ThuyLoi.com : Ngành Kỹ thuật Công trình Thủy thuộc nhóm ngành Xây dựng. Ngành Kỹ thuật Công trình Thủy có 01 chuyên ngành : Thủy lợi – Thủy điện. 1. TỔNG QUAN ...
Thứ Bảy, 28 tháng 6, 2014
Ý nghĩa sâu xa của Tây Du Ký
Chiều thứ 7 buồn buồn ngồi lướt Web đọc được cái này cũng hài, đúng đúng. (Bài này ST trên Internet)
Một tên tham ăn, hám gái, ngu dốt nhưng luôn biết nịnh sư phụ (Sếp) |
Sa Tăng: Người chăm chỉ nhất, cái gì cũng làm không thấy than thở nên lúc nào Sa tăng cũng đi cuối cùng, chậm tiến nhất, lúc nào cũng vác một cái gánh nặng hành lý trên vai. Ở đời cũng thế thằng nào cứ lầm lũi làm không kêu ca than thở thì lúc nào cũng bị ấn gánh nặng vào đầu. Luôn luôn xếp bét bảng xếp hạng.
Trư Bát Giới: Một tên tham ăn, hám gái, ngu dốt lúc gặp yêu quái là chuồn (gặp việc là lướt) nhưng luôn biết nịnh sư phụ (Sếp), lúc nào cũng quấn lấy Sếp nên công việc nhẹ nhàng (chỉ việc dắt ngựa)
Ngộ Không: Anh ý giỏi nhất, biết đúng sai, biết làm việc nhưng không bao giờ được làm theo ý mình lúc nào cũng bị một cái gì đó trói buộc (vòng kim cô)
Sư phụ Đường Tam Tạng: Yếu... nhát gan... thông minh cũng chả là bao... đôi lúc lại còn bị yêu quái nó lừa... thì lại làm Sếp.
Yêu quái: Toàn là bọn con ông cháu cha, cứ lúc nào Tôn Ngộ Không đưa gậy định giết thì một vị tiên nào đó xuất hiện kêu:"Khoan..." nó vốn là con ông này ông nọ, xin đưa về trời dạy dỗ. Yêu quái toàn con nhà trời cả.
Nguồn: https://sites.google.com/site/cnttdst08
Chúc mọi người vui!
Những cấu tạo nguy hiểm của nền móng do thói quen
Trong thiết kế, đặc biệt là trong thiết kế nền móng, có nhiều vấn đề mà chính bản thân người thiết kế chưa nắm hết, hoặc chưa biết đến.
Không nên dùng Bê tông lót đá 4X6
Bê tông lót dùng để làm gì?
- Bê tông lót dùng để lót nền đất trước khi đổ bê tông móng. Bê tông lót có nhiệm vụ làm sạch đáy bêtông móng. Bê tông lót phải đặc chắc, không bị phá hủy dưới tác động của môi trường chung quanh (dòng chảy, nước ngầm, công trình bên cạnh thi công…)
- Nếu bê tông lót bị phá hủy, đá 4x6 chui vào đất nền sẽ gây lún cho công trình.
Đổ bê tông lót lúc nào?
- Khi thi công móng có diện tích lớn như móng băng, hay móng bè, thời gian đào đất khá lâu đất nền có thể bị suy yếu, nên cần thiết xử lí đất nền và lớp bê tông lót như sau:
- Đào đất xong hết diện tích móng, vét toàn bộ bùn đáy móng và đổ bê tông lót. - Đào đất từng khu vực, đến đâu vét bùn và đổ bê tông lót ngay lập tức, lớp bê tông lót này bảo vệ lớp đất mới đào, không cho bị phá hủy hay lắng đọng bùn. Đây là giải pháp tốt hơn.
ảnh minh họa |
Không nên dùng bê tông lót đá 4x6:
- Thông thường ta dùng bê tông đá 4x6 để làm bê tông lót trước khi đặt thép đổ bê tông móng đá 1x2.
- Thực tế hiện nay lớp bê tông này thườn được xếp đá rồi dùng vữa xi măng tô lên phía trên, đầm tay sơ sài khó kiểm soát chất lượng.
- Từ đó cho thấy lớp bê tông này không thể gọi là bê tông được vì có nhiều lỗ rỗng. Có thể tạo ra sự lún do lớp lót, vì đất dưới đáy móng chui lên chiếm chỗ rỗng trong bê tông đá 4x6.
- Đặc biệt khi có lực ở cột gia tăng đột ngột – như lực động. Thì có khả năng gây lún tức thời, do các viên đá 4x6 chuyển dịch.
- Mặt khác về sau, nếu bên cạnh có công trình thi công, khi đào móng có thể gây phá hoại lớp lót này, gây lún thêm cho công trình.
- Do đó không nên dùng bê tông lót đá 4x6 mà nên dùng bê tông lót đá 1x2 trộn và đổ tại chỗ.
- Có người chọn bê tông lót đá 4x6 dày 200mm là không hiệu quả, không kinh tế, mà gây bất tiện cho thi công, có thể làm kém an toàn cho công trình.
- Không được dùng bê tông gạch vỡ, vì chất lượng gạch vỡ còn kém hơn đá 4x6.
Lớp Bê tông bảo vệ Móng và Cổ Cột.
- Móng và cổ cột là phần ngầm của công trình, sau khi thi công thì lấp đất ngay, đất ẩm nên rất khó kiểm tra bằng mắt và các dụng cụ thử nghiệm.
- Đáy móng thường nằm dưới mực nước ngầm nên khi thi công bê tông khó đạt được yêu cầu kỹ thuật.
- Cổ cột cũng luôn ở trong môi trường ẩm ướt và đôi khi trong nước ngầm, nước thải có hóa chất ăn mòn tông.
- Chúng ta cũng thường ít chú ý tô hồ để bảo vệ cổ cột, nên khoảng 10 năm sau thì lớp mặt ngoài của bê tông có thể bị mục.
- Do đó, lớp bê tông bảo vệ rất quan trọng, ta nên chọn chiều dày của lớp bê tông bảo vệ móng >= 7cm và cổ cột là >= 5cm
Dùng cát phủ đầu cừ tràm- Một việc làm tai hại.
- Móng gia cố cừ tràm được sử dụng rất lâu đời và qua thực tế nhiều công trình tuổi thọ trên 50 năm. Hiện nay, có giả pháp đóng xong cừ tràm thì phủ lên 1 lớp cát dày 10cm, có người lót lớp cát dày 20cm hay hơn nữa. Công việc này có thể gây lún cho công trình vì:
+ Dưới áp lực đáy móng, cát có thể chui xuống bùn bên dưới hay chui vào lớp bê tông lót có độ rỗng bên trên.
+ Do dòng chảy, cát có thể dịch chuyển.
+ Do công trình lân cận đào móng, lớp cát phủ đầu cừ tràm này có thể bị sụp lở.
+ Chiều dày lớp cát đệm thi công không đều nhau có thể tạo lún không đều.
- Ngoài ra việc phủ cát là móng không liên kết với khối cừ tràm, nên có độ cứng nền-móng bị giảm yếu, do đó có thể bị rung động khi xe chạy bên cạnh. Mặt khác do ảnh hưởng của lực xung động, lớp cát đệm đầu cừ tràm có thể bị chảy làm gia tăng độ lún và sự rung động công trình.
- Vậy thì nhất thiết phải đặt đầu cừ tràm lớp bê tông lót, để lực đứng và lực ngang truyền từ móng sang khối cừ tràm, để móng và cừ tràm tạo thành 1 khối chịu lực, không được có lớp cát ở trung gian.
ST
Thứ Sáu, 20 tháng 6, 2014
Sự thay đổi sức kháng mũi xuyên của đất sét theo tốc độ xuyên
Thứ Năm, 12 tháng 6, 2014
Trình tự thủ tục đăng ký, cấp giấy chứng nhận đầu tư
I. PHÂN LOẠI DỰ ÁN :
1. Dự án không phải đăng ký đầu tư:
- Dự án đầu tư trong nước có vốn đầu tư dưới 15 tỉ đồng và không thuộc Danh mục lĩnh vực kinh doanh có điều kiện thì nhà đầu tư không phải làm thủ tục đăng ký đầu tư.
2. Dự án thuộc diện đăng ký cấp Giấy chứng nhận đầu tư:
- Dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư từ 15 - 300 tỉ đồng Việt Nam và không thuộc lĩnh vực đầu tư kinh doanh có điều kiện.
- Dự án đầu tư có vốn nước ngoài có quy mô vốn dưới 300 tỉ đồng Việt Nam và không thuộc lĩnh vực đầu tư kinh doanh có điều kiện.
3. Dự án thuộc diện thẩm tra để cấp Giấy chứng nhận đầu tư:
- Dự án có quy mô vốn từ 300 tỉ đồng Việt Nam trở lên
- Dự án thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện (theo phục lục số kèm theo Nghị định 108/2005).
II. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Đối với dự án đầu tư trong nước:
Hồ sơ gồm:
a. Bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư (theo mẫu);
b. Dự án đầu tư; Mục tiêu, quy mô và địa điểm thực hiện dự án đầu tư; Vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án; Nhu cầu sử dụng đất và cam kết về bảo vệ môi trường; Kiến nghị ưu đãi đầu tư (nếu có).
c. Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư;
d. Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư: bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các tài liệu tương đương khác đối với nhà đầu tư là tổ chức; bản sao Hộ chiếu hoặc Chứng minh nhân dân đối với nhà đầu tư là cá nhân.
e. Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh; - Tài liệu về vị trí khu đất thực hiện dự án;
Đối với dự án có sử dụng nguồn vốn nhà nước phải có văn bản đồng ý của cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc quyết định đồng ý đầu tư của Hội đồng quản trị Tổng công ty hoặc Tập đoàn kinh tế.
2. Đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài:
Hồ sơ bao gồm:
a. Bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư (theo mẫu);
b. Dự án đầu tư gồm: Mục tiêu, quy mô và địa điểm thực hiện dự án đầu tư; Vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án; Nhu cầu sử dụng đất và cam kết về bảo vệ môi trường; Kiến nghị ưu đãi đầu tư (nếu có).
c. Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư: bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các tài liệu tương đương khác đối với nhà đầu tư là tổ chức; bản sao Hộ chiếu hoặc Chứng minh nhân dân đối với nhà đầu tư là cá nhân.
d. Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm).
e. Hợp đồng liên doanh hoặc hợp đồng BCC.
f. Tài liệu về vị trí khu đất thực hiện dự án .
i. Đối với trường hợp dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế, ngoài hồ sơ quy định như trên, nhà đầu tư phải nộp kèm theo Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.
III. THỦ TỤC THẨM TRA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Đối với dự án đầu tư có quy mô trên 300 tỷ và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện:
a. Bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư (theo mẫu);
b. Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư (đối với nhà đầu tư là tổ chức thì nộp bản sao quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các tài liệu tương đương khác; đối với nhà đầu tư là cá nhân thì nộp bản sao hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân);
c. Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh;
d. Tài liệu về vị trí khu đất thực hiện dự án;
e. Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (Do nhà đầu tư tự lập và chịu trách nhiệm; đối với dự án có sử dụng nguồn vốn nhà nước phải có văn bản đồng ý của cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc quyết định đồng ý đầu tư của Hội đồng quản trị Tổng công ty hoặc Tập đoàn kinh tế);
f. Giải trình kinh tế - kỹ thuật bao gồm các nội dung chủ yếu: mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất, giải pháp về công nghệ và giải pháp về môi trường.
2. Đối với dự án có quy mô dưới 300 tỷ và thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện:
a. Bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư (theo mẫu);
b. Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư (đối với nhà đầu tư là tổ chức thì nộp bản sao quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các tài liệu tương đương khác; đối với nhà đầu tư là cá nhân thì nộp bản sao hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân);
c. Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh;
d. Tài liệu về vị trí khu đất thực hiện dự án;
e. Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (Do nhà đầu tư tự lập và chịu trách nhiệm; đối với dự án có sử dụng nguồn vốn nhà nước phải có văn bản đồng ý của cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc quyết định đồng ý đầu tư của Hội đồng quản trị Tổng công ty hoặc Tập đoàn kinh tế);
f. Giải trình khả năng đáp ứng điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng theo quy định của pháp luật.
3. Đối với dự án có quy mô trên 300 tỷ đồng VN và thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện:
a. Bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư (theo mẫu);
b. Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư (đối với nhà đầu tư là tổ chức thì nộp bản sao quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các tài liệu tương đương khác; đối với nhà đầu tư là cá nhân thì nộp bản sao hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân);
c. Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh;
d. Tài liệu về vị trí khu đất thực hiện dự án;
e. Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (Do nhà đầu tư tự lập và chịu trách nhiệm; đối với dự án có sử dụng nguồn vốn nhà nước phải có văn bản đồng ý của cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc quyết định đồng ý đầu tư của Hội đồng quản trị Tổng công ty hoặc Tập đoàn kinh tế);
f. Giải trình kinh tế - kỹ thuật bao gồm các nội dung chủ yếu: mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất, giải pháp về công nghệ và giải pháp về môi trường;
i. Giải trình khả năng đáp ứng điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng theo quy định của pháp luật.
4. Dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế mới
Đối với trường hợp dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế, ngoài hồ sơ quy định như trên, nhà đầu tư phải nộp kèm theo:
- Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
- Hợp đồng liên doanh đối với hình thức thành lập doanh nghiệp liên doanh.
Đối với các nhà đầu tư nước ngoài lần đầu có dự án đầu tư trực tiếp tại Việt Nam thì phải có dự án đầu tư.
IV. QUY TRÌNH VÀ THỜI GIAN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ
1. Đối với dự án thuộc diện đăng ký cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
- Nhà đầu tư nộp 3 bộ hồ sơ tại Sở Kế họach và Đầu tư, trong đó có 1 bộ gốc.
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Kế họach Đầu tư lập thủ tục trình UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
2. Đối với dự án thuộc diện thẩm tra để cấp Giấy chứng nhận đầu tư
- Nhà đầu tư nộp 8 bộ hồ sơ tại Sở Kế họach và Đầu tư, trong đó có 1 bộ hồ sơ gốc.
- Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm tra của sở, ngành liên quan; trường hợp cần thiết thì gửi hồ sơ lấy ý kiến các Bộ, ngành liên quan; Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ thông báo chỉ một lần bằng văn bản cho nhà đầu tư biết để sửa đổi, bổ sung hồ sơ dự án đầu tư.
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan được hỏi có ý kiến thẩm tra và trả lời bằng văn bản và chịu trách nhiệm về những vấn đề của dự án thuộc chức năng quản lý của mình.
- Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm tra, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
- Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm tra của Sở Kế họach và Đầu tư, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Đêm không ngủ trên công trường Thủy lợi
Bài thơ "Đêm không ngủ trên công trường Thủy lợi"
Trương Minh Phố CT HĐQT kiêm GĐ Công ty Cổ phần tư vấn khảo sát và Xây dựng số 2 (Tổng Công ty Tư vấn khảo sát Thủy lợi VN – CTCP) (Cựu sinh viên Khóa 12 Khoa Tổng hợp Tại chức – Đại học Thủy lợi)
Đêm không ngủ trên công trường thủy lợi
Đêm không ngủ trên công trường thủy lợi
Tiếng máy khoan khảo sát lòng hồ
Cả vùng đồi hoang vu thức dậy
Nghe mặn mòi từng giọt mồ hôi
Ta đã đi qua miền khô khát
Đất bazan tung bụi đỏ mịt mờ
Cây héo úa, mắt lá nhìn ngơ ngác
Bát nước cuối cùng bầy trẻ chia nhau.
Tiễn ta đi, mẹ đứng ngóng thật lâu
Lưng mẹ như lưng đồi nắng đốt
Và em ta, tóc cháy vàng khô khét
Đêm ngủ mơ thấy nước mát tràn trề.
Những đêm dài ta thức có hề chi
Gắng thêm nữa cho ngày vui mau tới
Ta ngăn sông dẫn nước về đồng nội
Bát cơm thơm hể hả mẹ ta chờ.
Cùng bạn bè ta thức giữa trời khuya
Từng mũi khoan sâu thăm dò lòng đất
Lau giọt mồ hôi thầm ngân nga câu hát
Mảnh trăng bên trời dường như chẳng cô đơn.
Trương Minh Phố
Trái tim bạn có thể chất chứa muôn vàn tình yêu thương và tôi nghĩ rằng, thật tuyệt vời nếu nơi ấy có tình yêu với Thủy Lợi của chúng ta. Bạn hãy yêu nghề bằng chính trái tim, sự tự hào và sự cống hiến.! (Đoàn Ngọc Tứ)
Thứ Tư, 11 tháng 6, 2014
Viện Thủy công chung sức vì biển đảo thân yêu
(TTTĐ)- Tiếp tục chương trình Chung sức vì biển đảo thân yêu do Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức, sáng 11/6, tại Viện Thủy Công (Thuộc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam), Báo Tuổi trẻ Thủ đô và Viện Thủy công tổ chức chương trình quyên góp Vì biển đảo thân yêu.
Phát biểu tại buổi lễ, PGS – TS Nguyễn Quốc Dũng – Viện trưởng Viện Thủy Công cho biết: Đây là chương trình hướng tới các chiến sĩ, lực lượng chức năng và bà con ngư dân đang ngày đêm bám biển, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
PGS – TS Nguyễn Quốc Dũng nhấn mạnh: Hướng về biển đảo thân yêu, không chỉ thực hiện buổi lễ quyên góp ngày hôm nay, trong cuộc sống, công việc thường nhật, mỗi cán bộ, công nhân viên Viện Thủy công cần nêu cao tinh thần gương mẫu, thực hành tiết kiệm, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao; có thêm nhiều đề tài, công trình nghiên cứu ứng dụng trong đời sống xã hội, góp phần cùng nhân dân cả nước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
PGS – TS Nguyễn Quốc Dũng – Viện trưởng Viện Thủy Công và Tổng biên tập Báo Tuổi trẻ Thủ đô Trần Thị Hồng Khiêm tại buổi lễ quyên góp ủng hộ Vì biển đảo thân yêu diễn ra tại Viện Thủy Công |
Tại buổi lễ, cán bộ, công nhân viên Viện Thủy Công đã góp số tiền 12.700.000 đồng gửi tới những người lính, cán bộ và ngư dân nơi đảo xa.
Bà Trần Thị Hồng Khiêm - Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô, chia sẻ: Toàn bộ số tiền ủng hộ của Viện Thủy Công nói riêng và bạn đọc Báo Tuổi trẻ Thủ đô nói chung sẽ kịp thời chuyển đến chiến sĩ và bà con ngư dân vùng biển đảo đúng dịp Kỉ niệm 89 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2014).
Theo tuoitrethudo.vn
Chủ Nhật, 8 tháng 6, 2014
Deep cement – soil mixing columns to improve soft ground under approaching embankments
Nội dung của bài báo này nhằm trình bày cơ sở tính toán và phần mềm thiết kế cọc gia cố cứng của các tác giả theo phương pháp cọc tiếp cận đã bắt đầu được sử dụng nhiều trên thế giới. Giải pháp thiết kế này với nguyên lý cân bằng, phân bố đồng đều biến dạng đã kiểm soát tốt phân bố ứng suất, biến dạng đồng đều và nhỏ, đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn khai thác cao cho các công trình quan trọng như đường hạ cất cánh sân bay, đường cao tốc, đường đầu cầu đắp cao, bãi cảng, bãi chứa container xây dụng trên nền đất yếu đạt hiệu quả cao, tiến độ thi công nhanh.
Deep cement – soil mixing columns to improve soft ground under approaching embankments
XỬ LÍ NỀN ĐẤT YẾU DƯỚI NỀN ĐƯỜNG CÁC LOẠI BẰNG PHƯƠNG
PHÁP CỌC TIẾP CẬN CÂN BẰNG ĐẤT GIA CỐ XI MĂNG
Phạm Văn Hùng, Nguyễn Công Oanh, Trương Ngọc Giang, Mai Hồng Hà
Phòng Đường Sân bay, Phân viện KHCN GTVT Phía Nam, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam
ABSTRACT
This papers are aimed at presenting an analysing method and our soft-ware to design deep cement-soil mixing columns which have been being widely used all over the world. This method based on the socalled “balance rule” to equally redistribute stresses over structures have proved cost-effective, and well applicable to such important constructions as aiport lanes, highways, approaching roads,
container ports…which are not only built up under soft ground conditions but also match high quality control and utilizing requirements.
ST by ngoctu47@gmail.com
Thứ Năm, 5 tháng 6, 2014
Chán đời, chán đời và chán đời
“Tao chán lắm mày ạ. Cuộc sống thật là mệt mỏi. Mày qua chỗ tao đi, hai đứa mình đi nhậu nha”
“Tớ không thiết sống nữa, ước gì chết ngay bây giờ cho rồi…Hay là đi tu cũng được, trốn khỏi chốn trần này…”
Bạn có thấy câu chuyện trên rất quen thuộc trong thời đại ngày nay?
Thật buồn cười khi đối tượng thường xuyên chán đời nhất lại là các bạn trẻ, khi các bạn vừa mới bước vào ngưỡng cửa cuộc đời, các bạn đang sở hữu nguồn sinh lực dồi dào, các bạn đáng lẽ ra phải đầy ước mơ và lý tưởng, nhưng các bạn đã vội chán đời, đã thấy cuộc sống này chẳng còn gì đáng mơ ước nữa…
Khi ta chán đời
Theo tâm lý học, cảm giác chán nảy sinh khi bạn phải làm đi làm lại một công việc, gặp mãi một số người, ăn mãi một món ăn, cảm xúc, cuộc sống bạn không có gì thay đổi…
Cuộc sống, công việc, học hành không như ý cũng khiến bạn thấy mệt mỏi, đâm ra nhìn mọi vật không còn tươi tắn và đáng yêu nữa. Bạn thấy chán nản khi mọi việc mất kiểm soát và dần dần, buông xuôi, để cuộc sống rơi vào những tháng ngày lặng lẽ.
Nhiều người lao vào các thú vui như game online, nhảy nhót ở vũ trường, ăn chơi trác táng với bạn bè…cũng chính là để xua đi cảm giác chán nản trong sâu thẳm đáy lòng. Nhưng họ đâu biết rằng, khi cuộc vui kết thúc, họ cảm thấy ngán ngẩm hơn bao giờ hết, và dù không có lối ra nhưng họ vẫn cứ trượt dài trên con dốc của sự sa sút.
Vì họ chán đời. Những giải pháp tạm thời như ăn chơi, tụ tập…sẽ chẳng xóa đi sự chán đó, không thay đổi cuộc sống của họ và càng ngày, hai chữ “chán đời” càng đè nặng cuộc sống của bạn.
Có thể có nhiều nguyên nhân cho cái sự chán đời của bạn, nhưng hậu quả bao giờ cũng có một mẫu số chung nhất định: bạn lãng phí thời gian, sống cầm chừng, vô nghĩa và hủy hoại bản thân mình.
Tôi có một người bạn học rất giỏi ở cấp 3. Lên đại học, mọi thứ không giống như cậu hình dung. Cậu nghĩ rằng học đại học phải ở trên giảng đường, có máy chiếu, được đi thực tế thường xuyên…Nhưng tất cả những gì cậu được tiếp nhận chỉ là sách vở, các tài liệu khô khan. Quá nhàm chán, cậu cúp học. Ban đầu, cậu nghỉ 1-2 tiết/buổi, sau đó cậu nghỉ 2-3 buổi/tuần và cuối cùng không đến lớp gần như một nửa học kỳ. Cậu nghỉ học, chỉ để chơi game, tụ tập bạn bè, đánh bài,…Những thói xấu kinh điển của sinh viên thời bấy giờ. Sau đó, hết tiền, cậu được nghe bạn bè mách nước, thử chơi số đề xem sao. Chơi mãi thành nghiện, dù tiền bố mẹ gửi nướng hết cả vào số đề, cậu vẫn không dứt ra được. Cậu chuyển sang cầm cố tài sản và cuối cùng, nhà trường kỷ luật, bố mẹ biết chuyện mới lôi cổ cậu về nhà. Cậu bị đình chỉ học 1 năm và phải ở nhà dưới sự quản giáo của bố mẹ. Trong khi bạn bè cậu đã ra trường và xôn xao tìm việc, cậu bạn tôi vẫn còn đang vật vờ học hết năm ba đại học, và còn loay hoay trả nợ môn này môn kia để đủ điểm được ra trường.
Cái giá cậu trả xuất phát từ “chán đời” thật là đắt, phải không?
Ai cũng có thể chán đời, quan trọng là bạn có thể vượt qua nó
Bạn lại thấy câu chuyện của cậu bạn tôi quen chứ? Ừm, xin lỗi tôi bịa đấy, đó chỉ là mẩu chuyện tôi góp nhặt trên Internet mà thôi. Chúng ta thấy điều này rất quen thuộc, vì nó “đầy rẫy” trong cuộc sống hàng ngày. Bạn chứng kiến, quen biết, hay đã từng rơi vào trường hợp đó. Hoặc tệ hơn, khi đang đọc bài viết này, bạn đang rất CHÁN ĐỜI, chẳng hạn.
Để tôi nói cho bạn biết bí mật này, chán đời là một cảm giác mà ai cũng từng trải qua trong cuộc sống của mình, bạn không phải là số ít khi bạn nói rằng bạn đang chán đời.
Cuộc sống có rất nhiều khó khăn và đổi thay, và chúng ta không tránh khỏi cảm giác chán ngán, mệt mỏi trong một khoảnh khắc, một quãng thời gian nào đó.
Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải nhận thức được sự nghiêm trọng của nó, và tìm cách vượt qua cảm giác chán đời này.
Suy nghĩ tích cực, thay đổi cuộc sống của bạn bằng hành động cụ thể là những phương pháp hữu hiệu để chữa căn bệnh này. Chẳng hạn, bạn thấy việc đến lớp mỗi ngày chẳng có gì thú vị, hãy học cách thay đổi suy nghĩ về việc học. Hãy học tốt các môn học mà bạn bị chê bai, xem việc giải các bài toán khó là những thử thách cần chinh phục, học cách nhìn mới trong một vấn đề đã cũ ở giờ văn học, lịch sử…Hãy cố gắng phát huy năng lực của bản thân để lĩnh hội tri thức, bạn sẽ thấy yêu quý các giờ học hơn rất nhiều.
Tham gia các câu lạc bộ trong trường, thử theo đuổi một niềm đam mê của bản thân, rủ những người bạn thân học nhóm, đi khám phá một nơi nào đó trong khu dân cư vào dịp cuối tuần, đi chùa để lòng thanh thản hơn…Hãy làm tất cả những gì để khuấy động và thay đổi cuộc sống của bạn một cách tích cực.
Bạn sẽ sớm vượt qua cảm giác chán đời nhanh thôi, tôi cam kết với bạn đấy./.
blog.hanhtrinhdelta.edu.vn
Thứ Ba, 3 tháng 6, 2014
Mục đích, ý nghĩa, biện pháp và cách xác định sức chịu tải của cọc bằng PP thử động
Đề cương thử cọc và cách xác định sức chịu tải của cọc bằng cách thử động _ Đây là một vấn đề mà hiện nay rất nhiều bạn còn bỡ ngỡ và không biết cách thực hiện. Với kinh nghiệm của người đi trước và có tìm hiểu về việc này xin có một số góp ý và trao đổi với tất cả các bạn về vấn đề này như sau:
1- Mục đích, ý nghĩa: Mặc dù đã có tài liệu khảo sát khảo sát địa chất để thiết kế tính toán sức chịu tải của cọc nhưng đây là việc ăn cơm trần gian nói chuyện âm phủ nên thường là không chính xác do đó phải tiến hành thử cọc (thường là thử động vì thử tĩnh chi phí rất cao) mục đích là để kiểm tra lại giữa lý thuyết tính toán và thực tế đồng thời có quyết định cho tiến hành đúc cọc hàng loạt để tránh lãng phí.
2- Biện pháp thực hiện :
a- Đề cương thử cọc là do thiết kế lập và phải thử trước khi đúc cọc hàng loạt chứ không phải đúc cọc xong rồi mới thử và xử lý như vậy sẽ lãng phí (cọc đúc quá dài so với yêu cầu) hoặc là nguy hiểm khó khăn cho việc xử lý (cọc quá ngắn không đạt so với kết quả thử cọc).
b- Đề cương viết khá chuẩn theo TCVN 9394-2005, tuy nhiên ngay cả TCXD 286:2003 cũng vẫn tồn tại một số điều sau:
* Cách xác định chiều cao rơi búa H tính toán nói không rõ ràng mà cụ thể việc xác định chiều cao búa rơi theo công thức: H = W/Q là không đúng. Vì W trong lý lịch của búa chính là năng lượng tối đa của búa khi đóng thực tế khi đóng đa số là không đạt năng lương này lí do:
- Đã đóng đến cao độ thiết kế nhưng do đất yếu hoặc búa quá lớn , đất nền yếu làm cọc chối ít do đó không đạt năng lương tối đa nên H < W/Q (điều này rất dễ kiểm tra, các bạn cứ đo H1 thực tế rồi so sánh với H2 = W/Q thì sẽ thấy đa phần là H1 < H2
- Do búa đã sử dụng nhiều nên năng lương của búa sẽ nhỏ hơn so với thông số kỹ thuật ban đấu của nhà sản xuất cung cấp.
- Do đó khi thử chúng ta phải đo cụ thể chiều cao này bằng cách đo độ nẩy cao của búa khi đóng và khi tính toán cũng chỉ được phép tính là Ett = 0,9*Q*H chứ không tính là Ett = Q*H.
* Thời gian chờ nghỉ cọc quá ngắn , và nói không rõ khi quy định:
- Với đất nền là sét thời gian nghỉ chờ đất phục hồi là > 6 ngày là quá ít đặc biệt là đối với đất nến là loại bùn nhão. Đúng ra phải quy định cụ thể hơn , thí dụ sét cứng là ....... ; sét dẻo cứng là ........; sét dẻo mềm là .....; bùn nhão là ...... ngày v.v...
* Không giải thích rõ ràng ý nghĩa, nội dung của từng ký hiệu trong công thức xác định độ chối ett nên có thể nhầm lẫn trọng lượng toàn bộ búa cũng bằng trọng lượng piston búa (hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau).
c- Không nên tính toán độ chối của cọc quá nhỏ eo < 2mm vì khi đó ảnh hưởng của độ chối đàn hồi lên kết quả tính toán là rất lớn nên phải tính thêm độ chối đàn hồi vào độ chối của cọc sẽ rất phức tạp, do đó trong trường hợp này phải xem xét thay búa lớn hơn, thướng thì nên chọn eo > 10mm là vừa.
Vài ý kiến chia sẻ , bạn nào có kiến bổ sung xin góp ý để cùng hiểu vấn đề cho đúng để làm cho tốt./.
Ngọc Tứ -ST
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Bài đăng phổ biến
-
ADS Civil là bộ chương trình phần mềm hỗ trợ thiết kế công trình đường, đây là bộ công cụ hỗ trợ thiết kế có giao diện thân thiện, kế thừa...
-
Phân cấp đất theo Tiêu chuẩn quốc gia về Phân cấp đất đá trong công trình thủy lợi Bảng 1 - Bảng phân cấp đất dùng cho công tác đào vận chuy...
-
Búa đóng cọc điêzel là loại búa hoạt động theo nguyên lý va đập, nó được cấu từ hai bộ phận chính là: quả búa và giá búa. Khi đóng cọc quả b...
-
ashui.com - Một công trình kiến trúc tốt, ngoài quyết định đúng đắn của chủ đầu tư, sự đồng thuận của các cơ quan quản lý và các tổ chức có ...
-
Đối với những công trình dùng để phục vụ thi công những công trình khác như hố móng, rãnh đặt đường ống... khối lượng công tác đất phụ thuộc...
-
Ngày 03/10/2016, tại huyện Đồng Văn, UBND tỉnh Hà Giang tổ chức Hội nghị bàn các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án “Nghiên cứu tri...
-
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Thông tư số 24/2016/TT-BTNMT quy định việc xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước...
-
Ngày 21/9, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo tổng kết dự án “Tăng cường năng lực cho Trường Đại học Thủy lợi và Trường Đại học Tài nguyên và M...
-
Cho dù độ lượng và có cái nhìn chia sẻ đến đâu chăng nữa thì vẫn phải khẳng định rằng, sản xuất điện từ than đá là “hạ sách” trong thời đại ...
-
Khoảng 17h ngày 13/9, đường ống dẫn nước từ đập về nhà máy thủy điện Sông Bung 2 (Nam Giang, Quảng Nam) bị vỡ, cuốn trôi nhiều công nhân. Nư...