Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

Xử lý vi phạm công trình thủy lợi: Bao giờ dứt điểm?

KTĐT - Theo thống kê, trên địa bàn TP Hà Nội đang tồn tại hàng ngàn vụ vi phạm công trình thủy lợi (CTTL). Tuy nhiên, việc xử lý của chính quyền địa phương cũng như cơ quan chức năng vẫn còn chậm trễ, thiếu kiên quyết, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới năng lực tưới tiêu và phòng chống lụt bão của các CTTL
Nhiều vi phạm
Xã Tân Minh, huyện Thường Tín nằm dọc ven sông Nhuệ nên nhiều hoạt động sinh hoạt của người dân gắn chặt với con sông này. Trên bờ sông, một số hộ dân trong quá trình xây dựng nhà cửa đã tập kết vật liệu như cát, sỏi, gạch, ảnh hưởng đến hành lang an toàn đê và lòng sông. Thậm chí có hộ tận dụng diện tích sườn đê ven sông làm hàng quán. Dưới lòng sông, nhiều đoạn bèo tây phủ kín mặt nước. Đặc biệt, theo ông Đinh Bá Vinh - Chủ tịch UBND xã Tân Minh, do chợ họp ngay trên mặt đê, rác thải đổ xuống lòng sông Nhuệ trong suốt thời gian qua đã gây ô nhiễm và cản trở dòng chảy.
Rác thải bên bờ sông Nhuệ trên địa bàn xã Tân Minh, huyện Thường Tín.Ảnh: Quang Thiện 
Tại Phú Xuyên, toàn huyện hiện có 99 trạm bơm, 139 tuyến kênh mương các loại với chiều dài 327km. Các trạm bơm, tuyến kênh mương đã được vận hành tốt, đảm bảo yêu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp cho các xã, thị trấn. Mặc dù vậy, Phú Xuyên vẫn là một trong những "điểm nóng" về tình trạng vi phạm CTTL, tập trung ở 10 xã ven sông Nhuệ. Ông Nguyễn Đình Chiêu - Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên cho biết, các vụ vi phạm chủ yếu là xây nhà cửa, lều lán trái phép trong phạm vi hành lang bảo vệ đê, CTTL…

Theo Chi cục Thủy lợi Hà Nội, đến tháng 7/2013, toàn TP có hơn 14.500 vụ vi phạm CTTL nhưng mới giải tỏa được 1.414 vụ, còn tồn tại 13.095 vụ. Trong đó, nhiều nhất là trên hệ thống thủy lợi thuộc Công ty Thủy lợi sông Nhuệ quản lý với 7.683 vụ, tiếp đến Công ty Thủy lợi sông Đáy 3.757 vụ, Công ty Thủy lợi sông Tích 1.040 vụ, Công ty Thủy lợi Hà Nội 541 vụ và Công ty Thủy lợi Mê Linh 74 vụ. Các vi phạm chủ yếu là xây dựng nhà kiên cố, lều lán, làm thu hẹp dòng chảy. Ngoài ra, còn hiện tượng trồng cây lâu năm, ngâm tre, gỗ trái phép trong hành lang bảo vệ kênh mương.

Xử lý thiếu kiên quyết
Theo Dự thảo Nghị định xử phạt hành chính về khai thác và bảo vệ CTTL, đê điều và phòng chống lụt bão do Bộ NN&PTNT xây dựng, hành vi lấn chiếm đất, xây dựng trái phép nhà, lều quán, lò gạch, ngói, lò vôi và các công trình khác trong phạm vi bảo vệ CTTL bị phạt tiền từ 20 - 40 triệu đồng.
 Trong khi tình trạng vi phạm vẫn diễn biến phức tạp thì việc xử lý của chính quyền địa phương còn chậm trễ. Ông Đinh Hữu Hạnh - Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng cho biết, việc chủ động xử lý vi phạm đê điều và CTTL ở cấp xã chưa cao, có xã khi huyện chỉ đạo mới thực hiện. Hay tại huyện Từ Liêm, kết quả giám sát công tác phòng chống lụt bão năm 2013 mới đây của Ban Kinh tế - Xã hội HĐND huyện cho thấy, tình trạng vi phạm hành lang an toàn đê vẫn chưa được xử lý kiên quyết.

Ông Lê Xuân Uyên - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Hà Nội cho biết, mức độ vi phạm của đa số các vụ vi phạm CTTL đã xử lý, giải tỏa chưa nghiêm trọng như trồng cây trên bờ kênh, thả rau bèo, rác thải, còn những vụ làm lều lán, nhà kiên cố vẫn tồn tại tương đối nhiều. Sự phối hợp giữa chính quyền địa phương và các công ty thủy lợi trong việc phát hiện, xử lý vi phạm CTTL chưa chặt chẽ. Hầu hết chính quyền địa phương còn chưa kiên quyết, kịp thời xử lý dẫn đến vi phạm tồn đọng kéo dài.

Một khó khăn hiện nay là những vi phạm phát sinh từ trước năm 2001, tức là trước thời điểm ban hành Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ CTTL chưa có căn cứ để xử phạt. Chi cục Thủy lợi Hà Nội kiến nghị, ngoài các biện pháp đang áp dụng hiện nay, UBND TP sớm ban hành các quy định mới về trách nhiệm trong công tác xử lý vi phạm và quy định đối với vùng phụ cận bảo vệ CTTL để có thêm các hành lang pháp lý. Qua đó, từng bước giải quyết các vụ vi phạm cũ còn tồn đọng và ngăn chặn, giải quyết dứt điểm các vụ mới phát sinh.
Theo ktdt.vn - Thiện Quang

Mất an toàn hồ chứa nước: Nỗi lo thường trực

Hiện cả nước có khoảng 6.600 hồ chứa các loại, bao gồm 64 hồ chứa trên 1 triệu m3 có nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa bão. Cùng với đó, là nhiều công trình đang xuống cấp nghiêm trọng, hư hỏng nặng, không đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ.
Lòng hồ thủy điện Thác Bà - Ảnh: Hoàng Long
Lo đến mất… ngủ
Hồ, đập dù lớn hay nhỏ khi bị vỡ đều gây thiệt hại nặng nề cho bản thân công trình, ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế-xã hội vùng hạ du. Đặc biệt ở các hồ, đập mà hạ du là khu dân cư thì thiệt hại sẽ lớn hơn gấp nhiều lần và phải mất nhiều năm sau mới có thể khắc phục được. Trước thực tế trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) vừa thành lập 5 đoàn kiểm tra công tác bảo đảm an toàn các hồ chứa nước tại 23 tỉnh, thành phố gồm: Thanh Hoá; Nghệ An; Hà Tĩnh; Gia Lai; Kon Tum; Đắk Lắk; Đắk Nông; Lâm Đồng; Quảng Bình; Quảng Trị; Thừa Thiên-Huế; Đà Nẵng; Quảng Nam; Quảng Ngãi; Bình Định; Ninh Thuận; Bình Thuận; Phú Yên; Khánh Hoà; Bình Phước; Bình Dương; Tây Ninh; Bà Rịa-Vũng Tàu. Qua kiểm tra thực tế tại các công trình hồ chứa hư hỏng, có nguy cơ mất an toàn và các hồ chứa đang đầu tư sửa chữa, nâng cấp, Bộ này đã phát hiện nhiều hồ chứa nước đang trong tình trạng mất an toàn.

Ngày 29-8 Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải sẽ chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về an toàn hồ chứa nước. Theo đó, 4 Bộ gồm: Công thương; Xây dựng; Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Tài nguyên và Môi trường sẽ báo cáo vấn đề trên.
Theo đó, hiện nay tỉnh Đắk Lắk có tổng cộng 643 công trình thủy lợi, qua kiểm tra có đến 80 công trình bị xuống cấp, hư hỏng nặng. Còn tại tỉnh Đắk Nông, riêng Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi quản lý 156 công trình thủy lợi, hồ chứa, nhưng có tới 68 công trình xuất hiện hiện tượng nước thấm qua thân đập, đường đỉnh đập không còn đúng với thiết kế, mái thượng lưu bị xuống cấp. Nghệ An là tỉnh có số lượng hồ đập nhiều nhất cả nước (chiếm 10% số lượng hồ đập cả nước) tuy nhiên, hiện nay địa phương này đang đứng ngồi trong cảnh "lo ngay ngáy”. Theo báo cáo của Chi cục Thủy lợi Nghệ An, trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 625 hồ đập. Tuy nhiên, phần lớn các hồ đập đều đã qua sử dụng từ 30-50 năm, quá trình sử dụng ít được đầu tư tu bổ, không an toàn trong những tháng cao điểm mùa mưa. Nhiều bộ phận như: thi công công trình, phần đập đất, cống lấy nước, tràn xả lũ, hệ thống kênh mương qua hàng chục năm sử dụng và khai thác cũng đã có những dấu hiệu xuống cấp, không còn đáp ứng được nhu cầu. "Phần lớn các công trình hồ chứa nước đã qua nhiều năm khai thác sử dụng từ 30 đến 40 năm, cá biệt có hồ chứa được xây dựng từ thời Pháp thuộc nên đều đã bị xuống cấp nghiêm trọng” - ông Nguyễn Văn Hoa, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Nghệ An lo ngại cho biết.
Ảnh: Hoàng Long
Trong khi đó, tại tỉnh Thừa Thiên-Huế, dù hiện nay nước trong hồ Phú Bài đang được xả kiệt để chuẩn bị đón lũ chính vụ, nhưng nước vẫn thấm qua thân đập. Bờ kè, mái đập chính đã được gia cố nâng cấp năm 2001, nhưng vẫn không hạn chế được tình trạng thấm và rò rỉ nước, ước tính khoảng 5m3/s. Song không chỉ hồ Phú Bài, mà cả 55 công trình khác khác trên địa bàn Thừa Thiên-Huế, trong đó có 6 hồ lớn đến nay vẫn chưa được kiểm định an toàn.
 
Thiếu tiền, không kiểm định
TS. Đào Trọng Tứ, thành viên Ban tư vấn Mạng lưới sông ngòi Việt Nam:
Càng nhỏ càng dễ vỡ
Vấn đề an toàn hồ chứa nước là vấn đề đã tồn tại từ lâu. Trong quá trình vận hành, cộng với biến đổi khí hậu nên nhiều công trình bị xuống cấp nghiêm trọng theo thời gian. Vì vậy, trong thời gian sử dụng, khi xuống cấp thì phải sửa chữa. Từ công trình lớn đến công trình nhỏ đều có sự phân cấp. Ví dụ như các công trình thủy điện thì Bộ Công thương quản lý; thủy điện nhỏ và thủy lợi do hai bộ là: Công thương và Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý; còn thủy lợi do Bộ NNPTNT quản lý. Tuy nhiên, phải nói rằng, kinh phí dùng để sửa chữa, khắc phục cho các công trình là khá lớn, mình ngân sách nhà nước không thể kham nổi. Vì vậy, cần phải có sự tham gia của toàn xã hội, huy động sức dân từ tiền của đến nhân công, nhân lực. Nhà nước không thể phân bổ dàn trải mãi được. Do vậy, cần phải phân loại và đánh giá từng loại công trình theo từng mức độ để mà đưa ra hướng khắc phục. Không phân loại, đánh giá được từng loại đập thì không thể xử lý được. Từ kinh nghiệm các nước trên thế giới cho thấy, công trình càng nhỏ thì càng dễ vỡ. Ở Việt Nam những năm 60, 70 thì cũng đã xảy ra rồi. Vì các công trình lớn từ 1 triệu m3 nước trở lên được thi công, và giám sát cẩn thận nên rất ít xảy ra sự cố. Còn các công trình chứa nước nhỏ thì hầu như không được chú ý đến. Do vậy, vấn đề an toàn cho hồ chứa nước là vấn đề lớn. Vì vậy, cần đánh giá xem xét, đánh giá từng mức độ, và quan trọng là cần phải thông tin công khai, vì nó ảnh hưởng nhiều đến người dân và xã hội.
Theo quy định về kiểm định an toàn hồ chứa nước, thì sau 3 năm phải kiểm tra một lần và sau 7 năm  phải tiến hành kiểm định lại. Thế nhưng, "thiếu tiền” đang là nguyên nhân chính khiến chưa thể khắc phục được. Ví dụ như tại tỉnh Đắk Lắk có đến 80 công trình bị xuống cấp, hư hỏng nặng, không đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ. Nhu cầu vốn để sửa chữa 80 công trình này khoảng 200 tỷ đồng, nhưng đến nay chỉ mới được duyệt 34 tỷ đồng. Cùng chung cảnh ngộ với nỗi lo "thiếu tiền”, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đang lo ngay ngáy khi sinh mạng 6 vạn dân và số tiền 70 tỷ đồng có cơ "bay” theo dòng nước chực chờ ào đến lúc nào không hay.

Theo ông Nguyễn Văn Đệ, phó Giám đốc Sở NNPTNT Nghệ An, mỗi năm tỉnh này cấp kinh phí từ 7 đến 10 tỷ đồng để duy tu, sửa chữa nhỏ các công trình hồ chứa nước. Tuy nhiên, do số lượng hồ chứa nước quá nhiều nên chỉ mới tu sửa được một số hạng mục công trình trọng yếu, hư hỏng nặng. "Cũng vì thiếu kinh phí để duy tu, sửa chữa thường xuyên nên phần lớn hồ chứa nước do địa phương quản lý tại Nghệ An đều đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn cao”-ông Đệ cho hay.

Thực tế, để giải quyết bài toán "an toàn hồ thủy lợi” Chính phủ đã ban hành Nghị định 67, bổ sung một số điều của Nghị định 115, trong đó có việc tăng mức thủy lợi phí lên khoảng 40%. Đây được xem là nguồn kinh phí có thể vận dụng dùng để kiểm định an toàn hồ đập. Tuy nhiên, 5 năm trở lại đây, Chính phủ miễn thủy lợi phí cho nông dân. Do đó, nếu thực hiện theo Nghị định 67 thì ngân sách mà Chính phủ phải chi trả cho thủy lợi phí sẽ đội lên hàng chục ngàn tỷ đồng. Nói như Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi - Bộ NNPTNT Nguyễn Văn Tỉnh thì vốn để xây dựng các công trình đang khan hiếm, các địa phương cần chủ động nội lực đảm bảo an toàn hồ đập trên địa bàn(!)
daidoanket.vn - H.Vũ (ghi)

Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

Luật ăn nhậu

Căn cứ Bộ luật Lao Động – Ăn Chơi ngày 23/6/1995; luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Lao Động – Ăn Chơi ngày 07/7/2013;
Được sử chỉ đạo của Bộ Ăn Chơi về vấn đề "Vui chơi an toàn, ăn nhậu tiết kiệm " và được sự uỷ nhiệm của rượu ... Và các ban ngành đoàn thể. Nay, vụ trưởng vụ ăn nhậu ban hành nội qui sau đây, và mong rằng tất cả các thành viên chấp hành nghiêm những qui định sau:


Điều 1:
Để công bằng và hợp lý, tất cả các tay ăn nhậu bất kể là bạn bè, chiến hữu thâm tình… đều phải thực hiện sòng phẳng “Kẻ rượu người mồi” để bày ra buổi tiệc và phải bầu ra chủ xị để điều khiển cuộc nhậu.

Điều 2:
Khi nhậu được tin báo, tin nhắn hoặc điện thoại của chiến hữu thì phải đi ngay không chậm trễ, tránh tình trạng “Gà sống đá gà chết”.

Điều 3:
Trong khi nhậu phải tỏ ra văn minh, lịch sự, giữ vệ sinh chung không khạc, nhổ, phun… chung quanh bàn nhậu, tránh tình trạng cầm lâu, kê tán, rót lưng, bưng đổ, câu giờ… hoặc qua vòng khi chưa được phép của chủ xị.

Điều 4:
Khi nhậu trong bàn phải “Ăn xem nồi ngồi xem hướng” tỏ ra tôn trọng đối với những người lớn tuổi, tuyệt đối không được “Say mồi”.

Điều 5:
Trong bàn nhậu tuyệt đối không được cầm lộn, cầm nhầm nhất là bật lửa, giày, dép, mũ và điện thoại di động.

Điều 6:
Trong bàn nhậu tuyệt đối không mang theo vợ, con hoặc cháu gây phiền hà cho bạn nhậu, ngược lại được phép (khuyến khích) mang theo em vợ, em nuôi hoặc em gái (Chưa chồng).

Điều 7:
Trong bàn nhậu không được cãi cọ, nói chuyện riêng hoặc những chuyện gây mất đoàn kết đối với những chiến hữu trong bàn nhậu, ngược lại phải kể chuyện có tính chất hài hước.

Điều 8:
Khi tan tiệc rượu về nhà không được lớn tiếng, chửi mắng, cãi cọ vợ con hoặc làm mất trật tự ở địa phương… Gây ảnh hưởng đến uy tín bạn nhậu, ngược lại phải khuyến khích những chuyện làm hài lòng bà xã… để lần sau đi nhậu được bà xã khuyến khích.

Điều 9:
Phải thường xuyên vận động, thể dục, thể thao để đảm bảo sức khỏe và tuổi thọ để nhậu được bền lâu.

Điều 10:
Đến lúc trả tiền không được đi tiểu, nghe điện thoại, làm bộ say xỉn để ngủ hay sang bàn khác để lẩn tránh…

Lưu ý: Nếu vi phạm các điều trên, nhẹ thì khiển trách tại chỗ từ 1-3 ly, nặng thì phạt tại chỗ từ 10.000 đến 50.000 (Số tiền này sẽ được sung vào công quĩ để phục vụ cho buổi tiệc lần sau). Trường hợp đặc biệt, buộc phải cấm tham gia từ 3-7 ngày kể từ hôm nhậu.
ST

Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2013

Vải địa kỹ thuật

Cấu tạo
Vải địa kỹ thuật được chế tạo từ những sản phẩm phụ của dầu mỏ, được chế tạo bằng một hoặc hai của các hợp chất chính: Polyester; polypropylene; polyamide gọi chung là polymer. Tùy theo hợp chất và cách cấu tạo, mỗi loại vải ĐKT có những đặc tính cơ lý hóa như sức chịu kéo, độ dãn, độ thấm nước, môi trường thích nghi,.v.v...khác nhau. Nói chung vải polyester tốt hơn vải polypropylene, còn vải polyamide ở giữa hai loại vải trên.
Vải địa kỹ thuật
Hầu hết các sản phẩm có mặt tại Việt Nam đều được chế tạo bằng Polyester và polypropylene. Vải ĐKT được chia làm ba nhóm chính dự theo cấu tạo sợi: Dệt,Không dệt và vải địa phức hợp.

Dệt: gồm những sợi dọc và sợi ngang dệt lại giống như vải may, như vải địa kỹ thuật loại dệt Polypropylene. Biến dạng của nhóm này thường được thí nghiệm theo 2 hướng chính: Hướng dọc máy, viết tắt MD (machine direction); hướng ngang máy, viết tắt CD (cross machine derection). Sức chịu kéo theo hướng dọc máy bao giờ cũng lớn hơn sức chịu kéo theo hướng ngang máy. Vải dệt thông thường được ứng dụng làm cốt gia cường cho các công tác xử lý nền đất khi có yêu cầu.

Không dệt: Gồm những sợi ngắn và sợi dài liên tục, không theo một hướng nhất định nào, được liên kết với nhau bằng phương pháp hóa (dùng chất dính), hoặc nhiệt (dùng sức nóng) hoặc cơ (dùng kim dùi).

Vải phức hợp: Là loại vải kết hợp giữa vải dệt và không dệt. Nhà sản xuất may những bó sợi chịu lực (Dệt) lên trên nền vải không dệt để tạo ra một sản phẩm có đủ các chức năng của vải dệt và không dệt.

Ứng dụng
VKĐT được sử dụng trong các lĩnh vực: Trong giao thông: Sử dụng vải địa kỹ thuật có thể làm tăng độ bền, tính ổn định cho các tuyến đường đi qua những khu vực có nền đất yếu như đất sét mềm, bùn, than bùn...
Trong thủy lợi: che chắn bề mặt vách bờ bằng các ống vải địa kỹ thuật độn cát nhằm giảm nhẹ tác động thủy lực của dòng chảy lên bờ sông.
Trong xây dựng: Gia cố nền đất yếu bằng vải địa kỹ thuật, các dạng cọc nhồi, bấc thấm ứng dụng trong nền móng...

Dựa vào công dụng chính sau đây người ta chia chúng thành 3 loại chính:
Phân cách
Gia cường
Tiêu thoát, lọc ngược
Để thiết kế và lựa chọn đúng loại vải cần phải hiểu và nhận định được các chức năng thứ cấp của vải địa trong từng giai đoạn thi công.

Chức năng phân cách
Các phương pháp thông thường để ổn định hoá lớp đất đắp trên nền đất yếu bão hoà nước là phải tăng thêm chiều dày đất đắp để bù vào lượng đất bị mất do lún chìm vào nền đất yếu trong quá trình thi công. Mức độ tổn thất có thể hơn 100% đối với đất nền có CBR nhỏ hơn 0,5. Việc sử dụng loại vải địa thích hợp đặt giữa đất yếu và nền đường ngăn cản sự trộn lẫn của hai loại đất. Vải địa kỹ thuật phân cách ngăn ngừa tổn thấn đất đắp và vì vậy tiếc kiệm đáng kể chi phí xây dựng. Ngoài ra, vải địa kỹ thuật còn ngăn chặn không cho đất yếu thâm nhập vào cốt liệu nền đường nhằm bảo toàn các tính chất cơ lý của vật liệu đắp và do đó nền đường có thể hấp thụ và chịu đựng một cách hữu hiệu toàn bộ tải trọng xe.

Chức năng gia cường
Đối với đường có chiều cao bé (từ 0,5 đến 1,5m), có giả thiết cho rằng cần phải dùng vải cường độ cao như là một bộ phận chịu lực của kết cấu móng đường. Tuy nhiên, tải trọng xe tác dụng trên móng đường chủ yếu theo phương đứng, trong khi phương chịu kéo của vải địa lại là phương nằm ngang. Vì vậy, cường độ chịu kéo và độ cứng chịu uốn của vải có ảnh hưởng rất nhỏ trong sự gia tăng khả năng chịu tải của nền dưới tải trọng đứng của bánh xe. Trong thực tế, dưới tải trọng bánh xe khả năng chịu tải của nền đường có vải ĐKT chủ yếu là do chức năng phân cách (nhằm duy trì chiều dày thiết kế và tính chất cơ học ban đầu của các lớp cốt liệu nền móng đường) hơn là chức năng gia cường về khả năng chịu kéo của kết cấu. Trong trường hợp đường có tầng mặt cấp cao (đường bê tông hoăc đường nhựa) hiệu ích từ chức năng gia cường càng rất giới hạn. Đó là bởi vì, để phát triển lực kéo trong vải địa cần phải có chuyển vị đủ lớn trong kết cấu móng đường để sinh ra biến dạng ngang tương ứng, mà điều nầy thi không cho phép đối với đường có tầng mặt cấp cao. Trong trường hợp xây dựng đê đập hay đường dẫn vào cầu có chiều cao đất đắp lớn, có thể dẫn đến khả năng trượt mái hoặc chuyển vị ngang của đất đắp, vải địa kỹ thuật có thể đóng vai trò cốt gia cường cung cấp lực chống trượt theo phương ngang nhằm gia tăng ổn định của mái dốc. Trong trường hợp này vải địa có chức năng gia cường.

Chức năng tiêu thoát/ lọc ngược
Ở Việt Nam, nền đất yếu thường có độ ẩm tự nhiên lớn và độ nhạy cảm cao. Vì thế, vải địa kỹ thuật có thể làm chức năng thoát nước nhăm duy trì và thậm chí gia tăng cường độ kháng cắt của đất nền và do đó làm gia tăng khả năng ổn định tổng thể của công trình theo thời gian. Vải địa kỹ thuật loại không dệt, xuyên kim có chiều dày và tính thấm nước cao là vật liệu có khả năng tiêu thoát tôt, cả theo phương đứng (thẳng góc với mặt vải) và phương ngang (trong mặt vải). Vì thế, loại vải địa này có thể làm tiêu tán nhanh chóng áp lực nước kẽ rỗng thặng dư trong quá trình thi công cũng như sau khi xây dựng và dẫn đến sức kháng cắt của nền đất yếu sẽ được gia tăng. Hai tiêu chuẩn để đánh giá về đặc trưng lọc ngược là khả năng giữ đất và hệ số thấm của vải. Vải địa kỹ thuật cần phải có kích thước lỗ hổng đủ nhỏ để ngăn chặn không cho các hạt đất cần bảo vệ đi qua đồng thời kích thước lỗ hổng cũng phải đủ lớn để có đủ khả năng thấm nước bảo đảm cho áp lực nước kẽ rỗng được tiêu tán nhanh.

Phương pháp thi công
VĐKT thường được thi công theo các trình tự sau:
- Chuẩn bị nền đường: phát quang những cây cối, bụi rậm, dãy cỏ trong phạm vi thi công. Gốc cây đào sâu 0.6m dưới mặt đất. Nền đường cần có độ dốc để thoát nước khi mưa.
- Trải vải ĐKT trên nền đường, lớp vải nọ nối tiếp lớp vải kia theo một khoảng phủ bì tùy thuộc vào sức chịu lực của đất,
Sức chịu lực của đất:
CBR< 1: 120cm(VKK), 22cm(VK)
1
2

CBR>3: 60cm (VKK), 8cm (VK)
- Sau cùng trải và cán đá dăm hoặc đá sỏi.
Ghi chú: đối với vải không khâu, được khuyến cáo không nên trải quá 8m trước khi đổ đá để tránh khoảng phủ bì bị tách rời. (VK: Vải khâu mép nối; VKK: Vải không khâu mép nối)

Phương pháp thí nghiệm
Khối lượng: ASTM D-3776 (ĐVT:g/m2)
Chiều dày: ASTM D-5199 (ĐVT: mm)
Cường độ chịu kéo giật: ASTM D-4632 (ĐVT: KN)
Độ giãn dài kéo giật chiều khổ: ASTM D-4632(ĐVT: %)
CBR đâm thủng: BS 6906-Part4 (ĐVT:N)
Kích thước lỗ 090: ASTM D-4761 (ĐVT: mm)
Hệ số thấm: ASTM D-4491 (ĐVT: x10-4m/s)
ST

Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2013

Xử lý các sự cố khi thi công ép cọc bê tông

Do cấu tạo địa chất dưới nền đất không đồng nhất nên thi công ép cọc có thể xảy ra các sự cố sau:
- Khi ép đến độ sâu nào đó chưa đến độ sâu thiết kế nhưng áp lực đã đạt, khi đó phải giảm bớt tốc độ, tăng lực ép lên từ từ nhưng không lớn hơn Pép max. Nếu cọc vẫn không xuống thì ngừng ép và báo cáo với bên thiết kế để kiểm tr sử lý.
- Nếu nguyên nhân là do lớp cát hạt trung bị ép quá chặt thì dừng ép cọc lại một thời gian chờ cho độ chặt lớp đất giảm dần rồi ép tiếp
- Nếu gặp vật cản thì khoan phá, khoan dẫn, ép cọc tạo lỗ.
Xử lý các sự cố khi thi công ép cọc bê tông

Khi việc ép cọc bê tông cũng có lý do gây một số ít tác hại có thể ảnh hưởng tới những căn hộ liền kề vì vậy trong trường hợp này chúng ta phải khoan dẫn trước khi ép cọc bê tông với lý do sau :
1. – Nên móng nhà liền kề yếu, do xây dựng lâu năm.
2. – Tác dụng của công tác khoan dẫn làm giảm sự đùn đất có thể gây lún, nứt, phồng nền nhà bên.
Nhiều người nghĩ rằng chi phí trong khoan dẫn có thể rất đắt, nhưng ngược lại nó tương đối rẻ, khoảng 30-50.000/m tuỳ thuộc vào số lượng md khi khoan.
- Khi ép đến độ sâu thiết kế mà áp lực đầu cọc vẫn chưa đạt đến yêu cầu theo tính toán. Trường hợp này xảy ra thường do khi đó đầu cọc vẫn chưa đến lớp cát hạt trung, hoặc gặp các thấu kính, đất yếu, ta ngừng ép cọc và báo với bên thiết kế để kiểm tra, xác định nguyên nhân và tìm biện pháp sử lý.
- Biện pháp sử lý trong TH này là nối thêm cọc khi đxa kiểm tra và xác định rõ lớp đất bên dưới là lớp đất yếu sau đó ép cho đến khi đạt áp lực thiết kế.

Kết thúc công việc ép cọc
Cọc được coi là ép xong khi thoả mãn 2 điều kiện:
Chiều dài cọc đã ép vào đất nền trong khoảng Lmin ≤ Lc ≤ Lmax
Trong đó:
• Lmin , Lmax là chiều dài ngắn nhất và dài nhất của cọc được thiết kế dự báo theo tình hình biến động của nền đất trong khu vực
• Lc là chiều dài cọc đã hạ vào trong đất so với cốt thiết kế;
Lực ép trước khi dừng trong khoảng (Pep) min ≤ (Pep)KT ≤ (Pep)max
Trong đó :
• (Pep) min là lực ép nhỏ nhất do thiết kế quy định;
• (Pep)max là lực ép lớn nhất do thiết kế quy định;
• (Pep)KT là lực ép tại thời điểm kết thúc ép cọc, trị số này được duy trì với vận tốc xuyên không quá 1cm/s trên chiều sâu không ít hơn ba lần đường kính ( hoặc cạnh) cọc.

Khi lực ép vừa đạt trị số thiết kế mà cọc không xuống được nữa, trong khi đó lực ép tác động lên cọc tiếp tục tăng vượt quá lực ép lớn nhất (Pep)max thì trước khi dừng ép phải dùng van giữ lực duy trì (Pep)max trong thời gian 5 phút.

Trường hợp không đạt 2 điều kiện trên người thi công phải báo cho chủ công trình và thiết kế để sử lý kịp thời khi cần thiết, làm khảo sát đất bổ sung, làm thí nghiệm kiểm tra để có cơ sở lý luận sử lý.

Cọc nghiêng qúa quy định ( lớn hơn 1% ) , cọc ép dở dang do gặp dị vật ổ cát, vỉa sét cứng bất thường, cọc bị vỡ… đều phải xử lý bằng cách nhổ lên ép lại hoặc ép bổ sung cọc mới (do thiết kế chỉ định ).

Các điểm cần chú ý trong thời gian ép cọc
Việc ghi chép lực ép theo nhật ký ép cọc nên tiến hành cho từng mét chiều dài cọc cho tới khi đạt tới (Pep)min, bắt đầu từ độ sâu này nên ghi cho từng 20cm cho tới khi kết thúc, hoặc theo yêu cầu cụ thể của Tư vấn, Thiết kế.
Ghi chép lực ép đầu tiên khi mũi cọc đã cắm sâu vào lòng đất từ 0,3 – 0,5m thì ghi chỉ số lực ép đầu tiên sau đó cứ mỗi lần cọc xuyên được 1m thì ghi chỉ số lực ép tại thời điểm đó vào nhật lý ép cọc
Nếu thấy đồng hồ đo áp lực tăng lên hoặc giảm xuống 1 cách đột ngột thì phải ghi vào nhật ký ép cọc sự thay đổi đó.
Nhật ký phải đầy đủ các sự kiện ép cọc có sự chứng kiến của các bên có liên quan.
Ghi chép theo dõi lực ép theo chiều dài cọc
Khi mũi cọc cắm sâu vào đatá từ 30- 50cm thì ghi chỉ số lực đầu tiên. Sau đó cứ mỗi lần cọc đi xuống sâu được 1m thì ghi lực ép tại thời điểm đó vào sổ nhật ký ép cọc
Nếu thấy chỉ số trên đồng hồ đo áp lực tăng lên hoặc giảm xuống đột ngột thì phải ghi vào nhật ký cộng độ sâu và giá trị lực ép thay đổi đột ngột nói trên. Nếu thời gian thay đổi lực ép kéo dài thì ngừng ép và tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất phương pháp sử lý.
Sổ nhật ký được ghi một cách liên tục đến hết độ sâu thiết kế, khi lực ép tác dụng lên cọc có giá trị bằng 0,8 .Pép min thì ghi lại dodọ sâu và giá trị đó
Bắt đầu từ độ sâu có áp lực P=0,8 Pép min, ghi chép tương ứng với từng độ saua xuyên 20cm vào nhật lý, tiếp tục ghi như vậy cho đến khi ép xong 1 cọc.

Thời điểm khóa đầu cọc
Mục đích của khóa đầu cọc
- Huy động cọc vào thời điểm thích hợp trong quá trình tăng tải của công trình không chịu những độ lún hoặc lún không đều.
- Đối với cọc ép trước khi thi công đài, việc khóa đầu cọc do CĐT và người thi công quyết định
Thực hiện việc khóa đầu cọc
- Sửa đầu cọc cho đúng cao trình thiết kế
- Đổ bù xung quanh bằng cát hạt trung, đầm chặt cho tới cao độ của lớp bê tông lót
- Đặt lưới thép cho cọc

Báo cáo lý lịch ép cọc
Lý lịch ép cọc phải được ghi chép ngay trong quá trình thi công gồm các nội dung sau :
Ngày đúc cọc .
Số hiệu cọc , vị trí và kích thước cọc .
Chiều sâu ép cọc , số đốt cọc và mối nối cọc .
Thiết bị ép coc, khả năng kích ép, hành trình kích,diện tích pítông, lưu lượng dầu, áp lực bơm dầu lớn nhất.
Áp lực hoặc tải trọng ép cọc trong từng đoạn 1m hoặc trong một đốt cọc -lưu ý khi cọc tiếp xúc với lớp đất lót (áp lực kích hoặc tải trọng nén tăng dần ) thì giảm tốc độ ép cọc , đồng thời đọc áp lực hoặc lực nén cọc trong từng đoạn 20 cm.
Áp lực dừng ép cọc.
Loại đệm đầu cọc.
Trình tự ép cọc trong nhóm.
Những vấn đề kỹ thuật cản trở công tác ép cọc theo thiết kế , các sai số về vị trí và độ nghiêng.
Tên cán bộ giám sát tổ trưởng thi công.

Kiểm tra sức chịu tải của cọc
Sau khi ép xong toàn bộ cọc của công trình phải kiểm tra nén tĩnh cọc bằng cách thuê các cơ quan chuyên kiểm tra
Số cọc phải kiểm tra bằng 1% tổng số cọc công trình, nhưng không nhỏ hơn 3 cọc
Sau khi kiểm tra phải có kết quả đầu đủ về khả năng chịu tải, độ lún cho phép, nếu đạt yêu cầu có thể tiến hành đào móng để thi công bê tông đài.

An toàn lao động khi thi công ép cọc
Phải huấn luyện cho công nhân, trang bị bảo hộ và kiểm tra an toàn thiết bị ép cọc
Chấp hành nghiêm chỉnh quy định trong an toàn lao động về sử dụng vận hành kích thủy lực, động cơ điện cần cẩu,…
Các khối đối trọng phải được xếp theo nguyên tắc tạo thành khối ổn định, không được để khối đối trọng nghiêng và rơi đổ trong quá trình ép cọc
Phải chấp hành nghiêm, chặt chẽ quy trình an toàn lao động trên cao, dây an toàn, thang sắt…
Dây cáp chọn hệ số an toàn > 6
cocbetong.vn

Thứ Năm, 22 tháng 8, 2013

Bài diễn văn hay nhất về loài chó, loài vật trung thành nhất của con người...

Diễn văn của luật sư Georges Graham Vest tại một phiên tòa xử vụ kiện người hàng xóm làm chết con chó của thân chủ, được phóng viên William Saller của The New York Times bình chọn là hay nhất trong tất cả các bài diễn văn, lời tựa trên thế giới trong khoảng 100 năm qua.

Loài vật trung thành nhất của con người...
❤ Thưa quý ngài hội thẩm,

♥ Người bạn tốt nhất mà con người có được trên thế giới này có thể một ngày nào đó hoá ra kẻ thù quay lại chống lại ta. Con cái mà ta nuôi dưỡng với tình yêu thương hết mực rồi có thể là một lũ vô ơn.

♥ Những người gần gũi thân thiết ta nhất, những người ta gửi gắm hạnh phúc và danh dự có thể trở thành kẻ phản bội, phụ bạc lòng tin cậy và sự trung thành. Tiền bạc mà con người có được, rồi sẽ mất đi. Nó mất đi đúng vào lúc ta cần đến nó nhất. Tiếng tăm của con người cũng có thể tiêu tan trong phút chốc bởi một hành động một giờ.

♥ Những kẻ phủ phục tôn vinh ta khi ta thành đạt có thể sẽ là những kẻ đầu tiên ném đá vào ta khi ta sa cơ lỡ vận. Duy có một người bạn hoàn toàn không vụ lợi mà con người có được trong thế giới ích kỷ này, người bạn không bao giờ bỏ ta đi, không bao giờ tỏ ra vô ơn hay tráo trở, đó là con chó của ta.

♥ Con chó của ta luôn ở bên cạnh ta trong phú quý cũng như trong lúc bần hàn, khi khoẻ mạnh cũng như lúc ốm đau. Nó ngủ yên trên nền đất lạnh, dù đông cắt da cắt thịt hay bão tuyết lấp vùi, miễn sao được cận kề bên chủ là được.

♥ Nó hôn bàn tay ta dù khi ta không còn thức ăn gì cho nó. Nó liếm vết thương của ta và những trầy xước mà ta hứng chịu khi ta va chạm với cuộc đời tàn bạo này. Nó canh giấc ngủ của ta như thể ta là một ông hoàng dù ta có là một gã ăn mày.

♥ Dù khi ta đã tán gia bại sản, thân bại danh liệt thì vẫn còn con chó trung thành với tình yêu nó dành cho ta như thái dương trên bầu trời. Nếu chẳng may số phận đá ta ra rìa xã hội, không bạn bè, vô gia cư thì con chó trung thành chỉ xin ta một ân huệ là cho nó được đồng hành, cho nó làm kẻ bảo vệ ta trước hiểm nguy, giúp ta chống lại kẻ thù.

♥ Và một khi trò đời hạ màn, thần chết rước linh hồn ta đi để lại thân xác ta trong lòng đất lạnh, thì khi ấy khi tất cả thân bằng quyến thuộc đã phủi tay sau nắm đất cuối cùng và quay đi để sống tiếp cuộc đời của họ.

Thì khi ấy còn bên nấm mồ ta con chó cao thượng của ta nằm gục mõm giữa hai chân trước, đôi mắt ướt buồn vẫn mở ra cảnh giác, trung thành và chân thực ngay cả khi ta đã mất rồi.
Georges Graham Vest  (1830-1904)

Thứ Hai, 19 tháng 8, 2013

Quy trình thi công cọc khoan nhồi tiết diện nhỏ: 300 mm; 400 mm; 500 mm

1. Giới thiệu:
Trong khoảng thời gian gần đây xu hướng các nhà dân trên địa bàn Hà Nội, TP Hồ Chí Minh thường sử dụng Cọc khoan nhồi tiết diện nhỏ hay cọc khoan nhồi mini bê tông cốt thép cho nền móng. Thường cọc khoan nhồi bêtông cốt thép mini có Đường Kính từ 300–600 (mm).
Trên thực tế Cọc khoan nhồi Mini bê tông cốt thép sử dụng tốt nhất đối với những nhà cao tầng có diện tích > 70 m2 x 4 tầng.Cọc Khoan Nhồi Mini bê tông cốt thép có tiết diện cọc thường từ 300-600 mm,chịu tải trọng lớn thường từ 30 – 160 tấn trên một đầu cọc.Về ưu điểm thì Cọc Khoan Nhồi Mini bê tông cốt thép ổn định hơn ép cọc bê tông cốt thép.Giá thành thì lại chỉ ngang bằng hoặc rẻ hơn ép cọc bê tông cốt thép.Chính giá thành và chất lượng của Cọc Khoan Nhồi Mini bê tông cốt thép đã đem lại sự lựa chọn đúng đắn cho người sử dụng.
Cọc khoan nhồi là một giải pháp móng có nhiều ưu điểm. Căn cứ vào tài liệu khảo sát địa chất, người thiết kế có thể xác định được chiều sâu cọc sao cho sức chịu tải của đất nền tương đương với sức chịu tải do vật liệu làm cọc (Pvl≈ Pđn). Điều này với phương pháp cọc đóng, nén tĩnh hoặc ép neo không thực hiện được. Đó là điều kiện đưa đến giải pháp nền móng hợp lý và kinh tế hơn.
Hình ảnh thi công cọc khoan nhồi tiết diện nhỏ
2. Ưu điểm:
• Giá thành rẻ hơn các loại móng cọc bằng bê tông cốt thép khác nhờ vào khả năng chịu tải trên mỗi đầu cọc cao nên số lượng cọc trong móng giảm. Thêm vào đó, phần đài cọc nhỏ gọn nên tránh hiện tượng đài consol (đài cọc chịu tải trọng lệch tâm).Tổng giá thành xây dựng của móng Cọc khoan nhồi bêtông cốt thép chỉ tương đương với tổng giá thành của móng ép cọc bêtông cốt thép.
• Thi công nhanh, gọn và được giám sát chặt chẽ.
• Thiết bị thi công nhỏ gọn nên có thể thi công trong điều kiện xây dựng chật hẹp. Không gây bất kỳ ảnh hưởng nào đối với phần nền móng và kết cấu của các công trình kế cận – nếu có bên thi công hoàn toàn chịu trách nhiệm bồi thường.
• Độ an toàn trong thiết kế và thi công cao. Bê tông đổ liên tục từ đáy hố khoan lên trên nên tránh được tình trạng chắp nối giữa các cọc. Nhờ tháp dẫn hướng, độ nghiêng lệch của cọc đảm bảo nằm trong giới hạn cho phép.
• Không có khớp nối như cọc ép, đảm bảo truyền tải trọng đúng tâm.
•Có thể khoan xuyên tầng đất cứng.Khi gặp chướng ngại vật hoặc tầng đất tốt giả định có thể khoan phá để xuống sâu hơn đến tầng đất chịu lực. Xác định được địa tầng mà cọc xuyên qua, từ đó xác định chính xác chiều sâu cọc để đảm bảo an toàn. Xác định được độ ngậm của cọc trong các tầng đất tốt.Cọc khoan nhồi mini có thể khoan tới lớp đất chịu lực tốt mà cọc ép neo không làm được và cọc khoan nhồi không có mối nối nên giải quyết được vấn đề >2 mối nối cho 1 tim cọc so với cọc ép.
• Sử dụng tốt cho trường hợp lớp đất tốt xen kẹp bên trên lớp đất xấu mà không thể đóng hoặc ép cọc bê tông cốt thép thông thường.
• Chiều sâu khoan cọc tối đa 40 m do đó điều kiện chống lật được loại bỏ.Chiều sâu khoan cọc đảm bảo do đó đài móng cũng giảm về kích thước.
• Dễ thi công móng và đà kiềng, khối lượng bê tông và cốt thép ít, đào đắp đất ít, không ảnh hưởng nhà bên cạnh hoặc ngược lại.
• Đường kính cọc tăng giảm và tùy theo sức chịu tải tính toán: Ø300, 400, 500, 600,…
• Dễ kiểm soát tỷ lệ trộn bê tông và cốt thép khi đổ cọc. Mác bê tông rất cao.
• Không phải đào bỏ đi phần nền móng công trình cũ mà vẫn triển khai thi công được móng cọc khoan nhồi
• Kết cấu thép dài liên tục 11,7 m.
• Với công trình cần tải trọng lớn hơn có thể thiết kế mở đáy(Chân Voi) .

3. Nhược điểm:
- Khó kiểm tra chính xác chất lượng bê tông nhồi vào cọc, do đó đòi hỏi sự lành nghề của đội ngũ công nhân và việc giám sát chặt chẽ nhằm tuân thủ các quy trình thi công.
- Môi trường thi công sình lầy, dơ bẩn.
- Chiều sâu thi công bị hạn chế trong giới hạn từ 120→ 150 lần đường kính cọc.
- Trong một số trường hợp địa chất yếu (ví dụ: vùng Quận 8, Bình Chánh, Quận 7, Nhà Bè (Sài Gòn)) thường phải khoan sâu >36m. Cốt thép nếu đúng phải đạt 2/3 chiều dài cọc nhưng để giảm giá thành các nhà thầu khoan nhồi thường chỉ đặt thép chủ dài 11.7m (khỏang 1/3 chiều sâu hạ cọc nếu cọc sâu 36m).
- Về độ mảnh, không nên khoan sâu quá nếu có tầng đất yếu (có người chuyên thi công cọc mini cho biêt không nên khoan quá 30m).
Hình ảnh thi công khoan tạo lỗ cọc khoan nhồi tiết diện nhỏ
4. Quy trình thi công cọc khoan nhồi tiết diện nhỏ: 300 mm; 400 mm; 500 mm
- Để đảm bảo chất lượng cọc khoan nhồi, trong quá trình thi công phải đảm bảo thực hiện đầy đủ và đúng kỹ thuật những bước sau :
1. Định vị tim cọc và di chuyển thiết bị đến vị trí khoan.
2. Khoan tạo lỗ, kiểm tra địa tầng, kiểm tra độ sâu.
3. Lấy phôi khoan.
4. Gia công lồng thép và thả ống đổ.
5. Vệ sinh hố khoan.
6. Đổ bêtông.

4.1. Định vị tim cọc:
- Căn cứ vào bản vẽ thiết kế để triển khai, do đặc điểm hiện trường thi công cọc nhồi rất sình lầy (vì phôi khoan và dung dịch trộn lẫn) rất dễ làm mất dấu định vị của các cọc, hoặc thiết bị khoan di chuyển sẽ làm lệch, phá dấu định vị.
- Do vậy cách làm tiện ích nhất như sau : Chọn hai trục trên bản vẽ vuông góc tạo thành hệ tọa độ khống chế, 4 mốc của hệ trục này được gửi lên chỗ an toàn nhất (có thể ở bên ngoài khu vực xây dựng). Từ hệ tọa độ này sẽ triển khai xác định các vị trí tim cọc. Trước khi tiến hành khoan tại vị trí mỗi tim cọc phải kiểm tra lại một lần nữa.
- Sai số định vị tim cọc sau khi thi công không được lệch quá 1/3 đường kính cọc.

4.2. Khoan tạo lỗ, kiểm tra địa tầng, kiểm tra độ sâu:
Khoan tạo lỗ:
- Trước khi khoan tạo lỗ phải kiểm tra độ thẳng đứng dây dọi của tháp dẫn hướng cần khoan để đảm bảo lỗ khoan không bị xiên lệch quá độ nghiêng cho phép (1/100).

- Kiểm tra độ lệch xiên hiện trường tiện lợi và nhanh nhất bằng cách xem việc lắp ráp các ống đổ bê tông từng đoạn. Ống đổ bê tông có đầu hở để đưa bê tông xuống đáy hố, khi lỗ khoan bị lệch nghiêng thì không thể đưa ống đổ xuống đáy hố được, tự thân ống bằng kim loại sẽ xuống theo đường dây dọi do trọng lượng bản thân ống gây ra.

- Trong quá trình khoan tạo lỗ, dung dịch khoan sẽ đi tuần hoàn từ đáy giếng khoan rồi trồi lên hố lắng và mang theo một phần mùn khoan nhỏ lên cùng. Nếu trong quá trình khoan gặp địa tầng thấm lớn, dung dịch khoan sẽ bị thấm nhanh, phải nhanh chóng điều chỉnh tỉ trọng của dung dịch bằng cách hòa thêm vào một lượng bột sét hoặc bentonite tương thích.

- Ngoài nhiệm vụ vận chuyển mùn khoan lên hố lắng, dung dịch còn có nhiệm vụ giữ cân bằng thủy tĩnh nhằm ổn định thành hố khoan. Do đó, trong mọi trường hợp ngừng thi công do thời tiết hay phải ngừng qua đêm, người kỹ thuật phải xác định chắc chắn rằng hố khoan đầy dung dịch và không bị thấm đi trong thời gian ngừng thi công.

Kiểm tra địa tầng:
- Trước tiên kỹ thuật viên thi công hoặc kỹ sư giám sát phải đọc kỹ hồ sơ khảo sát địa chất để nắm rõ địa tầng mô tả khi thi công. Kỹ thuật viên phải có nhiều kinh nghiệm để nhận biết được các địa tầng thực tế có thể sai lệch nhiều hoặc gần đúng như cột địa tầng mô tả trong hồ sơ khảo sát ban đầu. Điều này phải dựa vào tốc độ khoan, màu sắc dung dịch, thành phần mùn khoan, mức độ rung, lắc của máy khoan.

- Kết quả địa tầng của từng cọc được ghi rõ trong hồ sơ lí lịch cọc.
- Trong trường hợp địa tầng mô tả ở lý lịch cọc quá khác biệt với hồ sơ khảo sát địa chất ban đầu, giám sát thi công phải báo cho bên tư vấn thiết kế biết để có những quyết định cần thiết.
Kiểm tra độ sâu của hố khoan:
- Dùng thước dây có treo quả dọi thả xuống hố khoan sau khi vệ sinh hố khoan hoặc đo chiều dài của từng cần khoan (hoặc ống đổ bê tông) để xác định.

4.3. Lấy phôi khoan:
- Ta dùng mũi khoan có nắp (mũi khoan lapel) thả xuống tận đáy hố để kéo đất lên. Khi cần thiết phải kéo hai lần. Sau đó thả lồng sắt và các ống đổ bê tông được nối và thả xuống đáy hố.

4.4. Gia công lồng thép và thả ống đổ:
- Căn cứ vào bản vẽ thiết kế để kiểm tra cốt thép. Đường kính của thép đai, thép dọc, loại thép đều được kiểm tra bởi giám sát của hai bên trước khi đưa vào giếng khoan.
- Chiều dài phần sắt nối chống giữa các cốt thép≈20d (với d : đường kính cốt thép dọc).
- Kiểm tra con kê bảo vệ và neo lồng sắt vào miệng hố khoan.
- Ống đổ phải được làm sạch các bùn đất. Vữa bê tông còn dính trong lần đổ trước hoặc trong lúc bảo quản và di chuyển.

4.5. Vệ sinh hố khoan:
- Đây là công đoạn quan trọng nhất trong quá trình thi công cọc khoan nhồi. Trong quá trình khoan lượng phôi khoan không thể trồi lên hết. Thêm vào đó, khi ngừng khoan, những phôi khoan lơ lửng trong dung dịch sẽ lắng trở lại xuống đáy hố khoan, hoặc những phôi khoan có kích thước lớn mà dung dịch không thể đưa lên khỏi hố khoan được. Vì vậy, sau khi khoan đến chiều sâu thiết kế cần tiến hành vệ sinh hố khoan. Có 2 phương pháp vệ sinh hố khoan :
Phương pháp dùng khí nén:
- Dùng ống PVC hoặc ống kim loại có đường kính từ 60 đến 100 mm (càng lớn càng dễ bơm) đưa vào trong lòng ống đổ bê tông và xuống tới đáy hố. Dùng khí nén áp suất cao, thổi ngược dung dịch từ trong lòng ống đổ ra ngoài.
- Trong khi đó, phía ngoài vành xuyến (khoảng không gian giữa thành ống đổ và thành giếng khoan), dung dịch khoan được cấp bổ sung liên tục và di chuyển vào bên trong ống đổ ra ngoài. Trong qúa trình vận động, dung dịch sẽ mang các vật liệu thô còn sót lại trong giếng lên khỏi miệng giếng. Quá trình được tiến hành cho đến khi không còn cặn lắng, không còn vật liệu thô lẫn trong dung dịch là được.
Chú ý:
+ Trong quá trình bơm khí nén, hố khoan phải luôn luôn được cấp dung dịch đủ nhằm ổn định thành giếng.
+ Trong thực tế, để kiểm tra độ sạch của hố khoan, giám sát hai bên tiến hành cho vào giếng một ít đá 1×2 cm. Trong quá trình thổi dùng lưới hứng lại để kiểm tra. Khi lượng đá 1×2 cm từ đáy hố khoan được thổi lên miệng hố một phần của lượng đá đổ vào thì chấp nhận công tác vệ sinh đạt yêu cầu.
Phương pháp bơm ép ngược:
- Đối với những địa tầng có tính bở rời, dễ bị sạt lở như địa tầng cát, á cát, bùn lỏng, ta phải dùng bơm ép ngược trong quá trình vệ sinh hố khoan.
- Dùng máy Diezel bơm ép dung dịch vào trong ống đổ, luồng dung dịch này sẽ tuần hoàn trong ống đổ xuống đáy và thoát ra ở miệng dưới của ống đổ và tuần hoàn lên trên trong vành xuyến giữa ống đổ và thành lỗ khoan, trào ra ngoài về hố dung dịch. Trong quá trình tuần hoàn này, dung dịch sẽ mang theo các vật liệu bở rời lên khỏi hố khoan.
Chú ý:
+ Trong quá trình ép ngược ta phải kê máng máy và chuẩn bị dụng cụ đổ bê tông cho đầy đủ. Khi dừng ép ngược thì phải đổ bê tông ngay, tránh tình trạng vật liệu bở rời lắng đọng.

4.6. Đổ bê tông:
- Mác bê tông ghi trong bản vẽ thiết kế. Đây là điều kiện rất quan trọng trong thi công cọc nhồi. Người thi công cũng như giám sát phải tuân thủ theo các điểm sau :
+ Cấp phối đá 1×2 cm phải đúng tiêu chuẩn, không lẫn lộn các loại tạp chất khác.
+ Cát phải đảm bảo chất lượng đổ bê tông, không để lẫn lộn cuội sỏi hoặc tạp chất.
- Trước khi đổ bê tông phải kiểm tra dung tích các công cụ đo lường cấp phối để qui ngược lại lượng bê tông tương ứng cần thiết.
- Thời gian đổ bê tông cho một cọc không quá 6 giờ (để đảm bảo chất lượng, cường độ bê tông suốt chiều dài cọc). Nếu quá trình thi công đổ bê tông ống bị tắc cần có biện pháp xử lý nhanh chóng, kể cả thời gian xử lý thì thời gian đổ bê tông không được vượt quá giới hạn nêu trên. Trong trường hợp không xử lý được thì phải ngừng thi công ít nhất là 24 giờ, sau đó vệ sinh hố khoan lại một lần nữa (theo 2 phương pháp nêu ở trên) mới tiếp tục đổ bê tông.
- Trước khi đổ bê tông cần phải kểm tra van trượt hoặc bong bóng cao su đã được đặt vào miệng ống đổ. Van trượt hoặc bong bóng cao su khi để vào miệng ống đổ dùng tay kéo thử lên xuống nhẹ nhàng không được lỏng hoặc chặt quá.
Rút ống đổ:
- Kỹ thuật viên và giám sát theo dõi cao độ của mức bê tông dâng lên trong hố khoan bằng cách tính sơ bộ lượng bê tông đổ qua từng mẻ trộn và theo đường kính danh định của cọc (thực tế đường kính sẽ lớn hơn 20→ 40% tùy theo địa tầng khoan qua). Khi nâng ống đổ lên chiều cao nâng không vuợt quá 1.5m. Độ ngập của ống đổ trong bê tông khi đạt yêu cầu thì cho rút ống.
- Khi bê tông dâng lên miệng hố khoan lớp bê tông trên cùng thường bị nhiễm bùn trong quá trình dâng lên. Nên cho lớp bê tông này trào ra khỏi miệng hố khoan, bỏ đi cho tới khi bằng mắt thường xác định được lớp bê tông kế tiếp đạt yêu cầu thì ngừng đổ.
Kết thúc quá trình thi công cọc khoan nhồi tiết diện nhỏ.

4.7. Phương pháp kiểm tra:
Có hai phương pháp kiểm tra: bằng nén tĩnh và siêu âm
Phương pháp kiểm tra bằng nén tĩnh: Thường chọn phương án này vì giá rẻ
-Trong bản vẽ thi công cọc Đơn Vị Thiết kế chọn một số cọc Thí Nghiệm( số lượng cọc thí nghiệm phụ thuộc tổng số cọc trong công trình). Quy định trên 15 cọc thì bắt buộc phải có cọc thí nghiệm.
-Trong quá trình thi công các cọc không thí nghiệm sẽ được để sắt leo chờ phục vụ cho neo nén tĩnh cọc thí nghiệm sau này.Nếu diện tích rộng nén tính bằng chất tải như cách thông thường đối ép cọc.
Phương pháp siêu âm: Không thường chọn vì giá cao
-Trong quá trình thi công đơn vị thi công phải đặt 02 ống thép chờ suốt chiều dài cọc phục vụ cho siêu âm sau này.Đường kính ống thép phụ thuộc đơn vị thiết kế đưa ra nhưng thường D40 – D60 ≥ Đây cũng là một nguyên nhân đội giá thành nên cao.Ống siêu âm thường đặt 50% tổng số cọc và sẽ kiểm tra 25% bất kỳ.

Loại cọc này có thể áp dụng rộng rãi được nếu khâu quản lý chất lượng thi công được đảm bảo. Việc đảm bảo chất lượng thi công loại cọc này có thể sẽ khó hơn so với loại cọc khoan nhồi đường kính lớn. Cần phải phải làm chủ được công nghệ, bởi vì nếu làm hỏng thì rất khó sửa chữa hoặc không sửa chữa được. Tùy Kinh tế của chủ công trình mà có những biện pháp thí nghiệm khác nhau. Với công trình lớn thường chọn cả hai phưong án.
Theo: khoannhoi.com.vn

Bài đăng phổ biến