Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014

Độ dốc tự nhiên của mái đất


* Định nghĩa: Độ dốc tự nhiên của mái đất là góc lớn nhất của mái đất khi đào hay khi đắp mà không gây sụt lở đất, ký hiệu là i.
do-doc-tu-nhien-cua-mai-dat-1


Ví dụ: Khi ta đổ một đống đất thì đất sẽ chảy dài tạo thành một mái dốc so với mặt đất nằm ngang. Cũng loại đất đó, ta đổ một đống đất cao hơn thì ta cũng có một mái dốc như vậy, ta gọi góc dốc này gọi là góc dốc tự nhiên của mái đất.

Khi ta đào một hố đào có mái đất thẳng đứng, đến một độ sâu nào đó các bờ hố sẽ sụt lở, tạo thành những bờ đất có góc dốc á so với mặt phẳng nằm ngang (á <90o).
do-doc-tu-nhien-cua-mai-dat-2
Trong đó:

á: góc của mặt trượt H: chiều sâu hố đào
B: chiều rộng chân mái dốc

Ngược lại với độ dốc, ta có độ soải mái dốc hay hệ số mái dốc:
do-doc-tu-nhien-cua-mai-dat-3
Tính chất

+ Độ dốc tự nhiên của đất phụ thuộc vào:
Góc ma sát trong của đất.
Độ dính của những hạt đất.
Tải trọng tác dụng lên mặt đất.

Ví dụ: Cùng một loại đất, nếu đào hai hố móng có độ sâu bằng nhau, nhưng hố móng có tải trọng tác dụng lên mái đất lớn hơn sẽ có hệ số mái dốc lớn hơn.
do-doc-tu-nhien-cua-mai-dat-4
Chiều sâu của hố đào. Càng đào sâu càng dễ gây sụt lở, vì trọng lượng lớp đất ở trên mặt trươt càng lớn càng lớn.

+ Độ dốc tự nhiên của đất ảnh hưởng rất lớn đến biện pháp thi công đào, đắp đất. Biết được độ dốc tự nhiên của đất ta mới đề ra biện pháp thi công phù hợp và có hiệu quả và an toàn.
+ Khi đào đất những hố tạm thời như các hố móng công trình, các rãnh đường
ống... thì độ dốc mái đất không được lớn hơn độ dốc lớn nhất cho phép của bảng sau:

Loại đất
Độ dốc cho phép (i)
h = 1,5m h = 3m h = 5m
Đất đắp 1 : 0,6 1 : 1 1 : 1,25
Đắp cát 1 : 0,5 1 : 1 1 : 1
Cát pha 1 : 0,75 1 : 0,67 1 : 0,85
Đất thịt 1 : 0 1 : 0,5 1 : 0,75
Đất sét 1 : 0 1 : 0,25 1 : 0,5
Sét khô 1 : 0 1 : 0,5 1 : 0,5

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến