ThuyLoi.com : Ngành Kỹ thuật Công trình Thủy thuộc nhóm ngành Xây dựng. Ngành Kỹ thuật Công trình Thủy có 01 chuyên ngành : Thủy lợi – Thủy điện. 1. TỔNG QUAN ...
Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015
THIẾT KẾ ĐỊNH HÌNH TƯỜNG CHẮN ĐẤT
- Tường chắn đất là kết cấu phổ biến thường gặp trong các công trình xây dựng, giao thông, thuỷ lợi. Nhiệm vụ của nó là giữ cho mái đất đắp khỏi bị sạt trượt. Đối với những tường cao từ 5m trở lên thì kiểu tường bản chống là hợp lý và kinh tế hơn cả do vậy trong những năm gần đây các đơn vị thiết kế đều ứng dụng loại tường này. Nhưng trong tính toán tường chắn thông thường không xét đầy đủ các trường hợp bất lợi của công trình do đó còn chưa đảm bảo về kỹ thụât và kinh tế.
- Xuất phát từ tình đó, căn cứ vào nhiệm vụ của đề tài thiết kế định hình đập dâng và cống lấy nước ở miền núi phía bắc trong đó có phần tường chắn đất bên hai đập cũng như bể tiêu năng sau đập, tiến hành lập thiết định hình tường chắn đất thành một hạng mục riêng. Từ đó ứng với mỗi loại đập ta có thể chọn lựa được một chiều cao tường phù hợp.
- Do phạm vi nghiên cứu của đề tài là xây dựng đập dâng trên nền đá và cuội sỏi, do đó trường hợp tính toán của tường chắn cũng là trên nền đá và cuội sỏi và đất đắp sau lưng tường là tương đối đồng nhất.
- Do số lượng tính các trường hợp là tương đối lớn nên không thể cho các bản vẽ mẫu từng trường hợp cụ thể mà chỉ có hình mẫu và kích thước theo danh nghĩa, khi áp dụng căn cứ vào bảng tra để xác định kích thước hình học của mặt cắt cũng như bỗ trí cốt thép theo diện tích cốt thép đã được tính trong bảng tra.
- Các công thức tính toán dùng trong tập thiết kế định hình này áp dụng theo quy phạm hiện hành và được thể hiện trong tập thiết điển hình của phần này.
- Tường chắn này được áp dụng cho thượng lưu đập, hai bên vai đập và bên bể tiêu năng sau đập. Khi áp dụng ngoài việc so sánh các chỉ tiêu cơ lý trong bảng tra để chọn trường hợp tra thích hợp còn phải đánh giá xem tình hình làm việc thực tế có phù hợp với giả thiết như trong tập thiết kế định hình này hay không.
- Đối với những tường chắn ở phần bể tiêu năng cần thiết phải làm thiết bị tiêu nước dưới hình thức tầng lọc ngược.
- Tường chắn trong phần thiết kế này tuyệt đối không được áp dụng cho những vùng có nền đất yếu.
- Không được áp dụng thiết kế định hình này cho tường có phần công xon ở phía ngực tường.
- Trong trường hợp đất đắp có chỉ tiêu cơ lý khác so với thiết kế định hình thì cần đề ra các biện pháp thay đổi kết cấu để cải thiện tình hình làm việc của tường.
Tải xuống tại đây
Thứ Tư, 25 tháng 2, 2015
Cấu tạo nhà dân dụng
1. CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA NHÀ DÂN DỤNG
Nhà là do các cấu kiện thẳng đứng, các bộ phận nằm ngang, phương tiện giao thông và các bộ phận khác tổ hợp thành.- Các cấu kiện thẳng đứng gồm: móng, tường, cột, cửa.
- Các bộ phận nằm ngang gồm: nền, sàn, mái (trong đó có hệ dầm hoặc dàn).
- Các phương tiện giao thông như hành lang, cầu thang.
- Các bộ phận khác như ban công, lôgia, ô văng, mái hắt, máng nước, sênô…
Căn cứ vào tác dụng có thể phân thành các bộ phận như sau (hình 05):
1.1. Móng
Móng là cấu kiện ở dưới đất, nó chịu toàn bộ tải trọng nhà và truyền tải trọng này xuống nền. Do đó ngoài yêu cầu ổn định và bền chắc, móng còn phải có khả năng chống thấm, chống ẩm và chống ăn mòn.1.2. Tường và cột
Tác dụng chủ yếu của tường là để phân nhà thành các phòng, ngoài ra còn là kết cấu bao che và chịu được lực của nhà. Tường và cột chịu tải trọng của sàn gác và mái, do đó yêu cầu phải có độ cứng lớn, cường độ cao, bền chắc và ổn định. Tường ngoài phải có khả năng chống được ảnh hưởng động của thiên nhiên như mưa, nắng, gió, bão; chống được nhiệt bức xạ của mặt trời và có khả năng cách, âm cánh nhiệt nhất định.1.3. Cửa sổ, cửa đi
Tác dụng của cửa sổ là để thông gió và lấy ánh sáng hoặc ngăn che. Cửa đi ngoài tác dụng giao thông và ngăn cách, cũng có khi có một tác dụng nhất định lấy ánh sáng và thông gió. Do đó diện tích cửa lớn hay cửa nhỏ và hình dáng của cửa phải thoả mãn các yêu cầu trên. Thiết kế cấu tạo cần chú ý phòng mưa, gió, lau chùi thuận tiện. Trong một số công trình, cửa còn phải yêu cầu cách âm, cách nhiệt và có khả năng phòng hoả cao.1.4. Sàn gác
Sàn gác được cấu tạo bởi dầm và bản sàn chịu tải trọng của người, đồ vật và các trang thiết bị sử dụng. Sàn gác tựa lên tường hay cột thông qua dầm. Sàn gác phải có độ cứng kiên cố bền lâu và cách âm. Mặt sàn phải có khả năng chống mài mòn, không sinh ra bụi, dễ làm vệ sinh và hệ số hút bụi nhiệt nhỏ. Ngoài ra có một số nơi yêu cầu sàn phải có khả năng chống thấm và phòng hoả tốt.1.5. Cầu thang
Cầu thang là phương tiện giao thông theo chiều thẳng đứng. Cầu thang có kết cấu chịu lực bằng bản hoặc bản dầm. Yêu cầu cấu tạo phải bền vững và khả năng phòng hoả cao, đi lại dễ dàng, thoải mái và an toàn.1.6. Mái
Là bộ phận nằm ngang hoặc được đặt nghiêng theo chiều nước chảy. Được cấu tạo bởi hệ dầm, dàn, bản hoặc các tấm lợp. Mái vừa là bộ phận chịu lực, đồng thời là kết cấu bao che gối tựa lên tường hoặc cột thông qua dầm, dàn. Do đó yêu cầu kết cấu của mái phải đảm bảo được bền lâu, không thấm nước, thoát nước nhanh và cách nhiệt tốt.1.7. Các bộ phận khác
Ban công, lôgia, ô văng, máng nước, bếp lò, ống khói, toa khói, gờ phào chỉ, bể nước ngầm, bể nước mái, bể phốt... tuỳ theo vị trí đều phải có những yêu cầu và tác dụng thích đáng.
2. HỆ THỐNG KẾT CẤU CHỊU LỰC CỦA NHÀ DÂN DỤNG
Đặc điểm của nhà dân dụng, trừ loại nhà công cộng có không gian lớn như hội trường, rạp hát, nhà ăn v.v…, còn các nhà khác thì không gian tương đối nhỏ, chiều rộng của gian nhà từ 3-6m; bề dầy của nhà từ 12-15m, thường từ 8-9m, nhà không cao lắm. Do đó thường dùng tường chịu lực là chủ yếu. Khi nhà cao trên 5 tầng hoặc ở nhưng nơi đất yếu thường dùng khung bêtông cốt thép.Hệ thống kết cấu chịu lực của nhà dân dụng thường có mấy loại:
- Hệ thống kết cấu tường chịu lực.
- Hệ thống kết cấu khung chịu lực.
- Hệ thống kết cấu không gian.
2.1. Hệ thống kết cấu tường chịu lực
Hệ thống chịu lực chính của nhà là tường, xây bằng gạch hoặc bằng đá, cũng có khi làm tường đúc bằng bêtông cốt thép nếu là lắp ghép.2.1.1. Tường ngang chịu lực
Dùng tường ngang ngăn cách các phòng làm tường chịu toàn bộ tải trọng của sàn và mái. Trong các nhà có mái dốc thường dùng tường thu hồi làm kết cấu chịu lực chính; cũng có khi dùng hình thức sàn bản dầm, sàn gác panen, mái bằng hoặc mái vỏ mỏng. Còn tường dọc là tường tự mang, do đó bề dầy của tường chủ yếu do yêu cầu về cách nhiệt quyết định, có thể làm tương đối mỏng, thông thường là tường một gạch (220) (hình 06).Ưu điểm:
- Kết cấu đơn giản, ít dầm, sàn gác nhịp nhỏ, tốn ít bêtông và thép nên giá thành rẻ.- Tường ngăn giữa các phòng tương đối dầy nên cách âm tốt.
- Độ cứng ngang của nhà lớn.
- Cửa sổ có thể có kích thước lớn.
- Cấu tạo lôgia dễ dàng.
Nhược điểm:
- Tường ngang dầy và nhiều nên tốn vật liệu, chiếm nhiều diện tích và tăng tải trọng của móng.- Khả năng chịu lực của tường dọc chưa được tận dụng.
- Bố trí không gian của các phòng không được linh hoạt, các phòng thường phải bằng nhau, nếu khác nhau phải làm nhiều loại panen.
Loại tường ngang chịu lực thích hợp với điều kiện khí hậu nóng, gió bão nhiều và trình độ lắp ghép còn thấp. Thường áp dụng với các nhà nhỏ, ít tầng và các bước gian nhỏ hơn 4000.
2.1.2. Tường dọc chịu lực
Kết cấu chịu lực của nhà là tường dọc. Mái có thể dùng hình thức bán vì kèo hoặc thanh kèo nếu là mái dốc.Để đảm bảo độ cứng ngang nhà, cách một khoảng nhất định phải có tường ngang dầy là tường ổn định; thường lợi dụng tường cầu thang làm tường ổn định (hình 07).
Ưu điểm:
- Tận dụng được khả năng chịu lực của tường ngoài.- Diện tích tường ngang nhỏ, tiết kiệm được vật liệu và diện tích.
- Bố trí mặt bằng tương đối linh hoạt, không bị hạn chế bởi panen.
Nhược điểm:
- Tường ngăn giữa các phòng tương đối mỏng, khả năng cách âm kém.- Cửa sổ mở bị hạn chế.
- Nếu là mái dốc thì dùng gỗ tương đối nhiều.
- Nếu là mái bằng thì tốn nhiều ximăng và thép.
Loại kết cấu tường dọc chịu lực thường áp dụng nhiều với nhà hành lang giữa.
2.1.3. Tường ngang và tường dọc chịu lực
Mỗi tầng đều lấy tường ngang và tường dọc chịu lực. Sàn gác thường chịu lực theo hai phương. Có khi còn dùng hình thức phân tầng chịu lực. Loại này thường dùng cho nhà hành lang bên.2.2. Hệ thống kết cấu khung chịu lực
2.2.1. Khung chịu lực không hoàn toàn (khung khuyết)
Trong các ngôi nhà, có bước gian tương đối rộng hay mặt bằng phân chia không gian không theo một quy cách nhất định, hệ thống kết cấu của nhà có thể làm hình thức khung không hoàn toàn để chia sàn và mái. Ngoài việc lợi dụng tường ngoài để chịu lực có thể dùng tường trong hoặc cột làm kết cấu chịu lực. Hình thức này mặt bằng bố trí tương đối linh hoạt, nhưng dùng nhiều bêtông và thép hơn so với tường chịu lực, liên kết giữa tường và dầm phức tạp. ở những nơi đất yếu dễ sinh ra hiện tượng tường và cột lún không đều, ảnh hưởng đến chất lượng công trình (hình 08).2.2.2. Khung chịu lực hoàn toàn (khung trọn)
Kết cấu chịu lực của nhà là dầm và cột, tường chỉ là kết cấu bao che, do đó tường có thể dùng vật liệu nhẹ, ổn định chủ yếu của nhà dựa vào khung.Vật liệu làm khung thường làm bêtông cốt thép và thép hoặc bằng gỗ. Hình thức kết cấu này (trừ khung gỗ) ít dùng trong các nhà dân dụng bình thường vì tốn nhiều ximăng và thép, do đó chỉ nên dùng đối với nhà ở cao tầng hoặc nhà công cộng (hình 09).
2.3. Hệ thống kết cấu không gian
Trong các nhà dân dụng có yêu cầu không gian lớn như rạp hát, rạp xiếc, nhà ăn, nhà thể thao có mái... ngoài các phương án kết cấu đã nêu trên ra, cũng có thể áp dụng quy luật và nguyên tắc tạo hình cấu trúc của các sinh thực vật theo phỏng sinh học kiến trúc như:- Sườn không gian ba chiều: phỏng theo cấu trúc của đầu khớp xương động vật.
- Hình thức mặt xếp: phỏng theo cấu trúc của lá buông, lá dừa.
- Hình thức vỏ mỏng: phỏng theo cấu trúc vỏ trứng, vỏ sò, sọ động vật.
- Hình thức kết cấu dây căng: phỏng theo cấu trúc của mạng nhện.
Hệ thống kết cấu chịu lực không gian thi công và cấu tạo phức tạp. Tóm lại, chọn các sơ đồ chịu lực của nhà dân dụng. Ngoài việc chú ý đến phương diện chịu lực, dễ dàng thi công và kinh tế. Về phương diện cấu tạo cần chú ý tường và mái phải có khả năng cách nhiệt và giữ nhiệt nhất định. Sàn gác và vách ngăn có khả năng cách âm cao. Hình thức cấu tạo đơn giản, các cấu kiện và vật liệu dùng rộng rãi, trọng lượng các cấu kiện không lớn quá, hợp với điều kiện thi công
Thứ Sáu, 13 tháng 2, 2015
Đường hầm qua eo biển Manche - kỳ quan thế giới hiện đại
Vào ngày này cách đây 27 năm, ngày 29/7/1987, Nữ hoàng Anh Elizabeth II và cựu Tổng thống Pháp Francois Mitterrand đã chính thức ký hiệp ước Anh-Pháp cho phép xây dựng Đường hầm qua eo biển Manche, góp phần hiện thực hóa giấc mơ nhiều thế kỷ nối liền Pháp và "xứ sở sương mù" bằng đường hầm chạy ngầm dưới biển.
Đường hầm eo biển Manche hay Đường hầm eo biển Anh là đường hầm dưới biển dài nhất thế giới với chiều dài 50,5 km (bao gồm 3,3km dưới đất bên phía Pháp; 9,3 km ngầm bên phía Anh và 37,9 km ngầm dưới biển) đi qua eo biển Manche nối Folkestone, Kent ở Anh với Coquelles gần Calais ở phía bắc Pháp. Đường hầm gồm hai hầm đường sắt và một đường hầm dịch vụ, được hoàn thành vào năm 1994 sau 6 năm nỗ lực xây dựng với sự hợp tác của hai quốc gia Anh và Pháp.
Eo biển Manche với chiều rộng 34 km, đã chia cắt hai quốc gia Anh và Pháp từ nhiều thế kỷ trước. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh chóng của thế giới, nhu cầu giao lưu kinh tế toàn châu Âu trở nên cấp thiết, thì eo biển Manche vô tình đã trở thành điểm cản trở giao lưu nghiêm trọng.
Ý tưởng giúp Anh chấm dứt những tháng ngày là một hòn đảo cô độc giữa đại dương thông qua việc đào một đường hầm tới Pháp đã xuất hiện từ thế kỷ thứ 18. Nhưng phải đến khi Anh và Pháp ký hiệp ước Canterbury ngày 12/2/1986, về khởi công xây dựng Đường hầm qua eo biển Manche và đến ngày 29/7/1987, Nữ hoàng Anh Elizabeth II và Tổng thống Pháp Francois Mitterrand chính thức ký hiệp ước Anh - Pháp cho phép xây dựng Đường hầm qua eo biển Manche, thì người ta mới có thể tạm yên tâm về “giấc mơ nhiều thế kỷ” sẽ không “mãi chỉ là giấc mơ”.
Tháng 12/1987, công trình chính thức được khởi công. Với sự góp sức của 12.000 kỹ sư, kỹ thuật viên và công nhân lao động, sau 6 năm xây dựng, với tổng chi phí là 21 tỷ USD, con đường hầm đường sắt ngầm dưới biển dài nhất thế giới đã được hoàn tất.
Ngày 6/5/1994, Nữ hoàng Anh Elizabeth II và Tổng thống Pháp François Mitterrand đã chính thức cắt băng khánh thành công trình đường hầm vĩ đại có một không hai trên hành tinh từ trước đến nay.
Đường hầm qua eo biển Manche đã làm toại nguyện giấc mơ hàng thế kỷ của người Châu Âu về việc nối liền Vương quốc Anh với phần còn lại của châu lục này. Không chỉ là một đường hầm, nó còn là sự kết hợp tuyệt vời của hệ thống kết cấu vững chắc và máy móc rất đồ sộ dưới lòng đại dương, biến tham vọng ngoài sức tưởng tượng của loài người thành sự thật. Chạy xuyên qua hai nhánh chính của đường hầm (thành đường hầm dày 1,5 m) là những con tàu điện hai tầng lớn nhất trên thế giới, có chiều ngang thân tàu tới 4,2 m với tốc độ lên tới 300 km/h.
Theo đánh giá của các chuyên gia xây dựng trên thế giới, công trình đường hầm qua eo biển Manche được coi là đỉnh cao của kỹ thuật và nghệ thuật xây dựng, đưa con người xuyên qua lòng biển hay những dãy núi hùng vĩ một cách dễ dàng. Công trình này không chỉ nổi tiếng bởi các yếu tố kinh phí đầu tư, quy mô xây dựng mà còn được đánh giá cao bởi những giá trị to lớn nó mang lại cho hai cường quốc Anh – Pháp nói riêng và cũng như châu Âu và thế giới nói chung.
Sáu tháng sau lễ khai trương, chuyến tàu cao tốc đầu tiên Eurostar chính thức được đưa vào phục vụ khách đi các tuyến Paris - London và London - Brussels. Hành khách đi tàu chuyến Paris - London mất khoảng 3 tiếng 6 phút, trong đó thời gian qua đường hầm này khoảng 20 phút, trong khi hành khách đi chuyến London - Brussels mất khoảng 3 tiếng 15 phút. Các tàu chạy chặng ngắn cũng được đưa vào hoạt động để vận chuyển xe ô tô con, xe buýt và xe tải qua hầm.
Đường hầm qua eo biển Manche khai thông là thành công lớn đối với người Pháp và người Anh, song thành công không phải lúc nào cũng được nối tiếp bởi thành công. Sau năm 1994, tuyến đường hầm này đã trải qua nhiều khó khăn về tài chính, nhiều lúc tưởng “nhấn chìm” Eurotunnel - hãng ký hợp đồng vận hành đường hầm này tới năm 2086.
Tuy nhiên, mọi khó khăn - từ trận cháy trên đoàn tàu chở xe hồi tháng 11/1996 khiến đường hầm bị đóng cửa một phần trong một thời gian, sự kiện hàng trăm người nhập cư ở trại tị nạn Sangatte ở Calais đã cố gắng vượt đường hầm này để vào Anh trong dịp Giáng sinh năm 2001 gây bất đồng nhỏ về ngoại giao, việc dịch vụ vận tải qua đường hầm này thỉnh thoảng bị hủy và thường xuyên bị chậm, đến những ý kiến cho rằng kinh tế Anh, Pháp có thể tăng trưởng tốt hơn nếu không phải đầu tư xây dựng đường hầm - đều không thể cản trở triển vọng tươi sáng của con đường hầm thế kỷ.
Nếu như vào năm 1994, có tới 75% người Anh nói rằng họ không có ý định sử dụng tuyến đường ngầm dưới biển này để tới Pháp, thì tới năm 2013, ước tính đã có gần 325 triệu lượt khách đi qua đường hầm, trong đó riêng năm 2013 đón trên 20 triệu lượt khách. Trong khi đó, dịch vụ vận chuyển chặng ngắn của Eurotunnel đã chuyên chở 2,5 triệu lượt ô tô và 1,4 triệu lượt xe tải.
Năm 2013, Eurotunnel có tổng cộng 3.700 nhân viên và thu về khoản lợi nhuận ròng 101 triệu euro (140 triệu USD). Lần đầu tiên từ trước tới nay, doanh thu của hãng cán mốc 1,1 tỷ euro trong năm 2013. Trong báo cáo công bố hồi tháng 3/2014, Giám đốc điều hành Eurotunnel, Jacques Gounon, đã phải thốt lên: “Lần đầu tiên trong lịch sử nhiều trắc trở của Eurotunnel, tình hình hoạt động của hãng là rất đáng hài lòng và chúng tôi tin tưởng vào tương lai". Eurotunnel đang nhắm tới mục tiêu đưa lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA) từ mức 449 triệu euro trong năm 2013 lên 460 triệu euro năm 2014 và 500 triệu euro năm 2015.
Cho đến nay, đường hầm qua eo biển Manche vẫn là một công trình đường hầm vĩ đại có một không hai trên thế giới và được coi là một trong 7 kỳ quan của thế giới hiện đại.
Trung tâm Thông tin Tư liệu/TTXVN
Cùng xem video về đường hâm Manche này.
Thứ Bảy, 7 tháng 2, 2015
Chúc mừng năm mới – Tết Ất Mùi 2015
Đông qua xuân tới, nhà nhà, người người trên khắp đất nước hình chữ S Việt Nam chúng ta đang đón chờ khoảnh khắc giao thừa thiêng liêng, ấm cùng bên gia đình, người thân và bè bạn. Chung niềm vui, không khí phấn khởi của Tết Ất Mùi 2015, www.thuyloivn.com xin gửi tới các bạn tham gia cộng tác, bạn đọc của website lời chúc mừng tốt đẹp nhất!
Hoạt động của website thuyloivn.com trong năm 2014 đã được cập nhật và phát triển rất nhiều. Việc phát triển trang thuyloivn.com không gì khác ngoài mục đích trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu tới bạn đọc về các lĩnh vực xây dựng, thủy lợi, môi trường, tài nguyên nước…
Một năm cũ sắp trôi qua, vạn vật sắp khoác lên mình một tấm áo mới. Trong phút giây trời đất giao hòa, âm dương hòa quyện. Chúng ta cùng chia tay những cảm xúc vui buồn, những điều đang còn quyến luyến dang dở để hướng đến 365 ngày tiếp theo tràn đầy nhựa sống.
Năm mới 2015 đã đến, thuyloivn.com mong mỏi nhận được nhiều sự cộng tác, trao đổi, góp ý của bạn đọc để cùng phát triển hơn nữa nội dung, hình thức của website, phục vụ tốt nhất cho bạn đọc.
Chúc năm mới Ất Mùi 2015: An khang - Thịnh vượng - Vạn sự như ý!
TM. Đoàn Ngọc Tứ
Thứ Hai, 2 tháng 2, 2015
Luật xây dựng 2015- Luật số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014
Luật xây dựng 2015 |
Luật này thay thế Luật Xây dựng số 16/2013/QH13 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015.
Phương pháp đồ giải tính tường cừ
Graphical Methods
Anchored Walls (Tường có neo)
To provide a margin of safety, D is usually increased by about 20 per cent.
(Source: Steel sheet piling Design Manual )
Graphical methods can sometimes be advantageously used to design sheet pile retaining walls especially for cases of complex or irregular loading. The lateral pressure distribution is first determined by the methods previously outlined. The maximum bending moment and the anchor pull are then determined by application of
the graphical methods. The wall and the corresponding pressure diagram is divided into a number of equal panels or sections as shown in Figure 32. The resultant earth pressure on each panel is replaced by an equivalent concentrated force acting through the center of the section and drawn to a convenient scale. The method for the design of anchored and cantilevered walls differs slightly and will be discussed separately below.
Cantilevered Wall (Tường tự do- Không neo)
Once the wall has been divided and the equivalent forces determined, a vector diagram or string polygon is constructed (Figure 32) as follows. On a horizontal base line, commencing at the right, the successive force vectors for each panel from the point of zero pressure to the bottom of the wall are laid off end to end i.e., the passive equivalent forces. The theoretical depth of the sheet piling is unknown; therefore, arbitrary depth must be chosen. A pole 0 is then selected at a distance from the base line equal to
Once the wall has been divided and the equivalent forces determined, a vector diagram or string polygon is constructed (Figure 32) as follows. On a horizontal base line, commencing at the right, the successive force vectors for each panel from the point of zero pressure to the bottom of the wall are laid off end to end i.e., the passive equivalent forces. The theoretical depth of the sheet piling is unknown; therefore, arbitrary depth must be chosen. A pole 0 is then selected at a distance from the base line equal to
Selected scale of the moments / (scale of the equivalent forces * scale of lengths )
The moment scale is selected so as to give a convenient size of drawing. The successive equivalent active force vectors above the point of zero pressure are laid off end to end on a horizontal line originating at the pole 0 and extending to the right. From pole 0 lines are drawn to the ends of all the passive load vectors and from the right hand edge of the passive load line to the ends of all the active load vectors. This procedure is relatively simple and is illustrated in Figure 32.
The moment diagram is then drawn as follows. Starting at the top of the piling at point 0', the line 0'-1' in the moment diagram is drawn parallel to line A-l of the vector diagram, intersecting the first or top load line of action at point 1'; from point 1' line 1'-2' is then drawn parallel to line A-2 of the vector diagram intersecting the second load line of action at 2'. The process is continued through all sections including both active
and passive lines.
Anchored Walls (Tường có neo)
The vector diagram or string polygon may also be used to design anchored walls by use of the simplified equivalent beam method. The vector diagram is drawn as shown in Figure 33. On a horizontal line commencing at the right, the successive loads for the sections from the bottom to the top of the equivalent beam are laid off end to end. The pole distance is selected as for cantilevered walls. The moment diagram is constructed exactly as in the cantilevered case starting at the bottom of the equivalent beam.
The line drawn for the top section of the moment diagram is projected back to intersect the line of action of the anchor pull at A'. From A' a straight line is then drawn to the starting point 0'. This straight line is the base line of the moment diagram and its inclination depends on the position of 0 in the vector diagram. The line A-O in the vector diagram is drawn through 0 parallel to A'-0' and gives the magnitude of the anchor tension and the equivalent reaction at the point of zero pressure. The maximum bending moment is found by scaling the maximum horizontal distance from A'-0' to the curve in the moment diagram. The total depth of penetration is obtained from the equation:
To provide a margin of safety, D is usually increased by about 20 per cent.
(Source: Steel sheet piling Design Manual )
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Bài đăng phổ biến
-
ADS Civil là bộ chương trình phần mềm hỗ trợ thiết kế công trình đường, đây là bộ công cụ hỗ trợ thiết kế có giao diện thân thiện, kế thừa...
-
Phân cấp đất theo Tiêu chuẩn quốc gia về Phân cấp đất đá trong công trình thủy lợi Bảng 1 - Bảng phân cấp đất dùng cho công tác đào vận chuy...
-
Búa đóng cọc điêzel là loại búa hoạt động theo nguyên lý va đập, nó được cấu từ hai bộ phận chính là: quả búa và giá búa. Khi đóng cọc quả b...
-
ashui.com - Một công trình kiến trúc tốt, ngoài quyết định đúng đắn của chủ đầu tư, sự đồng thuận của các cơ quan quản lý và các tổ chức có ...
-
Đối với những công trình dùng để phục vụ thi công những công trình khác như hố móng, rãnh đặt đường ống... khối lượng công tác đất phụ thuộc...
-
Ngày 03/10/2016, tại huyện Đồng Văn, UBND tỉnh Hà Giang tổ chức Hội nghị bàn các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án “Nghiên cứu tri...
-
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Thông tư số 24/2016/TT-BTNMT quy định việc xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước...
-
Ngày 21/9, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo tổng kết dự án “Tăng cường năng lực cho Trường Đại học Thủy lợi và Trường Đại học Tài nguyên và M...
-
Cho dù độ lượng và có cái nhìn chia sẻ đến đâu chăng nữa thì vẫn phải khẳng định rằng, sản xuất điện từ than đá là “hạ sách” trong thời đại ...
-
Khoảng 17h ngày 13/9, đường ống dẫn nước từ đập về nhà máy thủy điện Sông Bung 2 (Nam Giang, Quảng Nam) bị vỡ, cuốn trôi nhiều công nhân. Nư...