi người đều có thể nhận diện được sức lao động của mỗi người đóng góp cho công ty như thế nào, trên cơ sở đó sẽ nhận được mức lương tương ứng. Và kết quả thấy rõ nhất là chỉ một thời gian ngắn, doanh thu của công ty đã tăng mạnh và rất ít xảy ra trường hợp nhân viên xin nghỉ việc.

Hiện nay sau khi nghỉ ở Panasonic VN, tôi làm việc tại Trung tâm VJCC do tôi phụ trách cũng lập ra một bảng lương xếp loại đánh giá A, B, C, D... Trên cơ sở bảng xếp loại này chúng tôi đã gặp gỡ từng người và nói cho họ biết những điểm mạnh, yếu trong công việc dẫn đến mức lương xếp như vậy. Cách làm này giúp bản thân họ hiểu và sẽ cố gắng phấn đấu để thời gian tới nhận được mức lương cao hơn.

Qua thời gian làm quản lý, điều khiến tôi sợ nhất là trả lương cào bằng, bởi làm như vậy sẽ triệt tiêu nỗ lực trong mỗi nhân viên. Phải thấy một điều là không thể một mình giám đốc có thể giúp phát triển doanh nghiệp được mà phải là sức mạnh của tập thể. Tuy nhiên, sức mạnh này chỉ có thể phát huy nếu có phương pháp đánh giá năng lực của từng người thông qua việc trả lương.
khatvongtuoitre.com

Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2013

Xây dựng hình ảnh tích cực về bản thân

Hình ảnh bản thân là điều ta cảm nhận về chính mình. Khi cảm thấy thoải mái trong lòng, hiệu quả làm việc của chúng ta sẽ tăng lên, quan hệ công việc và gia đình cũng được cải thiện. Mọi chuyện dường như tốt đẹp hơn. Lý do là vì cảm nhận và hành vi của chúng ta tương quan trực tiếp với nhau.


Cách xây dựng hình ảnh tích cực về bản thân
Để xây dựng hình ảnh tích cực về bản thân, một trong những cách nhanh nhất là làm việc gì đó cho người khác mà không để người ta trả ơn bằng tiền bạc.
Vài năm trước, tôi bắt đầu tình nguyện dành thời gian tập huấn chương trình xây dựng thái độ và hình ảnh bản thân tích cực cho một số tù nhân. Chỉ sau vài tuần những điều tôi học được thật là quý giá.
Sau khi tham dự được hai tuần một tù nhân tìm gặp tôi và bảo: “Anh Shiv vài tuần nữa là tôi mãn hạn tù”. Tôi bèn hỏi anh đã thu nhận được gì qua chương trình xây dựng thái độ. Ngẫm nghĩ một lát, anh bảo bản thân cảm thấy rất thoải mái. Tôi nói: “Cảm giác thoải mái chung chung quá. Anh có thể cho biết cụ thể hành vi gì đã thay đổi ở mình?” (vì theo tôi nếu hành vi không thay đổi thì không diễn ra quá trình học hỏi).
Anh kể từ khi bắt đầu chương trình, anh đọc kinh thánh hàng ngày. Tôi hỏi việc này có hiệu quả thế nào với anh. Anh đáp bây giờ anh cảm thấy thoải mái với chính mình và với người khác, đó là điều trước đây anh chưa bao giờ cảm nhận được. tôi nói: “Nghe cũng hay, thế anh dự định làm gì khi ra tù?”. Anh bảo: “Sẽ cố gắng làm việc có ích cho xã hội”. Tôi lại hỏi câu ấy và anh vẫn nói như vậy. Rồi tôi gặng tiếp: “Anh sẽ làm gì khi ra tù?” đương nhiên ý tôi mong muốn một câu trả lời khác.
Khi đó bằng giọng có vẻ giận, anh đáp rành rọt: “Tôi sẽ làm người có ích cho xã hội”. Lúc này tôi mới phân tích cho anh thấy sự khác biệt lớn giữa lời nói ban đầu và lời nói của anh bây giờ. Đầu tiên anh chỉ bảo “sẽ cố gắng” nhưng hiện tại là “sẽ làm”. Sự khác biệt nằm ở từ “cố gắng”, nó có nghĩa là hoặc anh sẽ làm hoặc là không. Điều này đồng nghĩa với việc cánh cửa nhà giam vẫn để ngỏ chờ anh trở lại. Trong khi đó từ “sẽ làm” lại như lời khẳng định chắc chắn về một con người hoàn lương sắp tới.
Một tù nhân khác nãy giờ lắng nghe câu chuyện của chúng tôi, bèn hỏi: “Anh Shiv làm thế này thì anh được trả lương thế nào?”. Tôi bảo cảm giác được trải nghiệm của tôi giá trị hơn với đồng tiền. Người ấy hỏi tiếp: “Tại sao anh đến đây?” Tôi nói: “Tôi đến vì lí do cá nhân, tôi muốn thế giới này trở thành môi trường sống tốt đẹp hơn”. Sự ích kỷ như vậy là rất lành mạnh. Nói tóm lại, một khi ta đã đầu tư có hệ thống thì luôn được đền đáp, mà thường là nhận được nhiều hơn những gì mình bỏ ra.
Một người tù khác có ý kiến: “Bất kỳ chuyện gì người ta làm đều có lý do riêng của họ cả. Khi họ chích ma túy thì đâu là phải việc của anh. Sao anh không để họ yên?” Tôi đáp: “Anh bạn thân mến, dù không đồng tình điểm này, nhưng tôi vẫn chấp nhận ý anh – tức là chuyện đó không phải việc của tôi. Nếu anh chắc chắn là khi có người chơi ma túy rồi lái xe và gây tai nạn, thứ duy nhất họ đụng vào chỉ là một gốc cây bên đường thì tôi xin nhượng bộ anh. Nhưng nếu anh không thể đảm bảo được điều này, vì có thể nạn nhân tai nạn ấy là anh, tôi hay là con cái chúng ta, thì anh nên tin rằng chuyện này có liên quan đến tôi. Tôi phải đưa con người ấy ra khỏi con đường lầm lạc”.
Câu nói: “Đó là cuộc đời tôi, tôi sẽ làm điều mình muốn” dễ dẫn đến những suy nghĩ ích kỷ. Người ta sẽ tìm cách phớt lờ tinh thần tích cực của câu nói mà chỉ tập trung vào ý nghĩa sao cho có lợi với mình. Họ quên mất rằng giữa con người luôn có sự liên hệ với nhau. Điều bạn làm có tác động tới tôi và ngược lại. Giữa chúng ta có một sợi dây vô hình gắn kết, vì vậy cần học cách hành xử có trách nhiệm.
Là con người, tất cả chúng ta đều có nhu cầu cho và nhận với những mức độ khác nhau. Người tốt là người luôn biết cho đi và ít quan trọng việc nhận lại.
 Shiv Khera – trích trong Bí quyết của người chiến thắng

Câu chuyện 9X tháng kiếm trăm triệu, tự mua nhà 1 tỷ

Công việc đang lên như diều gặp gió, bất ngờ Ngọc Tân quyết định bỏ để đi bán thiệp.

Từ phục vụ cà phê trở nhảy sang bất động sản
Huỳnh Ngọc Tân đến với nghề môi giới bất động sản từ những tháng ngày đi làm phục vụ cà phê thời sinh viên năm nhất. Trong quán, Tân quen nhiều khách quen muốn hỏi thuê – mua nhà. Tân cũng quen nhiều bạn bè hành nghề môi giới bất động sản. Cộng với vốn tiếng Anh tốt, sự liều lĩnh, Tân lên thẳng lãnh sự quán, ngỏ lời xin họ các danh sách du khách đến Việt Nam và cần nhà ở, nhà thuê.
Huỳnh Ngọc Tân.
Chia sẻ về lý do tham gia vào lĩnh vực bất động sản, Tân nói: “Mình bắt đầu thích lĩnh vực này khi cậu bạn thân hành nghề môi giới bất động sản, và cậu ấy cho thấy rằng nghề này không cần nhiều vốn để có thể bắt đầu, và thật sự là tương lai mình cũng muốn đầu tư vào bất động sản”.
Để thuận lợi cho công việc hơn, Tân và bạn của mình cùng nhau thi Chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản do Bộ xây dựng cấp. Cậu trở thành một trong những người trẻ nhất được cấp chứng chỉ này.

Môi giới với các du khách nước ngoài chưa đủ, có sẵn chứng chỉ trong tay, Tân xin vào làm cộng tác viên cho các văn phòng cao ốc, các công ty bất động sản. Chỉ trong hai năm, Tân đã bán được 20 căn hộ chung cư. Công việc này mang cho Tân mức thu cao, nên chỉ chưa đến hai năm, Tân đã tự tay mua được một căn hộ trị giá một tỷ đồng ở Bình Thạnh từ khi còn là sinh viên.

Tuy nhiên, khi công việc đang phát triển thuận lợi, chàng môi giới bất động sản trẻ quyết định rẽ ngang.

Đi bán thiệp
Huỳnh Ngọc Tân quyết định “quay ngoắt 180 độ” bằng việc kinh doanh loại thiệp Kirigami (một loại thiệp nổi) của Nhật Bản. Chuyện bắt đầu khi được một người bạn du học sinh ở Nhật gửi cho xem những bức ảnh về một loại thiệp tại Nhật Bản xem thử, Tân hoàn toàn bị cuốn hút. Từ không biết gì về môn nghệ thuật này, Tân tự mình tìm tòi và phát triển các kỹ năng chế tác thiệp qua Youtube, các website của Nhật Bản.
Tân hiện là sinh viên năm thứ 4 ĐH Ngoại thương.
Tân cũng rủ thêm bạn bè chế tác thử các sản phẩm thiệp Kirigami và mang đi dự triển lãm. Loại thiệp của nhóm Tân nhận được sự chào đón nhiệt liệt. Và ngoài bán thiệp nhóm bạn còn mở các lớp dạy làm thiệp Kirigami.

Rồi công ty có tên Hynota được thành lập vào tháng 11/2012 với 6 thành viên ban đầu, Tân làm giám đốc. Hynota nghĩa là hy vọng + nỗ lực = tài sản.

“Chúng mình không muốn kinh doanh manh mún mà muốn tiến hành bài bản, nghiêm túc nên mới mở công ty. Công ty chúng mình không có tiền bạc nhiều, nhà máy hay văn phòng, chỉ có niềm hy vọng”, Tân giải thích.

Dù chưa có xưởng, có văn phòng nhưng Hynota đã vận hành theo quy mô một công ty chuyên về các loại thiệp giáng sinh, thiệp cưới, thiệp sinh nhật, thiệp 3D…

Những tấm thiệp của Hynotathời gian đầu bị nhà sách, siêu thị từ chối khó đến tay người tiêu dùng vì giá thành đắt. Có thời điểm 3/4 nhân viên chọn cách rời công ty. Các thành viên phải đem bán online, công viên, hội chợ để phổ biến rộng rãi hơn để tiếp tục duy trì sản xuất.

Trải qua một thời hoạt động, những tấm thiệp của Hynota có nhiều đơn đặt hàng hơn, lợi nhuận dần ổn định… Thu nhập hằng tháng đạt 120 triệu, sản xuất hơn 5.000 tấm thiệp và liên tục xuất hàng ra nước Mỹ, Australia, Anh, Pháp… là những thành tích ấn tượng mà Hynota có được sau hai tháng thành lập. Đến nay, công ty đã làm ra 15.000 sản phẩm và thu về hơn 350 triệu sau 4 tháng hoạt động.

Với Huỳnh Ngọc Tân, vừa kiêm vị trí giám đốc vừa dành thời gian cho việc học khiến cậu cũng khá bộn bề. “Mình rất bận và mệt khi  làm hết tất cả mọi việc trong một ngày nhưng đến giờ thì mình vẫn cố gắng được”, Tân thừa nhận.

Tân cũng thừa nhận mình là một sinh viên bình thường như bao sinh viên khác, học lực cũng mình thường. “Mình học bình thường, tuy nhiên những môn tốt cho chuyên ngành kinh doanh thì mình luôn cố gắng đạt điểm cao”, Tân cho biết thêm.

“Kinh doanh từ khi còn là sinh viên giúp mình hoàn thiện mình tính kiên, sự hòa nhã, nỗ lực, làm mình lớn hơn lên, tự tin và trưởng thành hơn nhiều. Mình sẽ không đánh đổi bất kỳ cái gì với những trải nghiệm mà mình đã có khi kinh doanh thiệp Hynota”, Tân chia sẻ.
(BNZO)

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2013

Lý do khiến chúng ta không giàu có


Bạn tự nhủ đó là bởi mình không kiếm được nhiều tiền, nhưng thực tế, với hầu hết mọi người, việc có trở thành triệu phú hay không liên quan rất ít đến số tiền bạn làm ra. Mà đó là cách bạn đối xử với tiền trong cuộc sống.
Dưới đây là 10 lý do thường gặp khiến bạn không trở thành triệu phú, được các chuyên gia tài chính đưa ra trên thestreet:

1. Bạn để ý hàng xóm nghĩ gì
Nếu bạn chạy đua với họ và số của cải mà họ có, bạn đang lãng phí số tiền mình vất vả kiếm được vào những món đồ chơi để làm "lóa mắt" họ thay vì tích lũy của cải cho mình.
2. Bạn không kiên nhẫn
Trước khi có thẻ tín dụng, thật khó để mà tiêu hết số tiền bạn làm ra. Nhưng ngày nay thì khác. Nếu bạn đang nợ tín dụng vì bạn không thể chờ đến khi đủ tiền mặt mới mua một món đồ, bạn đang làm giàu cho người khác trong khi lại đẩy mình vào nợ nần.
3. Bạn có những thói quen xấu
Dù là hút thuốc, uống rượu, đánh bạc hay một số thói quen khác, thói quen xấu luôn khiến bạn mất nhiều tiền mà đáng lý có thể tích thành tài sản cho bạn. Hầu hết mọi người không nhận ra rằng chi phí của thói quen xấu đó lớn hơn nhiều so với chi phí thấy được. Chẳng hạn, nếu hút thuốc, ngoài việc mất tiền mua bao thuốc, bạn còn trả giá cho sức khỏe của mình dưới nhiều hình thức, như hóa đơn viện phí.
4. Bạn không có mục đích
Thật khó để tích lũy tài sản nếu bạn không bỏ ra thời gian để biết mình muốn gì. Nếu bạn không đặt mục tiêu giàu có, bạn khó có thể đạt được điều đó. Bạn cần nhiều điều hơn là một câu nói "Tôi muốn trở thành triệu phú". Bạn cần bỏ ra thời gian để tiết kiệm và đầu tư cho các mục tiêu theo năm, đưa ra kế hoạch để đạt được những mục tiêu đó.
5. Bạn không chuẩn bị
Điều xấu có thể xảy ra với mọi người vào lúc này hay lúc khác, và nếu bạn không chuẩn bị cho một chuyện như vậy thông qua bảo hiểm, tất cả tài sản bạn gây dựng có thể ra đi trong nháy mắt.
6. Bạn cố gắng giàu thật nhanh
Với hầu hết chúng ta, sự giàu có không đến ngay lập tức. Bạn có thể tưởng rằng người trúng số độc đắc chiếm tỷ lệ khá lớn, nhưng sự thật là khả năng bạn bị sét đánh còn cao hơn nhiều so với cơ hội trúng số độc đắc. Tham vọng làm giàu thật nhanh có thể lan sang cả cách mà bạn đầu tư, và nhận được kết quả tương tự.
7. Bạn lệ thuộc vào người khác để quản lý tiền của mình
Bạn tin rằng người khác có kiến thức về vấn đề tiền nong, và bạn lệ thuộc hoàn toàn vào khả năng đánh giá của họ xem bạn nên đầu tư tiền vào đâu. Không may, hầu hết mọi người đều muốn tự mình kiếm tiền, và đây là mục tiêu đầu tiên khi họ chỉ cho bạn cách đầu tư tiền của bạn. Lắng nghe lời khuyên của người khác để nhận được ý tưởng mới, nhưng cuối cùng, bạn phải hiểu biết đủ để tự mình ra quyết định.
8. Đầu tư vào thứ mà bạn không am hiểu
Bạn nghe anh A nói rằng đã làm ra rất nhiều tiền nhờ làm việc nọ, việc kia, và bạn muốn nhảy vào lĩnh vực của anh ấy. Thực sự nếu anh A đã làm ra tiền, nghĩa là anh ấy rất am hiểu công việc mà anh ấy đầu tư. Còn tiêu tiền theo kiểu "té nước theo mưa" mà không hiểu gì sẽ khiến bạn không thể trở nên giàu có.
9. Bạn sợ rủi ro tài chính
Lo sợ các nguy cơ khiến bạn cất tất cả tiền vào ngân hàng. Thực sự đó là cách bạn đang vứt tiền đi, nhất là khi lạm phát lớn, bởi bạn đã từ chối cơ hội quay vòng tiền nhanh hơn.
10. Bạn phớt lờ vấn đề tài chính của mình
Bạn ứng xử như thể nếu bạn cố gắng, tiền bạc sẽ tự bay đến. Nếu bạn đang có một khoản nợ, bằng cách nào đó nó sẽ được xử lý trong tương lai. Không may, để giàu có, bạn cần có kế hoạch. Giàu có không xuất hiện thần kỳ với đa số mọi người. Thực tế là, không chỉ một thói quen duy nhất trên đây cản trở bạn thành triệu phú, mà là một tổ hợp vài thói quen trong đó. Hãy nhìn kỹ vào danh sách này, và nhận ra vấn đề của mình. Nếu bạn muốn trở thành triệu phủ, nó sẽ ở trong tầm tay bạn, nhưng bạn phải đối mặt với những vấn đề hiện tại đang cản trở bạn tạo ra tài sản.
Nguồn vnexpress.net - Thuận An

Đập thủy lợi 739 (Đắk Lắk) xây để... chờ vỡ

Thời hạn thi công là 700 ngày, nhưng chỉ sau hơn 200 ngày, chưa bóc xong phong hóa và thi công phần móng, chủ đầu tư đã “hào phóng” quyết toán toàn bộ giá trị gói thầu cho nhà thầu. Do thi công ẩu, đến nay dù chưa tích nước nhưng đập chính của công trình thủy lợi 739 đã nứt, vỡ 2 lần, nước chảy xuyên qua thân đập.
Quyết toán khống tiền tỷ
Công trình thủy lợi 739 được xây dựng trên địa bàn xã Ia Rvê, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk. Tổng vốn đầu tư cho công trình là 33,158 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu của Chính phủ. Thời gian thi công từ tháng 11/2009 đến tháng 11/2011. Sau khi hoàn thiện đưa vào sử dụng, công trình sẽ phục vụ tưới tiêu cho hơn 300 ha cây trồng các loại; tạo dựng nghề nuôi trồng thủy sản trên mặt hồ có diện tích hơn 190 ha, phát triển khu dân cư quy mô 220 hộ…
Nhiều chỗ trên thân đập bị rò, nước chảy ào ào xuyên qua thân đập, nguy cơ vỡ đập hiện hữu.
Công trình được chia làm 2 gói thầu, trong đó gói số 1 gồm xây dựng đập chắn nước, tràn xả lũ, cống lấy nước trị giá hơn 16,3 tỷ đồng, do Liên danh Công ty TNHH XD Yến Ngân (Cty Yến Ngân) và Công ty TNHH Quang Minh trúng thầu. Theo phân chia, Cty Yến Ngân chịu trách nhiệm thi công phần lớn thân đập chắn nước với trị giá 9,719 tỷ đồng. Theo kế hoạch, phần việc của Cty Yến Ngân được khởi công ngày 26/10/2009 và sẽ hoàn thành khối lượng công việc trong thời gian 700 ngày. Tuy nhiên cho đến nay phần thi công của Cty Yến Ngân vẫn còn dở dang, tức là chậm tiến độ hơn 1 năm so với cam kết.

Bất ngờ hơn, dù cho đến nay phần việc của Cty Yến Ngân vẫn còn dở dang, nhưng trước đó, chỉ sau hơn 200 ngày thi công, phía chủ đầu tư đã “hào phóng” thực hiện nghiệm thu khống và thanh toán cho Cty Yến Ngân toàn bộ giá trị của gói thầu là 9,719 tỷ đồng (kể cả tiền ký quỹ). Cụ thể, việc nghiệm thu và thanh toán gói thầu do Cty Yến Ngân phụ trách được chia làm 3 đợt: đợt 1 vào ngày 1/3/2010, với số tiền 3.805.410.000 đồng; đợt 2 vào ngày 27/4/2010, với số tiền 3.501.136.000 đồng; đợt 3 vào ngày 26/6/2010 với số tiền 2.412.530.000 đồng.

Nếu nhìn vào hồ sơ thanh quyết toán thì việc chủ đầu tư thanh toán cho phía Cty Yến Ngân không có gì bất thường. Thậm chí cần phải khen thưởng cho đơn vị thi công vì đã vượt tiến độ thời gian tới 350%. Tuy nhiên, theo ông Trương Quang Lương, thành viên Hội đồng thành viên Cty Yến Ngân thì vào thời gian đó, việc thi công thân đập chính của công trình vẫn chưa xong phần việc bóc phong hóa và làm móng (khối lượng bóc phong hóa hơn 100.000 m3). Để hợp thực hóa hồ sơ thanh toán, ông Nguyễn Hữu Điền, Giám đốc Cty Yến Ngân khi đó đã giả chữ ký của giám sát kỹ thuật thi công. Thực tế, đến nay công trình này vẫn đang thi công dở dang là một minh chứng rõ ràng nhất về sai phạm của chủ đầu tư và đơn vị thi công khi họ móc ngoặc với nhau để thanh quyết toán toàn bộ giá trị gói thầu, trong đó phần quyết toán khống trên 60% giá trị gói thầu.

Nguy cơ vỡ đập
Không chỉ sai phạm về thanh quyết toán khống, thi công dở dang, mà hiện nay nguy cơ hiện hữu với công trình này là vỡ đập khi tích nước vào mùa mưa. Những ngày cuối tháng 1/2013, khi nhóm phóng viên chúng tôi có mặt tại hiện trường, phía trên mặt đập công nhân đang thi công lát mái bê tông chống xói lở cho mặt đập phía trong, thì ngay chính giữa đập, một dòng nước chảy xuyên qua thân đập rất mạnh. Cùng đi với nhóm phóng viên, kỹ sư Nguyễn Quyền, chuyên gia hàng đầu về thủy lợi tại Đắk Lắk, người đã từng thiết kế, thi công nhiều công trình thủy lợi lớn ở Tây Nguyên khẳng định: Với tình trạng này, nếu họ (chủ đầu tư và đơn vị thi công – PV) dám tích nước thì chỉ cần lũ nhỏ thôi, con đập sẽ vỡ ngay. Với dung tích hồ khoảng 6 triệu m3, nếu vỡ đập, hậu quả sẽ khôn lường. Cũng theo vị chuyên gia này, để khắc phục sự cố rò rỉ, cần có đơn vị thẩm định chất lượng, kiểm tra xác định vị trí rò nước qua thân đập, sau đó phải phá bỏ đoạn thân đập, gia cố móng bằng bê tông, xử lý chống thấm và thực hiện đắp thân đập theo đúng quy trình kỹ thuật. Kinh phí khắc phục tốn kém nhiều tỷ đồng, trong khi kinh phí của công trình đã được chủ đầu tư thanh toán hết.
Công trình thủy lợi 739 đã quyết toán xong tháng 6/2010, nhưng đến tháng 1/2013 vẫn dang dở.
Thực tế, dù hồ thủy lợi 739 chưa thực hiện tích nước đúng công năng lần nào, nhưng trước đó thân đập đã bị nứt và vỡ tới 2 lần tại đoạn do Cty Yến Ngân thi công. Sau khi đập bị vỡ, thay vì phải lập đoàn kiểm tra, tư vấn, giám sát để đưa ra biện pháp khắc phục đúng kỹ thuật, đơn vị thi công lại vội vàng đổ đất vá lại đoạn bị vỡ, không thực hiện chống thấm, lu chèn đúng quy trình kỹ thuật.

Đi thực tế một đoạn ngắn phía ngoài thân đập, ngoài dòng chảy lớn xuyên thân đập nói trên, chúng tôi đã đếm được không dưới 10 dòng nước chảy rò qua thân đập từ những vị trí khác nhau. Chỉ cần cúi đầu hơi thấp xuống là nghe tiếng nước chảy róc rách xuyên qua đập. Nhiều đoạn thân đập bị ngấm no nước trở thành bùn nhão nhoẹt, khiến một thành viên trong nhóm sụt chân xuống bùn đến gần đầu gối. Phía mặt ngoài thân đập chi chít những vết nứt lõm sâu xuống mặt của thân đập. Những vết nứt này do những lần vỡ đập tạo nên.

Những sai phạm tại công trình thủy lợi 739 chỉ được phát giác khi nội bộ của Cty Yến Ngân lục đục. Ông Nguyễn Hữu Điền, Giám đốc Cty Yến Ngân bị các thành viên Cty này tố giác thu chi mập mờ khiến DN nợ đầm đìa, không có khả năng thanh toán. Giả thiết rằng, nếu xảy ra sự cố vỡ đập trong mùa mưa, trong khi những sai phạm nói trên không bị phát giác, chủ đầu tư và đơn vị thi công sẽ thoát tội ngoạn mục khi đổ lỗi do ông trời làm lũ lớn.

Chúng tôi rất mong muốn được nghe một lời giải đáp rõ ràng hơn từ phía chủ đầu tư nhưng đành bó tay bởi chủ đầu tư liên tục đưa ra lời hẹn suông, né tránh phóng viên. Cuối cùng, phải nhờ đến công văn mời tham dự họp giao ban báo chí vào tháng 2/2013 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đắk Lắk, chúng tôi mới gặp được vị đại diện phía chủ đầu tư (nhưng vị đại diện này lại không có chuyên môn về thủy lợi). Cuối cùng, đại diện chủ đầu tư cũng chỉ giải đáp một cách mơ hồ rằng: Tiến độ thi công chậm là do mưa lũ, ban quản lý dự án chưa thực hiện hết chức trách được giao, còn nể nang thanh toán trước khối lượng cho nhà thầu nên xảy ra tình trạng quyết toán khống.

Theo chúng tôi, các cơ quan chức năng cần vào cuộc làm rõ và xử lý những sai phạm trong quản lý, thi công, giám sát và nghiệm thu, quyết toán hạng mục đầu mối công trình thủy lợi 739. Đồng thời, yêu cầu đơn vị thi công xử lý đúng quy trình kỹ thuật đoạn đập bị vỡ trước đây, bảo đảm đập an toàn và phát huy hiệu quả như mục tiêu ban đầu của dự án.

Chỉ nghĩ đến sự tàn phá của hàng triệu m3 nước đổ ập xuống khi xảy ra sự cố vỡ đập, chắc hẳn ai cũng phải rùng mình hoảng sợ.
Bài và ảnh:Việt Dũng

thuyloivn.com - news

Thứ Năm, 21 tháng 3, 2013

Luật Đê điều 2006

    QUỐC HỘI                                                  CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
                                                          Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Luật số: 79/2006/QH 11
Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2006

QUỐC HỘI NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM
Khoá XI, kỳ họp thứ 10
(Từ ngày 17 tháng 10 đến ngày 29 tháng 11 năm 2006)


LUẬT ĐÊ ĐIỀU
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10;
Luật này quy định về đê điều.

Chương I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều, đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều, quản lý, bảo vệ đê, hộ đê và sử dụng đê điều.

Điều 2. Đối tượng áp dụng
Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động về đê điều, các hoạt động có liên quan đến đê điều trên lãnh thổ Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đê là công trình ngăn nước lũ của sông hoặc ngăn nước biển, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phân loại, phân cấp theo quy định của pháp luật.
2. Đê điều là hệ thống công trình bao gồm đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê và công trình phụ trợ.
3. Đê sông là đê ngăn nước lũ của sông.
4. Đê biển là đê ngăn nước biển.
5. Đê cửa sông là đê chuyển tiếp giữa đê sông với đê biển hoặc bờ biển.
6. Đê bao là đê bảo vệ cho một khu vực riêng biệt.
7. Đê bối là đê bảo vệ cho một khu vực nằm ở phía sông của đê sông.
8. Đê chuyên dùng là đê bảo vệ cho một loại đối tượng riêng biệt.
9. Kè bảo vệ đê là công trình xây dựng nhằm chống sạt lở để bảo vệ đê.
10. Cống qua đê là công trình xây dựng qua đê dùng để cấp nước, thoát nước hoặc kết hợp giao thông thuỷ.
11. Công trình phụ trợ là công trình phục vụ việc quản lý, bảo vệ đê điều, bao gồm công trình tràn sự cố; cột mốc trên đê, cột chỉ giới, biển báo đê điều, cột thủy chí, giếng giảm áp, trạm và thiết bị quan trắc về thông số kỹ thuật phục vụ công tác quản lý đê; điếm canh đê, kho, bãi chứa vật tư dự trữ phòng, chống lũ, lụt, bão, trụ sở Hạt quản lý đê, trụ sở Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão; công trình phân lũ, làm chậm lũ; dải cây chắn sóng bảo vệ đê.
12. Chân đê đối với đê đất là vị trí giao nhau giữa mái đê hoặc mái cơ đê với mặt đất tự nhiên được xác định tại thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định mốc chỉ giới hành lang bảo vệ đê. Chân đê đối với đê có kết cấu bằng bê tông hoặc vật liệu khác là vị trí xây đúc ngoài cùng của móng công trình.
13. Cửa khẩu qua đê là công trình cắt ngang đê để phục vụ giao thông đường bộ, đường sắt.
14. Phân lũ là việc chuyển một phần nước lũ của sông sang hướng dòng chảy khác.
15. Làm chậm lũ là việc tạm chứa một phần nước lũ của sông vào khu vực đã định.
16. Công trình đặc biệt là công trình liên quan đến an toàn đê điều, bao gồm công trình quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, công trình ngầm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, hệ thống giếng khai thác nước ngầm; cửa khẩu qua đê, trạm bơm, âu thuyền; di tích lịch sử, văn hóa, khu phố cổ, làng cổ; cụm, tuyến dân cư trong vùng dân cư sống chung với lũ và trên các cù lao.
17. Hộ đê là hoạt động nhằm bảo đảm an toàn cho đê điều, bao gồm cả việc cứu hộ các công trình liên quan đến an toàn của đê điều.
18. Bãi sông là vùng đất có phạm vi từ biên ngoài hành lang bảo vệ đê điều trở ra đến bờ sông.
19. Bãi nổi, cù lao là vùng đất nổi trong phạm vi lòng sông.
20. Lòng sông là phạm vi giữa hai bờ sông.
21. Mực nước lũ thiết kế là mực nước lũ làm chuẩn dùng để thiết kế đê và công trình liên quan, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
22. Lưu lượng lũ thiết kế là lưu lượng lũ của một con sông tương ứng với mực nước lũ thiết kế.

Điều 4. Phân loại và phân cấp đê
1. Đê được phân loại thành đê sông, đê biển, đê cửa sông, đê bối, đê bao và đê chuyên dùng.
2. Đê được phân thành cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III, cấp IV và cấp V theo mức độ quan trọng từ cao đến thấp.
3. Tiêu chí phân cấp đê bao gồm:
a) Số dân được đê bảo vệ;
b) Tầm quan trọng về quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội;
c) Đặc điểm lũ, bão của từng vùng;
d) Diện tích và phạm vi địa giới hành chính;
đ) Độ ngập sâu trung bình của các khu dân cư so với mực nước lũ thiết kế;
e) Lưu lượng lũ thiết kế.
4. Chính phủ quy định cụ thể cấp của từng tuyến đê.

Điều 5. Nguyên tắc hoạt động trong lĩnh vực đê điều
1. Bảo đảm phát triển bền vững, quốc phòng, an ninh; bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, chủ quyền và lợi ích quốc gia; góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
2. Bảo vệ đê điều là trách nhiệm của toàn dân, cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân.
3. Tuân thủ quy hoạch phòng, chống lũ, quy hoạch đê điều được phê duyệt; bảo đảm tính hệ thống, thống nhất, đồng bộ, khả năng thoát lũ trên toàn tuyến sông; kết hợp đồng bộ các giải pháp tổng thể về trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, xây dựng hồ chứa nước ở thượng lưu, thanh thải vật cản, nạo vét lòng sông, làm thông thoáng dòng chảy, phân lũ, làm chậm lũ.
4. Phòng, chống lũ hiệu quả, kết hợp với phát triển giao thông, bảo vệ cảnh quan môi trường, bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa của dân tộc, phát triển du lịch, nuôi trồng thủy sản.

Điều 6. Chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực đê điều
1. Đầu tư cho đê điều và ưu tiên đầu tư các tuyến đê xung yếu, các tuyến đê kết hợp quốc phòng, an ninh.
2. Khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến kết hợp với các biện pháp truyền thống vào việc xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa, bảo vệ đê điều và hướng tới các giải pháp chủ động trong công tác quy hoạch phòng, chống lũ.
3. Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa và bảo vệ đê điều kết hợp phát triển kinh tế - xã hội; bảo vệ lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực này.
4. Hỗ trợ khắc phục hậu quả của lũ, lụt, bão, nâng cấp cơ sở hạ tầng cho vùng bị ảnh hưởng của việc phân lũ, làm chậm lũ, vùng dân cư sống chung với lũ; dành một khoản kinh phí cho việc xử lý đột xuất sự cố đê điều trước, trong và sau mỗi đợt mưa, lũ, bão.

Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Phá hoại đê điều.
2. Nổ, phá gây nguy hại đến thân đê, trừ trường hợp khẩn cấp được người có thẩm quyền quy định tại Điều 34 của Luật này quyết định nổ, phá nhằm phân lũ, làm chậm lũ để hộ đê.
3. Vận hành trái quy chuẩn kỹ thuật đối với công trình phân lũ, làm chậm lũ, cống qua đê, công trình tràn sự cố, cửa khẩu qua đê, trạm bơm, âu thuyền trong phạm vi bảo vệ đê điều.
4. Vận hành hồ chứa nước thượng lưu trái quy chuẩn kỹ thuật gây ảnh hưởng đến đê điều.
5. Xây dựng công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê điều, trừ công trình phục vụ phòng, chống lũ, lụt, bão, công trình phụ trợ và công trình đặc biệt.
6. Sử dụng xe cơ giới vượt quá tải trọng cho phép đi trên đê; sử dụng xe cơ giới đi trên đê khi có biển cấm trong trường hợp đê có sự cố hoặc có lũ, lụt, bão, trừ xe kiểm tra đê, xe hộ đê, xe làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, cứu thương, cứu hỏa.
7. Đổ chất thải trong phạm vi bảo vệ đê điều, ở bãi sông, lòng sông; để vật liệu trên đê, trừ vật tư dự trữ phòng, chống lũ, lụt, bão.
8. Chiếm dụng, sử dụng hoặc di chuyển trái phép vật tư dự trữ phòng, chống lũ, lụt, bão.
9. Phá hoại cây chắn sóng bảo vệ đê, trừ trường hợp khai thác cây chắn sóng quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật này.
10. Khai thác đất, đá, cát, sỏi, khoáng sản khác; đào ao, giếng trong phạm vi bảo vệ đê điều và các hoạt động khác gây cản trở dòng chảy và thoát lũ.
11. Sử dụng sai mục đích ngân sách đầu tư cho xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa và bảo vệ đê điều.

Chương II: QUY HOẠCH, ĐẦU TƯ XÂY DỰNG, TU BỔ, NÂNG CẤP VÀ KIÊN CỐ HÓA ĐÊ ĐIỀU

Mục 1: QUY HOẠCH PHÒNG, CHỐNG LŨ CỦA TUYẾN SÔNG CÓ ĐÊ

Điều 8. Nguyên tắc và căn cứ để lập quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê
1. Nguyên tắc lập quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê được quy định như sau:
a) Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; mục tiêu quốc phòng, an ninh; chiến lược phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; quy hoạch phòng, chống lũ, lụt của lưu vực sông;
b) Bảo đảm thoát được lũ thiết kế và lũ lịch sử đã xảy ra của tuyến sông;
c) Bảo đảm tính thống nhất, phù hợp với từng vùng, miền trong cả nước và kế thừa của quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê.
2. Căn cứ để lập quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê gồm có:
a) Dự báo lũ dài hạn;
b) Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội;                                               
c) Hiện trạng hệ thống đê điều;
d) Quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch khác có liên quan.

Điều 9. Nội dung quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê
1. Xác định phương hướng, mục tiêu và quy chuẩn kỹ thuật về phòng, chống lũ của hệ thống sông để lập và thực hiện quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê.
2. Xác định lũ thiết kế của tuyến sông gồm lưu lượng lũ thiết kế và mực nước lũ thiết kế.
3. Xác định các giải pháp kỹ thuật của quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê bao gồm:
a) Xây dựng hồ chứa nước thượng lưu;
b) Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn và trồng cây chắn sóng bảo vệ đê;
c) Xây dựng, tu bổ đê điều;
d) Xác định các vùng phân lũ, làm chậm lũ, khả năng phân lũ vào các sông khác;
đ) Làm thông thoáng dòng chảy;
e) Tổ chức quản lý và hộ đê.
4. Dự kiến tác động đến môi trường của việc thực hiện quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê và đề xuất biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến môi trường.
5. Các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê.

Điều 10. Điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê
1. Quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê phải được rà soát, bổ sung định kỳ mười năm một lần hoặc khi có sự biến động do thiên tai, có sự thay đổi về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, mục tiêu quốc phòng, an ninh, chiến lược phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
2. Điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê phải được thực hiện theo quy định tại Điều 8 của Luật này.

Điều 11. Trách nhiệm lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê trong phạm vi cả nước.
2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết của từng tuyến sông có đê thuộc phạm vi quản lý của địa phương.

Điều 12. Thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê
1. Chính phủ phê duyệt quy hoạch, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê trong phạm vi cả nước do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình.
2. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết từng tuyến sông có đê của địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình sau khi có thỏa thuận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 13. Công bố và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê
1. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố công khai quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê trong phạm vi cả nước, Ủy ban nhân dân các cấp công bố công khai quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê trong phạm vi quản lý của địa phương tại trụ sở Ủy ban nhân dân trong suốt kỳ quy hoạch để tổ chức, cá nhân biết và thực hiện.
2. Căn cứ vào quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo và phối hợp thực hiện quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê.

Mục 2: QUY HOẠCH ĐÊ ĐIỀU

Điều 14. Nguyên tắc và căn cứ để lập quy hoạch đê điều
1. Nguyên tắc lập quy hoạch đê điều được quy định như sau:
a) Quy hoạch đê điều phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; mục tiêu quốc phòng, an ninh; chiến lược phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê; bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống đê và tính kế thừa của quy hoạch đê điều;
b) Quy hoạch đê biển phải bảo đảm chống bão, nước biển dâng theo quy chuẩn kỹ thuật về thiết kế đê biển và phải bao gồm cả diện tích trồng cây chắn sóng;
c) Quy hoạch đê sông, đê cửa sông, đê bối, đê bao và đê chuyên dùng phải bảo đảm an toàn ứng với mực nước lũ thiết kế và có giải pháp để bảo đảm an toàn đê khi xảy ra lũ lịch sử; phải có sự phối hợp giữa các địa phương trong cùng một lưu vực, không ảnh hưởng đến quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê và cả hệ thống sông.
2. Căn cứ để lập quy hoạch đê điều bao gồm:
a) Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh;
b) Chiến lược phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai;
c) Quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê;
d) Tình hình thực hiện quy hoạch đê điều kỳ trước và dự báo nhu cầu xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều;
đ) Quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch khác có liên quan.

Điều 15. Nội dung quy hoạch đê điều
1. Xác định nhiệm vụ của tuyến đê.
2. Xác định các thông số kỹ thuật của tuyến đê.
3. Xác định vị trí tuyến đê; vị trí, quy mô các công trình đầu mối hạ tầng trên tuyến đê.
4. Xác định diện tích đất dành cho xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều.
5. Xác định các giải pháp thực hiện quy hoạch.
6. Dự kiến những hạng mục ưu tiên thực hiện, nguồn lực thực hiện.
7. Dự kiến tác động đến môi trường của việc thực hiện quy hoạch và đề xuất biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Điều 16. Điều chỉnh quy hoạch đê điều
1. Quy hoạch đê điều phải được rà soát, bổ sung định kỳ mười năm một lần hoặc khi có sự biến động do thiên tai, có sự thay đổi về quy hoạch phòng, chống lũ, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, mục tiêu quốc phòng, an ninh.
2. Việc điều chỉnh quy hoạch đê điều phải được thực hiện theo quy định tại Điều 14 của Luật này.

Điều 17. Trách nhiệm lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch đê điều
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch đê điều của các vùng, miền và của cả nước.
2. Bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch các loại đê chuyên dùng của ngành mình.
3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch đê điều thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
4. Trình tự, thủ tục lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch đê điều được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 18. Thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch đê điều
1. Chính phủ phê duyệt quy hoạch, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch đê điều của các vùng, miền và của cả nước do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt quy hoạch, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch đê điều do bộ, cơ quan ngang bộ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình.
Điều 19. Công bố và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch đê điều
1. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 của Luật này phê duyệt, Ủy ban nhân dân các cấp phải công bố công khai quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch đê điều trong phạm vi quản lý của địa phương tại trụ sở Ủy ban nhân dân trong suốt kỳ quy hoạch để tổ chức, cá nhân biết và thực hiện.
2. Căn cứ vào quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch đê điều được phê duyệt, bộ, cơ quan ngang bộ có đê chuyên dùng và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch đê điều.
3. Căn cứ vào quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch đê điều được phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức cắm mốc chỉ giới xây dựng và phạm vi bảo vệ đê điều.

Mục 3: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG, TU BỔ, NÂNG CẤP VÀ KIÊN CỐ HÓA ĐÊ ĐIỀU

Điều 20. Hoạt động xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều
1. Hoạt động xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều được thực hiện khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này quyết định.
2. Hoạt động xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều phải tuân theo các quy chuẩn kỹ thuật về đê điều và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định theo thẩm quyền việc đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều trong phạm vi cả nước; kiểm tra, theo dõi việc thực hiện quy chuẩn kỹ thuật về đê điều.
4. Uỷ ban nhân cấp tỉnh quyết định theo thẩm quyền, chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều trên địa bàn.

Điều 21. Quy định đối với đất sử dụng cho xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều
1. Đất sử dụng cho xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều được quy định như sau:
a) Khi Nhà nước sử dụng đất trong phạm vi bảo vệ đê điều để xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều thì người sử dụng đất đó được bồi thường hoặc hỗ trợ về hoa màu và tài sản trên đất;
b) Khi Nhà nước thu hồi đất ngoài phạm vi bảo vệ đê điều để xây dựng đê mới hoặc mở rộng đê hiện có và trở thành đất trong phạm vi bảo vệ đê điều thì người sử dụng đất đó được bồi thường hoặc hỗ trợ về đất, hoa màu và tài sản trên đất;
c) Khi Nhà nước khai thác đất ngoài phạm vi bảo vệ đê điều để làm vật liệu phục vụ xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều nhưng sau đó người sử dụng đất đó vẫn tiếp tục được sử dụng thì người sử dụng đất đó được bồi thường do việc lấy đất gây ra.
2. Việc bồi thường, hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi hoặc bị khai thác quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
3. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giải phóng mặt bằng; chủ đầu tư có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Điều 22. Đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều
1. Việc đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều phải tuân theo quy hoạch đê điều, quy định của pháp luật về đầu tư và quy định của pháp luật về xây dựng.
2. Kế hoạch ngân sách hằng năm đầu tư cho xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều được ghi thành mục riêng và được quy định như sau:
a) Ngân sách trung ương đầu tư cho các tuyến đê cấp đặc biệt, cấp I, cấp II và cấp III, hỗ trợ cho các tuyến đê cấp IV và cấp V;
b) Ngân sách địa phương đầu tư cho mọi cấp đê trên địa bàn.

Chương III: BẢO VỆ VÀ SỬ DỤNG ĐÊ ĐIỀU

Điều 23. Phạm vi bảo vệ đê điều
1. Phạm vi bảo vệ đê điều bao gồm đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê, công trình phụ trợ và hành lang bảo vệ đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê.
2. Hành lang bảo vệ đê được quy định như sau:
a) Hành lang bảo vệ đê đối với đê cấp đặc biệt, cấp I, cấp II và cấp III ở những vị trí đê đi qua khu dân cư, khu đô thị và khu du lịch được tính từ chân đê trở ra 5 mét về phía sông và phía đồng; hành lang bảo vệ đê đối với các vị trí khác được tính từ chân đê trở ra 25 mét về phía đồng, 20 mét về phía sông đối với đê sông, đê cửa sông và 200 mét về phía biển đối với đê biển;
b) Hành lang bảo vệ đê đối với đê cấp IV, cấp V do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không được nhỏ hơn 5 mét tính từ chân đê trở ra về phía sông và phía đồng.
3. Hành lang bảo vệ đối với kè bảo vệ đê, cống qua đê được giới hạn từ phần xây đúc cuối cùng của kè bảo vệ đê, cống qua đê trở ra mỗi phía 50 mét.
4. Trường hợp cần mở rộng hành lang bảo vệ đê đối với vùng đã xảy ra đùn, sủi hoặc có nguy cơ đùn, sủi gây nguy hiểm đến an toàn đê do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
5. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức việc cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ đê điều trên thực địa.

Điều 24. Trách nhiệm bảo vệ đê điều
1. Tổ chức, cá nhân khi phát hiện hành vi hoặc các tác động tự nhiên gây tổn hại hoặc đe dọa đến an toàn của đê điều thì phải báo ngay cho Ủy ban nhân dân nơi gần nhất hoặc cơ quan nhà nước quản lý đê điều trên địa bàn để kịp thời ngăn chặn và có biện pháp xử lý.
2. Khi có báo động lũ từ cấp I trở lên đối với tuyến sông có đê hoặc khi có báo động lũ từ cấp II trở lên đối với tuyến sông khác, Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đê phải huy động lực lượng lao động tại địa phương, phối hợp với lực lượng chuyên trách quản lý đê điều để tuần tra, canh gác và thường trực trên các điếm canh đê, phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố đê điều. Mức thù lao cho lực lượng này do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

Điều 25. Cấp phép đối với các hoạt động liên quan đến đê điều
1. Những hoạt động sau đây phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép:
a) Cắt xẻ đê để xây dựng công trình trong phạm vi bảo vệ đê điều;
b) Khoan, đào trong phạm vi bảo vệ đê điều;
c) Xây dựng cống qua đê; xây dựng công trình đặc biệt trong phạm vi bảo vệ đê điều, bãi sông, lòng sông;
d) Xây dựng công trình ngầm; khoan, đào để khai thác nước ngầm trong phạm vi 1 kilômét tính từ biên ngoài của phạm vi bảo vệ đê điều;
đ) Sử dụng đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê làm nơi neo đậu tàu, thuyền, bè, mảng;
e) Khai thác đất, đá, cát, sỏi, khoáng sản khác ở lòng sông;
g) Để vật liệu, khai thác đất, đá, cát, sỏi, khoáng sản khác, đào ao, giếng ở bãi sông;
h) Nạo vét luồng lạch trong phạm vi bảo vệ đê điều.
2. Việc cấp giấy phép cho những hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này phải căn cứ vào quy chuẩn kỹ thuật về đê điều, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành; việc cấp giấy phép cho những hoạt động quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này đối với đê cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Niêm yết công khai và hướng dẫn các quy định về việc cấp giấy phép;
b) Xem xét tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ xin cấp giấy phép cho những hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Cấp giấy phép hoặc trả lời bằng văn bản đối với những trường hợp chưa đủ điều kiện để cấp giấy phép hoặc không cấp giấy phép trong thời hạn không quá hai mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
d) Kiểm tra việc thực hiện theo giấy phép và những hoạt động không có giấy phép, đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép khi người được cấp giấy phép vi phạm quy định của Luật này;
đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc cấp giấy phép theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
4. Người có thẩm quyền cấp giấy phép phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình theo quy định của pháp luật.
5. Người được cấp giấy phép có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Phải nộp đầy đủ hồ sơ xin cấp giấy phép theo quy định; chịu trách nhiệm về tính trung thực của hồ sơ; thực hiện đúng nội dung đã được quy định trong giấy phép; khi cần điều chỉnh, thay đổi nội dung của giấy phép thì phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép chấp thuận;
b) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép giải thích, hướng dẫn và thực hiện đúng các quy định về cấp giấy phép; khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật trong việc cấp giấy phép.

Điều 26. Sử dụng bãi sông nơi chưa có công trình xây dựng
1. Được xây dựng công trình phân lũ, làm chậm lũ, kè bảo vệ đê, cột chỉ giới, các loại biển báo đê điều, cột thủy chí, trạm quan trắc các thông số kỹ thuật về đê điều, bãi chứa vật tư dự trữ phòng, chống lũ, lụt, bão và trồng cây chắn sóng bảo vệ đê.
2. Được xây dựng công trình quốc phòng, an ninh, công trình giao thông, thủy lợi, công trình ngầm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, hệ thống giếng khai thác nước ngầm, trạm bơm, âu thuyền.
3. Được xây dựng công trình theo dự án đầu tư do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy định tại khoản 4 Điều này.
Công trình được phép xây dựng phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau đây:
a) Ngoài phạm vi bảo vệ đê điều;
b) Tuân theo quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
c) Việc xây dựng công trình không được làm giảm quá giới hạn cho phép của lưu lượng lũ thiết kế; không làm tăng quá giới hạn cho phép của mực nước lũ thiết kế; không ảnh hưởng đến dòng chảy của khu vực lân cận, thượng lưu, hạ lưu;
d) Bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về đê điều.
4. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo lập dự án đầu tư xây dựng các công trình quy định tại khoản 3 Điều này trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
5. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép cho các hoạt động xây dựng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
6. Chính phủ quy định chi tiết thực hiện Điều này.

Điều 27. Xử lý công trình, nhà ở hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều và ở bãi sông
1. Căn cứ vào quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng quy hoạch và phê duyệt phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng ở bãi sông.
2. Căn cứ vào quy hoạch đã được điều chỉnh quy định tại khoản 1 Điều này, việc xử lý công trình, nhà ở hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều và ở bãi sông được quy định như sau:
a) Những công trình, nhà ở hiện có trong khu vực đang bị sạt lở, những công trình, nhà ở hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều thì phải di dời, trừ các công trình phụ trợ và công trình đặc biệt theo quy định của Luật này;
b) Những công trình, nhà ở hiện có không phù hợp với quy hoạch thì phải di dời; trong khi chưa di dời được thì có thể sửa chữa, cải tạo để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân nhưng không được mở rộng diện tích mặt bằng;
c) Những công trình, nhà ở hiện có phù hợp với quy hoạch thì được sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo việc xây dựng dự án di dân tái định cư, kế hoạch di dời và thực hiện việc di dời những công trình, nhà ở không phù hợp với quy hoạch; quy định việc cấp giấy phép xây dựng, nâng cấp, sửa chữa đối với công trình, nhà ở hiện có quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Tổ chức, cá nhân có công trình, nhà ở phải di dời được xem xét bồi thường thiệt hại hoặc hỗ trợ kinh phí theo quy định của pháp luật.
5. Chính phủ quy định cụ thể việc di dời công trình, nhà ở quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 và khoản 4 Điều này.

Điều 28. Xây dựng, cải tạo công trình giao thông liên quan đến đê điều
1. Tổ chức, cá nhân xây dựng, cải tạo công trình giao thông có liên quan đến đê điều phải thực hiện các quy định sau đây:
a) Đê điều được kết hợp làm đường giao thông phải bảo đảm an toàn đê điều; đê đã cải tạo để kết hợp làm đường giao thông phải được bảo dưỡng, sửa chữa theo quy chuẩn kỹ thuật về đê điều và quy chuẩn kỹ thuật về giao thông;
b) Việc xây dựng cầu qua sông có đê phải có cầu dẫn trên bãi sông để bảo đảm thông thoáng dòng chảy, an toàn đê điều theo quy định của Luật này và bảo đảm giao thông thủy theo quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa; vật liệu phế thải và lán trại trong quá trình thi công không được ảnh hưởng đến dòng chảy và phải được thanh thải sau khi công trình hoàn thành.
2. Việc xây dựng, cải tạo công trình giao thông có liên quan đến đê điều quy định tại khoản 1 Điều này phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với công trình ảnh hưởng trong phạm vi của tỉnh; phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với công trình ảnh hưởng đến hai tỉnh trở lên.

Điều 29. Sử dụng hành lang bảo vệ đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê
1. Đất trong hành lang bảo vệ đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê được kết hợp làm đường giao thông hoặc trồng cây chắn sóng, lúa và cây ngắn ngày.
2. Việc khai thác cây chắn sóng trong hành lang bảo vệ đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê phải theo sự hướng dẫn của cơ quan nhà nước quản lý đê điều ở địa phương.

Điều 30. Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều, ở bãi sông
Việc bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều, ở bãi sông phải phù hợp với quy định của Luật này, pháp luật về di sản văn hóa, pháp luật về du lịch và pháp luật về bảo vệ môi trường.

Điều 31. Tải trọng của phương tiện được phép đi trên đê và biển báo về đê điều
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định tải trọng cho phép, quy định cấp phép đối với xe cơ giới đi trên đê và mẫu các loại biển báo về đê điều.

Chương IV: HỘ ĐÊ

Điều 32. Hộ đê và cứu hộ các công trình có liên quan đến an toàn của đê điều
1. Việc hộ đê phải được tiến hành thường xuyên, nhất là trong mùa lũ, bão và phải cứu hộ kịp thời khi đê điều bị sự cố hoặc có nguy cơ bị sự cố.
2. Việc cứu hộ các công trình có liên quan đến an toàn đê điều được thực hiện như đối với công tác hộ đê quy định tại Điều 35 và Điều 36 của Luật này.

Điều 33. Điều tiết hồ chứa nước có nhiệm vụ cắt, giảm lũ
Trong mùa mưa, lũ, các hồ chứa nước có nhiệm vụ cắt, giảm lũ phải được điều tiết để cắt, giảm lũ cho hạ du. Việc điều tiết cắt, giảm lũ phải bảo đảm an toàn cho công trình và phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật về vận hành hồ chứa nước được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Điều 34. Thẩm quyền phân lũ, làm chậm lũ để hộ đê
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định phân lũ, làm chậm lũ để hộ đê mà việc phân lũ, làm chậm lũ có ảnh hưởng đến hai tỉnh trở lên.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phân lũ, làm chậm lũ để hộ đê mà việc phân lũ, làm chậm lũ chỉ có ảnh hưởng trong phạm vi của địa phương.

Điều 35. Huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để hộ đê
1. Trong trường hợp đê điều, công trình có liên quan xảy ra sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp theo thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này phải huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để bảo vệ, cứu hộ; quyết định và tổ chức thực hiện việc di chuyển dân ra khỏi vùng nguy hiểm để bảo đảm an toàn.
2. Thẩm quyền huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để hộ đê được quy định như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Trưởng ban Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão cấp tỉnh có quyền huy động kịp thời lực lượng, vật tư, phương tiện của Nhà nước, của địa phương, của tổ chức, cá nhân trên địa bàn để cứu hộ, bảo đảm an toàn đê điều; được phép huy động vật tư dự trữ phòng, chống lụt, bão của trung ương trên địa bàn; trong trường hợp vượt quá khả năng thì báo cáo để Thủ tướng Chính phủ quyết định huy động;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Trưởng ban Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão cấp huyện có quyền huy động kịp thời lực lượng, vật tư, phương tiện của địa phương, của tổ chức, cá nhân trên địa bàn để cứu hộ, bảo đảm an toàn đê điều; trong trường hợp vượt quá khả năng thì báo cáo để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định huy động;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền huy động kịp thời lực lượng, vật tư, phương tiện của địa phương, của tổ chức, cá nhân trên địa bàn để xử lý ngay giờ đầu sự cố đê điều; trong trường hợp vượt quá khả năng thì báo cáo để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định huy động;
d) Khi xảy ra sự cố có nguy cơ đe dọa trực tiếp đến an toàn đê điều, Trưởng ban Ban chỉ đạo phòng chống lụt, bão trung ương, Thủ trưởng cơ quan trung ương là thành viên Ban chỉ đạo phòng chống lụt, bão trung ương có quyền ra lệnh huy động lực lượng, vật tư, phương tiện của tổ chức, cá nhân để hộ đê và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
đ) Trường hợp khẩn cấp chống lũ, lụt, bão, thiên tai khác mà cần phải sử dụng đất thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có quyền trưng dụng đất. Việc trưng dụng đất, trả lại đất và bồi thường cho người có đất bị trưng dụng được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
3. Sau khi xử lý sự cố, người ra lệnh huy động lực lượng, vật tư, phương tiện phải tiến hành kiểm tra việc sử dụng và thực hiện các thủ tục trình cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết để bồi thường hoặc hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân được huy động.
4. Tổ chức, cá nhân phải chấp hành quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này khi được huy động nhân lực, vật tư, phương tiện để hộ đê.
5. Người bị thương, người bị thiệt hại tính mạng trong khi tham gia hộ đê được xét hưởng chế độ, chính sách như đối với lực lượng vũ trang tham gia hộ đê theo quy định của pháp luật.

Điều 36. Trách nhiệm tổ chức hộ đê
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định biện pháp đối phó với lũ, lụt, bão trong trường hợp khẩn cấp, chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc hộ đê để bảo đảm an toàn đê điều.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc chỉ đạo công tác hộ đê.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm dự báo khí tượng, thủy văn.
4. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo để bảo đảm Quân đội là lực lượng chủ lực thực hiện nhiệm vụ hộ đê, phân lũ, làm chậm lũ.
5. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm lập và thực hiện phương án hộ đê, cứu hộ công trình có liên quan đến an toàn đê thuộc phạm vi quản lý của mình và tham gia thực hiện hộ đê tại địa phương theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
6. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng và phê duyệt các phương án hộ đê, tổ chức thực hiện việc hộ đê để bảo đảm an toàn đê điều.
7. Ban chỉ đạo phòng, chống lụt, bão trung ương chỉ đạo việc cảnh báo và các biện pháp đối phó với lũ, lụt, bão.

Chương V: LỰC LƯỢNG TRỰC TIẾP QUẢN LÝ ĐÊ ĐIỀU

Điều 37. Lực lượng trực tiếp quản lý đê điều
1. Lực lượng trực tiếp quản lý đê điều gồm có lực lượng chuyên trách quản lý đê điều và lực lượng quản lý đê nhân dân.
2. Lực lượng chuyên trách quản lý đê điều do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập và trực tiếp quản lý. Cơ cấu tổ chức, sắc phục, phù hiệu, cấp hiệu và chế độ chính sách đối với lực lượng chuyên trách quản lý đê điều do Chính phủ quy định.
3. Lực lượng quản lý đê nhân dân do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, không thuộc biên chế nhà nước, được tổ chức theo địa bàn từng xã, phường ven đê và do Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp quản lý. Cơ cấu tổ chức, nguồn kinh phí và chế độ thù lao đối với lực lượng quản lý đê nhân dân do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 38. Nhiệm vụ của lực lượng chuyên trách quản lý đê điều
1. Nhiệm vụ trực tiếp quản lý bảo vệ đê điều bao gồm:
a) Thường xuyên kiểm tra, theo dõi diễn biến tình trạng đê điều;
b) Lập hồ sơ lưu trữ và cập nhật thường xuyên các dữ liệu về đê điều;
c) Quản lý vật tư dự trữ chuyên dùng phục vụ công tác phòng, chống lũ, lụt, bão;
d) Phát hiện, có biện pháp ngăn chặn kịp thời và kiến nghị xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đê điều;
đ) Tổ chức hướng dẫn về kỹ thuật, nghiệp vụ đối với lực lượng quản lý đê nhân dân;
e) Vận động tổ chức, cá nhân tham gia quản lý và bảo vệ đê điều.
2. Nhiệm vụ tổ chức xử lý giờ đầu sự cố đê điều bao gồm:
a) Tuần tra, phát hiện, báo cáo kịp thời tình trạng đê điều, các diễn biến hư hỏng, sự cố đê điều;
b) Đề xuất phương án xử lý khẩn cấp giờ đầu sự cố đê điều;
c) Trực tiếp tham gia xử lý và hướng dẫn kỹ thuật xử lý sự cố đê điều;
d) Hướng dẫn xử lý kỹ thuật cho các lực lượng thực hiện nhiệm vụ hộ đê, phòng, chống lũ, lụt, bão.
3. Nhiệm vụ tham mưu, đề xuất về kỹ thuật, nghiệp vụ cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về những vấn đề sau đây:
a) Xây dựng kế hoạch tu bổ đê điều hằng năm;
b) Phương án hộ đê, phòng, chống lũ, lụt, bão;
c) Xử lý sự cố đê điều;
d) Chuẩn bị vật tư dự trữ trong nhân dân phục vụ hộ đê, phòng, chống lũ, lụt, bão;
đ) Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về đê điều.
4. Giám sát việc xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa các công trình đê điều và các hoạt động có liên quan đến đê điều bao gồm:
a) Kỹ thuật và tiến độ xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều từ mọi nguồn vốn đầu tư;
b) Việc thực hiện các nội dung trong giấy phép của công trình được cấp phép xây dựng có liên quan đến an toàn đê điều;
c) Quá trình xử lý vi phạm pháp luật về đê điều.
5. Tổ chức thực hiện việc sửa chữa nhỏ, duy tu, bảo dưỡng đê điều theo quy định của pháp luật.
6. Kiểm tra việc thi hành pháp luật về đê điều; phối hợp với thanh tra chuyên ngành đê điều trong việc thanh tra các vụ, việc về đê điều.

Điều 39. Quyền hạn của lực lượng chuyên trách quản lý đê điều
1. Là thành viên chính thức trong Hội đồng nghiệm thu các công trình xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều thuộc mọi nguồn vốn.
2. Lập biên bản, quyết định tạm đình chỉ hành vi vi phạm pháp luật về đê điều của tổ chức, cá nhân và chịu trách nhiệm về quyết định của mình; chậm nhất trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi có quyết định tạm đình chỉ phải báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý.
3. Được báo cáo vượt cấp đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong trường hợp khẩn cấp, có nguy cơ vỡ đê.

Điều 40. Trách nhiệm của lực lượng chuyên trách quản lý đê điều
1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật do thiếu trách nhiệm dẫn đến vỡ đê trong các trường hợp sau đây:
a) Công chức, viên chức trực tiếp quản lý đê không phát hiện kịp thời sự cố hư hỏng đê điều hoặc báo cáo chậm, báo cáo không trung thực, không đề xuất kịp thời các biện pháp kỹ thuật xử lý giờ đầu sự cố đê điều;
b) Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý đê không hoàn thành nhiệm vụ được giao, không kiểm tra, đôn đốc công việc đã giao cho công chức, viên chức quản lý đê.
2. Liên đới chịu trách nhiệm trước pháp luật trong trường hợp thiếu kiểm tra, giám sát để các đơn vị thi công làm sai thiết kế kỹ thuật xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều; thiếu giám sát để tổ chức, cá nhân làm sai các nội dung trong giấy phép liên quan đến sự an toàn của đê điều và thoát lũ.
3. Khi thi hành công vụ, công chức, viên chức lực lượng chuyên trách quản lý đê điều phải mặc sắc phục, phù hiệu, cấp hiệu và đeo thẻ.

Điều 41. Nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng quản lý đê nhân dân
Lực lượng quản lý đê nhân dân có nhiệm vụ phối hợp với lực lượng chuyên trách quản lý đê điều trong việc thường xuyên kiểm tra, tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều thuộc địa bàn, tham gia xử lý sự cố đê điều; được hướng dẫn kỹ thuật, nghiệp vụ về đê điều, được hưởng thù lao theo quy định tại khoản 3 Điều 37 của Luật này, có quyền lập biên bản và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều.

Chương VI: TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÊ ĐIỀU

 Điều 42. Trách nhiệm quản lý nhà nước về đê điều của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đê điều.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về đê điều, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ trong việc xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa, bảo vệ, sử dụng đê điều và hộ đê;
b) Ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về đê điều và quy định mực nước thiết kế cho từng tuyến đê;
c) Tổng hợp, quản lý các thông tin dữ liệu về đê điều trong phạm vi cả nước; tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ về xây dựng và bảo vệ đê điều;
d) Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để hộ đê, khắc phục hậu quả do lũ, lụt, bão gây ra đối với đê điều;
đ) Xây dựng và phát triển quan hệ hợp tác quốc tế về lĩnh vực đê điều;
e) Chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lực lượng quản lý đê nhân dân;
g) Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ và chỉ đạo địa phương tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đê điều;
h) Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về đê điều và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đê điều;
i) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về đê điều theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức thực hiện công tác dự báo khí tượng, thuỷ văn; chỉ đạo và hướng dẫn việc lập quy hoạch sử dụng đất thuộc hành lang bảo vệ đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê, bãi sông theo quy định của Luật này và pháp luật về đất đai;
b) Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ hướng dẫn, kiểm tra việc khai thác cát, đá, sỏi trong các sông; chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ngăn chặn việc khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép gây mất an toàn đê điều.
4. Bộ Công nghiệp chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ xây dựng và thực hiện phương án bảo đảm an toàn các công trình thủy điện, chỉ đạo thực hiện vận hành hồ chứa nước theo quy chuẩn kỹ thuật về vận hành hồ chứa nước.
5. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ trong các việc sau đây:
a) Quy hoạch luồng lạch giao thông thủy, quy hoạch và xây dựng các cầu qua sông bảo đảm khả năng thoát lũ của sông, các công trình phục vụ giao thông thủy và việc cải tạo đê điều kết hợp làm đường giao thông;
b) Chuẩn bị phương tiện, vật tư dự phòng, bảo đảm an toàn giao thông phục vụ công tác hộ đê trong mùa lũ, lụt, bão.
6. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ hướng dẫn lập và quản lý quy hoạch xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật xây dựng công trình ở bãi sông quy định tại Điều 26 của Luật này và cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, xây dựng nhà ở, công trình quy định tại Điều 27 của Luật này.
7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bảo đảm bố trí kinh phí cho các giải pháp công trình đối phó với lũ vượt mực nước lũ thiết kế hoặc những tình huống khẩn cấp về lũ. Bố trí thành một hạng mục riêng đầu tư kinh phí cho các dự án về xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều, quản lý, bảo vệ đê điều, hộ đê và các vùng lũ quét, các vùng chứa lũ và phân lũ, làm chậm lũ.
8. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bộ, cơ quan ngang bộ trong việc thực hiện các việc sau đây:
a) Hướng dẫn việc bồi thường cho tổ chức, cá nhân bị thu hồi hoặc trưng dụng đất để phục vụ cho xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa đê điều và các công trình phòng, chống lũ, lụt, bão;
b) Xây dựng ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách đối với các lực lượng tuần tra canh gác đê, hộ đê và chính sách bồi thường thiệt hại vật tư, phương tiện được huy động cho việc hộ đê.
9. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, kiểm tra thực hiện việc tổ chức lực lượng, phương tiện, phương án và triển khai lực lượng hộ đê.
10. Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng công an lập và thực hiện phương án bảo đảm trật tự, an ninh ở khu vực đê xung yếu và các khu vực phân lũ, làm chậm lũ trong mùa lũ, bão; kiểm tra, ngăn chặn và xử lý các vi phạm pháp luật về đê điều.
11. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện các quy định của Luật này và phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc bảo vệ và sử dụng đê điều.

Điều 43. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong việc quản lý nhà nước về đê điều
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều, quản lý và bảo đảm an toàn đê điều trong phạm vi địa phương phù hợp với quy hoạch đê điều chung của cả nước, bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống đê;
b) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa, bảo vệ, sử dụng đê điều và hộ đê;
c) Tổng hợp, quản lý thông tin, dữ liệu về đê điều trong phạm vi của tỉnh và tổ chức nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ về xây dựng và bảo vệ đê điều;
d) Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để hộ đê, khắc phục hậu quả do lũ, lụt, bão gây ra đối với đê điều;
đ) Thành lập lực lượng chuyên trách quản lý đê điều và lực lượng quản lý đê nhân dân;
e) Quản lý lực lượng chuyên trách quản lý đê điều trên địa bàn tỉnh;
g) Chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đê điều trong phạm vi của địa phương;
h) Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về đê điều; xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đê điều; giải quyết theo thẩm quyền khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về đê điều trong phạm vi địa phương theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
2. Uỷ ban nhân dân cấp huyện có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức thực hiện việc quản lý, bảo vệ, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa đê điều và hộ đê trên địa bàn;
b) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa, bảo vệ, sử dụng đê điều và hộ đê;
c) Tổng hợp, quản lý thông tin, dữ liệu về đê điều trong phạm vi địa phương;
d) Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định việc huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để hộ đê, khắc phục hậu quả do lũ, lụt, bão gây ra đối với đê điều;
đ) Chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đê điều trong phạm vi địa phương;
e) Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về đê điều và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều; giải quyết theo thẩm quyền khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về đê điều trong phạm vi địa phương theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
3. Uỷ ban nhân dân cấp xã có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức thực hiện việc quản lý, bảo vệ đê điều và hộ đê trên địa bàn;
b) Huy động lực lượng lao động tại địa phương quy định tại khoản 2 Điều 24 và lực lượng quản lý đê nhân dân quy định tại Điều 41 của Luật này; phối hợp với lực lượng chuyên trách quản lý đê điều để tuần tra, canh gác, bảo vệ đê điều trong mùa lũ, lụt, bão trên các tuyến đê thuộc địa bàn;
c) Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để hộ đê, khắc phục hậu quả do lũ, lụt, bão gây ra đối với đê điều;
d) Ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều;
đ) Xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đê điều theo thẩm quyền, trường hợp vượt quá thẩm quyền phải báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý.

Chương VII: THANH TRA, KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 44. Thanh tra đê điều
1. Thanh tra đê điều là thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Việc thanh tra đê điều được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.

Điều 45. Khen thưởng
Tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong các hoạt động về đê điều được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.

Điều 46. Xử lý vi phạm pháp luật về đê điều
1. Người nào vi phạm pháp luật về đê điều thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức vi phạm pháp luật về đê điều thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, đình chỉ hoạt động; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Chương VIII: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 47. Hiệu lực thi hành
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2007.
Pháp lệnh Đê điều ngày 24 tháng 8 năm 2000 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực.

Điều 48. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều 4, Điều 6, Điều 9, Điều 26, Điều 27, khoản 2 Điều 37, Điều 44 và Điều 46 của Luật này.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006.
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI


Nguyễn Phú Trọng

Bài đăng phổ biến