Công nghệ túi đất có thể ứng dụng được ở các vùng miền núi |
Nguyên nhân đường có chất lượng kém, nhanh xuống cấp là do cốt nền chưa được xử lý tốt, thất thoát nguyên liệu. Vấn đề nâng cấp đường giao thông nông thôn, nhất là giao thông nội đồng ngày càng cấp thiết, nhất là với những vùng thiếu vật liệu cát và đá, như khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hay miền núi phía Bắc.
Làm đường nông thôn bằng công nghệ túi đất |
Tuy nhiên, trên thực tế, không phải địa phương nào cũng có sẵn kinh phí để triển khai và không phải địa điểm nào cũng có thể đưa máy móc chuyên dụng vào để làm đường.
Sử dụng công nghệ Do-Nou trong điều kiện giao thông của Việt Nam có nhiều ưu điểm.
GS Kimura Makoto
Thứ nhất, tăng sức chịu tải của nền, khắc phục được những nhược điểm của loại đường không xử lý mặt.
Thứ hai, tận dụng được vât liệu địa phương, phế thải xây dựng, tăng được sức chịu tải của vật liệu đất (rất có ý nghĩa khi địa phương thiếu vật liệu đắp).
Thứ ba, đơn giản trong thi công, sử dụng được lao động phổ thông do vậy chủ động được trong việc xây dựng, sửa chữa.
Thứ tư, có thể tải sử dụng khi cần nâng cấp cải tạo. Thứ năm, thân thiện môi trường.
Khởi nguyên, túi đất được sử dụng để chống tràn đập, nhưng GS Kimura Makoto – ĐH Kyoto – Nhật Bản đã thay thế phương thức đơn thuần bằng vải địa kỹ thuật (bao tải) để làm đường chắn, đập thủy lợi, cống... và đã áp dụng thành công tại Kenya, Philippin, Uganda...
Công nghệ Do-Nou sử dụng sức lao động là chính, dụng cụ đơn giản là những chiếc đầm bằng gỗ. Túi đất có chiều dài 40 cm, rộng 40 cm, cao 10cm, đựng 20 kg vật liệu. Vật liệu rất đa dạng, có thể dùng phế thải xây dựng (bê tông xi măng, bê tôngAsphalt, gạch gói) và bao tải tái chế.
Theo kết quả nghiên cứu của trường ĐH Kyoto – Nhật Bản, khi sử dụng túi đất đúng quy cách để gia cường cho nền móng, khả năng chịu tải của nền tăng tới 10% so với kết cấu bê tông và tuổi thọ có thể đạt trên 10 năm.
Tuy nhiên, khả năng chịu tải của bao tải đất phụ thuộc lớn vào cường độ chịu kéo của bao và vật liệu đưa vào bao. GS Kimura nói: “Việc chọn loại bao, loại đất và công tác đầm nén khi đưa đất vào bao nhằm tăng góc ma sát là đặc biệt quan trọng”.
Với công nghệ Đo-no, theo GS Kimura, người nông dân Việt Nam có thể tự làm đường, nhất là những nơi máy móc cơ giới không tiếp cận được với chi phí thấp, chỉ khoảng 19 USD/m.
Việt Nam cũng có thể ứng dụng công nghệ này ở các vùng miền núi, nhưng phải kiểm soát được mức độ nước chảy và nên tạo rãnh thoát nước, để tránh gây xói mòn.
Một vấn đề đặt ra khi tiến hành thực tế với vật liệu địa phương: Có cần phải thực hiện các thí nghiệm về cấp phối đất và độ đầm chặt tiêu chuẩn không? Nếu có thì liệu có khả thi khi chỉ phục vụ triển khai thi công trên quy mô nhỏ?
Làm đường nông thôn bằng công nghệ túi đất |
GS Kimura nói: Chúng tôi không làm thí nghiệm này trong phòng mà chỉ ước tính ngoại hiện trường và sử dụng thêm máy kiểm tra sức chịu tải của nền sau gia cố.
Một vấn đề khác nữa, khi áp dụng công nghệ này cho đập thủy lợi nông thôn thì vật liệu đưa vào túi phải như thế nào mới đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật tối thiểu là giữ nước cho đập?
Dự án thí điểm ứng dụng công nghệ “Do-nou” nằm trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ của JICA cho các học viên có tiềm năng áp dụng công nghệ của Nhật Bản sau khi tham gia học tập tại Nhật.
Dự án là sự hợp tác của Chủ nhiệm dự án, thạc sỹ Nguyễn Thị Loan và giáo sư Kimura Makoto, Đại học Kyoto, Nhật Bản trong việc chuyển giao, áp dụng công nghệ xây dựng đường của Nhật Bản vào Việt Nam.
Gs Kimura giải thích: Chúng tôi dùng đất sét đưa vào tủi để giải quyết vấn đề này. Ông cũng lưu ý là đập chỉ nên làm cao tối đa 1.5m.
Ứng dụng công nghệ Do-Nou trong xây dựng, bảo trì đường giao thông nông thôn Việt Nam vừa được thử nghiệm thành công tại xã Tân Ước, huyện Thanh Oai, Hà Nội.
Theo ông Nguyễn Tuấn Anh – Phó Chủ tịch huyện Thanh Oai, hiện giao thông nông thôn huyện Thanh Oai đã 100% bê tông hóa song giao thông nội đồng rất khó khăn.
Ông Tuấn Anh tin tưởng: “Việc ứng dụng công nghệ Do-Nou tại xã Tân Ước sẽ góp phần giúp bà con nông dân giải quyết khó khăn, đảm bảo giá nông sản, tăng năng suất nông nghiệp lên mức cao hơn”.
Đình Thiện
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét