Chủ Nhật, 11 tháng 1, 2015

Trung Quốc đục khoét nước ngọt của láng giềng bất chấp hậu quả

Để có được nguồn nước sạch phục vụ cho sinh hoạt của hơn 1,4 tỉ dân và các mục tiêu kinh tế, Trung Quốc tìm cách mua nước ngọt của Nga, cải tạo nước ngọt từ nước biển qua công nghệ khử mặn. Đáng ngại hơn, họ sẵn sàng đục khoét nước ngọt của láng giềng bất chấp hậu quả.

Hai tỉnh Tứ Xuyên và Vân Nam mùa hè năm ngoái chứng kiến ​​sự ra đời của các đập Khê Lạc Độ, Hướng Gia và Nhu Trát Độ. Các đập thủy điện này lớn thứ 2, 3 và 4 ở Trung Quốc, chỉ sau đập Tam Hiệp khổng lồ. Cùng với nhau, các con đập mới sẽ tạo ra sản lượng điện tương đương với một nửa công suất năng lượng hạt nhân của Pháp.
Chưa hết, Trung Quốc kín đáo xây một con đập khổng lồ tại tỉnh Tứ Xuyên: là Lưỡng Hà Khẩu, với công suất tương lai đạt 3GW. Đây là một trong ba dự án đã lên kế hoạch khai thác sông Nhã Lung, một trong ba nhánh của Kim Sa, hoặc thượng nguồn sông Dương Tử.

Các phụ lưu khác, Mân Giang và Đại Đồ Hà cũng có đập của riêng mình. Chúng được kết nối lại cùng nhau theo dự án chuyển nước Nam-Bắc, một kế hoạch ban đầu dự trù ngân sách 60 tỉ đô la, nhưng có thể ít phát sinh chi phí cao gấp ba lần sau khi hoàn thành vào năm 2050.
Một đập nước tại tỉnh Vân Nam
Theo các chuyên gia, kế hoạch này nhằm để đảo nắn dòng chảy từ khu vực Himalaya chảy xuống qua Đông Nam Á và sẽ có ảnh hưởng đến nhiều quốc gia hạ lưu, trong đó có sông Cửu Long của Việt Nam.

Siêu dự án này được gọi là "Hành lang sông Hoàng Hà". Mục đích của nó từ góc độ thủy văn là để làm sống lại nguồn nước đang bị tụt giảm nghiêm trọng. Đến năm 2030, Trung Quốc có kế hoạch bơm 30-35% nước từ Hymalaya, hoặc 150 đến 200 tỉ mét khối thông qua hệ thống mới được tạo ra.

Không phải tất cả nước “đục khoét” được đều dành riêng cho lưu vực sông Hoàng Hà và phía Đông Trung Quốc. Khoảng một nửa dòng chảy sẽ bị dẫn về phía bắc vào lưu vực sông Tháp Lý Mộc ở Tân Cương, được sử dụng cho khai thác mỏ và chiết xuất khí đá phiến. Trung Quốc sở hữu mỏ đá phiến dưới lòng đất rất nhiều nhưng chưa thể khai thác được nó cũng chỉ vì thiếu nước.

Do đó, nếu nó thực hiện thành công chương trình chuyển nước về Tây, Trung Quốc có thể nhất tiễn hạ song điêu: giải quyết nhu cầu nước tại miền Tây và giải quyết được vấn đề khai thác năng lượng

Nhưng ai có thể nhìn thấy ngay những mặt trái của một kế hoạch đầy tham vọng dù chưa bao giờ được thử nghiệm trên một quy mô như vậy. Các nước có khả năng là nạn nhân trong kế hoạch “rút nước” của Trung Quốc là Việt Nam và Ấn Độ. Cả hai có thể đều không đồng ý với kế hoạch này, đặc biệt là trong trường hợp Ấn Độ.
Với người Ấn Độ, rút nước từ Hymalaya sẽ là sự mất mát không chỉ về kinh tế, mà còn về tôn giáo. Không ai muốn nguồn nước thánh của mình lại cạn kiệt vì chảy sang nước khác. Một khi dòng chảy thượng nguồn thay đổi một cách phi tự nhiên thì hạ nguồn sẽ là nơi lãnh đủ.

Nguồn: Anh Tú - motthegioi.vn (theo Forbes)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến