Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

Các văn bản QPPL

Law on construction (Luật xây dựng Việt Nam bằng tiếng anh)

Định mức dự toán xây dựng công trình 2007 ( 1776, 1777, 1778, 1779, 1780 ) - Bộ Xây Dựng  - Đã hủy

Thông tư 04 - 2010 Bộ Xây Dựng - Lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình

Quyết định 957-2009 Bộ Xây Dựng-Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình

Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

Phần mềm, tiện ích xây dựng

Better WMF 3.1 - portable
Chương trình dùng để copy hình từ AutoCAD sang các chương trình khác.

Budget 6.2
Chương trình tính toán thủy văn, tài nguyên nước. Xem lý thuyết và hướng dẫn trong file tải về

Cropwat 8.0 for win
Chương trình tính toán thủy nông của FAO - cả cây trồng cạn và lúa

Cropwat 4.3 for win (chỉ winxp trở xuống)
Chương trình tính toán thủy nông của FAO - chỉ tính cây trồng cạn

Convert
Tiện ích đổi các loại đơn vị

ET0 Calculator 3.1
Chương trình tính toán thủy văn, tài nguyên nước. Xem lý thuyết và hướng dẫn trong file tải về

FCC2008
Chương trình vẽ đường tần suất thủy văn.

Green roof
Chương trình tính toán thủy văn, tài nguyên nước. Xem lý thuyết và hướng dẫn trong file tải về

Geo-Studio 2004 Student
Phần mềm địa kỹ thuật hàng đầu hiện nay của canada

Geo-Studio 2007 Student
Phần mềm địa kỹ thuật hàng đầu hiện nay của canada

G8 Express 2010
Phần mềm dự toán dùng trong xây dựng, giao thông, thủy lợi
So với bản thương mại thì bản này hạn chế số lượng đầu mục.

Hec Ras 4.1
Chương trình rất nổi tiếng tính thủy lực mạng. Với windows 7 thì có thể cài luôn. Đối với windows XP thì phải cài thêm Microsoft.NET 3.5

Rain Bow 2.2
Chương trình tính toán thủy văn, tài nguyên nước. Xem lý thuyết và hướng dẫn trong file tải về

TSTV2002
Chương trình vẽ đường tần suất thủy văn

Upflow 3.2
Chương trình tính toán thủy văn, tài nguyên nước. Xem lý thuyết và hướng dẫn trong file tải về

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013

Những pha hài hước trong lễ bảo vệ tốt nghiệp

Cuối năm học, khi hầu hết đã nghỉ hè thì nhiều sinh viên năm cuối vẫn miệt mài chuẩn bị cho buổi lễ bảo vệ tốt nghiệp. Lần “vượt vũ môn” này thực sự là một thử thách. Còn đối với những người tham dự, nó khá giống với một buổi… tấu hài.

Một lễ bảo vệ tốt nghiệp. Ảnh minh họa.
Quay mặt lên bảng chào thầy cô
Chứng kiến nhiều buổi lễ bảo vệ tốt nghiệp ở nhiều trường khác nhau, người viết nhận thấy một điểm chung là kỹ năng thuyết trình của sinh viên hiện nay còn khá yếu. Ngoài những lỗi sơ đẳng như nói nhỏ hay trình bày vấn đề lan man thì rất nhiều trường hợp thậm chí còn không hiểu mình đang nghiên cứu về vấn đề gì. Do bản thân không hiểu rõ nên các bài thuyết trình này không có độ thuyết phục cao. Chủ yếu vẫn là nhìn vào bảng biểu hoặc slide để đọc.

Trong các buổi bảo vệ, phần thuyết trình cũng không thiếu những tình huống hài hước. Mặc dù thời gian thuyết trình chỉ khoảng 15 phút nhưng có sinh viên dành tới cả 5 phút chỉ để chào hỏi rất dài dòng. Có thể dẫn chứng một số trường hợp như: “Kính thưa các thầy cô giáo và các bạn sinh viên. Trước tiên em xin được gửi lời chào, lời chúc nồng nhiệt nhất tới toàn thể các thầy cô và các bạn đã có mặt trong ngày hôm nay. Sau một thời gian miệt mài tìm hiểu và nghiên cứu dưới sự giúp đỡ của thầy cô và các bạn”… Hay: “Hôm nay là ngày…tháng…năm… trong không khí của những ngày cuối hè em xin được gửi tới toàn thể hội đồng lời chào, lời chúc sức khoẻ”.

Chia sẻ với người viết, một sinh viên năm cuối của trường ĐH Mỏ – Địa chất cho hay: “Mình nhớ nhất một bạn nam cùng khoa mình bảo vệ tốt nghiệp. Bạn ấy nói từ đầu đến cuối mà chỉ quay lưng về phía khán giả. Khi cầm thước để chỉ vào các hình vẽ minh hoạ bạn ấy không cầm đầu, không cầm cuối mà cầm giữa thước. Bạn ấy thuyết trình mà như đang hí hoáy viết trên bảng. Hài hước nhất là đến khi kết thúc bài thuyết trình, bạn ấy vẫn chăm chú nhìn lên bảng nói lời cảm ơn các thầy cô”.

Vô số chiêu né câu hỏi khó
Sau khi thuyết trình, sinh viên sẽ có một khoảng thời gian từ 10 đến 15 phút để trả lời các câu hỏi của hội đồng phản biện. Khoảng thời gian này có lẽ là lúc các “diễn giả” thấy căng thẳng nhất vì luôn bị “quay” như chong chóng. Nhưng cũng bởi thế mà sinh viên nảy ra muôn vàn cách né tránh những câu hỏi khó.

Minh Tuấn, sinh viên ĐH Xây dựng, hỉ hả: “Có một mẹo nhỏ để né những câu hỏi khó là khi trình bày thì nên bỏ qua một số ý đã ghi ra trên bảng biểu hay slide để thầy, cô trong hội đồng phản biện hỏi lại phần ấy. Khi ấy, mình sẽ làm rõ hơn. Vừa ghi được điểm, vừa tránh được câu hỏi khó, lại “câu” được giờ. Bởi nếu mình trả lời mà vẫn còn thời gian thì thầy cô sẽ lại hỏi thêm”.

Còn đối với những câu hỏi khó, Lan Phương cũng đã có cách: “Với những câu hỏi khó mà mình cảm thấy không trả lời được thì không nên nói ngay là em không biết. Gặp trường hợp như vậy thì nên trả lời lan man, chung chung thôi. Nếu các thầy hỏi quyết liệt quá thì nên nhận là phần này em chưa nghiên cứu đến, xin phép được về nghiên cứu thêm. Tránh trả lời lung tung khiến các thầy khó chịu”.

Thầy cô cũng hài hước
Không chỉ có sinh viên mà thầy, cô cũng rất hài hước để tạo không khí vui vẻ trong buổi bảo vệ. Thu Lý (ĐH Giao thông Vận tải) chia sẻ: “Ở hội đồng mình có bạn trả lời xong thì hỏi lại các thầy rằng: “Các thầy có thoả mãn với câu trả lời của em không ạ?” Thầy cũng đập bàn tanh tách rồi nói: “Phải nói là tôi rất sướng với câu trả lời của em”. Thế là cả hội đồng được một phen cười vỡ bụng luôn”.

Có một tình trạng là khá nhiều sinh viên không thể tự hoàn thành đồ án mà phải đi xin đồ án mẫu của những khoá trước rồi cóp nhặt mỗi nơi một tý. Trong đó cũng không thiếu những sinh viên chỉ copy mà không hiểu ý nghĩa của các công thức hay nội dung mình làm.

Tuấn Khang (ĐH Xây dựng) chia sẻ: “Hôm ấy, mình trình bày xong thì thầy phản biện cau mày lại, rồi hỏi với giọng gay gắt: “Anh chỉ cho tôi xem công thức kia là công thức gì?” Vì nghĩ là mình viết sai nên mình nói luôn: “Thưa thầy, phần này em viết nhầm ạ!” Thầy lúc ấy tròn xoe mắt nhìn lại rồi bảo: “Không, anh không sai. Anh viết đúng đấy” Thế là mình được một phen ngượng chín mặt, không biết chui vào đâu”.

Theo quy trình bảo vệ tốt nghiệp, sau khi các sinh viên trả lời xong thì thư ký hội đồng sẽ đứng lên để đọc nhận xét. Mặc dù, bảo vệ tốt nghiệp đã là giai đoạn cuối cùng trước khi sinh viên ra trường nhưng trong phần nhận xét luôn có một câu: “Tác giả để tài cần nghiên cứu thêm để có thể hoàn thiện đồ án trong thời gian tới”. Đó hẳn cũng là một sự hài hước của các thầy.

Theo Vietnamnet

Gặp “ông thủy lợi” Nguyễn Văn Cung qua hồi ức người thân

Ngày 26-3- 2013, Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam đã có buổi tiếp xúc, đặt vấn đề nghiên cứu sưu tầm về GS Nguyễn Văn Cung – nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy lợi, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Thủy lợi. Ông là một trong những nhà khoa học nằm trong chuyên đề nghiên cứu Giáo sư được phong hàm năm 1980 mà Trung tâm đang thực hiện.
Gặp bà quả phụ Lê Thị Trạch Lâm và con trai Nguyễn Thế Anh của Giáo sư Cung tại nhà riêng, chúng tôi đã được nghe nhiều câu chuyện cảm động về ông.

Giáo sư Nguyễn Văn Cung mất sớm (năm 1981) khi ông mới 51 tuổi vì một căn bệnh hiểm nghèo. Đã hơn 30 năm, thế nhưng, những ký ức về con người ông vẫn không phai mờ trong tâm trí người thân: thương vợ chiều con, luôn xả thân với công việc. Anh Nguyễn Thế Anh, con trai duy nhất của GS Nguyễn Văn Cung nhớ lại: “Năm 1978, lúc đó tôi mới 6 tuổi, trong một lần theo cha đi  làm công tác phòng chống lũ, cha đã bế tôi lên triền đê sông Hồng. Chỉ dòng chảy  trên sông, cha giải thích cặn kẽ cho tôi về dòng chảy con sông này, mà tôi thì đâu đã biết gì. Năm 1981, cha lâm bệnh, gia đình đưa ông vào bệnh viện. Biết tôi thích ăn bánh mì nên suất ăn của ông tại bệnh viện ông đã cất dành để cho tôi”,…
Trong ký ức bà Lâm, GS Nguyễn Văn Cung là một người chồng
thương yêu vợ con, có trách nhiệm trong công việc
Bà Lê Thị Trạch Lâm – vợ của GS Nguyễn Văn Cung nói thêm: “Với tôi, ông cũng rất thương, lúc nào cũng chỉ sợ tôi vất vả, ngày nghỉ tôi có bày vẽ món ăn ngon cho ông và gia đình thì ông cứ gạt đi. Trong công tác, ngoài việc là một cán bộ có chuyên môn giỏi thì ông cũng là một người Thủ trưởng biết động viên, khuyến khích và quý trọng người tài. Nhiều người nhớ đến ông như một người cấp trên mẫu mực. Ông không bao giờ sợ cấp dưới hơn mình, ngược lại ông luôn tạo điều kiện cho họ phát triển khả năng thậm chí còn đứng ra bảo lãnh cho những người thực sự có năng lực đi học ở nước ngoài”.

Những năm cuối đời, mặc dù bệnh nặng nhưng GS Nguyễn Văn Cung xem như không, vẫn đi công tác, vẫn đi  thị sát  tình hình lũ lụt ở các địa phương, vài ngày trước khi mất, ông còn đang đôn đốc phòng chống lụt bão ở Hải Phòng.

Một con người sống thầm lặng, nhưng đầy trách nhiệm, luôn yêu thương vợ con, quý trọng người tài, thật tiếc nuối khi ông đã sớm ra đi vì căn bệnh hiểm nghèo. Chắc chắn còn nhiều câu chuyện về “ông thủy lợi Nguyễn Văn Cung” mà  chúng ta chưa biết.

Giáo sư Nguyễn Văn Cung sinh ngày 15-9-1930 tại xã Bùi Xá, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
1945-1958: Học Khoa học cơ bản ở Khu học xá Nam Ninh và học Đại học ở Vũ Hán, Trung Quốc; Nghiên cứu sinh ở Bắc Kinh, Trung Quốc.
1959-1966: Công tác giảng dạy tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội; Nghiên cứu sinh ở Liên Xô.
1967-1977: Giảng dạy tại trường Đại học Thủy Lợi, Hà Nội; Hiệu phó trường Đại học Thủy lợi
1977-1981: Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy lợi; Thứ trưởng Bộ Thủy lợi (1978-1981) đồng thời là Ủy viên ban Cán sự Đảng, Chủ tịch Hội đồng Khoa học, Bộ Thủy lợi. Chủ tịch Hội đồng Khoa học liên ngành Thủy lợi – Giao thông Vận tải  - Xây dựng. Thư ký Hội đồng Khoa học trung ương.
Đại biểu Quốc hội khóa V, VI;
Được phong hàm Giáo sư (1980); Mất tại Hà Nội (1981).
Trình Sỹ Anh Dũng
Trung Tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam

Thứ Hai, 24 tháng 6, 2013

Con yêu Bố nhiều lắm!

Người gửi: Trần Thị Thuý
Địa chỉ: Lớp Báo chí 6C - Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình I - TP. Phủ Lý - Hà Nam
Ngoài trời đang có những đợt gió mùa đông bắc tràn về, những cơn mùa phùn cũng đã xuất hiện khiến thời tiết càng trở lên lạnh hơn. Trong tiết trời đông se lạnh, nhiều người thường vùi mình trong chăn ấm. Giờ đây khi đang cuộn mình trong chăn tôi chợt nhớ đến bố, chắc giờ này bố đang đi cày ngoài đồng, không biết bố có mặc đủ ấm để đi làm không. Tôi chợt cảm thấy mình có lỗi khi bố thì đang đi làm ngoài đồng còn tôi thì đang ngủ vùi trong chiếc chăn mềm mại ấm áp.
Bố tôi năm nay đã gần 55 tuổi, đầu bố cũng đã xuất hiện những sợi tóc bạc nhưng bố vẫn đi cày mỗi khi đến mùa vụ. Bố vẫn cần mẫn làm việc như con ong tìm mật cho đời. Tôi thương bố khi trời đang lạnh căm căm mà bố vẫn phải dậy từ rất sớm để ra đồng. Đôi chân bố chai sạm, khô ráp, to hơn bình thường vì một ngày không biết bố đi biết bao nhiêu đường cày. Tôi chợt hiểu tại sao nhiều người bảo bố bán trâu đi nhưng nhất định bố không chịu bán. Tôi hiểu bố đang cố gắng làm công việc khó nhọc này để kiếm được chút ít tiền cho tôi đi học. Bố chắt chiu từng đồng nhỏ cho tôi trang trải cuộc sống của một cô sinh viên xa nhà.
Con yêu Bố nhiều lắm!
Thời gian thấm thoát trôi bố cũng đã làm công việc này được gần 20 năm rồi, từ khi tôi còn rất nhỏ. Tuổi thơ tôi cũng gắn liền với những buổi đi chăn trâu, những ngày được bắt cào cào trên đồng hay những lần được bố dạy thả diều trên đồng… Những thứ tưởng chừng như đơn giản nhưng nó đã ăn sâu vào tâm trí của tôi. Thời gian ấy dạy cho tôi biết sống có ý nghĩa hơn.

Đã 10 năm trời tôi đi chăn trâu, tôi dần trở thành một cô bé mục đồng và rồi chẳng biết từ bao giờ tôi có biệt danh là “Thuý trâu”. Thương bố tôi cũng chỉ biết đi chăn trâu giúp bố sau những giờ học trên lớp, dù những ngày hè nóng nực hay những mùa đông lạnh giá, tôi cũng cố gắng để lũ trâu được ăn nhiều cỏ non. Như thế, đến mùa cày ải, có chú trâu to khỏe, bố sẽ  đỡ cực nhọc hơn.

Chính vì thế mà những buổi đi chơi cùng bạn bè tôi không được tham gia. Khi nhìn chúng bạn có thời gian rảnh rỗi để đi chơi, tôi cũng tủi thân khi tự hỏi tại sao chúng bạn được đi chơi vui vẻ, cười đùa thế còn tôi thì suốt ngày phải lủi thủi đi chăn trâu một mình? Nhưng khi nghĩ đến bố đã vất vả nhường nào để nuôi tôi khôn lớn cũng như có tiền để đi học, ý nghĩ đó chợt tan biến và tôi lại thấy

Tôi còn nhớ ngày tôi đỗ vào ngành Báo chí của trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình I (TP. Phủ Lý - Hà Nam) thì những người thân trong gia đình không cho tôi đi học vì nhà nghèo không có tiền trang trải mọi chi phí. Bố là người duy nhất ủng hộ tôi. Tôi thì rất muốn được đến trường để theo đuổi giấc mơ đổi đời bởi như thế tôi mới có thể giúp bố mẹ bớt khổ.

Kể từ đó tôi thấy bố trăn trở nhiều hơn, đôi mắt bố thâm quầng lại vì nhiều đêm thức trắng suy nghĩ vì tôi. Và rồi bố đã quyết định cho tôi đi học. Khi đó trong tôi ngập tràn hạnh phúc. Nhưng sao lúc đó tôi không thể nói lời cảm ơn người cha đã hy sinh tất cả để cho tôi được bằng bạn bằng bè. Tôi chỉ biết hứa với bản thân là nhất định sẽ cố gắng học thật tốt.

Để có thêm tiền cho tôi đi học ngoài việc đi cày mỗi khi đến mùa vụ, bố còn nhận làm thêm nhiều việc khác như đi đánh cây cho người buôn cây cảnh, làm gạch thuê cho người ta, hay đi phu hồ… Dường như tôi chẳng thấy khi nào bố rảnh rỗi cả. Vậy mà nụ cười vẫn luôn rạng ngời trên khuôn mặt bố. Điều đó càng làm cho tôi thêm quyết tâm hơn.  

Mỗi lần về nhà cầm những đồng tiền mà bố mẹ đưa cho để trang trải cuộc sống của một cô sinh viên xa nhà, lòng tôi rưng rưng xen chút ái ngại bởi trong đó chất chứa bao giọt mồ hôi vất vả của bố, của mẹ. Cầm những đồng tiền trên tay lý trí mách bảo tôi  phải cố gắng để không phụ lòng cha mẹ. Vậy mà đã có nhũng lúc tôi không làm chủ được bản thân.

Có đôi khi tôi tiêu tiền phung phí thái quá rồi chợt nghĩ đến bố mẹ  lam lũ ở quê nhà, rtôi lại dặn lòng lần sau ráng chi tiêu cho hợp lý. Có lúc muốn mua một cái áo mới thật đẹp và đắt tiền nhưng lại chợt nghĩ đến bố ở nhà phải mặc những bộ quần áo đã sờn vai bạc màu, thậm chí là không mấy sạch sẽ những mong đủ ấm để khi đi làm không bị lạnh thì khóe mắt mắt tôi chợt cay cay. Có lúc tôi muốn mua và nấu những món ăn thật ngon để cho mọi người biết rằng mình là một đứa nấu ăn ngon và khéo nhưng lại chợt nghĩ liệu điều đó có cần thiết khi bố mẹ ở nhà đang phải kiếm những ngọn rau muống, những con tôm, con cá để ăn uống qua ngày.
Con yêu Bố nhiều lắm!
Đã có những lúc tôi muốn chạy theo chúng bạn để ăn chơi vui đùa thỏa thích để hưởng thụ những năm tháng tuổi trẻ rộn ràng nhưng lại chợt nghĩ như thế thật không phải với bố mẹ ở nhà… Và cũng có rất nhiều lúc nỗi nhớ và lòng thương mẹ cha da diết trong lòng, tôi cũng chỉ biết dành dụm từng đồng bạc lẻ để bắt cuộc gọi về nhà hỏi thăm tình hình sức khoẻ của bố mẹ. Rồi lại tự dặn lòng mình luôn luôn cố gắng để không bao giờ gục ngã. Tôi chỉ mong sao sau này tôi có công việc ổn định nuôi sống bản thân và giúp đỡ bố mẹ phần nào cho bố mẹ đỡ khổ. Bố mẹ hạnh phúc những năm cuối đời là nỗi ao ước luôn thường trực, là niềm hạnh phúc lớn lao của tôi.

Chắc giờ này bố tôi đang mải mê với những đường cày trên cánh đồng quê. Bố sẽ không đọc đựợc những dòng chữ này vì bố không biết đến Internet là gì, nhưng tôi vẫn viết vì tôi không thể từ bỏ cơ hội được thương yêu người cha rất đỗi kính mến của mình, dù chỉ bằng những trang giấy sẻ chia. Tôi viết để thấy rằng những yêu thương tôi dành cho bố, cho mẹ, cho gia đình bé nhỏ và những người xung quanh tôi sẽ đem đến cho tôi niềm vui mỗi ngày. Và bố kính yêu, con gái bố nhất định sẽ sống một cuộc đời thật ý nghĩa!

Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2013

Quy phạm phân cấp đê QPTL.A.6-77

BỘ TRƯỞNG BỘ THỦY LỢI
Căn cứ Nghị định số 138-CP ngày 29/9/1961 của Hội đồng Chính phủ quy định nhiệm vụquyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Thủy lợi;
Xét yêu cầu thống nhất quản lý toàn ngành;
Theođề nghị của ông Vụ trưởng Vụ kỹ thuật,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Nay ban hành kèm theo quyết định này“quy phạm phân cấp đê” QPTL.A.6-77.
Điều 2. Quy phạm này là căn cứ dùng đểthiết kế và quản lý các loại đê sông và đê biển ở các tỉnh phía Bắc và đê biểnở các tỉnh phía Nam.
Điều 3. Các ông Giám đốc các Cục, Vụ, Viện thuộc Bộ, Giám đốc Sở thủy lợi, Trưởng Ty thủy lợi chịu trách nhiệm thi hành quy phạm này.
Điều 4. Quy phạm này có hiệu lực kể từngày 15 tháng 7 năm 1977. Các quy định trước đây trái với quy phạm này đều bãi bỏ.


KT. BỘ TRƯỞNG BỘ THỦY LỢI
THỨ TRƯỞNG




Vũ Khắc Mẫn

Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2013

Khi mình là vợ chồng

Này anh, khi mình là vợ chồng, em muốn ngày ngày dậy hơi sớm một chút, dẫu em ngủ không đủ giấc (và có thể đi làm có lúc ngáp ngắn ngáp dài) thì em vẫn muốn vợ chồng mình ăn sáng ở nhà, một bữa sáng ấm cúng đón chào một ngày mới.
***
Khi mình là vợ chồng, em thích chồng em ăn mặc tươm tất, từ đầu tóc, quần áo cho đến mùi nước hoa để cho con gái trong công ty anh phải ghen tị với em. Kiểu như trông anh”ngon”thế mà không làm được gì vì anh đã có chủ. Em còn thích vợ chồng mình mặc đồ đôi, sẽ là tông xuyệt tông mỗi ngày anh nhé, để cả thiên hạ biết mình là cặp đôi hoàn hảo.

Khi mình là vợ chồng, em sẽ vẽo vọt ngồi sau xe anh hàng ngày chẳng sợ mẹ kêu là cứ dính lấy anh như khi mình còn yêu nhau. Em sẽ được anh đưa đi làm, thơm anh một cái và chúc chồng em có một ngày làm việc thật hiệu quả. Em sẽ nói nhỏ vào tai anh là”Đừng nhớ em nhiều đến mức không làm được việc gì nhé!”.

Khi mình là vợ chồng, buổi trưa sẽ có lúc em đi ăn cùng đồng nghiệp nhưng sẽ có khi em bắt chồng qua đón và mời em một bữa trưa thật thịnh soạn. Và cũng có những hôm em sẽ bất ngờ qua công ty anh, bắt cóc anh 2 tiếng nghỉ trưa với lý do”em mới được tăng lương mình ạ”.

Khi mình là vợ chồng, em muốn thỉnh thoảng, trong lúc công việc bộn bề, em bỗng cầm điện thoại lên, nhắn tin cho anh, hoặc sign in YM, gửi offline hoặc Buzz anh nếu anh đang online. Chỉ là muốn nói:”Em yêu anh lắm”. Cứ như khi mình còn đang yêu anh nhỉ?

Khi mình là vợ chồng, anh sẽ đợi em dưới cửa công ty, và vợ chồng mình sẽ cùng đi chợ chuẩn bị cho bữa tối. Đừng mơ rằng anh có thể đi tắm, đọc báo, xem tivi hay làm những việc đại loại như thế khi em đang nấu cơm. Em sẽ lôi anh vào, dẫu cho anh vụng về đụng vào cái gì là hỏng cái đó. Cái em cần là một người chồng cùng em chia sẻ công việc gia đình, hoặc đóng vai một cái radio, kể cho em những câu chuyện của anh suốt một ngày qua. Và em sẽ cười, sẽ cho anh những lời khuyên, hoặc muốn anh thử món canh em nấu đã vừa chưa.

Khi mình là vợ chồng, anh sẽ phải chọn giữa rửa bát hoặc đi lau nhà, vì em không đủ sức để có thể làm hết như một người giúp việc. Em sẽ nghiêm khắc với anh vì các đức ông chồng được vợ chiều hay hư lắm. Nhưng anh biết không, hàng ngày ở công ty, em vẫn khoe với đồng nghiệp của mình là em có một người chồng rất chăm chỉ và biết chia sẻ công việc với vợ, dẫu cho nhiều lúc em nói khản cổ anh mới chịu rời cái tivi để đi phơi quần áo.

Khi mình là vợ chồng, em sẽ chuẩn bị quần áo cho anh đi tắm, rồi em sẽ sấy tóc khô cho anh vì em biết anh cẩu thả, sẽ để tóc ướt mà đi ngủ. Và em cũng muốn những hôm gội đầu xong, đến gần anh, dí cho anh cái khăn bông to và nói:”Mình ơi giúp em với!”.

Khi mình là vợ chồng, anh sẽ không được tự ý thức khuya nữa đâu. Em sẵn sàng đét đít anh nếu anh cứ ngồi ôm lấy cái tivi ko chịu ngủ sớm. Em sẽ pha cho anh 1 cốc sữa nóng anh khi anh đang làm việc, sẽ nhắc khéo anh đi ngủ với lý do”ngủ một mình em sợ ma”. Thực ra em sẽ cười thầm trong bụng vì em vốn chẳng sợ gì.

Khi mình là vợ chồng, mình sẽ cùng nhau”kiểm duyệt”lại đống quần áo trong tủ mỗi khi chuyển mùa. Mình sẽ cùng nhau ướm những bộ đồ vào người và cùng quyết định xem cái gì nên thải đi để thay vào đó là những bộ mới. Em muốn những hôm gió mùa Đông Bắc, sẽ chẳng đi đâu cả anh nhỉ, sẽ là một bữa cơm nóng và những cuộc nói chuyện không biên giới, hoặc em sẽ nằm trong vòng tay anh, một cái chăn nhỏ, căn phòng tối om và một bộ phim kinh dị.

Khi mình là vợ chồng, cuối tuần, mình sẽ không về nhà thăm mẹ em, và cũng không về nhà thăm bố mẹ anh. Vì sao ư, vì mình sẽ đón bố mẹ, đưa các cụ đi chơi cuối tuần ở một nơi không khí trong lành. Em tin như vậy sẽ tốt cho bố mẹ già, và tốt cho vợ chồng mình sau một tuần làm việc căng thẳng.

Khi mình là vợ chồng, em muốn mua cho anh, cho bố mẹ của chúng ta những gì tốt nhất. Anh biết mà, em thích mua cho những người thân yêu của mình và nhìn họ thích thú hơn là ngắm mình xinh đẹp trong bộ váy mình tự mua. Và em sẽ đưa hai mẹ của chúng ta đi shopping, đi làm tóc và cả massage vì phụ nữ ở mọi lứa tuổi đều thích làm đẹp. Và em muốn hai gia đình sẽ là một.

Em muốn một căn chung cư nhỏ xinh ở một tầng cao gần trời cho em ngắm mưa sẽ là một full-house của đôi vợ chồng trẻ.

Em muốn mọi thứ trong nhà đều màu mè, lòe loẹt và nhỏ xinh như em vậy.

Em vẫn muốn nhận những món quà từ anh dù là rất bé nhỏ. Vì em muốn sự bất ngờ, muốn thấy mình được yêu thương hơn bao giờ hết. Và quan trọng hơn, em muốn khẳng định hôn nhân không phải là kết thúc một tình yêu.

Em muốn ngủ trong vòng tay anh, nửa đêm thức giấc, ngắm anh chút thôi, thơm anh một cái, nhẹ thôi để anh không tỉnh, rồi em lại tiếp tục ôm anh ngủ cho đến sáng hôm sau. Em muốn mỗi sáng tỉnh dậy, điều đầu tiên em thấy sẽ là khuôn mặt ngái ngủ, một cái ngáp dài và đôi mắt ti hí nhìn ra cửa sổ của người chồng em rất mực thương yêu.

Em muốn những đứa trẻ tài giỏi và mạnh mẽ như anh, thông minh và dễ thương như em.

Em muốn chúng mình, không chỉ là vợ chồng mà còn là những người bạn thân.

Em muốn…

Em muốn…

Em muốn…

Và khi mình là vợ chồng, em biết sẽ có lúc mình cãi nhau hay gặp phải những sóng gió. Nhưng xin anh, hãy mạnh mẽ và đừng bao giờ hối hận vì đã chọn em – vợ của anh. Vì em, đã, đang và sẽ vun đắp cho gia đình mình. Dẫu cho em là một người cầu tiến, hiếu thắng và tham vọng nơi công sở, thì về nhà, em vẫn là người vợ bé nhỏ nhưng có sức mạnh phi thường của anh.


Tin em đi, đấy mới là điều quan trọng nhất!
Internet

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013

Làm đường nông thôn bằng công nghệ túi đất

Việt Nam đang hướng tới mục tiêu xây dựng nông thôn mới, việc ứng dụng công nghệ túi đất (Do-Nou) để làm đường  giao thông nông thôn hoàn toàn hữu ích, bởi chi phí thấp, tận dụng nguyên liệu tại chỗ, thân thiện với môi trường và không yêu cầu cao về công nghệ.

Công nghệ túi đất có thể ứng dụng được ở các vùng miền núi
TS. Nguyễn Hoàng Long – Trưởng khoa Công trình – ĐH Công nghệ giao thông vận tải - cho biết, tại Việt Nam, tỷ lệ đường chưa được cứng hóa tới gần 70%, nhiều tuyến đường không đi lại được vào mùa mưa, ảnh hưởng đến việc vận chuyển nông sản ra thị trường.
Nguyên nhân đường có chất lượng kém, nhanh xuống cấp là do cốt nền chưa được xử lý tốt, thất thoát nguyên liệu. Vấn đề nâng cấp đường giao thông nông thôn, nhất là giao thông nội đồng ngày càng cấp thiết, nhất là với những vùng thiếu vật liệu cát và đá, như khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hay miền núi phía Bắc.
Làm đường nông thôn bằng công nghệ túi đất
Tuy nhiên, trên thực tế, không phải địa phương nào cũng có sẵn kinh phí để triển khai và không phải địa điểm nào cũng có thể đưa máy móc chuyên dụng vào để làm đường.

Sử dụng công nghệ Do-Nou trong điều kiện giao thông của Việt Nam có nhiều ưu điểm.
GS Kimura Makoto
Thứ nhất, tăng sức chịu tải của nền, khắc phục được những nhược điểm của loại đường không xử lý mặt.
Thứ hai, tận dụng được vât liệu địa phương, phế thải xây dựng, tăng được sức chịu tải của vật liệu đất (rất có ý nghĩa khi địa phương thiếu vật liệu đắp).
Thứ ba, đơn giản trong thi công, sử dụng được lao động phổ thông do vậy chủ động được trong việc xây dựng, sửa chữa.
Thứ tư, có thể tải sử dụng khi cần nâng cấp cải tạo. Thứ năm, thân thiện môi trường.
Khởi nguyên, túi đất được sử dụng để chống tràn đập, nhưng GS Kimura Makoto – ĐH  Kyoto – Nhật Bản đã thay thế phương thức đơn thuần bằng vải địa kỹ thuật (bao tải) để làm đường chắn, đập thủy lợi, cống... và đã áp dụng thành công tại Kenya, Philippin, Uganda...

Công nghệ Do-Nou sử dụng sức lao động là chính, dụng cụ đơn giản là những chiếc đầm bằng gỗ. Túi đất có chiều dài 40 cm, rộng 40 cm, cao 10cm, đựng 20 kg vật liệu. Vật liệu rất đa dạng, có thể dùng phế thải xây dựng (bê tông xi măng, bê tôngAsphalt, gạch gói) và bao tải tái chế.

Theo kết quả nghiên cứu của trường ĐH Kyoto – Nhật Bản, khi sử dụng túi đất đúng quy cách để gia cường cho nền móng, khả năng chịu tải của nền tăng tới 10% so với kết cấu bê tông và tuổi thọ có thể đạt trên 10 năm.

Tuy nhiên, khả năng chịu tải của bao tải đất phụ thuộc lớn vào cường độ chịu kéo của bao và vật liệu đưa vào bao. GS Kimura nói: “Việc chọn loại bao, loại đất và công tác đầm nén khi đưa đất vào bao nhằm tăng góc ma sát là đặc biệt quan trọng”.

Với công nghệ Đo-no, theo GS Kimura, người nông dân Việt Nam có thể tự làm đường, nhất là những nơi máy móc cơ giới không tiếp cận được với chi phí thấp, chỉ khoảng 19 USD/m.
Việt Nam cũng có thể ứng dụng công nghệ này ở các vùng miền núi, nhưng phải kiểm soát được mức độ nước chảy và nên tạo rãnh thoát nước, để tránh gây xói mòn.

Một vấn đề đặt ra khi tiến hành thực tế với vật liệu địa phương: Có cần phải thực hiện các thí nghiệm về cấp phối đất và độ đầm chặt tiêu chuẩn không? Nếu có thì liệu có khả thi khi chỉ phục vụ triển khai thi công trên quy mô nhỏ?
Làm đường nông thôn bằng công nghệ túi đất
GS Kimura nói: Chúng tôi không làm thí nghiệm này trong phòng mà chỉ ước tính ngoại hiện trường và sử dụng thêm máy kiểm tra sức chịu tải của nền sau gia cố.

Một vấn đề khác nữa, khi áp dụng công nghệ này cho đập thủy lợi nông thôn thì vật liệu đưa vào túi phải như thế nào mới đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật tối thiểu là giữ nước cho đập?
Dự án thí điểm ứng dụng công nghệ “Do-nou” nằm trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ của JICA cho các học viên có tiềm năng áp dụng công nghệ của Nhật Bản sau khi tham gia học tập tại Nhật.
Dự án là sự hợp tác của Chủ nhiệm dự án, thạc sỹ Nguyễn Thị Loan và giáo sư Kimura Makoto, Đại học Kyoto, Nhật Bản trong việc chuyển giao, áp dụng công nghệ xây dựng đường của Nhật Bản vào Việt Nam.
Gs Kimura giải thích: Chúng tôi dùng đất sét đưa vào tủi để giải quyết vấn đề này. Ông cũng lưu ý là đập chỉ nên làm cao tối đa 1.5m.

Ứng dụng công nghệ Do-Nou trong xây dựng, bảo trì đường giao thông nông thôn Việt Nam vừa được thử nghiệm thành công tại xã Tân Ước, huyện Thanh Oai, Hà Nội.

Theo ông Nguyễn Tuấn Anh – Phó Chủ tịch huyện Thanh Oai, hiện giao thông nông thôn huyện Thanh Oai đã 100% bê tông hóa song giao thông nội đồng rất khó khăn.

Ông Tuấn Anh tin tưởng: “Việc ứng dụng công nghệ Do-Nou tại xã Tân Ước sẽ góp phần giúp bà con nông dân giải quyết khó khăn, đảm bảo giá nông sản, tăng năng suất nông nghiệp lên mức cao hơn”.


Đình Thiện

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2013

Tiết kiệm 10% thu nhập mỗi tháng bạn sẽ giàu

kynang.edu.vn- Chắc chắn bạn không thể trở thành triệu phú sau một đêm, nhưng bạn sẽ chẳng bao giờ giàu có nếu bạn không thể tự kiểm soát tài chính cá nhân của bản thân mình.
Khi đề cập đến vấn đề “làm thế nào để trở nên giàu có”, chúng ta thường liên tưởng ngay đến những ông trùm trong giới kinh doanh như Donald Trump – kinh doanh bất động sản, Steve Jobs người hùng quá cố của Apple…Tuy nhiên, chiến lược làm giàu của bạn có thể bắt đầu từ những cấp độ đơn giản hơn rất nhiều, cụ thể như giàu lên từ việc quản lý tài chính cá nhân.
Quản lý tài chính cá nhân là một phần quan trọng trong tiến trình loại bỏ nợ, kiểm soát chi phí và làm cho bạn trở nên giàu có hơn. Những ngày đầu áp dụng kế hoạch quản lý tài chính cá nhân vào cuộc sống, ban đầu bạn sẽ cảm thấy gò bó và nhàm chán. Mọi người xung quanh thấy bạn trở nên dè sẻn hơn, sống chi ly và tính toán hơn. Tuy nhiên, khi tham gia các chương trình đào tạo làm giàu của các chuyên gia, họ cũng sẽ chỉ ra rằng, quản lý tài chính cá nhân là một việc thực sự đáng làm.

Chắc chắn bạn không thể trở thành triệu phú sau một đêm, nhưng bạn sẽ chẳng bao giờ giàu có nếu bạn không thể tự kiểm soát tài chính cá nhân của bản thân mình. Kiểm soát tốt tài chính cá nhân là bước đầu trên con đường làm giàu.
Trò chơi cái xô thủng.
Hãy thử hình dung chúng ta đang tham gia một trò chơi. Luật chơi yêu cầu sử dụng một cái xô 1 lít cũ, bị thủng nhiều lỗ để xách nước từ A đến thùng chứa 1.000 lít ở B. Chúng ta có 6 giờ đồng hồ để làm đầy thùng B.
Bạn nghĩ chúng ta cần di chuyển bao nhiêu vòng để thắng cuộc?
Thùng chứa nước B cũng như ước mơ sở hữu 1 triệu đô la đầu tiên. Công việc hằng ngày của bạn giống hành động đi xách nước đổ đầy cái thùng ấy. 6 giờ đồng hồ là cuộc sống 60 năm của bạn.
Bạn không thể làm đầy được mục tiêu tài chính của mình thông qua một cái xô thủng. Dù bạn vất vả chạy đi chạy lại nhiều hơn nhưng bạn cũng không thể biết chính xác khi nào nước đầy thùng. Bạn sẽ rơi vào vòng lẩn quẩn cứ phải đi làm, nhận lương xong rồi chẳng dành dụm được bao nhiêu với số tiền nhận được… Chưa kể tiền bạn sẽ bị rò rỉ vào những chuyện mà bạn còn chẳng biết chắc là nên hay không.
Cách chiến thắng.
Bước đầu tiên ta cần bịt kín các chỗ thủng trong xô. Hãy thu thập tất cả những thông tin tài chính cần thiết của bản thân: thu nhập, lương, nợ nần, cà phê, chi tiêu lặt vặt … Thông tin nên lấy trong khoảng từ 3-6 tháng về trước để chia ra bình quân mức thu nhập và chi phí của bạn trong thời gian vừa qua.
Bằng phương pháp liệt kê này, chúng ta sẽ biết được trong tháng mình đã chi bao nhiêu tiền, vào những việc gì, ước lượng bình quân mỗi tháng phải tiêu xài bao nhiêu tiền. Tương tự như thế để tính bình quân thu nhập mỗi tháng.
Dựa vào danh sách đã liệt kê, hãy đánh dấu những danh mục nào là “bắt buộc có”, danh mục nào “có sẽ tốt hơn”.
Nếu phân vân, hãy liệt kê theo thứ tự các nhu cầu. Đảm bảo từ ăn no, mặc ấm, sang ăn ngon mặc đẹp. Tiếp đó ưu tiên thanh toán các khoản nợ lãi suất cao, đến lãi thấp …
Cũng có thể tham khảo công thức trích lại 10% tổng thu nhập cho bản thân, rồi sau đó mới dùng số tiền còn để thanh toán các chi phí. Vậy là bạn đã có được con số ước lượng cho thu nhập và chi phí của mình, kèm theo bảng ngân sách những khoản nên chi. Hãy áp dụng vào cuộc sống của mình ngay lập tức.
Thời gian đầu, khi chưa quen với những con số và cách sống có kỷ luật, bạn có thể ghi con số tổng chi của bạn vào một mảnh giấy và bỏ trong bóp. Mỗi lần dự định chi thì bạn sẽ biết trong tháng này mình còn được quyền chi bao nhiêu tiền nữa… Tập dần sẽ thành thói quen.
Cốt lõi của việc quản lý tài chính cá nhân là bạn phải thống kê được số tiền làm ra và chi tiêu trong từng tháng.
Với thu nhập có hạn chỉ nên chi những khoản bắt buộc phải chi, sau đó tập làm quen với việc tiết kiệm 10% thu nhập hàng tháng. Từ số tiền tiết kiệm đó, bắt đầu xây dựng sự giàu có. Hãy lắp những viên gạch đầu tiên giúp bạn tiến đến cuộc sống mà bạn mong muốn.

Chúc bạn thành công trong bước đầu tiên trên con đường làm giàu trở thành người quản lý tài chính cá nhân xuất sắc.

Thứ Ba, 18 tháng 6, 2013

Thơ 'khóc' bạn từ giã đời độc thân

      "Đời trai nay đã thôi rồi,
Tin mày lấy vợ rụng rời lòng tao"...
      Đang bay nhảy sướng thế nào.
Tự nhiên mày lại vướng vào vợ con.
      Vợ con là cái lồng son.
Đường vào thì có chẳng còn đường ra.
      Vợ mày là con người ta.
Nghĩ mày với nó chẳng bà con chi.
      Con gái là cái quái gì?
Mà mày mê mệt mày đi vào tròng.
      Thuyền quyên là bẫy anh hùng.
Bao người đã chết mày không thấy à?
      Ngày xưa mày vẫn ba hoa.
“Thằng nào ngu mới bị sa lưới tình”.
      Giờ đây cáo đã thành tinh.
Đã thấy bẫy sập còn xin được vào.
      Độc thân thì sướng biết bao.
Bao nhiêu con gái đua nhau lôi mời.
      Bây giờ đã vợ con rồi.
Đi về khai báo, chạy trời khỏi mưa.
      Tiền lương hàng tháng phải đưa.
Tiêu xài mua sắm phải thưa với bà.
      Thân trai rửa bát quét nhà.
Vợ kêu thì dạ còn ra nỗi gì.
      Bạn bè rủ nhậu chẳng đi.
Sợ về nằm thảm tối thì đứt hơi.
      Hu hu hu…Tao thương mày quá mày ơi!
Kể như tao khóc cho đời bạn tao.

Tôi thích làm "chuyện ấy"

Tôi rất thích làm chuyện ấy, làm ít nhất một ngày 3 lần mới đủ lượng.. Nếu như vì một lý do nào đó không thể làm được thì bức bối kinh khủng, không thể tập trung vào việc gì được, kể cả...ngủ.
Với tôi chuyện ấy rất cần thiết, lúc nhỏ vì chưa hiểu nên không quan tâm, từ ngày biết yêu thì cứ như là làm suốt....
Tôi thích làm "chuyện ấy"
Khi làm chuyện ấy, điều quan trọng phải có được một "cái ấy" hợp với mình...
Với tôi thì tôi thích loại thân dài, mình to, đầu nhỏ và thon, lông mềm muợt... Đương nhiên không phải loại ấy dễ có đâu nhé, tôi là tôi tìm mãi mới ra đấy, nên quí lắm, ráng giữ gìn cho riêng mình thôi. Mà cái này các bạn không nên cho mượn hay sài lung tung nhé, dễ lây bệnh truyền nhiễm lắm đấy.
Tôi thì thích làm chuyện ấy suốt ngày, nhưng đặc biệt là sau khi tắm, cho nên lần nào tắm xong thể nào tôi cũng cố làm phát cho nó sảng khoái.
Trước hết cầm cái ấy lên, xịt một ít dung dịch vào (không có dung dịch thì hỏng bét, khô khốc, chẳng mùi vị gì rất chán), rồi đưa vào trong… Phải làm thật nhẹ nhàng và cẩn thận nhé, mới đầu nên cọ cọ phía ngoài thôi, sau đó mới đưa sâu vào, thật nhịp nhàng, thật đều, lên rồi lại xuống, xoay tròn nữa, như thế mới thích…
Đừng quên lưỡi đấy, quan trọng lắm. (Lưu ý, nên vừa làm vừa soi gương mới thú)
Cứ thế cho đến khi nào thấy bọt trắng xùi ra là coi như xong rồi, rửa sạch ngay. Mà đừng có dại nuốt nó vào bụng nhé, không tốt tí nào…(ngày xưa tôi lỡ nuốt mãi, xong cứ tưởng tượng mình sắp chết)…
Phải làm ít nhất là 3 phút, vì theo nghiên cứu, làm chuyện ấy trên 3 phút mỗi lần sẽ giảm được stress và phòng ngừa được vô số các bệnh khác.
Vì thế tôi cứ đánh răng một ngày 3 lần, có hôm đến…6 lần ấy chứ!

Bài đăng phổ biến