Thứ Năm, 29 tháng 1, 2015

Hoover Dam

Hoover Dam spans the Colorado River in Black Canyon between Arizona and Nevada, some 30 miles southeast of Las Vegas Nevada. Constructed in the 1930s, the concrete arch-gravity structure was intended to prevent flooding as well as provide much-needed irrigation and hydroelectric power to arid regions of states like California and Arizona. It was originally known as Boulder Dam, but was renamed in 1947 in honor of Herbert Hoover, who as U.S. secretary of commerce and the 31st U.S. president proved instrumental in getting the dam built. At 726 feet high and 1,244 feet long, Hoover Dam was one of the largest man-made structures in the world at the time of its construction, and one of the world’s largest producers of hydroelectric power.

REGION & BACKGROUND
From its source in the Rocky Mountains of north-central Colorado, the mighty Colorado River travels southwest more than 1,400 miles to the Gulf of California, joining with other water sources (including the Green River and the Little Colorado River) and carving out the majestic Grand Canyon along its way. The Colorado River Basin includes parts of seven western states (Arizona, California, Colorado, Nevada, New Mexico, Utah and Wyoming) and 2,000 square miles in Mexico.
Did You Know?
Building Hoover Dam required more than 5 million barrels of concrete. The finished dam contains enough concrete (4.5 million cubic yards) to build a two-lane highway from Seattle, Washington to Miami, Florida.
Beginning in the late 19th century, attempts were made to harness the natural power of the Colorado in order to provide irrigation and allow for settlement in the arid Southwest. In 1905, massive flooding caused by melting snow from high in the Rocky Mountains broke through the existing canals built just a few years earlier, completely submerging nearby farms. By the early 1920s, it had become clear that the Colorado would need to be controlled in order to prevent springtime flooding and channel the water where it was needed for irrigation, as well as provide hydroelectric power for people living in the region.

EARLY PLANS
Arthur Powell Davis, head of the U.S. Bureau of Reclamation (the federal agency given responsibility for irrigation in the West) drew up plans for an ambitious dam-building project in 1922. Black Canyon was chosen out of two prospective locations for the dam; the other was Boulder Canyon, and for some reason the planners continued to call the project Boulder Dam. Before a dam could be built, however, political work was necessary to resolve the competing claims on the river by different western states. As U.S. secretary of commerce, Herbert Hoover negotiated the Colorado River Compact, which divided the river basin into two regions, lower (Arizona, Nevada and California) and upper (Wyoming, Utah, New Mexico and Colorado) that would make the building of the dam possible.

More than 200 engineers worked to design the dam that would be constructed in Black Canyon. It would be the highest concrete arch dam in the United States, and the largest building project that the federal government had ever undertaken. In 1928, after years of lobbying to get a dam-building bill through Congress, the legislation was finally approved as the Boulder Canyon Project Act. Hoover, who that same year was elected as the 31st president of the United States, signed the bill into law in 1929.

A MASSIVE BUILDING PROJECT
By the time construction of Boulder Dam began in 1930, thousands of prospective workers had flooded the region, many of whom had lost their jobs during first years of the Great Depression. A total of 21,000 men worked on building the dam over the course of its construction (around 5,000 at any one time) and the region’s growing population turned Las Vegas from a sleepy town to a bustling city.

Blistering summer heat and a lack of adequate shelter and services combined with difficult and dangerous working conditions to create a volatile situation, and conflicts arose between the construction firm, Six Companies, and dam workers and their families. The Bureau of Reclamation would later estimate that 107 workers lost their lives while building the dam. Despite these problems, the massive project proceeded relatively quickly, and by the fall of 1935 Boulder Dam was completed.

A NATIONAL LANDMARK
Some 12,000 people attended the ceremony on September 30, 1935, when President Franklin D. Roosevelt dedicated Boulder Dam. (Twelve years later, the dam would be renamed for Hoover in honor of his efforts on behalf of the project.) At 726 feet (221 m) high–twice the height of the Statue of Liberty–and 1,244 feet (379 m) long, the dam weighs more than 6.6 million tons. At its base, where the maximum water pressure is 45,000 pounds per square foot, are huge generators that could produce up to 3 million horsepower and provide electricity for three states. The building of the dam created Lake Mead, which extends for 550 miles of shoreline and 247 miles of area, and is one of the largest man-made lakes in the world.

Hoover Dam was the tallest dam in the world when it was finished, and remained the largest producer of hydroelectric power in the world until 1948. Today, it is no longer the tallest, the largest by volume or the largest hydroelectric power producer, but remains among the biggest and best-known dams in the world. A National Historic Landmark, Hoover Dam draws some 7 million tourists a year, and another 10 million visit Lake Mead for boating, sailing, fishing and other recreation.

http://www.history.com

Chủ Nhật, 25 tháng 1, 2015

Tổng công trình sư của kênh đào Suez

Không phải là kỹ sư, cũng chẳng phải nhà tài chính, song không ai có thể nghĩ ông lại là người thực hiện và thực hiện được công việc vĩ đại là khơi thông con kênh đào Suez, tuyến đường biển ngắn nhất nối liền lục địa Á-Âu mà không phải qua châu Phi và được ví như động mạch của nền kinh tế thế giới. Ông là Ferdinand de Lesseps. Ông sinh vào ngày này cách đây 209 năm, ngày 19/11/1805.
Tàu CMA CGM đi qua kênh Suez khu vực cảng Ismailia, cách thủ đô Cairo (Ai Cập) 120km về phía đông bắc ngày 2/12/2012. Ảnh: AFP-TTXVN
Ferdinand de Lesseps sinh tại Versailles trong một gia đình có truyền thống làm chính khách ngoại giao của nước Pháp. Nối nghiệp gia đình, đến tuổi trưởng thành, Ferdinand De Lesseps lại trở thành một nhà ngoại giao.

Việc trở thành một nhà ngoại giao đã giúp Ferdinand De Lesseps có cơ hội được công tác ở nhiều nước trên thế giới như Bồ Đào Nha, Tunisia, Ai Cập, Algérie, Hà Lan, Tây Ban Nha, Italy… Và thời gian ông được cử giữ chức Lãnh sự Pháp tại Ai Cập đã có ảnh hưởng lớn đến công trình xây dựng con kênh đào Suez của ông sau này.

Chính ông là người đã khơi lại ý tưởng chiến lược của Hoàng đế Pháp Napoleon Bonaparte về việc xây dựng một con kênh nhân tạo nối Địa Trung Hải với Biển Đỏ. Từ cuối thế kỉ XVIII, khi chinh phục Ai Cập, Napoleon Bonaparte đã cho tiến hành các nghiên cứu về việc xây dựng một con kênh nối liền Địa Trung Hải và Biển Đỏ, tuy nhiên dự án này sau đó đã bị gác lại vì Napoleon phải quay trở về Pháp.

Sau khi khơi lại ý tưởng xây dựng kênh đào Suez, Ferdinand De Lesseps đã tiến hành một công trình nghiên cứu khảo sát vào năm 1846 và khẳng định mực nước giữa Địa Trung Hải và Biển Đỏ không chênh nhau, nên việc xây dựng một con kênh nhân tạo là một phương án khả thi.
Chân dung Ferdinand de Lesseps.
Sau đó, bằng tài ngoại giao của mình, Lesseps đã thuyết phục được chính quyền Ai Cập cấp phép xây dựng vào năm 1856. Tháng 4/1859, Pháp chính thức tiến hành xây dựng kênh đào Suez. Trải qua 10 năm xây dựng gian nan, vất vả với sự tham gia của hơn 2,4 triệu công nhân Ai Cập, trong đó 125.000 người đã thiệt mạng, tháng 11/1869, kênh đào Suez chính thức được khánh thành và đi vào hoạt động.   

Kênh đào Suez, nằm ở phía Tây Ai Cập, có chiều dài 163km, sâu 17m, rộng 150m, nối liền thành phố cảng Port Said trên bờ Địa Trung Hải và thành phố cảng Suez trên bờ Biển Đỏ. Khi đi vào hoạt động, kênh đào Suez có vai trò rất quan trọng. Nó đã góp phần rút ngắn tuyến đường biển cho những con tàu (dưới 150.000 tấn) đi từ Đại Tây Dương qua Địa Trung Hải đến Biển Đỏ rồi qua Ấn Độ Dương hay ngược lại. Cũng nhờ có kênh đào Suez, con đường biển từ London (Anh) tới Mumbai (Ấn Độ) đã rút ngắn được gần 12.000km.

Kênh đào Suez nhanh chóng có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của nền giao thương thế giới. Cho đến nay, nó vẫn là huyết mạch sống còn của tuyến lưu thông hàng hóa từ Đông sang Tây, đặc biệt là vai trò quan trọng trong việc vận chuyển dầu mỏ từ Trung Đông đến các nền kinh tế phát triển.

Mỗi năm có khoảng gần 19.000 tàu, chuyên chở khoảng 700 triệu tấn hàng hóa các loại đi qua kênh đào này.  Hơn thế, kênh đào Suez còn có vai trò chiến lược về an ninh trong khu vực Trung Đông. Nhờ lợi ích mà kênh đào Suez mang lại mà Ai Cập nhận được sự hỗ trợ của Mỹ và luôn được Mỹ xem như “hòn đá tảng” trong chính sách Trung Đông của Mỹ.

Tiếp nối thành công của kênh đào Suez, Ferdinand De Lesseps tiếp tục lên kế hoạch cho việc xây dựng kênh đào Panama - con kênh giữ vai trò huyết mạch nối giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Năm 1880, công ty của Lesseps khởi công công trình xây dựng con kênh đào giữa hai bờ đại dương ở Panama.

Tuy nhiên những kinh nghiệm và sự tài giỏi của các kỹ sư Pháp được thử thách ở kênh đào Suez đã không giúp họ vượt qua được những điều kiện thời tiết khắc nghiệt tại Panama. Bệnh tật và sự yếu kém trong điều hành dự án đã  khiến cho công ty của Lesseps phá sản vào năm 1889.

Những nỗ lực sau đó của người Pháp nhằm duy trì việc xây dựng kênh đào Panama đều thất bại do thiếu kinh phí, vì thế người Pháp đã phải bán dự án cùng trang thiết bị xây dựng cho người Mỹ.
Tàu hàng đi qua kênh đào Panama.
Tuy không thành công với kênh đào Panama, nhưng những khảo sát của Lesseps vẫn được người Mỹ dùng làm cơ sở để hoàn tất công trình kênh đào Panama vào đầu thế kỷ XX. Kênh đào Panama được coi là một cuộc cách mạng trong giao thông đường biển của thế giới. Nhờ có "công trình thế kỷ" này, tàu chở hàng không phải đi qua Nam Mỹ và mũi Kap Hoon nguy hiểm, rút ngắn đường đi giữa hai đại dương.

Lesseps qua đời vào ngày 7/12/1894. Năm năm sau, để tỏ lòng tôn kính đối với một trong những thiên tài sáng tạo của thế kỷ XIX, một bức tượng hoành tráng của ông đã được xây dựng ngay ở lối vào của con kênh đào Suez. Tuy nhiên, đến cuối năm 1956, sau khi Ai Cập quốc hữu hóa kênh đào Suez, bức tượng đã được gỡ bỏ, tượng trưng cho sự kết thúc quyền sở hữu kênh đào này của người châu Âu. Bức tượng được chuyển đến cảng Fouad.


Đến nay không ai có thể phủ nhận rằng sự ra đời của kênh đào Suez đã có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển giao thương không chỉ của Ai Cập mà của toàn thế giới. Không những thế, nó còn là biểu tượng của những tiến bộ khoa học thế giới vào cuối thế kỷ XIX.

Theo Trung tâm Thông tin tư liệu/TTXVN

Thứ Hai, 19 tháng 1, 2015

Vỡ đập, ai phải chịu trách nhiệm?

- Trong một cuộc kiểm tra ngẫu nhiên 114/166 đập TÐ dưới 30 MW, Bộ Công thương phát hiện 34 đập chưa thực hiện công tác kiểm định, kiểm tra theo quy định và gần một nửa số đập TÐ chưa có phương án bảo vệ khi có sự cố... Con số này nói lên điều gì, thưa ông?
Cần nhấn mạnh rằng, việc bảo đảm an toàn hồ đập (ATHÐ) không phải chỉ qua công tác kiểm định an toàn đập, thực chất công tác này phải được chủ đập kiểm tra thường xuyên để phát hiện, xử lý các bất thường trong quá trình vận hành, hoặc kiểm tra trước các mùa mưa bão hằng năm. Về phương án bảo vệ đập, theo quy định tại Nghị định 72/2007/NÐ-CP (viết tắt NÐ 72) thì tất cả các đập phải có phương án bảo vệ để chủ động phòng ngừa hành vi xâm hại đập (về bảo vệ an ninh, không phải sự cố đập). Nhưng thực tế, có nhiều đập TÐ rất nhỏ được nêu trong nội dung NÐ 72 không còn hợp lý, cần được điều chỉnh.
Công tác bảo đảm an toàn hồ đập cần được tiến hành thường xuyên, quyết liệt (Internet)
- Thưa ông, có hay không tình trạng "quả bóng trách nhiệm" cứ được đá từ nơi này qua nơi khác... mỗi khi có sự cố an toàn hồ đập xảy ra?
Theo quy định, chủ DN phải chịu trách nhiệm đối với mọi hoạt động của đơn vị mình quản lý. Khi xảy ra sự cố thì phải tiến hành điều tra xác định nguyên nhân, từ đó mới quy trách nhiệm cho từng tổ chức/cá nhân có liên quan. Về trách nhiệm của các cơ quan quản lý được xác định theo sự phân công của Chính phủ (đối với các bộ, ngành, UBND tỉnh) và của UBND tỉnh (đối với các sở). Hiện nay, chịu trách nhiệm chung quản lý nhà nước về ATHÐ thủy điện thuộc Bộ Công thương và an toàn TÐ nhỏ thuộc UBND tỉnh.

- Thiếu cơ chế xử phạt thích đáng những vi phạm trong lĩnh vực vận hành đập TÐ, phải chăng là nguyên nhân khiến cho các chủ đập còn xem nhẹ việc vận hành an toàn?
Không phải chúng ta thiếu văn bản quy phạm pháp luật về vấn đề trên. Chính phủ từng có Nghị định số 134/2013/NÐ-CP ngày 17-10-2013 về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an toàn đập TÐ. Sau đó ban hành tiếp Nghị định số 140/2005/NÐ-CP ngày 11-11-2005 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi. Tuy nhiên, do quy định chưa chi tiết, rõ ràng về hành vi vi phạm nào thì bị xử phạt nên các cơ quan quản lý chưa đủ cơ sở để xử lý. Thực tế cũng chưa có chủ đập TÐ nào bị xử phạt theo quy định NÐ 140. Vậy nên, các chủ đập còn coi nhẹ việc thực hiện quy định của pháp luật về quản lý ATHÐ.

- Ông nghĩ gì khi chính những chủ đập cũng than khó vì cơ chế chính sách, thưa ông?
Có thể nói, từ năm 2010 trở về trước, hầu hết các chủ đập TÐ chưa thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập... Thế nhưng, với sự chỉ đạo quyết liệt của bộ, ngành chức năng, đến nay, hầu hết các chủ đập TÐ lớn đã thực hiện nghiêm túc. Ðến nay vấn đề nằm ở việc nhiều chủ đập TÐ nhỏ và vừa chưa thực hiện đầy đủ các quy định này. Nguyên nhân một phần do các chủ đập gặp khó khăn trong việc xác định ranh giới vùng hạ du đập, tính toán các kịch bản vỡ đập nên lúng túng trong việc xây dựng phương án phòng chống lũ lụt cho vùng hạ du đập... Thêm vào đó, một số quy định hiện hành về quản lý an toàn đập không còn phù hợp với thực tế, nhất là đối với những công trình TÐ nhỏ, vẫn chưa được chỉnh lý, khắc phục.

Ông Cao Anh Dũng, Phó Cục trưởng Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công thương) trả lời Nhân Dân cuối tuần về những bất cập trong hệ thống chính sách hiện nay đối với quản lý an toàn hồ đập thủy điện (TÐ)
- Vì sao gần bốn năm trôi qua mà những bất cập chính sách vẫn là chuyện "khổ lắm biết rồi nói mãi", thưa ông?
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương đã tích cực phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành liên quan trong việc xây dựng một Nghị định mới thay thế NÐ 72 cũng như việc hỗ trợ phần mềm, xây dựng bản đồ ngập lụt, phương pháp tính cho các kịch bản phòng chống lũ lụt vùng hạ du đập; xây dựng mới, sửa đổi bổ sung các quy trình vận hành liên hồ, đơn hồ... Những nội dung công việc này đòi hỏi nhiều thời gian và kinh phí để hoàn thiện. Do vậy, trong lúc chờ đợi có Nghị định thay thế, đề nghị UBND các tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra các chủ đập cũng như thẩm định, phê duyệt các phương án theo thẩm quyền.

- Theo nhìn nhận của ông, cần tập trung vào giải pháp gì để tăng cường công tác quản lý xây dựng và vận hành hồ chứa?
Cần phải thực hiện các giải pháp tăng cường vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền trong công tác an toàn đập TÐ từ trung ương đến địa phương thông qua việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về TÐ; rà soát, kiểm tra công tác quản lý, vận hành hồ chứa của các chủ đập; kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập TÐ để từ đó đưa công tác quản lý theo đúng quy định, bảo đảm ATHÐ khi mưa, bão đến.
- Xin cảm ơn ông!

Đức Nghĩa (theo báo nhân dân)

Download file tính

Lời đầu tiên, chúng tôi xin được gởi đến các kỹ sư xây dựng, các bạn đồng nghiệp và bạn đọc lời cảm ơn, sự tin tưởng, ủng hộ và có những đóng góp, những ý kiến quý giá trong thời gian vừa qua.
Để tiện cho các bạn tiếp cận những phần mềm, tài liệu tính toán chuyên ngành xây dựng, chúng tôi cố gắng tạo dựng trang web này hỗ trợ cho các bạn. Nguồn dữ liệu là các phần mềm tính toán xây dựng, các tài liệu chuyên về xây dựng, các video hướng dẫn sử dụng... Đó là các modul excell tính toán (được lập trình trên VBA), các chương trình do chúng tôi tự lập trình để thực hiện việc tính toán thiết kế tự động tiết kiệm thời gian và tính chính xác cao. Tất cả đều được viết theo các tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam hiện hành (có tham khảo các tài liệu và tiêu chuẩn nước ngoài...) mới nhất phù hợp và chính xác nhất. Những phần mềm được sử dụng rộng rãi trong thời gian vừa qua và có những ý kiến đóng góp rất tích cực. Chúng tôi luôn cập nhật và hiệu chỉnh phù hợp nhất có thể.
Lưu ý rằng, một số file phải trả phí sử dụng.

(các bạn báo link hỏng tại đây nhé!)

Chủ Nhật, 18 tháng 1, 2015

Đất Mẹ

Có ai đã tững đi xa mà chưa từng nhớ nhà, chưa từng khóc khi nghĩ về ngôi nhà yêu quý đó. Những con người phải từ bỏ sự ấm cúng, hạnh phúc và gần gũi những người thân yêu để đi xa tìm cuộc sống mới, những con người phải sống mưu sinh nới đất khách quê người. Có ai muốn vậy đâu, nhưng tất cả cũng chỉ vì cuộc sống, vì kiếm miếng cơm manh áo, vì tri thức nhân loại.
Phải xa rồi cái cổng làng quê hương. Với những bạn trẻ lần đầu tin xa quê bắt đầu cuộc sống mới, môi trường mới, học tập và làm việc. Và chắc chắn rằng rồi trong cuộc sống ấy sẽ có lúc bạn sẽ thấy cô đơn, thấy buồn phiền thấy chán nản với cuộc sống, vì cái xã hội bạn đang sống ấy đã làm tổn thương con người chưa từng trải như bạn. Không ai có thể tự nhận mình là người luôn lạc quan, luôn tự tin, luôn mạnh mẽ, bất cứ mối quan hệ nào, sự việc gì ngoài xã hội có thể làm tổn thương chính bạn. Sẽ có lúc bạn cảm thấy tổn thương vô cùng, cần lắm một bờ vai, cần lắm một người để tâm sự.
Nhưng chắc chắn một điều rằng với những bạn trẻ xa quê lần đầu tiên họ sẽ nhớ nhà, nhớ ba mẹ, nhớ người thân, muốn về nhà để được gia đình che chở, và cảm thông.
Và rồi thời gian trôi đi, những lần như vậy sẽ khiến bạn trưởng thành hơn, xử lí tốt hơn, không còn quá bất ngờ, không dễ bị tổn thương thế nữa. Và công việc sẽ vẫn được bạn hoàn thành tốt. Và đâu đó trong tâm thức hình bóng quê hương vẫn luôn hiện hữu trong tâm trí bạn.

Nhớ lắm thôi cái bếp khói nhà mình. Những con người ấy, bạn trẻ ấy vẫn cần mẫn ngày đêm học tập làm việc nhưng trong lòng vẫn luôn hướng về quê hương về gia đình. Có những cô cậu sinh viên không có tiền về quê thăm người ba mẹ, người thân, nhớ nhà quá chỉ có thể lấy ảnh ra ngắm và khóc thôi, có những người vì khoảng cách quá xa, vì công việc qua bận rộn không thể sắp xếp được thời gian cũng như công việc để trở về bên gia đình ba mẹ vầ người thân của họ. Nhưng họ vẫn cần mẫn ngày đêm để có ngày trở về thật là vinh quang thật là hạnh phúc. Biết bao đêm không ngủ được vì mọi thứ, sự vô tâm của những người bạn bên cạnh, sự hờ hững của con người thời kinh tế thị trường hay những lần giận dỗi về người yêu… Những lúc như thế họ luôn nghĩ đến gia đình muốn về bên họ, muốn ôm thật chặt người mẹ thân yêu, muốn tâm sự những lời mà người khác không muốn nghe. Vì chỉ mẹ thôi, người mà yêu bạn nhất trên đời, là người mà suốt đời vì con và luôn lắng nghe những gì con nói. Có ai muốn cuộc sống đó làm gì, ốm không người chăm sóc giúp đỡ, buồn không người bên cạnh, nhớ không biết kêu ai, nhưng đó mới là chúng ta, là thế hệ trẻ cần phải biết khắc phục và vươn lên. Nhưng mỗi người trong chúng ta, những người bên cạnh hãy sống tốt với nhau hơn để có thể cùng nhau sống tốt trên quê người và vơi đi một phần nào đó về nỗi nhớ quê nhà.
Internet

Thứ Tư, 14 tháng 1, 2015

Nghị định 142/2013/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sán

NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ KHOÁNG SẢN
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.
1. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.
2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước quy định tại Nghị định này bao gồm: Vi phạm các quy định về điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; vi phạm các quy định về bảo vệ tài nguyên nước; vi phạm các quy định về phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra và các vi phạm khác trong quản lý tài nguyên nước được quy định cụ thể tại Chương II Nghị định này.
3. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản quy định tại Nghị định này bao gồm: Vi phạm các quy định về điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; vi phạm các quy định về thăm dò, khai thác khoáng sản; vi phạm các quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản; vi phạm các quy định về sử dụng thông tin về khoáng sản; vi phạm các quy định về quyền lợi của địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác; vi phạm các quy định về bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và các vi phạm khác trong lĩnh vực khoáng sản được quy định cụ thể tại Chương III Nghị định này.
4. Các hành vi vi phạm hành chính có liên quan đến lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản không quy định tại Nghị định này thì được áp dụng theo quy định tại các Nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.
1. Hình thức xử phạt chính:
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền
Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước là 250.000.000 đồng đối với cá nhân và 500.000.000 đồng đối với tổ chức. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; Giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất; Giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản từ 01 (một) tháng đến 16 (mười sáu) tháng.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau:
a) Tước quyền sử dụng Giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; Giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất; Giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản từ 03 (ba) tháng đến 12 (mười hai) tháng hoặc đình chỉ hoạt động từ 01 (một) tháng đến 24 (hai mươi tư) tháng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
Hình thức xử phạt bổ sung chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Đối với mỗi vi phạm hành chính, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau:
a) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước;
b) Buộc thực hiện các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, tác động xấu đến sức khỏe con người;
c) Buộc thực hiện đầy đủ các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường;
d) Buộc thực hiện các giải pháp phục hồi đất đai, môi trường;
đ) Buộc thực hiện các giải pháp đưa các khu vực đã khai thác khoáng sản về trạng thái an toàn;
e) Buộc san lấp, tháo dỡ công trình vi phạm; buộc dỡ bỏ, di dời các vật gây cản trở dòng chảy; buộc di chuyển máy móc, thiết bị, tài sản ra khỏi khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản;
g) Buộc khôi phục hoặc xây dựng lại các công trình, thiết bị bảo đảm an toàn mỏ, bảo vệ môi trường;
h) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hư hỏng hạ tầng kỹ thuật; thực hiện việc nâng cấp, duy tu, xây dựng đường giao thông;
i) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm gây ra;
k) Buộc giao nộp mẫu vật, thông tin về khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về khoáng sản;
l) Buộc cải chính thông tin, dữ liệu sai lệch do thực hiện hành vi vi phạm;
m) Buộc nộp lại toàn bộ khối lượng khoáng sản hoặc giá trị bằng tiền có được do việc khai thác ngoài diện tích khu vực khai thác; do khai thác vượt quá công suất được phép khai thác gây ra;
n) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
1. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
2. Thẩm quyền phạt tiền của những người được quy định tại các Điều 44, 45 và Điều 46 của Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền mức tối đa áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; đối với tổ chức, thẩm quyền phạt tiền mức tối đa gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về điều kiện, năng lực thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về điều kiện, năng lực thực hiện tư vấn lập quy hoạch tài nguyên nước.
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng quy định về việc quan trắc, giám sát tài nguyên nước trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện quan trắc, giám sát tài nguyên nước trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước theo quy định.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi khai thác nước dưới đất thuộc các trường hợp phải đăng ký mà không đăng ký theo quy định.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau:
a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm 01 (một) giếng khoan, chiều sâu dưới 50 mét;
b) Khai thác, sử dụng nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng từ trên 10 m3/ngày đêm đến dưới 200 m3/ngày đêm;
c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng từ trên 0,1 m3/giây đến dưới 0,5 m3/giây;
d) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp với lưu lượng từ trên 100 m3/ngày đêm đến dưới 3.000 m3/ngày đêm;
đ) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ trên 50 kW đến dưới 2.000 kW;
e) Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác trên đất liền với lưu lượng từ trên 10.000 m3/ngày đêm đến dưới 50.000 m3/ngày đêm.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau:
a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm 01 (một) giếng khoan, chiều sâu từ 50 mét trở lên;
b) Khai thác, sử dụng nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng từ 200 m3/ngày đêm đến dưới 400 m3/ngày đêm;
c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng từ 0,5 m3/giây đến dưới 1 m3/giây;
d) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp với lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm đến dưới 10.000 m3/ngày đêm;
đ) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 2.000 kW đến dưới 5.000 kW;
e) Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác trên đất liền với lưu lượng từ 50.000 m3/ngày đêm đến dưới 100.000 m3/ngày đêm.
4. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau:
a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm 02 (hai) giếng khoan, tổng chiều sâu dưới 80 mét;
b) Khai thác, sử dụng nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng từ 400 m3/ngày đêm đến dưới 800 m3/ngày đêm;
c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng từ 1 m3/giây đến dưới 1,5 m3/giây;
d) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp với lưu lượng từ 10.000 m3/ngày đêm đến dưới 20.000 m3/ngày đêm;
đ) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 5.000 kW đến dưới 10.000 kW;
e) Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác trên đất liền với lưu lượng từ 100.000 m3/ngày đêm đến dưới 200.000 m3/ngày đêm.
5. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau:
a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm 02 (hai) giếng khoan, tổng chiều sâu từ 80 mét trở lên;
b) Khai thác, sử dụng nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng từ 800 m3/ngày đêm đến dưới 1.000 m3/ngày đêm;
c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng từ 1,5 m3/giây đến dưới 2 m3/giây;
d) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp với lưu lượng từ 20.000 m3/ngày đêm đến dưới 50.000 m3/ngày đêm;
đ) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 10.000 kW đến dưới 20.000 kW;
e) Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác trên đất liền với lưu lượng từ 200.000 m3/ngày đêm đến dưới 300.000 m3/ngày đêm.
6. Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau:
a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm 03 (ba) giếng khoan, tổng chiều sâu dưới 100 mét;
b) Khai thác, sử dụng nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng từ 1.000 m3/ngày đêm đến dưới 1.500 m3/ngày đêm;
c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng từ 2 m3/giây trở lên;
d) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp với lưu lượng từ 50.000 m3/ngày đêm đến dưới 100.000 m3/ngày đêm;
đ) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 20.000 kW đến dưới 30.000 kW;
e) Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác trên đất liền với lưu lượng từ 300.000 m3/ngày đêm đến dưới 400.000 m3/ngày đêm.
7. Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 190.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau:
a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm 03 (ba) giếng khoan, tổng chiều sâu từ 100 mét trở lên;
b) Khai thác, sử dụng nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng từ 1.500 m3/ngày đêm đến dưới 3.000 m3/ngày đêm;
c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp với lưu lượng từ 100.000 m3/ngày đêm đến dưới 200.000 m3/ngày đêm;
d) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 30.000 kW đến dưới 40.000 kW;
đ) Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác trên đất liền với lưu lượng từ 400.000 m3/ngày đêm đến dưới 500.000 m3/ngày đêm.
8. Phạt tiền từ 190.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau:
a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm từ 04 (bốn) giếng khoan trở lên;
b) Khai thác, sử dụng nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm đến dưới 4.000 m3/ngày đêm;
c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp với lưu lượng từ 200.000 m3/ngày đêm đến dưới 300.000 m3/ngày đêm;
d) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 40.000 kW đến dưới 50.000 kW;
đ) Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác trên đất liền với lưu lượng từ 500.000 m3/ngày đêm đến dưới 700.000 m3/ngày đêm.
9. Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau:
a) Khai thác, sử dụng nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng từ 4.000 m3/ngày đêm trở lên;
b) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp với lưu lượng từ 300.000 m3/ngày đêm trở lên;
c) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 50.000 kW trở lên;
d) Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác trên đất liền với lưu lượng từ 700.000 m3/ngày đêm trở lên.
10. Hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước khi giấy phép đã hết hạn áp dụng mức xử phạt như trường hợp không có giấy phép quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5, 6 ,7, 8 và Khoản 9 Điều này, trừ trường hợp đã nộp hồ sơ xin gia hạn theo quy định.
11. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và Khoản 10 Điều này mà gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước.
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không cung cấp đầy đủ và trung thực các dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước tại khu vực thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
b) Không thực hiện chế độ báo cáo về kết quả thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Đối với hành vi khai thác, sử dụng tài nguyên nước vượt quá lưu lượng quy định trong giấy phép thì phần lưu lượng vượt quy định áp dụng xử phạt theo quy định tại Điều 6 của Nghị định này.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Khai thác, sử dụng tài nguyên nước không đúng mục đích đã quy định trong giấy phép;
b) Khai thác, sử dụng tài nguyên nước không theo chế độ đã quy định trong giấy phép;
c) Khai thác, sử dụng tài nguyên nước không đúng vị trí quy định trong giấy phép;
d) Khai thác, sử dụng nước mặt không đúng nguồn nước đã quy định trong giấy phép;
đ) Khai thác, sử dụng nước dưới đất không đúng tầng chứa nước đã quy định trong giấy phép;
e) Thăm dò nước dưới đất không đúng nội dung đã quy định trong giấy phép.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc tước quyền sử dụng Giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong thời hạn từ 01 (một) tháng đến 03 (ba) tháng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, phòng ngừa, khắc phục sự cố trong quá trình thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước;
b) Khai thác, sử dụng nước mặt không bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu đã quy định trong giấy phép.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này mà gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước.
Điều 8. Vi phạm quy định về hành nghề khoan nước dưới đất
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện báo cáo định kỳ hàng năm về khoan nước dưới đất theo quy định của Giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Thi công giếng khoan không theo đúng quy trình, thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt gây ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng nước dưới đất;
b) Thực hiện hành nghề không đúng quy mô đã quy định trong Giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất;
c) Thi công khoan thăm dò, khoan khai thác nước dưới đất cho tổ chức, cá nhân không có Giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất theo quy định.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Cho mượn, cho thuê giấy phép để hành nghề khoan nước dưới đất;
b) Hành nghề khoan nước dưới đất mà không có Giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất theo quy định của pháp luật;
c) Hành nghề khoan nước dưới đất khi giấy phép đã hết hạn, trừ trường hợp đã nộp hồ sơ xin gia hạn theo quy định.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất trong thời hạn từ 03 (ba) tháng đến 06 (sáu) tháng đối với hành vi vi phạm tại Điểm a Khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2, Điểm b và Điểm c Khoản 3 Điều này mà gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng hoặc tước quyền sử dụng giấy phép trong thời hạn từ 03 (ba) tháng đến 06 (sáu) tháng đối với hành vi sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy phép.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc tước quyền sử dụng giấy phép trong thời hạn từ 06 (sáu) tháng đến 12 (mười hai) tháng đối với hành vi chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước mà không được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép chấp thuận.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây với hồ chứa có dung tích dưới 1.000.000 m3:
a) Không lập hành lang bảo vệ hồ chứa theo quy định hoặc không bàn giao mốc chỉ giới hành lang bảo vệ hồ chứa cho Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Sử dụng mặt nước hồ chứa để nuôi trồng thủy sản, kinh doanh du lịch, giải trí không được cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước chấp thuận bằng văn bản;
c) Không thực hiện chế độ thông báo, báo cáo liên quan đến vận hành công trình theo quy định;
d) Không xây dựng kế hoạch điều tiết nước hàng năm của hồ chứa hoặc không thực hiện điều tiết nước hàng năm của hồ chứa theo kế hoạch.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này với hồ chứa có dung tích từ 1.000.000 m3đến dưới 10.000.000 m3.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này với hồ chứa có dung tích từ 10.000.000 m3đến dưới 50.000.000 m3.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này với hồ chứa có dung tích từ 50.000.000 m3đến dưới 100.000.000 m3.
5. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này với hồ chứa có dung tích từ 100.000.000 m3trở lên.
6. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 7 Nghị định này;
b) Không thực hiện kế hoạch, phương án điều hòa, phân phối nguồn nước trên lưu vực sông của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng phương án để đối phó với tình huống vỡ đập, các tình huống đe dọa nghiêm trọng đến an toàn công trình, tính mạng và tài sản của nhân dân.
8. Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi không tuân thủ theo lệnh điều hành vận hành hồ chứa của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp lũ, lụt, hạn hán, thiếu nước và các trường hợp khẩn cấp khác.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không thực hiện cung cấp số liệu quan trắc, dự báo liên quan đến vận hành hồ, lưu lượng đến hồ theo quy định;
b) Không thực hiện quan trắc, thu thập thông tin, dữ liệu về khí tượng, thủy văn để phục vụ yêu cầu quản lý vận hành, khai thác hồ chứa theo quy định;
c) Không thực hiện quan trắc, đo đạc mực nước hồ, lưu lượng xả hoặc không tính toán, dự báo lượng nước đến hồ, mực nước hồ phục vụ vận hành hồ chứa.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện chế độ thông báo, báo cáo liên quan đến vận hành công trình theo quy định.
3. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện vận hành hồ bảo đảm dòng chảy tối thiểu ở hạ du theo quy định trong quy trình vận hành liên hồ.
4. Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện vận hành duy trì mực nước hồ tương ứng với các thời kỳ theo quy định trong quy trình vận hành liên hồ chứa.
5. Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện vận hành hồ chứa để cắt, giảm lũ cho hạ du theo quy định trong quy trình vận hành liên hồ chứa.
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải có chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ vào nguồn nước với lưu lượng nước thải không vượt quá 5 m3/ngày đêm.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ trên 5 m3/ngày đêm đến dưới 50 m3/ngày đêm, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này;
b) Xả nước thải nuôi trồng thủy sản vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ trên 10.000 m3/ngày đêm đến dưới 30.000 m3/ngày đêm.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 50 m3/ngày đêm đến dưới 100 m3/ngày đêm, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này;
b) Xả nước thải nuôi trồng thủy sản vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 30.000 m3/ngày đêm đến dưới 50.000 m3/ngày đêm.
4. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 100 m3/ngày đêm đến dưới 500 m3/ngày đêm, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này;
b) Xả nước thải nuôi trồng thủy sản vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 50.000 m3/ngày đêm đến dưới 100.000 m3/ngày đêm.
5. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 500 m3/ngày đêm đến dưới 1.000 m3/ngày đêm, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này;
b) Xả nước thải nuôi trồng thủy sản vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 100.000 m3/ngày đêm đến dưới 150.000 m3/ngày đêm.
6. Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 1.000 m3/ngày đêm đến dưới 2.000 m3/ngày đêm, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này;
b) Xả nước thải nuôi trồng thủy sản vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 150.000 m3/ngày đêm đến dưới 200.000 m3/ngày đêm.
7. Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 2.000 m3/ngày đêm đến dưới 3.000 m3/ngày đêm, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này;
b) Xả nước thải nuôi trồng thủy sản vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 200.000 m3/ngày đêm đến dưới 300.000 m3/ngày đêm.
8. Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này;
b) Xả nước thải nuôi trồng thủy sản vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 300.000 m3/ngày đêm trở lên.
9. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ xả nước thải vào hệ thống thoát nước đô thị mà hệ thống đó chưa có Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước thì áp dụng mức phạt tương ứng quy định tại Điểm a của các Khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 và Khoản 8 Điều này.
10. Hành vi xả nước thải vào nguồn nước khi giấy phép đã hết hạn áp dụng mức xử phạt như trường hợp không có giấy phép quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và Khoản 8 Điều này.
11. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái nguồn nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này mà gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng nguồn nước.
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không cung cấp đầy đủ và trung thực các dữ liệu, thông tin về hoạt động xả nước thải vào nguồn nước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
b) Không thực hiện chế độ báo cáo về hoạt động xả nước thải vào nguồn nước cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Đối với hành vi xả nước thải vào nguồn nước vượt quá lưu lượng quy định trong giấy phép thì phần lưu lượng vượt quy định áp dụng xử phạt theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, và Khoản 8 Điều 12 của Nghị định này.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không lắp đặt thiết bị quan trắc lưu lượng, chất lượng nước theo quy định trong giấy phép.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, phòng ngừa, khắc phục sự cố trong quá trình xả nước thải vào nguồn nước;
b) Xả nước thải vào nguồn nước không đúng vị trí quy định trong giấy phép;
c) Xả nước thải vào nguồn nước không đúng chế độ, phương thức quy định trong giấy phép.
5. Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng hoặc tước quyền sử dụng Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước trong thời hạn từ 06 (sáu) tháng đến 12 (mười hai) tháng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải;
b) Xả nước thải vào nguồn nước có hàm lượng chất ô nhiễm vượt quá giới hạn quy định trong giấy phép.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước trong thời hạn từ 03 (ba) tháng đến 06 (sáu) tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước trong trường hợp hành vi vi phạm quy định tại Điều này gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không thực hiện trám lấp giếng sau khi đã sử dụng xong hoặc bị hỏng (cho từng giếng) đối với trường hợp không phải cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất.
2. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi quản lý, vận hành công trình gây thất thoát, lãng phí nước.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không thực hiện các biện pháp bảo vệ nước dưới đất khi thăm dò, khai thác nước dưới đất theo quy định;
b) Không thực hiện các biện pháp bảo vệ nước dưới đất khi khoan khảo sát địa chất công trình, thăm dò địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, dầu khí;
c) Không thực hiện các biện pháp bảo vệ nước dưới đất khi xử lý nền móng công trình, tháo khô mỏ;
d) Không thực hiện các biện pháp bảo vệ nước dưới đất trong hoạt động khoan, đào và các hoạt động khác theo quy định;
đ) Không thực hiện trám lấp giếng sau khi đã sử dụng xong hoặc bị hỏng (cho từng giếng) đối với trường hợp phải cấp Giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất.
4. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với hành vi không tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước dưới đất khi tiến hành khai thác khoáng sản, xây dựng công trình ngầm.
5. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không xây dựng hệ thống thu gom tách riêng nước mưa, nước thải đối với các dự án xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở sản xuất, kinh doanh;
b) Không xây dựng hệ thống xử lý nước thải đối với các dự án xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở sản xuất, kinh doanh.
6. Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải, đưa các chất thải vào vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt.
7. Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất do cơ quan nhà nước quy định.
8. Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải vào lòng đất thông qua các giếng khoan, giếng đào và các hình thức khác nhằm đưa nước thải vào trong lòng đất.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tháo dỡ công trình vi phạm đối với các hành vi vi phạm tại các Khoản 6, 7 và Khoản 8 Điều này;
b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái nguồn nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng nguồn nước.
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp chống thấm, chống tràn ao, hồ, khu chứa nước thải trong trường hợp nước thải không chứa chất thải nguy hại.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y và các loại hóa chất khác trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật gây ô nhiễm nguồn nước.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không có phương án phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước khi xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư tập trung, khu du lịch, vui chơi, giải trí, tập trung, tuyến giao thông đường thủy, đường bộ, công trình ngầm, công trình cấp, thoát nước, công trình khai thác khoáng sản, nhà máy điện, khu chứa nước thải và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các công trình khác có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước;
b) Không có phương án, trang thiết bị, nhân lực bảo đảm phòng ngừa, hạn chế ô nhiễm nước biển khi hoạt động trên biển.
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không có biện pháp bảo đảm an toàn để rò rỉ, thất thoát dẫn đến gây ô nhiễm nguồn nước của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khai khoáng và các hoạt động sản xuất khác sử dụng hóa chất độc hại;
b) Không thực hiện biện pháp chống thấm, chống tràn đối với ao, hồ chứa nước thải, khu chứa nước thải đối với nước thải chứa chất thải nguy hại.
5. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Bơm hút nước, tháo khô trong hoạt động khai thác mỏ, xây dựng công trình dẫn đến hạ thấp mực nước dưới đất gây cạn kiệt nguồn nước;
b) Không thực hiện các biện pháp hạn chế, khắc phục theo chỉ đạo của cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên nước có thẩm quyền khi bơm hút nước, tháo khô trong hoạt động khai thác mỏ, xây dựng công trình dẫn đến hạ thấp mực nước dưới đất gây cạn kiệt nguồn nước.
6. Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi xả khí thải độc hại trực tiếp vào nguồn nước.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước.
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng phương án hoặc không trang bị các phương tiện, thiết bị cần thiết để ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước do hành vi vi phạm gây ra.
2. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện các biện pháp để kịp thời ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước do hành vi vi phạm gây ra.
3. Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện các biện pháp để kịp thời ứng phó, khắc phục sự cố do hành vi vi phạm gây ra gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái nguồn nước do hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi đặt vật cản, chướng ngại vật, trồng cây gây cản trở thoát lũ, lưu thông nước ở các sông, suối, hồ, kênh rạch.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đặt đường ống hoặc dây cáp bắc qua sông, suối, kênh, rạch, đặt lồng, bè trên sông gây cản trở dòng chảy.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi khai thác khoáng sản, xây dựng cầu, bến tàu hoặc công trình khác ngăn, vượt sông, suối, kênh, rạch gây cản trở dòng chảy.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm tại Điều này gây ra;
b) Buộc tháo dỡ công trình, dỡ bỏ, di dời các vật gây cản trở dòng chảy đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không có biện pháp xử lý, kiểm soát, giám sát chất lượng nước thải, chất thải trước khi thải ra đất, nguồn nước đối với cơ sở đang hoạt động trong hành lang bảo vệ nguồn nước.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi khai thác khoáng sản, khoan, đào, xây dựng công trình, vật kiến trúc trong hành lang bảo vệ nguồn nước gây sạt, lở bờ sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa.
3. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng mới bệnh viện, cơ sở y tế điều trị bệnh truyền nhiễm, nghĩa trang, bãi chôn lấp chất thải, cơ sở sản xuất hóa chất độc hại, cơ sở sản xuất, chế biến có nước thải nguy hại trong hành lang bảo vệ nguồn nước.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tháo dỡ công trình vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;
b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước.
1. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi khai thác nước lợ, nước mặn để sử dụng cho sản xuất gây xâm nhập mặn các nguồn nước.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không tuân thủ quy trình, quy chuẩn kỹ thuật trong việc quản lý, vận hành các cống ngăn mặn, giữ ngọt và các hồ chứa nước, công trình điều tiết dòng chảy gây xâm nhập mặn các nguồn nước.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không có biện pháp phòng, chống xâm nhập mặn cho các tầng chứa nước khi thăm dò, khai thác nước dưới đất ở vùng đồng bằng, ven biển.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, phòng, chống sụt, lún đất khi khoan thăm dò, khai thác nước dưới đất, thăm dò khoáng sản; khoan thăm dò địa chất, dầu khí.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Tiếp tục tiến hành thăm dò, khai thác nước dưới đất khi xảy ra sụt, lún đất;
b) Không thực hiện các biện pháp khắc phục, không báo cáo ngay cho chính quyền địa phương nơi gần nhất khi xảy ra sụt, lún đất trong quá trình thăm dò, khai thác nước dưới đất;
c) Cải tạo lòng, bờ, bãi sông, xây dựng công trình thủy, giao thông thủy, khai thác cát, sỏi và các khoáng sản khác trên sông, hồ gây sạt, lở, làm ảnh hưởng đến sự ổn định lòng, bờ, bãi sông, hồ.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Giấy phép thăm dò, khai thác nước dưới đất trong thời hạn từ 03 (ba) tháng đến 06 (sáu) tháng đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này gây ra.
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cản trở việc thu thập, trao đổi, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi làm sai lệch thông tin, dữ liệu tài nguyên nước khi cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước có thẩm quyền yêu cầu.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng việc cung cấp dữ liệu để trục lợi, phát tán các dữ liệu trái với các quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi xâm nhập trái phép vào hệ thống lưu trữ dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính thông tin, dữ liệu sai lệch do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.
Phạt tiền đối với hành vi khảo sát thực địa, lấy mẫu trên mặt đất để lựa chọn diện tích lập đề án thăm dò khoáng sản mà chưa được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khoáng sản chấp thuận bằng văn bản, cụ thể như sau:
1. Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi lập đề án thăm dò đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh.
2. Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi lập đề án thăm dò đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng khi lập đề án thăm dò đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1. Phạt tiền đối với hành vi không thông báo bằng văn bản về kế hoạch thăm dò cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khoáng sản được thăm dò trước khi thực hiện, cụ thể như sau:
a) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;
c) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi nộp chậm quá 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo hoặc không nộp báo cáo định kỳ hoạt động thăm dò khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản.
3. Phạt tiền đối với hành vi báo cáo sai quá 10% giữa khối lượng thực tế thi công thăm dò khoáng sản so với khối lượng nêu trong Đề án thăm dò khoáng sản đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, cụ thể như sau:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.0000 đồng đối với trường hợp khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;
c) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
4. Phạt tiền đối với hành vi đã thi công hết khối lượng thăm dò và đã hết thời hạn quy định trong Giấy phép thăm dò khoáng sản nhưng chưa trình phê duyệt trữ lượng khoáng sản, cụ thể như sau:
a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
5. Phạt tiền đối với hành vi sau 90 (chín mươi) ngày kể từ ngày nhận được quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản mà không nộp báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản kèm theo quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản vào lưu trữ địa chất và cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép mà không có lý do chính đáng, cụ thể như sau:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
6. Phạt tiền đối với hành vi thi công Đề án thăm dò khoáng sản mà không đáp ứng đủ điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản theo quy định, cụ thể như sau:
a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đối với trường hợp thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò các loại khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
7. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không di chuyển toàn bộ tài sản của mình và của các bên liên quan ra khỏi khu vực thăm dò khi Giấy phép thăm dò khoáng sản chấm dứt hiệu lực;
b) Không thực hiện việc san lấp công trình thăm dò, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo quy định của pháp luật khi Giấy phép thăm dò khoáng sản chấm dứt hiệu lực;
c) Không giao nộp mẫu vật, thông tin về khoáng sản đã thu thập được cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản theo quy định của pháp luật khi Giấy phép thăm dò khoáng sản chấm dứt hiệu lực;
d) Tự ý thay đổi phương pháp thăm dò hoặc thay đổi khối lượng thăm dò có chi phí lớn hơn 10% tổng dự toán trong Đề án thăm dò khoáng sản đã được phê duyệt mà chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép chấp thuận trước khi thực hiện.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc san lấp công trình thăm dò; thực hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, phục hồi môi trường và giao nộp mẫu vật, thông tin về khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về khoáng sản đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điểm a, b và Điểm c Khoản 7 Điều này.
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cắm mốc các điểm khép góc khu vực được phép thăm dò khoáng sản nhưng không đúng quy cách theo quy định hoặc thực hiện không đầy đủ việc cắm mốc các điểm khép góc khu vực được phép thăm dò khoáng sản.
2. Phạt tiền đối với hành vi không thực hiện việc cắm mốc các điểm khép góc khu vực được phép thăm dò khoáng sản, cụ thể như sau:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi thăm dò khoáng sản khác thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng khi thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Phạt tiền đối với hành vi thăm dò khoáng sản ra ngoài ranh giới mà diện tích đã thăm dò bên ngoài ranh giới vượt đến 10% tổng diện tích khu vực được phép thăm dò khoáng sản, cụ thể như sau:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;
c) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc san lấp, phục hồi môi trường trong diện tích khu vực đã thăm dò vượt ra ngoài diện tích được phép thăm dò đối với trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này.
Phạt tiền đối với hành vi chuyển nhượng, nhận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép chấp thuận, cụ thể như sau:
1. Từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh.
2. Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng hoặc tước quyền sử dụng Giấy phép thăm dò khoáng sản từ 03 (ba) tháng đến 06 (sáu) tháng đối với hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường đã được xác định trong Đề án thăm dò khoáng sản nhưng chưa gây ô nhiễm môi trường trong quá trình thăm dò.
2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tước quyền sử dụng Giấy phép thăm dò khoáng sản từ 06 (sáu) tháng đến 09 (chín) tháng đối với hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường đã được xác định trong Đề án thăm dò khoáng sản, gây ô nhiễm môi trường trong quá trình thăm dò.
3. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng hoặc tước quyền sử dụng Giấy phép thăm dò khoáng sản từ 09 (chín) tháng đến 12 (mười hai) tháng đối với hành vi đã gây ô nhiễm môi trường trong quá trình thăm dò mà thực hiện không đầy đủ các biện pháp khắc phục.
4. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc tước quyền sử dụng Giấy phép thăm dò khoáng sản từ 12 (mười hai) tháng đến 16 (mười sáu) tháng đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường trong quá trình thăm dò mà không thực hiện biện pháp khắc phục.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, tác động xấu đến sức khỏe con người đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Buộc thực hiện đầy đủ các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
1. Phạt tiền đối với hành vi thăm dò mà không có Giấy phép thăm dò khoáng sản theo quy định hoặc thăm dò khoáng sản ra ngoài ranh giới mà diện tích thăm dò ngoài ranh giới vượt quá 10% trở lên so với tổng diện tích khu vực được phép thăm dò khoáng sản, cụ thể như sau:
a) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;
c) Từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trừ trường hợp quy định tại Điểm d Khoản này;
d) Từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò vàng, bạc, đá quý, platin, khoáng sản độc hại.
2. Phạt tiền đối với hành vi thăm dò khi Giấy phép thăm dò khoáng sản đã hết hạn (trừ trường hợp hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép thăm dò khoáng sản đang được cơ quan có thẩm quyền xem xét theo quy định) hoặc thăm dò khoáng sản trong thời gian bị tước quyền sử dụng Giấy phép thăm dò khoáng sản, cụ thể như sau:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường trừ trường hợp quy định tại Điểm d Khoản này;
d) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò vàng, bạc, đá quý, platin, khoáng sản độc hại.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu mẫu vật là khoáng sản; tịch thu phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động thăm dò khoáng sản từ 01 (một) tháng đến 06 (sáu) tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc san lấp các công trình thăm dò, phục hồi môi trường khu vực đã thăm dò đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo bằng văn bản ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ, ngày bắt đầu khai thác cho Ủy ban nhân dân các cấp nơi có mỏ trước khi thực hiện.
2. Phạt tiền đối với hành vi không đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép; không đăng ký ngày bắt đầu khai thác với cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép, cụ thể như sau:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Nộp báo cáo định kỳ hoạt động khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép chậm từ 15 (mười lăm) ngày đến dưới 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo;
b) Không lưu giữ thông tin về kết quả thăm dò nâng cấp trữ lượng, nâng cấp tài nguyên trong khu vực được phép khai thác khoáng sản.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi nộp báo cáo định kỳ hoạt động khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép chậm quá 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo hoặc không nộp báo cáo định kỳ hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định.
5. Phạt tiền đối với hành vi không thông báo kế hoạch, khối lượng, thời gian thăm dò nâng cấp trữ lượng, nâng cấp tài nguyên trong phạm vi khu vực được phép khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép trước khi thực hiện, cụ thể như sau:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
6. Đối với hành vi không nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ngoài việc bị xử lý vi phạm theo quy định của Luật quản lý thuế, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác khoáng sản từ 04 (bốn) tháng đến 06 (sáu) tháng.
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cắm mốc điểm khép góc khu vực được phép khai thác khoáng sản không đúng quy cách theo quy định hoặc thực hiện không đầy đủ việc cắm mốc đúng quy cách theo quy định tại các điểm khép góc khu vực được phép khai thác khoáng sản.
2. Phạt tiền đối với hành vi không thực hiện việc cắm mốc đúng quy cách theo quy định tại các điểm khép góc khu vực được phép khai thác khoáng sản, cụ thể như sau:
a) Từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;
c) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản vượt ra ngoài phạm vi đến 10% tổng diện tích hoặc tổng độ cao của khu vực được phép khai thác khoáng sản, cụ thể như sau:
a) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;
c) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu toàn bộ khoáng sản đã khai thác trong diện tích vượt ra ngoài phạm vi hoặc độ cao của khu vực được phép khai thác đối với một trong các trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác khoáng sản từ 01 (một) đến 03 (ba) tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc san lấp, phục hồi môi trường, thực hiện các giải pháp đưa các khu vực đã khai thác vượt ra ngoài phạm vi, độ cao được phép khai thác về trạng thái an toàn; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.
1. Phạt tiền đối với hành vi không nộp thiết kế mỏ đã phê duyệt theo quy định cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về khoáng sản, cụ thể như sau:
a) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;
c) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Phạt tiền đối với một trong các hành vi khai thác khoáng sản không đúng công nghệ khai thác, phương pháp khai thác đã xác định trong thiết kế mỏ được phê duyệt hoặc nêu trong Giấy phép khai thác khoáng sản, dự án đầu tư khai thác khoáng sản mà chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép bằng văn bản, cụ thể như sau:
a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; khai thác than bùn;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;
d) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp lộ thiên, trừ trường hợp đã quy định tại các Điểm a, b, c và Điểm e Khoản này;
đ) Từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp hầm lò, trừ trường hợp đã quy định tại các Điểm a, b, c và Điểm e Khoản này;
e) Từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với khoáng sản độc hại.
3. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản mà không có thiết kế mỏ được phê duyệt theo quy định, cụ thể như sau:
a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này; khai thác than bùn;
c) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;
d) Từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp lộ thiên, trừ trường hợp đã quy định tại các Điểm a, b, c và Điểm e Khoản này;
đ) Từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp hầm lò, trừ trường hợp đã quy định tại các Điểm a, b, c và Điểm e Khoản này;
e) Từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với khoáng sản độc hại.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác khoáng sản từ 06 (sáu) tháng đến 12 (mười hai) tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Tại cùng một thời điểm ký hợp đồng làm Giám đốc điều hành mỏ để điều hành hoạt động khai thác từ 02 (hai) Giấy phép khai thác khoáng sản trở lên;
b) Không thông báo bằng văn bản về trình độ chuyên môn, năng lực của Giám đốc điều hành mỏ cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép khai thác khoáng sản;
c) Bổ nhiệm một người làm Giám đốc điều hành mỏ để điều hành hoạt động khai thác (tại cùng một thời điểm) từ 02 (hai) Giấy phép khai thác khoáng sản trở lên.
2. Phạt tiền đối với hành vi bổ nhiệm Giám đốc điều hành mỏ nhưng không đúng tiêu chuẩn theo quy định, cụ thể như sau:
a) Từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này; khai thác than bùn;
c) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khoáng sản khác thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này;
d) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trừ trường hợp quy định tại Điểm đ Khoản này;
đ) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khoáng sản độc hại.
3. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản không có Giám đốc điều hành mỏ, cụ thể như sau:
a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này; khai thác than bùn;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;
d) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp lộ thiên, trừ trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c và Điểm e Khoản này;
đ) Từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp hầm lò, trừ trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c và Điểm e Khoản này;
e) Từ 160.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác khoáng sản độc hại.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản từ 03 (ba) tháng đến 6 (sáu) tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 3 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác khoáng sản từ 03 (ba) tháng đến 06 (sáu) tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại Điểm c, d, đ và Điểm e Khoản 3 Điều này.
1. Phạt tiền đối với hành vi không quản lý, lưu giữ đầy đủ theo quy định các bản đồ hiện trạng mỏ, bản vẽ mặt cắt hiện trạng khu vực được phép khai thác, cụ thể như sau:
a) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này; khai thác than bùn;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp lộ thiên, trừ trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c và Điểm e Khoản này;
đ) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp hầm lò, trừ trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c và Điểm e Khoản này;
e) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản độc hại.
2. Phạt tiền đối với các hành vi lập bản đồ hiện trạng mỏ, mặt cắt hiện trạng khu vực được phép khai thác nhưng thông tin, số liệu trên bản đồ, mặt cắt sai so với thực tế hiện trạng khai thác khoáng sản (trừ trường hợp khai thác cát, sỏi lòng sông, suối, cát ở biển, khai thác nước nóng, nước khoáng) như sau:
a) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này; khai thác than bùn;
c) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;
d) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp lộ thiên, trừ trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c và Điểm e Khoản này;
đ) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp hầm lò, trừ trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c và Điểm e Khoản này;
e) Từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với khoáng sản độc hại.
3. Phạt tiền đối với các hành vi không lập bản đồ hiện trạng mỏ; không lập mặt cắt hiện trạng khu vực được phép khai thác, cụ thể như sau:
a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này; khai thác than bùn;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;
d) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp lộ thiên, trừ trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c và Điểm e Khoản này;
đ) Từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp khai thác hầm lò, trừ trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c và Điểm e Khoản này;
e) Từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản độc hại.
4. Phạt tiền đối với hành vi không gửi hoặc gửi kết quả thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản còn lại trong khu vực được phép khai thác cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép chậm quá 30 (ba mươi) kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo định kỳ hoạt động khai thác khoáng sản:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác khoảng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;
c) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
5. Phạt tiền đối với hành vi không thực hiện công tác thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản còn lại trong khu vực được phép khai thác, cụ thể như sau:
a) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;
c) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác khoáng sản từ 02 (hai) tháng đến 04 (bốn) tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác khoáng sản từ 04 (bốn) tháng đến 06 (sáu) tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều này.
1. Phạt tiền đối với hành vi khai thác vượt đến 10% so với công suất được phép khai thác hàng năm nêu trong Giấy phép khai thác khoáng sản, cụ thể như sau:
a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này; khai thác than bùn;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này; khai thác nước khoáng, cát sỏi lòng sông;
d) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác các loại khoáng sản khác, trừ trường hợp đã quy định tại các Điểm a, b và Điểm c Khoản này;
đ) Từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với khai thác vàng, bạc, platin, khoáng sản độc hại.
2. Phạt tiền đối với hành vi khai thác vượt quá công suất được phép khai thác hàng năm nêu trong Giấy phép khai thác khoáng sản từ 10% đến 20%, cụ thể như sau:
a) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này; khai thác than bùn;
c) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này; khai thác nước khoáng, cát sỏi lòng sông;
d) Từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với khai thác các loại khoáng sản khác, trừ trường hợp đã quy định tại các Điểm a, b và Điểm c Khoản này;
đ) Từ 160.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với khai thác vàng, bạc, platin, khoáng sản độc hại.
3. Phạt tiền đối với trường hợp khai thác vượt công suất được phép khai thác hàng năm nêu trong Giấy phép khai thác khoáng sản từ 20% đến 50% cụ thể như sau:
a) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này; khai thác than bùn;
c) Từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này; khai thác nước khoáng, cát sỏi lòng sông;
d) Từ 160.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với khai thác các loại khoáng sản khác, trừ trường hợp đã quy định tại các Điểm a, b và Điểm c Khoản này;
đ) Từ 210.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với khai thác vàng, bạc, platin, khoáng sản độc hại.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu toàn bộ tang vật là khoáng sản đã khai thác vượt quá so với công suất được phép khai thác trong Giấy phép khai thác khoáng sản;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác khoáng sản từ 02 (hai) tháng đến 04 (bốn) tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác khoáng sản từ 04 (bốn) tháng đến 06 (sáu) tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường, hư hỏng hạ tầng kỹ thuật; buộc nộp lại toàn bộ khối lượng khoáng sản hoặc giá trị bằng tiền có được do việc khai thác vượt quá công suất được phép khai thác gây ra.
1. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích đất thuộc quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân mà không sử dụng để xây dựng các công trình của hộ gia đình, cá nhân trong diện tích đó, cụ thể như sau:
a) Từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng khoáng sản sau khai thác để cho, tặng người khác;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp đem bán khoáng sản sau khai thác cho tổ chức, cá nhân khác.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi không đăng ký khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khoáng sản khai thác đối với hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong phạm vi diện tích đất của dự án đầu tư xây dựng công trình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc cho phép đầu tư mà sản phẩm khai thác được sử dụng cho xây dựng công trình đó.
3. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong phạm vi diện tích đất của dự án đầu tư xây dựng công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc cho phép đầu tư nhưng sản phẩm khai thác không sử dụng để xây dựng công trình đó, cụ thể như sau:
a) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp khoáng sản sau khai thác đem sử dụng cho dự án, công trình khác;
b) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp khoáng sản sau khai thác đem bán cho tổ chức, cá nhân khác.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu toàn bộ tang vật là khoáng sản nhưng không sử dụng để xây dựng công trình của hộ gia đình, cá nhân hoặc xây dựng công trình của tổ chức đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều này.
Phạt tiền đối với hành vi thực hiện việc chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép chấp thuận, cụ thể như sau:
1. Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh.
2. Từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với khai thác khác thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định Khoản 1 Điều này.
3. Từ 260.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi quá 06 (sáu) tháng kể từ ngày kết thúc phiên đấu giá mà chưa nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép theo quy định.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi quá 12 (mười hai) tháng kể từ ngày kết thúc phiên đấu giá mà chưa nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép theo quy định.
3. Đối với hành vi không nộp tiền trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ngoài việc bị xử lý vi phạm theo quy định của Luật quản lý thuế, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác khoáng sản từ 04 (bốn) tháng đến 06 (sáu) tháng.
1. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp mà không có Giấy phép khai thác khoáng sản, cụ thể như sau:
a) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi khai thác với khối lượng khoáng sản khai thác đến 5 m3/ngày;
b) Từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi khai thác với khối lượng khoáng sản khai thác từ 5 m3 đến dưới 10 m3/ngày;
c) Từ 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi khai thác với khối lượng khoáng sản khai thác từ 10 m3 đến dưới 15 m3/ngày;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng khi khai thác với khối lượng khoáng sản khai thác từ 15 m3 đến dưới 20 m3/ngày;
đ) Từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng khi khai thác với khối lượng khoáng sản khai thác từ 20 m3 đến dưới 25 m3/ngày;
e) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng khi khai thác với khối lượng khoáng sản khai thác từ 25 m3/ngày trở lên.
2. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khi Giấy phép khai thác khoáng sản đã hết hạn (trừ trường hợp đã nộp hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản đang được cơ quan có thẩm quyền xem xét theo quy định) hoặc khai thác khoáng sản trong thời gian bị tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác khoáng sản; khai thác vượt quá 50% trở lên đến 100% so với công suất được phép khai thác hàng năm nêu trong Giấy phép khai thác khoáng sản, cụ thể như sau:
a) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 80.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này; khai thác than bùn;
c) Từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này; khai thác nước khoáng, cát sỏi lòng sông;
d) Từ 180.000.000 đồng đến 210.000.000 đồng đối với khai thác các loại khoáng sản khác, trừ trường hợp đã quy định tại các Điểm a, b và Điểm c Khoản này;
đ) Từ 230.000.000 đồng đến 260.000.000 đồng đối với khai thác vàng, bạc, platin, khoáng sản độc hại.
3. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản mà không có Giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định, trừ các trường hợp đã quy định tại Khoản 1 Điều này hoặc khai thác vượt quá 100% trở lên so với công suất được phép khai thác hàng năm nêu trong Giấy phép khai thác khoáng sản, cụ thể như sau:
a) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; khai thác than bùn;
c) Từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với khoáng sản làm nguyên liệu xi măng, khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; khai thác nước khoáng;
d) Từ 500.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng đối với các loại khoáng sản khác trừ trường hợp quy định tại Điểm a, b và Điểm c Khoản này;
đ) Từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với vàng, đá quý, bạc, platin, khoáng sản độc hại.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu toàn bộ tang vật là khoáng sản; tịch thu phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản từ 06 (sáu) tháng đến 12 (mười hai) tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác khoáng sản từ 06 (sáu) đến 12 (mười hai) tháng đối với trường hợp khai thác vượt quá 100% công suất nêu tại Khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện các giải pháp phục hồi môi trường khu vực đã khai thác, đưa khu vực khai thác về trạng thái an toàn đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều này.
1. Phạt tiền đối với hành vi thực hiện không đầy đủ các giải pháp đưa khu vực khai thác về trạng thái an toàn, phục hồi đất đai xác định trong đề án đóng cửa mỏ khoáng sản được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cụ thể như sau:
a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Phạt tiền đối với hành vi không thực hiện các giải pháp đưa khu vực khai thác về trạng thái an toàn, phục hồi đất đai xác định trong đề án đóng cửa mỏ khoáng sản đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cụ thể như sau:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;
c) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Phạt tiền đối với hành vi không lập đề án đóng cửa mỏ đối với các trường hợp đã quy định tại Điều 73 Luật khoáng sản, cụ thể như sau:
a) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;
c) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
4. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi tháo dỡ, phá hủy các công trình, thiết bị bảo đảm an toàn mỏ, bảo vệ môi trường ở khu vực khai thác khoáng sản khi giấy phép đã chấm dứt hiệu lực.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện đầy đủ các giải pháp đưa khu vực khai thác về trạng thái an toàn, phục hồi đất đai theo đề án đóng cửa mỏ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;
b) Buộc khôi phục hoặc xây dựng lại các công trình, thiết bị bảo đảm an toàn mỏ, bảo vệ môi trường ở khu vực khai thác khoáng sản đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đầy đủ các hạng mục nâng cấp, duy tu, xây dựng đường giao thông phục vụ hoạt động khai thác khoáng sản đã xác định trong dự án đầu tư công trình khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ đã duyệt.
2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện các hạng mục nâng cấp, duy tu, xây dựng đường giao thông phục vụ hoạt động khai thác khoáng sản đã được xác định trong dự án đầu tư công trình khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ đã duyệt.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện đủ các hạng mục nâng cấp, duy tu, xây dựng đường giao thông đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
1. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thông tin về khoáng sản để lập đề án thăm dò khoáng sản hoặc dự án đầu tư khai thác khoáng sản mà thông tin đó không do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp theo quy định.
2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn từ 03 (ba) đến 06 (sáu) tháng đối với hành vi không hoàn trả chi phí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản khi sử dụng thông tin về khoáng sản phục vụ khai thác khoáng sản (trừ trường hợp đã đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, thăm dò khoáng sản theo quy định).
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi báo cáo không đầy đủ các loại khoáng sản đã phát hiện trong khu vực điều tra, đánh giá khoáng sản, thăm dò khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo các loại khoáng sản đã phát hiện trong khu vực điều tra, đánh giá khoáng sản, thăm dò khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép.
3. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi phát hiện có khoáng sản mới trong quá trình khai thác mà không báo cáo bằng văn bản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác khoáng sản từ 03 (ba) tháng đến 06 (sáu) tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản tại cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản theo quy định trước khi thực hiện.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản không đúng với đề án đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Tiết lộ thông tin về địa chất, khoáng sản trong quá trình điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản;
b) Không thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường; bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trong quá trình điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản;
c) Nộp báo cáo kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, mẫu vật địa chất cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản chậm quá 30 (ba mươi) ngày;
d) Thực hiện công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép bằng văn bản.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt báo cáo kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản;
b) Không nộp báo cáo kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, mẫu vật địa chất cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản theo quy định.
1. Phạt tiền đối với hành vi lợi dụng hoạt động thăm dò để khai thác khoáng sản, cụ thể như sau:
a) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;
c) Từ 120.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
d) Từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với thăm dò khoáng sản là đá quý, vàng, bạc, platin.
2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác khoáng sản gây tổn thất khoáng sản vượt quá từ 10% trở lên so với trị số tổn thất định mức được xác định trong dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ đã duyệt.
3. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi không thu hồi khoáng sản đi kèm được xác định trong dự án đầu tư đã phê duyệt.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu toàn bộ tang vật là khoáng sản đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép thăm dò khoáng sản từ 06 (sáu) tháng đến 12 (mười hai) tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các Điểm b, c và Điểm d Khoản 1 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác khoáng sản từ 03 (ba) tháng đến 06 (sáu) tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
1. Thanh tra viên chuyên ngành, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 500.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm c và Điểm i Khoản 3 Điều 2 Nghị định này.
2. Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Giám đốc Sở, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 175.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước; phạt tiền đến 250.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt tương ứng quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
4. Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 5.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm c, e và Điểm i Khoản 3 Điều 2 Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước; phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
1. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Công an, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Kiểm lâm, Cơ quan thuế, Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ đường thủy nội địa có thẩm quyền xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này theo quy định tại Điều 39, 40, 41, 42, 43, 44, 47 và Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn quản lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này thuộc lĩnh vực, ngành mình quản lý theo quy định tại Điều 46 và Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính.
1. Người có thẩm quyền lập biên bản gồm:
a) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản;
b) Công chức, viên chức thuộc các cơ quan quy định tại các Điều 44, 45 và Điều 46 Nghị định này đang thi hành công vụ, nhiệm vụ.
2. Người có thẩm quyền lập biên bản quy định tại Khoản 1 Điều này có quyền lập biên bản hành chính về những vi phạm hành chính thuộc phạm vi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao theo mẫu quy định và chịu trách nhiệm về việc lập biên bản.
3. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị lập biên bản một lần. Nếu một hành vi vi phạm hành chính đã bị lập biên bản thì không lập biên bản lần thứ hai đối với chính hành vi đó.
Trường hợp hành vi vi phạm đã bị lập biên bản mà sau đó cá nhân, tổ chức vẫn tiếp tục thực hiện, mặc dù người có thẩm quyền xử phạt đã buộc chấm dứt hành vi vi phạm, thì khi ra quyết định xử phạt đối với hành vi đó, người có thẩm quyền áp dụng thêm tình tiết tăng nặng quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 10 Luật xử lý vi phạm hành chính.
4. Trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính trong cùng một vụ vi phạm hoặc vi phạm nhiều lần thì biên bản xử phạt phải thể hiện đầy đủ các hành vi vi phạm hoặc số lần vi phạm.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2013.
2. Nghị định này thay thế các Nghị định của Chính phủ: số 34/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước; số 150/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2004 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản; số 77/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2007 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 150/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản.
1. Những hành vi vi phạm xảy ra trước khi Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa bị xử phạt mà đang được xem xét, giải quyết hoặc sau khi Nghị định này có hiệu lực thi hành mới bị phát hiện thì áp dụng theo quy định tại Nghị định số 34/2005/NĐ-CP, Nghị định số 150/2004/NĐ-CP và Nghị định số 77/2007/NĐ-CP để xử phạt. Trường hợp các quy định về xử phạt quy định tại Nghị định này có lợi cho tổ chức, cá nhân thì áp dụng quy định tại Nghị định này để xử phạt.
2. Hành vi vi phạm đã có quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành nhưng chưa chấp hành hoặc chấp hành chưa xong thì thi hành theo quyết định xử phạt trước đó.
1. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thi hành Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Chính phủ ngày 24 tháng 10 năm 2013

Bài đăng phổ biến