Thứ Ba, 3 tháng 6, 2014

Mục đích, ý nghĩa, biện pháp và cách xác định sức chịu tải của cọc bằng PP thử động

Đề cương thử cọc và cách xác định sức chịu tải của cọc bằng cách thử động _ Đây là một vấn đề mà hiện nay rất nhiều bạn còn bỡ ngỡ và không biết cách thực hiện. Với kinh nghiệm của người đi trước và có tìm hiểu về việc này xin có một số góp ý và trao đổi với tất cả các bạn về vấn đề này như sau:

1- Mục đích, ý nghĩa: Mặc dù đã có tài liệu khảo sát khảo sát địa chất để thiết kế tính toán sức chịu tải của cọc nhưng đây là việc ăn cơm trần gian nói chuyện âm phủ nên thường là không chính xác do đó phải tiến hành thử cọc (thường là thử động vì thử tĩnh chi phí rất cao) mục đích là để kiểm tra lại giữa lý thuyết tính toán và thực tế đồng thời có quyết định cho tiến hành đúc cọc hàng loạt để tránh lãng phí.
2- Biện pháp thực hiện :
a- Đề cương thử cọc là do thiết kế lập và phải thử trước khi đúc cọc hàng loạt chứ không phải đúc cọc xong rồi mới thử và xử lý như vậy sẽ lãng phí (cọc đúc quá dài so với yêu cầu) hoặc là nguy hiểm khó khăn cho việc xử lý (cọc quá ngắn không đạt so với kết quả thử cọc).

b- Đề cương viết khá chuẩn theo TCVN 9394-2005, tuy nhiên ngay cả TCXD 286:2003 cũng vẫn tồn tại một số điều sau:

* Cách xác định chiều cao rơi búa H tính toán nói không rõ ràng mà cụ thể việc xác định chiều cao búa rơi theo công thức: H = W/Q là không đúng. Vì W trong lý lịch của búa chính là năng lượng tối đa của búa khi đóng thực tế khi đóng đa số là không đạt năng lương này lí do:
- Đã đóng đến cao độ thiết kế nhưng do đất yếu hoặc búa quá lớn , đất nền yếu làm cọc chối ít do đó không đạt năng lương tối đa nên H < W/Q (điều này rất dễ kiểm tra, các bạn cứ đo H1 thực tế rồi so sánh với H2 = W/Q thì sẽ thấy đa phần là H1 < H2
- Do búa đã sử dụng nhiều nên năng lương của búa sẽ nhỏ hơn so với thông số kỹ thuật ban đấu của nhà sản xuất cung cấp.
- Do đó khi thử chúng ta phải đo cụ thể chiều cao này bằng cách đo độ nẩy cao của búa khi đóng và khi tính toán cũng chỉ được phép tính là Ett = 0,9*Q*H chứ không tính là Ett = Q*H.

* Thời gian chờ nghỉ cọc quá ngắn , và nói không rõ khi quy định:
- Với đất nền là sét thời gian nghỉ chờ đất phục hồi là > 6 ngày là quá ít đặc biệt là đối với đất nến là loại bùn nhão. Đúng ra phải quy định cụ thể hơn , thí dụ sét cứng là ....... ; sét dẻo cứng là ........; sét dẻo mềm là .....; bùn nhão là ...... ngày v.v...

* Không giải thích rõ ràng ý nghĩa, nội dung của từng ký hiệu trong công thức xác định độ chối ett nên có thể nhầm lẫn trọng lượng toàn bộ búa cũng bằng trọng lượng piston búa (hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau).

c- Không nên tính toán độ chối của cọc quá nhỏ eo < 2mm vì khi đó ảnh hưởng của độ chối đàn hồi lên kết quả tính toán là rất lớn nên phải tính thêm độ chối đàn hồi vào độ chối của cọc sẽ rất phức tạp, do đó trong trường hợp này phải xem xét thay búa lớn hơn, thướng thì nên chọn eo > 10mm là vừa.
Vài ý kiến chia sẻ , bạn nào có kiến bổ sung xin góp ý để cùng hiểu vấn đề cho đúng để làm cho tốt./.

Ngọc Tứ -ST

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến