Tiêu chuẩn TXCDVN 375:2006 và nay là TCVN 9386:2012 quy định về các trường hợp cần thiết hoặc không cần thiết phải tính toán kháng chấn cho các công trình thông qua hai tiêu chí đánh giá, đó là: mức độ quan trọng và gia tốc nền thiết kế
Mức độ quan trọng
Phụ lục F của TCXDVN 375:2006 quy định về các mức độ và hệ số tầm quan trọng của công trình, trong đó các công trình có mức độ quan trọng cấp IV thì không phải tính toán kháng chấn
Phụ lục G của TCXDVN 375:2006 có phân cấp mức độ quan trọng trọng của công trình theo quy mô, theo đó thì các công trình nhà ở (chung cư và nhà ở độc lập) bé hơn hoặc bằng 3 tầng và có diện tích sử dụng bé hơn 1000m2 đều thuộc vào cấp IV, tức là không phải thiết kế kháng chấn.
Khi các công trình có mức độ quan trọng cao hơn (cấp I, II, III), thì việc có cần thiết phải tính toán kháng chấn hay không phục thuộc vào tiêu chí còn lại, đó là: gia tốc nền thiết kế
Gia tốc nền thiết kế
Gia tốc nền thiết kế a_g = (đỉnh giả tốc nền theo địa danh hành chính) * (hệ số tầm quan trọng tra trong phụ lục F); mục 3.2.1(4) và 3.2.1.(5) quy định về các trường hợp không phải tính toán kháng chấn, theo đó khi a_g < 0.08*g = 0.78 m/s2 tác động động đất được xem là yếu và không cần thiết phải tính toán tải trọng động đất
Tác giả: Hồ Việt Hùng
Nguồn: http://www.thuvien.ketcausoft.com/pages/P14071701-khi-nao-thi-phai-tinh-toan-tai-trong-dong-dat.php
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét