Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015

THIẾT KẾ ĐỊNH HÌNH TƯỜNG CHẮN ĐẤT


- Tường chắn đất là kết cấu phổ biến thường gặp trong các công trình xây dựng, giao thông, thuỷ lợi. Nhiệm vụ của nó là giữ cho mái đất đắp khỏi bị sạt trượt. Đối với những tường cao từ 5m trở lên thì kiểu tường bản chống là hợp lý và kinh tế hơn cả do vậy trong những năm gần đây các đơn vị thiết kế đều ứng dụng loại tường này. Nhưng trong tính toán tường chắn thông thường không xét đầy đủ các trường hợp bất lợi của công trình do đó còn chưa đảm bảo về kỹ thụât và kinh tế.

- Xuất phát từ tình đó, căn cứ vào nhiệm vụ của đề tài thiết kế định hình đập dâng và cống lấy nước ở miền núi phía bắc trong đó có phần tường chắn đất bên hai đập cũng như bể tiêu năng sau đập, tiến hành lập thiết định hình tường chắn đất thành một hạng mục riêng. Từ đó ứng với mỗi loại đập ta có thể chọn lựa được một chiều cao tường phù hợp.
- Do phạm vi nghiên cứu của đề tài là xây dựng đập dâng trên nền đá và cuội sỏi, do đó trường hợp tính toán của tường chắn cũng là trên nền đá và cuội sỏi và đất đắp sau lưng tường là tương đối đồng nhất.
- Do số lượng tính các trường hợp là tương đối lớn nên không thể cho các bản vẽ mẫu từng trường hợp cụ thể mà chỉ có hình mẫu và kích thước theo danh nghĩa, khi áp dụng căn cứ vào bảng tra để xác định kích thước hình học của mặt cắt cũng như bỗ trí cốt thép theo diện tích cốt thép đã được tính trong bảng tra.
- Các công thức tính toán dùng trong tập thiết kế định hình này áp dụng theo quy phạm hiện hành và được thể hiện trong tập thiết điển hình của phần này.
- Tường chắn này được áp dụng cho thượng lưu đập, hai bên vai đập và bên bể tiêu năng sau đập. Khi áp dụng ngoài việc so sánh các chỉ tiêu cơ lý trong bảng tra để chọn trường hợp tra thích hợp còn phải đánh giá xem tình hình làm việc thực tế có phù hợp với giả thiết như trong tập thiết kế định hình này hay không.
- Đối với những tường chắn ở phần bể tiêu năng cần thiết phải làm thiết bị tiêu nước dưới hình thức tầng lọc ngược.
- Tường chắn trong phần thiết kế này tuyệt đối không được áp dụng cho những vùng có nền đất yếu.
- Không được áp dụng thiết kế định hình này cho tường có phần công xon ở phía ngực tường.
- Trong trường hợp đất đắp có chỉ tiêu cơ lý khác so với thiết kế định hình thì cần đề ra các biện pháp thay đổi kết cấu để cải thiện tình hình làm việc của tường.


Tải xuống tại đây

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến