Thứ Năm, 31 tháng 7, 2014

Star - Shaped Spillway Armenia

Spillways in the UK known as overflow channels. It has now become Armenia’s one of the best attraction. These channels are actually structures that provide controlled release of flows from a dam into an area downstream.



Unfortunately this glory hole for the Kachut Dam has inadequate capacity. The space available for a new spillway, between the dam and a water supply tunnel, is too limited to provide the capacity needed for a normal ungated spillway. The Armenian State Committee of Water Systems is looking to address this problem with the use of fuse gates. This construction is part of the country’s Dam Safety Project, a World Bank financed, nation-wide program for improving the safety of existing dams.
 

They release floods so that water does not over top and damage the dam; water does not usually flow over a spillway unless there is a flood. Typically spillways are round; this star-shaped one is found at the Kechut Reservoir near Jermuk in Armenia.
ST: Đoàn Ngọc Tứ
A spillway is a structure used to provide the controlled release of flows from a dam or levee into a downstream area, typically being the river that was dammed. In the UK they may be known as overflow channels. Spillways release floods so that the water does not overtop and damage or even destroy the dam. Except during flood periods, water does not normally flow over a spillway.

New River Gorge Bridge

When the New River Gorge Bridge was completed on October 22, 1977, a travel challenge was solved. The bridge reduced a 40-minute drive down narrow mountain roads and across one of North America's oldest rivers to less than a minute. When it comes to road construction, mountains do pose a challenge. In the case of the New River Gorge Bridge, challenge was transformed into a work of structural art - the longest steel span in the western hemisphere and the third highest in the United States.



The New River Gorge Bridge is one of the most photographed places in West Virginia. The bridge was chosen to represent the state on the commemorative quarter released by the U.S. Mint in 2006. In 2013, the National Park Service listed the New River Gorge Bridge in the National Register of Historic Places as a significant historic resource.

Directions
The New River Gorge Bridge is located on U. S. Route 19, just north of Fayetteville, WV. It is easily reached from Interstates 64, 77, & 79 and from U. S. Route 60 (Midland Trail). It is approximately 30 minutes north of Beckley, 70 minutes east of Charleston, and 70 minutes south of Interstate 79. On the north side of the bridge, Canyon Rim Visitor Center provides outstanding overlooks of the bridge. If you have the time, consider driving the Fayette Station Road for some fantastic views from underneath the bridge.
Bridge Construction
The West Virginia Division of Highways chose the Michael Baker Company as the designer, and the construction contract was awarded to the American Bridge Division of U.S. Steel. In June 1974, the first steel was positioned over the gorge by trolleys running on three-inch diameter cables. The cables were strung 3,500 feet between two matching towers. Cor-ten steel, with a rust-like appearance that never needs painting, was used in construction.

Bridge Day
On the third Saturday of October, the Fayette County Chamber of Commerce hosts "Bridge Day." On this one day a year, the famous New River Gorge Bridge is open to pedestrians and a wide variety of activities—great views, food and crafts vendors, BASE jumping, rappelling, music, and more—draw thousands of people. Bridge Day is West Virginia's largest one-day festival, and it is the largest extreme sports event in the world.
The first official Bridge Day was celebrated in 1980 when two parachutists jumped from a plane onto the bridge. They were joined by three additional parachutists, and all five then jumped from the bridge into the gorge.Today, the event lures hundreds of BASE jumpers, cheered on by thousands of spectators. "BASE" stands for Building, Antenna (tower), Span (arch or bridge), and Earth (cliff or natural formation), the four categories of objects in which BASE jumpers jump from.

For more information, visit the Official Bridgeday website, or call the New River Convention and Visitors Bureau at (800) 927-0263.

ST by Đoàn Ngọc Tứ
NOTE: Pets, bicycles, carts, and strollers are not permitted on the bridge during Bridge Day. Coolers, packages, and large packs or satchels will not be permitted on the bridge for security reasons.

Thứ Bảy, 26 tháng 7, 2014

5 điều bạn cần biết về chàng trai Cự Giải

Những chàng trai sinh từ 22/6 đến 23/7 thuộc cung Cự Giải. Nếu đang quen một chàng Cự Giải, hẳn bạn rất muốn biết những tính cách đặc trưng của cậu ấy. Cùng xem 5 điều dưới đây và liên hệ tới chàng trai của bạn nhé.
1. Rất tình cảm và dịu dàng
Đây là bản chất cốt lõi của cung Cự Giải. Mặc dù có thể biểu hiện bên ngoài rất thô lỗ và khô cứng, nhưng thật ra trong tâm một chàng Cự Giải rất quan tâm đến người khác. Cậu ấy rất dễ bị tổn thương, nhận thức được điều đó nên Cự Giải đã tự xây cho mình một vỏ bọc cứng rắn trước mắt người ngoài.

2. Suy nghĩ khá phức tạp
Cự Giải không phải lúc nào cũng vậy, tuy nhiên bạn đừng mong đợi cậu ấy lột trần mọi cảm xúc của mình trong vài buổi hẹn đầu tiên. Bề ngoài cậu ấy tỏ ra là một người giỏi tán tỉnh, khiến bạn nghĩ cậu ta hẳn rất dễ thay đổi. Tuy nhiên thực ra Cự Giải nam rất nhạy cảm và chung tình. Một cái cau mày có thể ngay lập tức thay thế bằng một nụ cười ấm áp và bạn chẳng bao giờ tìm được lí do tại sao.
3. Rất riêng tư
Một chàng trai thuộc cung Cự Giải rất ít khi để lộ tình cảm cá nhân ra ngoài. Bạn đừng quá ngạc nhiên nếu biết rằng bạn thân nhất của Cự Giải cũng chẳng biết gì nhiều về những bí mật của cậu ấy nhé. Nếu sau một thời gian tìm hiểu, Cự Giải biết bạn chính là người phù hợp với mình thì dần dần cậu ấy sẽ bày tỏ bản thân với bạn.

4. Tình hình tài chính ổn định
Chàng trai Cự Giải phải nói là rất yêu tiền. Cậu ấy theo đuổi nó không phải vì muốn sở hữu nó đơn thuần, mà là muốn sử dụng nó một cách chính đáng và có kế hoạch. Cự Giải luôn tiết kiệm và đặt chất lượng lên trên số lượng. Cậu ấy rất cẩn trọng trong tài chính và sẽ trả hết các khoản hàng tháng đúng hạn. Đôi khi bị cho là keo kiệt nhưng thực ra Cự Giải không như thế. Cậu ấy chỉ tiết kiệm thôi. Anh ấy có thể cho bạn đi ăn bình dân 6 ngày trong tuần, rồi đến ngày thứ 7 bạn sẽ được đi ăn nhà hàng đắt tiền nhất nhì thành phố đấy.

5. Rất nghe lời mẹ
Nam Cự Giải rất thân thiết với mẹ của mình. Nếu bạn thực sự nghiêm túc với cậu ấy thì tốt nhất phải lấy lòng bác gái trước đi nhé. Thỉnh thoảng, Cự Giải cũng trở nên xa cách với mẹ. Bạn hãy yên tâm rằng Cự Giải rất yêu thương mẹ, nên đừng bao giờ bắt cậu ấy phải chọn lựa hay đứng ở giữa mẹ và bạn gái.
Cuộc sống của bạn sẽ “lên bổng xuống trầm” thường xuyên nếu bạn yêu một chàng trai Cự Giải. Hãy yên tâm, cậu ấy sẽ chung thủy và yêu thương bạn rất nhiều.
Yan News
Đoàn Ngọc Tứ: Khá đúng! Cũng phải 95 - 98%, mỗi tội ít tiền thôi...thế nên mới mắc chứng yêu tiền anh em ạ...

Tiểu sử và sự nghiệp của Mendeleev

Dmitri Ivanovich Mendeleev(1834 - 1907): Menđêlêep là nhà hóa học và là nhà hoạt động xã hội nổi tiếng nước Nga. Ông tốt nghiệp đại học năm 21 tuổi đã từng là giáo viên trung học, sau đó đến dạy học tại trường Đại học Pêtécbua chuyên ngành hóa học, ông đã lần lượt qua Pháp, Đức học tập nghiên cứu. Cống hiến lớn nhất của ông là nghiên cứu ra bảng tuần hoàn Menđêlêep, đây là một cống hiến xuyên thời đại đối với lĩnh vực phát triển hóa học của ông, người sau mệnh danh ông là "thần cửa của khoa học Nga" (door - god).


Cống hiến xuất sắc nhất của Menđêlêep là phát hiện ra quy luật biến hóa mang tính chu kỳ của các nguyên tố hóa học gọi tắt là quy luật tuần hoàn các nguyên tố.

Khi Menđêlêep viết "Nguyên lý hóa học", ông nghĩ đến lúc này trong số các nguyên tố đã phát hiện trên thế giới là 63 nguyên tố, giữa chúng nhất định có những quy luật biến hóa thống nhất, vì rằng tất cả các sự vật điều có liên quan với nhau. Để phát hiện quy luật này ông đã đăng ký 63 nguyên tố này vào 63 chiếc thẻ, trên thẻ ông viết tên, nguyên tử lượng, tính chất hóa học của nguyên tố. Ông dùng 63 chiếc thẻ mang tên 63 nguyên tố này xếp đi xếp lại trên bàn. Bỗng nhiên một hôm ông phát hiện ra rằng nếu xếp các nguyên tố này theo sự lớn nhỏ của nguyên tử lượng thì sẽ xuất hiện sự biến hóa mang tính liên tục rất kỳ lạ, nó giống như một bản nhạc kỳ diệu vậy. Menđêlêep không giấu nổi niềm vui, ông tin tưởng chắc chắn rằng loại quy luật này chứng tỏ quan hệ của vạn vật trên thế giới này là tất nhiên và có luật tuần hoàn của chúng.

Menđêlêep như đã có chìa khóa mở cánh cửa của mê cung đã phát hiện trên những bí mật của cả cung điện. Ông đã sắp xếp những nguyên tố thành một bảng tuần hoàn, trong đó có những nguyên tố vẫn phải để trống. Ông công bố tác phẩm của mình, kiên trì chờ đợi kết quả kiểm nghiệm của các nhà khoa học ở khắp nơi trên thế giới đối với quy luật tuần hoàn của các nguyên tố, nhưng suốt 4 năm không phát hiện thêm được nguyên tố mới nào.

Năm 1875 Viện Hàn lâm khoa học Pari nhận được thư của một nhà khoa học, trong thư nói ông đã tạo ra được một nguyên tố mới trong quặng kẽm trắng, ông gọi nguyên tố là "Gali". Tính chất của Gali giống như nhôm, nguyên tử lượng là 59,72; tỷ trọng là 4,7. Nghe được tin này Menđêlêep mắt sáng hẳn lên, theo phát hiện 4 năm trước đây của mình nguyên tố mới này cùng "nhóm của nhôm" đây là điều 4 năm trước ông đã dự đoán. Nhưng ông lại cảm thấy không yên tâm, theo cách tính của bảng tuần hoàn thì nguyên tử lượng của nhôm phải là khoảng 68, tỷ tọng phải là 5,9 - 6,0. Menđêlêep tin rằng mình đúng, ông lập tức viết thư cho Viện Hàn lâm khoa học Pari nói ý kiến của mình.

Bức thư được chuyển đến tay nhà khoa học đã công bố phát hiện ra Gali. Ông ấy hết sức ngạc nhiên, Menđêlêep chưa nhìn thấy mặt "Gali" mà dám nói biết được nguyên tử lượng và tỷ trọng của nó là bao nhiêu, cứ như là chuyện đùa? Nhưng vì thận trọng, nhà khoa học ấy đã tiến hành xác định lại một lần nữa những số liệu trên, kết quả vẫn không thay đổi.

Một thời gian sau, nhà khoa học người Pháp này lại nhận được thư của Menđêlêep, lời lẽ trong thư hết sức tự tin, hình như không phải là đang nói đến nguyên tố mới, mà là đang làm một bài toán: "4 + ( ) = 10". Nhưng là nhà khoa học ông không thể xem thường ý kiến của Menđêlêep. Ông lại tuyển Gali một lần nữa rồi xác định những chỉ số của nó, kết quả lần này làm ông ngạc nhiên bởi đúng như dự đoán của Menđêlêep: Tỷ trọng của Gali là 5,94; đây đúng là một sự trùng hợp đặc biệt không thể tưởng tượng được.

Sau khi lời dự đoán kỳ lạ này được chứng thực, cả giới hóa học kinh ngạc. Lý luận về quy luật tuần hoàn của các nguyên tố học đã bị lãng quên nhiều năm, nay được mọi người coi trọng, một số nhà khoa học đã chân thành chúc mừng sự phát hiện tài ba của Menđêlêep. Bảng tuần hoàn nhanh chóng được dịch thành nhiều thứ tiếng và truyền bá đi khắp nơi trên trái đất. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (còn gọi là bảng tuần hoàn Menđêlêep) trên 100 năm qua đã là chìa khóa dẫn đến việc phát minh nhiều nguyên tố hóa học mới.

Bốn năm sau, Thụy Điển phát hiện một loại nguyên tố mới khác, có người gọi nó là "Scanđi". Khi mọi người nghiên cứu sâu hơn một bước thì phát hiện ra rằng "Scanđi" chính là nguyên tố nằm trong "nhóm của Bo" mà Menđêlêep đã dự đoán. Mọi người phát hiện ra rằng lý luận về quy luật tuần hoàn của các nguyên tố không chỉ có thể dự kiến vị trí cho các nguyên tố chưa tìm ra "mà còn có thế biết trước được tính chất quan trọng của chúng".

"Nguyên lý hóa học" của Menđêlêep đã được đánh giá rất cao, trở thành bộ sách giáo khoa kinh điển được thế giới công nhận. Có người đánh giá Menđêlêep như sau: "Trong lịch sử hóa học, ông dùng một chủ đề đơn giản mà đã gọi ra được cả thế giới".

 Ngày 19/8/1887 là ngày Nhật thực, một cơ hội hiếm có, lúc đó ông tuổi đã ngoài 50 nhưng vẫn quyết định bay vào không trung một mình để không bỏ lỡ thời cơ. Nhật thực toàn phần lần trước cách đây 19 năm, nhà thiên văn học người Pháp dùng kính phân tích ánh sáng nhìn thẳng lên mặt trời Nhật thực, thấy xuất hiện một vạch sáng màu vàng. Mọi người đều đoán đó là nguyên tố mới gọi là Hêli. Ông nghi ngờ là có tồn tại nguyên tố này không? Nếu không có lần quan sát này, nghi ngờ của ông không giải toả được. Chuyến bay thành công, Học viện Hàng không khí tượng Pháp đã tặng Menđêlêep Kỷ niệm chương.

Lý luận về quy luật tuần hoàn của các nguyên tố không chỉ dự kiến vị trí cho các nguyên tố chưa tìm ra "mà còn có thể biết trước được tính chất quan trọng của chúng". "Nguyên lý hóa học" của Menđêlêep đã được đánh giá rất cao, trở thành bộ sách giáo khoa kinh điển được thế giới công nhận. Trong lịch sử hóa học, Menđêlêep được đánh giá là người dùng một chủ đề đơn giản mà đã gọi ra được cả thế giới.
ST

Thứ Năm, 24 tháng 7, 2014

Science

All post

Fishways

Fish undertake migrations for a number of reasons including to spawn, feed and seek refuge. These migrations are also essential to ensure the dispersal of species and maintain genetic fitness within fish communities. Fishways, also known as fish ladders or fish passes, are structures placed on or around constructed barriers (such as dams or weirs) to give fish the opportunity to migrate.


The first written reports of fishways date to 17th century France, where bundles of branches were used to create steps in steep channels, allowing fish to bypass obstructions. Today, most fishways follow a similar basic concept, allowing fish to pass around the barrier by swimming through a series of gaps or slots that control the velocity (speed) of water.

Each weir or dam on a river that is targeted for fishway construction represents a unique situation. There are many aspects that need to be considered within the design of a fishway, The species diversity and size of the migrating fish community varies from site to site. Fishways are designed to cater for the physical characteristics and swimming abilities of the prevailing fish community. Typically, the smaller species of fish are weaker swimmers and are unable to negotiate the faster flows in a fishway that larger fish can. The hydraulic conditions within a fishway need to provide both enough depth for large fish whilst ensuring the velocity is suitable for smaller fish.

Types of fishways
Seven types of fishways have been used or considered in NSW including
Pool-type
Denil
Lock
Trap and Transport
Rock Ramp
Bypass
Eel.

Pool-type fishway (includes vertical slot fishway)
Pool-type fishways were the first type to be developed and consist of a series of interconnected pools bypassing an obstruction. Many different types of pool fishways have been designed in Australia, however, the vertical-slot design is the only one which has proved effective with native fish.
Pool-type fishway (includes vertical slot fishway)
Denil Fishway
The denil fishway was developed in 1909 by a Belgian scientist, G. Denil. This style of fishway uses a series of symmetrical close-spaced baffles in a channel to redirect the flow of water, allowing fish to swim around the barrier.
Denil Fishway
Lock Fishway
Lock fishways operate by attracting fish through an entrance similar to that of a pool-type fishway, but instead of swimming up a channel the fish accumulate in a holding area at the base of the lock. This holding area is then sealed and filled with water to reach a level equal to the water upstream of the barrier. Fish are then able to swim out of the lock. To encourage fish to move through the various attraction and exit phases of the lock cycle, a combination of attraction flows and crowding screens can be used.
Lock Fishway
Trap and transport fishways
The trap-and-transport type of fishway involves attracting and trapping fish below a barrier and then physically transporting them over the barrier. The initial trapping is commonly done in a short section of pool-type fishway, with the fish usually being transported by road, rail or aerial car. The fishway at Tallowa Dam is the only example of a trap and transport fishway in NSW.
The frame that supports the hopper transporting fish from downstream to upstream.
The hopper (highlighted by the circle). The hopper is submerged on the downstream side of the wall. Fish are attraced into it by an enhanced water flow. A trapdoor closes and the hopper makes its way up and over the wall, transporting the fish to the upstream weir pool.
The structure that guides the hopper as it moves up and over the wall.
On the upstream side of the wall. The orange circle shows the hopper. The yellow circle shows the fish protection structures. These structures provide protection from predators for the fish released from the hopper.
(continous. Resource: http://www.dpi.nsw.gov.au)

Thứ Ba, 22 tháng 7, 2014

Chương 1: Đại bàng tung cánh

Ngày xưa trên một ngọn núi nọ, có bốn quả trứng đại bàng trong một chiếc tổ Một hôm do cơn động đất mang  lại, một quả trứng đại bàng đã lăn xuống núi và rơi vào chuồng gà của một người nông dân.

Cả bầy gà cùng chăm sóc cho quả trứng này cũng giống như bao quả trứng khác.
Bên trong mỗi chúng ta đều là đại bàng
Một hôm, trứng đại bàng nở nhưng lại nở trong chuồng gà.

Theo thời gian, chú đại bàng lớn lên và rong chơi cùng với bầy gà. Bỗng nhiên chú ta nhìn thấy những con đại bàng đang bay lượn trên không, chú ta quay sang nói với bạn gà rằng: “Ước gì chúng ta cũng bay được như vậy”

Cả đàn gà cùng cười: “Thật là điên rồ, chúng ta không bao giờ bay được đâu”

Chú đại bàng vẫn mang ước mơ trong mình về một ngày nào đó sẽ được bay lượn trên không.
Nhưng theo thời gian chung sống với bầy gà, bị cho là kẻ mơ tưởng và không thực tế. Thế là cuối cùng chú đại bàng đã bỏ ước mơ lại đằng sau và sống chung với bầy gà cho đến chết.

Rất tiếc chú ta không biết được rằng, nếu chịu luyện tập thì chú ta cũng có thể bay được như đại bàng”
(Chương 1  - Tư tưởng thiên tài)
Bên trong mỗi chúng ta đều là đại bàng, nhưng vì sống chung với lũ gà mà người ta đành phải cam chịu như thế cho tới chết..!

Kiến trúc đẹp cho công trình thủy lợi

Bài viết liên quan:
   Thông tư quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế XD công trình
   Sự cố một số công trình thủy lợi ở Việt Nam - Nguyên nhân và biện pháp khắc phục


Công trình thủy lợi thường có dạng bê tông khối lớn, kết cấu bền vững như đập dâng, tràn, cống... với kiến trúc nặng nề, cục mịch. Vì thế trong những năm gần đây vấn đề kiến trúc cho công trình thủy lợi rất được quan tâm. Dưới đây là một số dạng kiến trúc đẹp cho công trình thủy lợi được thiết kế gần đây:

Hình 1. Cống ngăn triều chống ngập Nhà Mát- TP Bạc Liêu- tỉnh Bạc Liêu

Hình 2. Cống kiểm soán triều Nhiêu Lộc Thị Nghè- TP Hồ Chí Minh
Hình 3. Đập dâng và âu tầu Mậu A trên sông Thao- tỉnh Yên Bái
Hình 4. Cống điều tiết - Tỉnh Cà Mau
Hình 5. Cống Ba Thôn - TP Hồ Chí Minh

                                                                                                  (Nguyễn Hải Hà- Viện Thủy Công)





Kiến tạo mảng

Học thuyết kiến tạo cho rằng phần ngoài của Trái Đất gọi là thạch quyển, cấu thành bởi các mảng với bề dày hàng trăm kilômét, chuyển dịch ngang (trôi) trên quyển mềm (astenosphere), có thể biến dạng được. Thạch quyển ở mỗi mảng gồm có một trong hai dạng vỏ (vỏ lục địa hoặc vỏ đại dương) cộng thêm một phần của manti trên. Các mảng thạch quyển có thể di động tách rời nhau ra hoặc xô vào nhau. Khác với thuyết trôi lục địa của Vêghênơ A. L. (Wegener), thuyết KTM cho rằng các mảng lục địa cùng với các mảng đại dương đều di động trên quyển mềm. Toàn thế giới gồm có 6 mảng lớn đang hoạt động: mảng Châu Mĩ (còn phân ra Bắc Mĩ và Nam Mĩ), mảng Thái Bình Dương, mảng Ấn Độ, mảng Châu Phi, mảng Âu - Á, mảng Nam Cực. Ngoài ra còn có những mảng nhỏ, vd. mảng Philippin. Ranh giới giữa các mảng là các đai hoạt động mạnh về kiến tạo, động đất, núi lửa, các loại đứt gãy. Người ta phân ra ba loại ranh giới cơ bản:


1) Ranh giới tại các đới tách dãn: do ảnh hưởng của dòng đối lưu xuất phát từ các điểm nóng từ dưới sâu đi lên quyển mềm, ở vùng vỏ đại dương, thạch quyển bị tách ra theo một đứt gãy dài gọi là riptơ, hai bên riptơ có gờ cao sống núi giữa đại dương, dọc riptơ có sự phun trào của macma bazan hai phía sống núi như ở giữa đáy Đại Tây Dương. Ở vùng vỏ lục địa, thạch quyển bị tách dãn tạo ra các riptơ lục địa, như riptơ Đông Châu Phi, là một đứt gãy dài từ Biển Đỏ đến Môzămbic. Dọc theo riptơ lục địa có nhiều núi lửa.

2) Ranh giới tại các đới nén ép: nơi tiếp giáp của hai mảng theo một trong các kiểu sau: a) Một mảng chui xuống dưới mảng kia, tạo nên một đới hút chìm. Đới này xuất hiện ở nơi một bên là máng nước sâu và một bên là dãy núi trẻ (vd. ở gần bờ đông Thái Bình Dương), hoặc ở nơi một bên là máng nước sâu và một bên là cung đảo và biển rìa (vd. ở bờ tây Thái Bình Dương). Tại đới hút chìm, sự di động của mảng chui xuống tạo ra lực ma sát khiến nhiệt độ tăng làm nóng chảy đá trầm tích ở dưới sâu, dẫn đến các biểu hiện mạnh mẽ của hoạt động địa chất nội sinh. Ở đây có một mặt (đới) đứt gãy sâu nằm nghiêng, trên đó phân bố nhiều lò động đất ở sâu, được gọi là đới Bêniôp (A. Beniof Zone). b) Hai mảng lục địa xô vào nhau tạo ra đường khâu tiếp xúc, thể hiện ở sự hình thành các dãy núi lớn các đới biến chất, biến dạng phức tạp (như ở dọc dải núi Himalaya do mảng Ấn Độ di chuyển lên phía Bắc húc vào mảng Âu - Á).

3) Dọc ranh giới tại các đới tách dãn và hút chìm phát triển nhiều đứt gãy biến dạng với những chuyển dịch trượt bằng (vd. dọc theo sống núi giữa đáy Đại Tây Dương).

ST
KTM đưa ra một mô hình ở phạm vi vĩ mô giải thích sự chuyển động của các khối lục địa, tiến hoá của các trầm tích đại dương, sự thành tạo các dãy núi có liên quan với sự mở rộng hoặc thu hẹp các đại dương, sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa, vv. Hiện nay, lí thuyết KTM chiếm địa vị chủ yếu trong lí thuyết địa kiến tạo, có nhiều dữ liệu để giải quyết vấn đề kiến tạo ở biển, ở ven bờ biển, nêu ra nhiều luận cứ trong nghiên cứu địa chất và kiến tạo từ đại Trung sinh đến nay. Thuyết KTM bắt đầu từ thuyết trôi lục địa (do nhà địa vật lí người Đức Vêghênơ đề xướng từ 1912), được hoàn toàn thừa nhận từ thập kỉ 60 thế kỉ 20 do kết quả của những nghiên cứu đại dương (bắt đầu từ Chiến tranh thế giới II, vì mục đích quân sự) và sau đó được tiếp tục nghiên cứu. KTM là phát minh lớn nhất của địa chất học trong thế kỉ 20.

Thứ Hai, 21 tháng 7, 2014

Nhân loại và vấn đề môi trường sống

Bài viết liên quan:
   Đầu tư thủy lợi, tạo động lực mới cho ĐBSCL

Môi trường sống đã và đang trở thành một trong những vấn đề được quan tâm nhất và cũng là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại. Bởi lẽ, môi trường sống gắn bó hữu cơ với cuộc sống của con người, cũng như với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Trận động đất khủng khiếp, với cường độ mạnh 9 độ rích te, xảy ra ngày 26/12/2004 ở In-đô-ne-si-a, xảy ra những cơn sóng thần cực mạnh, tàn phá vùng phía tây đảo Xu-ma-tra (In-đô-ne-si-a) và nhiều nước Châu Á khác, cướp đi sinh mạng của hơn 280.000 người, đã cho thấy vấn đề môi trường sống có quan hệ mật thiết với những vấn đề toàn cầu, mà để giải quyết được chúng, cần phải có sự hợp lực của tất cả các dân tộc, các quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

1. Những vấn đề bức xúc đang đặt ra
Hiện nay, nhân loại đang phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường rất bức xúc và nan giải, trong đó nổi bật nhất có các nhóm vấn đề như: 1) nạn cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên: đất, nước, tài nguyên khoáng sản, động, thực vật, nhiên liệu (dầu mỏ, khí đốt…); 2) nạn ô nhiễm nặng nề môi trường sống: ô nhiễm nước, ô nhiễm phóng xạ, ô nhiễm tiếng ồn…; 3) những tai biến của thiên nhiên: động đất, núi lửa, bão, lũ, hạn hán, các cơn bão từ vũ trụ xuống trái đất, sự va chạm giữa các hành tinh… Ngoài nhóm vấn đề thứ ba con người không thể có khả năng điều chỉnh và phòng tránh, hai nhóm vấn đề thứ nhất và thứ hai chủ yếu là do con người gây ra. Do vậy, con người cần có trách nhiệm trong việc tìm cách khắc phục và ngăn chặn hậu quả, nếu không thảm hoạ sẽ không chỉ là môi trường tự nhiên bị tàn phá, mà hơn thế, còn xoá sạch những gì mà loài người đã dày công xây dựng trong hàng chục nghìn năm qua, kể cả sự sống của bản thân con người trên trái đất.
Nạn cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nạn ô nhiễm nặng nề môi trường sống gắn bó hữu cơ với nhau, bởi lẽ chúng cùng có chung một cội nguồn đó là sự phát triển của nền sản xuất xã hội. Nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của mình, con người đã không ngừng khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường để đưa vào sản xuất. Nền sản xuất xã hội là phương thức trao đổi chất giữa con người (xã hội) với tự nhiên, nhằm bảo vệ sự sinh tồn của con người và sự phát triển không ngừng của xã hội. Tuy nhiên, những hậu hoạ sinh thái mà ngày nay con người đang phải gánh chịu cũng xuất phát chủ yếu từ phương thức trao đổi chất này.
Từ nền văn minh nông nghiệp trở về trước, nền sản xuất xã hội phát triển chập chạp, mức độ khai thác tài nguyên thiên nhiên của con người để phục vụ cho quá trình sản xuất chủ yếu chỉ có đất đai và động, thực vật. Nguyên nhân chính là do lực lượng sản xuất còn kém phát triển, công cụ sản xuất còn thô sơ. Mối quan hệ giữa con người và môi trường tự nhiên, nhìn chung, còn ở mức độ hài hoà; sản xuất xã hội và cuộc sống của con người còn phụ thuộc nhiều vào các điều kiện thiên nhiên. Tuy nhiên, ngay trong những giai đoạn phát triển đầu tiên này, một số cuộc khủng hoảng sinh thái cục bộ đã dẫn đến sự ra đi vĩnh viễn của một số nền văn minh đã từng vang bóng một thời như văn minh Mai – a, văn minh Cơ – rét, văn minh Lưỡng Hà v.v…
Sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của nền sản xuất xã hội được bắt đầu từ khi nổ ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và tiếp theođó là quá trình công nghiệp hoá ở các nước tư bản chủ nghĩa. Trải qua hơn 300 năm, ngày nay, quá trình công nghiệp hoá gắn liền với hiện đại hoá đã được thực hiện ở rất nhiều nước trên thế giới. Xã hội loài người chuyển từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp và hậu công nghiệp (văn minh trí tuệ). Song, đồng thời với sự phát triển xã hội và sự suy thoái của môi trường sống, cả về số lượng lẫn chất lượng.
Chỉ trong vòng hơn ba thập niên, kể từ khi các nước thực hiện quá trình công nghiệp hoá, sự suy thoái về số lượng của môi trường tự nhiên đã diễn ra ngày càng gay gắt hơn theo ba cấp độ. Nếu như ở thế kỷ XVIII, Man – tuýt và Tiu – go mới đưa ra cái gọi là Quy luật về sự giảm dần sự phì nhiêu của đất đai, tới thế kỷ XIX, Tôm – xơn và Cơ – ru – xơ mới đặt vấn đề về sự cạn kiệt các nguồn năng lượng trên trái đất, thì ngày nay (thế kỷ XX và XXI), con người đã phải nói đến nguy cơ cạn kiệt toàn bộ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cả tái tạo và không tái tạo trên hành tinh chúng ta, đặc biệt là các nguồn năng lượng (dầu mỏ, khí đốt, than đá), nước ngọt và sạch, rừng… Đi kèm với quá trình cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên là nạn ô nhiễm môi trường sống ngày càng trầm trọng hơn. Bởi vì, tài nguyên càng cạn kiệt, có nghĩa là số tài nguyên bị khai thác để đưa vào sản xuất và chế biến càng lớn – trong điều kiện kỹ thuật và công nghệ chưa hoàn thiện của nền văn minh nông nghiệp và công nghiệp – thì càng có nhiều chất thải độc hại đi vào môi trường, gây nên hiện tượng ô nhiễm, làm cho chất lượng môi trường sống ngày càng xấu hơn.
Sự ô nhiễm của môi trường sống đã dẫn đến những hiểm họa sinh thái tiềm tàng, mà hậu quả của chúng chưa thể nào lường trước được, trong đó, đặc biệt nguy hiểm và nan giải là các hiện tượng như hiệu ứng nhà kính, lỗ thủng tầng ô – dôn, mưa axít, sa mạc hoá, sự giảm dần độ đa dạng sinh học v.v… làm biến đổi các điều kiện thiên nhiên trên trái đất theo chiều hướng tiêu cực đối với sự sống. Một trong những biến đổi sinh thái nguy hiểm nhất là sự biến đổi của khí hậu trái đất. Sự biến đổi này là hậu quả tổng hợp, tất yếu của các hiện tượng ô nhiễm môi trường. Biểu hiện đầu tiên và nguy hiểm nhất là sự tăng lên nhiệt độ trung bình của trái đất, theo dự đoán vào giữa thế kỷ XXI là từ 1,50C đến 4,50C, và kéo theo nó là biết bao hiểm họa khác. Theo ông G.B. Brôn – tơ – man, nguyên Chủ tịch Uỷ ban Môi trường và Phát triển của thế giới, thì trừ chiến tranh hạt nhân ra, sự biến đổi của khí hậu là mối đe doạ lớn nhất đói với loài người. Nó không những đe doạ sự tồn vong của loài người, mà còn uy hiếp cả tương lai của trái đất.
2. Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng bức xúc của những vấn đề môi trường sống hiện nay trên thế giới cũng như ở nước ta. Tuy nhiên, ở đây chúng tôi chỉ tập trung nêu lên những nguyên nhân chủ yếu do con người gây ra ở phạm vi vĩ mô.
Một làdo sự phát triển xã hội theo quan điểm chiến lược lấy con người làm trung tâm hay quan điểm duy nhân loại đã từng thống trị ở các nước phương Tây trong suốt giai đoạn duy lý, nhất là từ thế kỷ XVII – XVIII đến nay. Theo quan điểm này, con người có quyền uy tối thượng đối với thế giới; còn giới tự nhiên được coi như một bộ máy cơ giới, vô tri, vô giác, con người có thể tuỳ tiện tác động lên nó, có thể tước đoạt từ tự nhiên tất cả những gì cần thiết cho cuộc sống của mình. Trong suốt nhiều thế kỷ qua, xã hội phương Tây đã phát triển theo đường hướng này. Kết quả là xã hội phương Tây, đặc biệt là các nước tư bản chủ nghĩa phát triển, đã đạt được những thành tựu vô cùng to lớn trong lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, từ những gì đã đạt được, nhìn lại, con người không khỏi không băn khoăn, lo lắng, pha trộn cả nỗi sợ hãi về những hậu hoạ sinh thái do chính mình gây ra.
Hai làdo sự phát triển xã hội theo quan điểm duy kinh tế. Để thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của mình, con người đã ra sức khai thác tài nguyên thiên nhiên, bất chấp mọi quy luật tồn tại và phát triển của chúng. Ví dụ, từ năm 1876 đến năm 1975, con người đã khai thác từ lòng đất khoảng 137 tỉ tấn than, 46,7 tỷ tấn dầu mỏ, 20 nghìn tỉ mét khối khí thiên nhiên, 24,5 tỉ tấn quặng sắt… Lợi ích kinh tế đã trở thành mục tiêu duy nhất và cao nhất; các chỉ tiêu kinh tế như tổng sản phẩm quốc dân (GNP), tổng sản phẩm quốc nội tính theo đầu người (GDP), khối lượng tài nguyên thiên nhiên khai thác được… trở thành tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá trình độ phát triển của các quốc gia, dân tộc.
Ba làdo sự chưa hoàn thiện của kỹ thuật và công nghệ. Để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và cũng để thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng, trong điều kiện kỹ thuật và công nghệ cao chưa hoàn thiện và còn nhiều hạn chế, con người buộc phải sử dụng phương thức khai thác tài nguyên thiên nhiên theo bề rộng, tức là, đồng thời khai thác nhiều loại tài nguyên, nhưng đối với mỗi loại tài nguyên chỉ sử dụng một vài tính năng chủ yếu của chúng, rồi thải bỏ. Chẳng hạn như than đá và dầu mỏ chỉ được dùng làm nhiên liệu là chủ yếu. Chính vì lý do này mà tài nguyên thiên nhiên càng được khai thác và chế biến nhiều thì môi trường càng bị ô nhiễm nặng nề hơn. Đúng như Ph. Ăngghen đã cảnh báo cách đây hơn 100 năm: “Không nên quá tự hào về những thắng lợi của chúng ta đối với giới tự nhiên. Bởi vì cứ mỗi lần ta đạt được một thắng lợi, là mỗi lần giới tự nhiên trả thù lại chúng ta”.
Bốn làdo sự nhận thức còn nhiều hạn chế của con người về giới tự nhiên. Theo một trong những thông báo gân đây, mỗi người bình thường có khoảng hơn 100 tỷ nơ – ron thần kinh, nhưng chỉ có trung bình khoảng từ 2% đến 8% số nơ – ron đó được đưa vào hoạt động nhận thức. Con người đã dành gần trọn số nơ – ron thần kinh được đưa vào hoạt động đó (hơn 99%) cho việc nhận thức thế giới ngoài con người. Tuy nhiên cho đến nay, tự nhiên vẫn còn quá nhiều điều bí hiểm mà con người chưa thể nhận thức được. Hơn nữa, ngay cả với những điều đã nhận thức được, con người cũng không thể thực hiện sự điều chỉnh một cách hài hoà và hợp lý mối quan hệ giữa mình với tự nhiên. Bởi lẽ, còn có quá nhiều lý do cản trở con người làm điều đó, như vì sự sống còn và lợi ích trước mắt, vì sự cạnh tranh, vì sự hạn chế của khoa học và công nghệ v.v…
3. Cần thay đổi quan niệm về sự phát triểnTrước hếtthay quan điểm phát triển lấy con người làm trung tâm (hay duy nhân loại) và chinh phục thiên nhiên bằng bất cứ giá nào bằng quan niệm hài hoà và đồng tiến hoá giữa xã hội và tự nhiên.
Con người và tự nhiên vốn có cùng bản chất và không đối lập nhau. Bởi vì, con người và xã hội loài người là sản phẩm của một quá trình tiến hoá lâu dài và vô cùng phức tạp. Toàn bộ hoạt động của con người và tự nhiên được thống nhất trong cơ thể vận hành của chu trình sinh học hay chu trình trao đổi vật chất, năng lượng và thông tin của sinh quyển, theo các nguyên tắc cơ bản là tổ chức, tự điều khiển, tự làm sạch, tự bảo vệ theo một trật tự liên hoàn chặt chẽ.
Kể từ khi xuất hiện con người và xã hội loài người, sự tiến hoá của giới tự nhiên được chia làm hai nhánh: lịch sử tiến hoá của tự nhiên và lịch sử tiến hoá của xã hội. Có thể coi lịch sử tiến hoá của xã hội là sự tiếp tục và cùng song hành với lịch sử tiến hoá của tự nhiên. C.Mác và Ph. Ăngghen đã chỉ rõ: “Có thể xem xét lịch sử dưới hai mặt, có thể chia lịch sử ra thành lịch sử tự nhiên và lịch sử nhân loại. Tuy nhiên, hai mặt đó không tách rời nhau. Tuy nhiên hai mặt đó không tách rời nhau. Chừng nào mà loài người còn tồn tại thì lịch sử của họ và lịch sử tự nhiên quy định lẫn nhau”. Do vậy, quan điểm đồng tiến hoá giữa xã hội và tự nhiên là một quan điểm đúng đắn, hoàn toàn phù hợp với một giai đoạn phát triển mới về chất của xã hội loài người – giai đoạn của nền văn minh trí tuệ; đồng thời cũng đánh dấu bước chuyển từ sự tiến hoá của sinh quyển sang sự tiến hoá của trí tuệ quyển.
Tiếp theothay đổi quan điểm phát triển duy kinh tế (tức là lấy những chỉ tiêu kinh tế làm thước đo cao nhất và duy nhất) bằng quan điểm phát triển bền vững với ba mục tiêu cơ bản: tăng trưởng kinh tế nhanh và an toàn, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường sống; và lấy chỉ số phát triển con người (HDI), bao gồm: bình quân thu nhập quốc dân tính theo đầu người; giáo dục và dân trí; sức khoẻ và tuổi thọ… làm thước đo cao nhất cho sự phát triển.
Cuối cùngthay quan điểm phát triển cục bộ theo vùng, theo lãnh thổ quốc gia bằng quan điểm phát triển toàn cầu: liên doanh, liên kết, hội nhập toàn cầu, trước tiên là hội nhập về kinh tế, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền độc lập, tự chủ của các quốc gia và bản sắc văn hoá của các dân tộc.
Trái đất là ngôi nhà chung của nhân loại. Điều này đã được công nhận tại các Hội nghị Thượng đỉnh về Môi trường và Phát triển của Liên Hợp quốc, ở Xtốc – khôm (Thuỵ Điển) năm 1972; Ri-ô đờ Gia-nê-rô (Braxin) năm 1992, Giô – han – ne – xbớc (Nam Phi) năm 2002; trong các bản tuyên bố chung và trong Chương trình hành động cụ thể – Chương trình nghị sự 21 của thế giới về sự phát triển bền vững.
Sự thay đổi quan điểm về sự phát triển xã hội, cùng với những bản “Tuyên bố chung” và “Chương trình nghị sự 21 của thế giới” là cơ sở và luận cứ quan trọng để các quốc gia trên thế giới vạch ra chiến lược phát triển mới, với những giải pháp cụ thể, phù hợp, nhằm chung lòng, chung sức vượt qua một trong những thử thách lớn nhất trên con đường phát triển của nhân loại. Đó là các thử thách về môi trường sống.

(Nguồn: Phạm Thị Ngọc Trầm – PGS.TS Viện Triết học, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam)

Thông tư quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế XD công trình

Bài viết khác:
    Kiến trúc đẹp cho công trình thủy lợi

Ngày 15/8, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 13/2013/TT-BXD về quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình.
Thông tư này quy định việc thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật đối với công trình thực hiện thiết kế ba bước, thiết kế bản vẽ thi công đối với công trình thực hiện thiết kế một bước hoặc hai bước và các thiết kế khác triến khai ngay sau thiết kế cơ sở được quy định tại Điều 20 và Điều 21 của Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng (sau đây viết tắt là Nghị định 15/2013/NĐ-CP).
Đối tượng áp dụng là các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng; chủ đầu tư xây dựng công trình; các tổ chức, cá nhân tham gia khảo sát, thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Đối với các công trình không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 21 của Nghị định 15/2013/NĐ-CP: Trường hợp thiết kế một bước: Chủ đầu tư tổ chức thẩm định và trình người quyết định đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công cùng với báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình; Trường hợp thiết kế hai bước, thiết kế ba bước hoặc thiết kế khác triển khai sau thiết kế cơ sở: Chủ đầu tư tổ chức thấm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật đối với trường hợp thiết kế ba bước, thiết kế bản vẽ thi công đối với trường họp thiết kế hai bước và thiết kế khác triển khai sau thiết kế cơ sở. Trong quá trình thẩm định, khi cần thiết chủ đàu tư thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện thẩm tra các nội dung phục vụ thẩm định, phê duyệt thiết kế. Nội dung thuê thẩm tra theo quy định tại Điểm c, Điểm d, Điếm đ và Điếm e Khoản 3 của Điều này.
Đối với các công trình thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 21 của Nghị định 15/2013/NĐ-CP: Chủ đầu tư gửi hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm tra thiết kế kỹ thuật đối với công trình thực hiện thiết kế ba bước, thiết kế bản vẽ thi công đối với công trình thực hiện thiết kế một bước hoặc hai bước và các thiết kế khác triển khai ngay sau thiết kế cơ sở theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 Thông tư này trước khi thực hiện việc phê duyệt thiết kế.
Đối với công trình không sử dụng vốn ngân sách nhà nước nội dung thẩm tra thiết kế xây dựng công trình gồm: Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của các tổ chức, cá nhân thực hiện khảo sát, thiết kế so với yêu cầu của hợp đồng và quy định của pháp luật: Kiểm tra điều kiện năng lực của tổ chức khảo sát, thiết kế; kiểm tra điều kiện năng lực của chủ nhiệm khảo sát, chủ nhiệm đồ án thiết kế, chủ trì thiết kế; Sự phù hợp của thiết kế với các quy chuẩn kỹ thuật, các tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng cho công trình; Mức độ đảm bảo an toàn chịu lực của các kết cấu chịu lực của công trình và các yêu cầu về an toàn khác, bao gồm: Sự phù hợp của giải pháp thiết kế nền - móng với đặc điểm địa chất công trình, kết cấu công trình và an toàn đối với các công trình lân cận; sự phù hợp của giải pháp kết cấu với thiết kế công trình, với kết quả khảo sát xây dựng và với công năng của công trình.
Đối với công trình sử dụng toàn bộ hoặc một phần vốn ngân sách nhà nước; công trình sử dụng vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; công trình đầu tư bằng vốn xây dựng cơ bản tập trung; công trình được đầu tư theo hình thức: Xây dựng - chuyển giao (BT), xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO), hợp tác công - tư (PPP) và những công trình đầu tư bằng những nguồn vốn hỗn hợp khác. Nội dung thẩm tra thiết kế bao gồm nội dung quy định tại các Điểm a, Điểm b, Điếm c Khoản 1 của Điều này; Sự phù hợp của thiết kế so với thiết kế cơ sở hoặc nhiệm vụ thiết kế đã được phê duyệt (trong trường hợp thiết kế một bước); Sự hợp lý của thiết kế để đảm bảo tiết kiệm chi phí trong xây dựng công trình: Kiếm tra việc áp dụng đơn giá, định mức của dự toán; đánh giá giải pháp thiết kế về tiết kiệm chi phí xây dựng.
Thông tư cũng chỉ rõ thời gian thẩm tra: Đối với các công trình cấp đặc biệt, cấp I: Thời gian thẩm tra không quá 40 ngày làm việc; Đối với các công trình còn lại, trừ các công trình đã quy định tại Điểm c, Điểm đ Khoản 1 Điều này: Thời gian thẩm tra không quá 30 ngày làm việc; Đối với công trình thiết kế một bước và nhà ở riêng lẻ: Thời gian thẩm tra không quá 20 ngày làm việc.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 30 tháng 9 năm 2013.
Tải toàn văn thông tư: http://bit.ly/1avhCMb 

(Nguồn: http://www.ccu.vn)


Chủ Nhật, 20 tháng 7, 2014

Non-linear finite element analysis of safety factors


In this paper a robust method is proposed to determine the safety factor of geotechnical constructions in finite element computations. The method is based on the reduction of the strength parameters of soil, the friction angle phi and the cohesion c. Three examples show the practical application of the method.

Download tài liệu 1

Tài liệu về lưới địa kỹ thuật.!
Tài liệu hội thảo địa kỹ thuật 2013.
Sự cố sạt lở đất.


Kỹ thuật Nền móng



Xác định độ tăng sức kháng cắt của nền đất yếu trong quá trình đắp nền




Với trường hợp đắp nền đường theo một giai đoạn thì việc áp dụng công thức (1) là hoàn toàn sáng tỏ. Tuy nhiên, với trường hợp đắp nền đường theo nhiều giai đoạn, vừa đắp nền vừa chờ cố kết, thì vấn đề không còn đơn giản nữa, đặc biệt từ giai đoạn đắp nền thứ II trở đi. Cụ thể là: khi kết thúc giai đoạn đắp nền đường thứ I, nền đất yếu đã đạt được độ cố kết U1, và sức kháng cắt c1; trong giai đoạn đắp nền đường thứ II, đất nền vẫn còn phải chịu ảnh hưởng của tải trọng đắp nền giai đoạn I, đồng thời còn chịu thêm ảnh hưởng của tải trọng đắp trong giai đoạn II (hình 1)...

Giới thiệu

   Trang web giới thiệu và cập nhật công nghệ mới trong lĩnh vực xây dựng thủy lợi, giao thông, dân dụng, đặc biệt là công nghệ ngăn sông rất được quan tâm trong giai đoạn này trước tình hình biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

       Mọi nội dung trong trang web này không gây ảnh hưởng đến tổ chức hay một cá nhân nào cũng như không vi phạm pháp luật. Hy vọng các bạn chia sẻ và trao đổi những kinh nghiệm hoặc tài liệu của mình để xây dựng trang web ngày càng phong phú về nội dung cũng như chất lượng

  • Thiết kế, thẩm tra công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi: nhà, cầu, đường, đập, cống, đê, kè...
  • Chuyển giao/ hướng dẫn phần mềm địa kỹ thuật: PLAXIS, GEO-STUDIO..phần mềm kết cấu SAP2000, ANSYS...
  • Luận văn/Luận án chuyên ngành dân dụng, giao thông, thủy lợi, địa kỹ thuật.
  • Lập trình các ứng dụng tính toán ổn định, nền móng, tính kết cấu theo phương pháp phần tử hữu hạn, tính toán thép theo TCVN, ASTM
  • Kiểm toán, thiết kế nền móng theo tiêu chuẩn Việt Nam cũng như nước ngoài
  • Lập trình ứng dụng cho Office (VBA, C#, VB.Net)
  • Các bảng tính dạng Mathcad, Mathmatica,  ...

    Rất mong được đồng hành cùng bạn!

    Chi tiết xin liên hệ : hhc2tech@gmail.com


Sơ đồ thuật toán thường dùng trong lập trình cấu trúc

Trong lập trình, việc lập sơ đồ thuật toán càng tường minh và chặt chẽ thì khả năng thành công càng cao. Bài viết giới thiệu một số sơ đồ giải thuật trong lập trình cấu trúc hay dùng.


Giới thiệu phần mềm tính toán Kết cấu và các module trong ABAQUS/CAE

Một số bài viết liên quan đến ABAQUS

Sách ABAQUS cho địa kỹ thuật
1. Sam Helwany,2007. Applied soil mechanics with ABAQUS applications ; ABAQUS V11
2. ABAQUS, Inc 2003. Analysis of Geotechnical Problems with ABAQUS
3. Partly soil models in ABAQUS Software
4. Soil modelling in ABAQUS
5. Two and three-dimensional bearing capacity solutions for footings on two-layered clays

HƯỚNG DẪN ABAQUS  
6a. Getting Started with Abaqus: Interactive Edition
6. Abaqus tutorial: 1D, 2D, 3D
7. Abaqus Example Problems Manual (6.9) 
8a. Abaqus v6.11 Manual
8b. Abaqus v6.11 books
8c. Abaqus v6.11 pdf_books 
9a. Abaqus v6.12 Manual (pdf_books)   
9b. Abaqus v6.12 Manual (books)

ABAQUS  VIDEO
1. Abaqus Script using Python: Reading field output 
2. FEA Analysys Abaqus: Cargo Crane Tutorial- Beam element
3. Abaqus - Cohesive Elements & Tie Constraints Tutorial
4. Abaqus Hydrostatic Loading Tutorial
5. FEA ABAQUS tutorial - Fluid Structure Interaction using Co-Simulation (1/2
6. Oedometer test on the Mohr-Coulomb model 
7. Creation of Infinite Elements in ABAQU
8. Abaqus - Modal Analysis, Modal Dynamics Analysis & Steady State Dynamics Analysis
9. Abaqus Crack Analysis
10. Abaqus Concrete beam analysis
11. Abaqus - Surface-to-surface Interaction
12. ABAQUS Tutorial : Stress Analysis of Railroad with Wheel
13. Planar Shell (Plate) Bending Analysis
14. Static Analysis of a 3D I-Beam Frame (1 of 3)
15. Static Analysis of Column Buckling using Abaqus/CAE
16. Lateral BUCKLING ANALYSIS of 3DTRUS
17. Exponent DruckerPrager Parameters
18. Learning ABAQUS --- Hinge Mesh

9. Abaqus Crack Analysis



ABAQUS cũng như các phần mềm phân tích phần tử hữu hạn khác đều thực hiện theo ba giai đoạn: xử lý số liệu, tính toán phân tích và xử lý kết quả. Khi làm việc với ABAQUS/CAE, lựa chọn các Module trên thanh môi trường như ở hình 1, có thể thấy rằng ABAQUS/CAE là do 10 module hợp thành, đó là Part (cấu kiện), Property (đặc tính), Assembly (lắp ghép), Step (bước phân tích), Interaction (tác dụng tương hỗ), Load (tải trọng), Mesh (mạng lưới), Job (công tác phân tích), Visualization (xử lý đồ họa) và Sketch (vẽ hình), trong đó module Sketch có thể xem là module bổ sung của module Part.
Về công năng của các module trong ABAQUS/CAE có thể tham khảo trong file trợ giúp ABAQUS “ABAQUS/CAE User’s Manual”. Dưới đây chỉ tóm tắt một số công năng cơ bản.
1. Part
Mô hình ABAQUS/CAE do một hoặc nhiều cấu kiện tạo thành, người sử dụng có thể thiết lập mới hoặc chỉnh sửa các cấu kiện trong module Part, sau đó lắp ghép chúng lại với nhau trong module Assembly. Cấu kiện trong ABAQUS/CAE có hai loại: cấu kiện hình học ( native part) và cấu kiện mạng lưới (orphan mesh part).
 (1) Cấu kiện hình học (native part)
Có hai loại phương pháp chủ yếu để xây dựng cấu kiện hình học:
- Sử dụng các feature có sẵn trong module Part như extrude, revolve, sweep, round/fillet, loft…để trực tiếp xây dựng cấu kiện hình học.
 - Từ file mô hình CAD đã có đưa vào ABAQUS/CAE từ đường dẫn trên thanh menu chính File > Import > Part.
Hình 1. Các module phân tích ABAQUS/CAE
(2) Cấu kiện mạng lưới (orphan mesh part)
 Cấu kiện mạng lưới không bao hàm feature, chỉ bao gồm thông tin điểm nút, phần tử, mặt, tập hợp (set). Có thể sử dụng các phương pháp dưới đây để xây dựng cấu kiện mạng lưới:
 - Lấy cấu kiện hình học chuyển thành cấu kiện mạng lưới.
- Từ mạng lưới của file ODB.
- Từ mạng lưới của file INP.
2. Property
Trong ABAQUS/CAE không có khả năng trực tiếp chỉ định đặc tính vật liệu cho phần tử hoặc cấu kiện hình học, mà là đầu tiên định nghĩa “thuộc tính mặt cắt”, sau đó chỉ định vật liệu của “thuộc tính mặt cắt”, lại lấy “thuộc tính mặt cắt” này gán cho cấu kiện tương ứng.
 ABAQUS định nghĩa nhiều loại mô hình quan hệ ứng suất-biến dạng của vật liệu và tiêu chuẩn phá hoại:
 (1) Mô hình vật liệu đàn hồi
Đàn hồi tuyến tính; Dị hướng; Đàn hồi kết cấu nhiều lỗ rỗng; Nửa đàn hồi; Siêu đàn hồi; Đàn hồi dính.
 (2) Mô hình vật liệu dẻo
 Kim loại tính dẻo; Gang tính dẻo; Từ biến; Mô hình Drucker-Prager mở rộng; Mô hình Drucker-Prager Capped; Mô hình Cam-Clay; Mô hình Mohr-Coulomb; Mô hình vật liệu xốp; Mô hình vật liệu bê tông; Mô hình vật liệu tính thẩm thấu; Mô hình vật liệu khác do người sử dụng tự định nghĩa.
3. Assembly
Mỗi một cấu kiện đều được xây dựng trong hệ tọa độ cục bộ của nó, độc lập trong mô hình. Sử dụng module Assembly có thể lấy các cấu kiện xây dựng thực thể (instance), đồng thời những thực thể này được định vị trong hệ tọa độ tổng thể, hình thành một cấu kiện lắp ghép hoàn chỉnh.
Mô hình tổng thể chỉ bao hàm một cấu kiện lắp ghép, một cấu kiện lắp ghép có thể do một hoặc nhiều thực thể tạo thành. Nếu trong mô hình chỉ có một cấu kiện (ví dụ như bản phẳng có lỗ đã giới thiệu ở phần trên), có thể chỉ là một cấu kiện này xây dựng một thực thể, còn bản thân thực thể này lại tạo thành cấu kiện lặp ghép hoàn chỉnh.
 4. Step
 Trong module Step chủ yếu hoàn thành các thao tác: định nghĩa bước phân tích, định nghĩa số liệu đầu ra, định nghĩa mạng lưới tự thích ứng, khống chế quá trình giải.
(1) Định nghĩa bước phân tích
Sử dụng menu Step trong menu chính có thể thiết lập và quản lý các bước phân tích. Quá trình phân tích ABAQUS/CAE là do nhiều bước phân tích tạo thành, trong đó bao gồm hai loại bước phân tích:
- Bước phân tích ban đầu (initial step): ABAQUS/CAE tự động thiết lập một bước phân tích ban đầu. Bước phân tích ban đầu chỉ có một, tên gọi là “initial”, ta không thể đổi tên, copy hay xóa bỏ.
- Bước phân tích tiếp theo (analysis step): ở sau bước phân tích ban đầu, cần phải thiết lập một hoặc nhiều bước phân tích tiếp theo, mỗi một bước phân tích tiếp theo miêu tả một quá trình phân tích riêng, ví dụ như sự thay đổi điều kiện biên hoặc tải trọng, thay đổi tác dụng tương hỗ giữa các cấu kiện, thêm hoặc xóa bớt cấu kiện…
(2) Định nghĩa số liệu đầu ra
Sử dụng menu Output trong module Step, có thể khống chế và quản lý số liệu đầu ra của phân tích phần tử hữu hạn. Trong một phân tích ABAQUS có thể xuất file số liệu dưới đây:
- File ODB (output database file)
- File DAT (data file)
- File RES (restart file)
- File FIL (result file)
 (3) Định nghĩa mạng lưới tự thích ứng
 Công năng mạng lưới tự thích ứng của ABAQUS cho phép mạng lưới phần tử độc lập với vật liệu, từ đó mà trong quá trình phân tích biến hình lớn có khả năng bảo đảm chất lượng mạng lưới từ đầu đến cuối.
(4) Khống chế quá trình phân tích
 Thông thường sử dụng các tham số mặc định của ABAQUS là có thể thu được kết quả phân tích như mong muốn. Đối với yêu cầu cao hơn của người sử dụng, có thể dùng module Step để tiến hành khống chế giải thông thường (general solution controls) và khống chế máy giải (solver controls) từ đó nâng cao hiệu suất phân tích.
5. Interaction
Module Interaction chủ yếu định nghĩa Interaction (tiếp xúc), Constraint (ràng buộc), Connector (liên kết), Inertia (quán tính), Crack (nứt), Springs/Dashpots (lò xo và cản)…
6. Load
 Module Load chủ yếu định nghĩa tải trọng, điều kiện biên, trường biến và trường hợp tải trọng.
 (1) Tải trọng
- Gán tải trọng tập trung (Concentrated Force)
- Gán mô men (Moment)
- Gán áp lực (Pressure)
- Gán lực và mô men trên cạnh của bản vỏ ( Shell Edge Load)
- Gán tải trọng diện tích đơn vị trên mặt (Surface Traction)
- Gán áp lực bên trong và bên ngoài ống (Pipe Pressure)
- Gán lực khối trên đơn vị thể tích (Body Load)
- Gán tải trọng đường trên đơn vị độ dài dầm (Line Load)
- Gán gia tốc bình quân theo phương cố định trên mô hình tổng thể (Gravity)
- Tải trọng bu lông (Bolt Load)
- Tải trọng biến dạng phẳng mở rộng (Generalized Plane Strain)
- Lực khối tạo thành do xoay chuyển mô hình (Rotational Body Force)
- Gán lực trên phần tử liên kết (Connector Force)
- Gán mô men trên phần tử liên kết (Connector Moment)
- Nhiệt độ và điện trường
(2) Điều kiện biên
Sử dụng menu chính BC định nghĩa các loại hình điều kiện biên: đối xứng/phản đối xứng, chuyển vị/góc xoay, vận tốc/vận tốc góc, gia tốc/gia tốc góc, chuyển vị/vận tốc/gia tốc phần tử liên kết, nhiệt độ, áp lực âm thanh, áp lực lỗ rỗng, điện thế, khối lượng tập trung. Tải trọng và điều kiện biên có liên quan đến bước phân tích, người sử dụng bắt buộc chỉ định tải trọng và điều kiện biên tác dụng ở trong bước phân tích nào.
 (3) Trường biến và trường hợp tải trọng
Sử dụng menu Field định nghĩa trường biến (bao gồm trường gia tốc ban đầu và trường biến nhiệt độ).
Sử dụng menu Load Case định nghĩa trường hợp tải trọng. Trường hợp tải trọng do nhiều tải trọng và điều kiện biên hợp thành.
7. Mesh
Module Mesh chủ yếu thực hiện các công năng sau: bố trí mạng lưới hạt giống; định nghĩa hình dạng phần tử, loại hình phần tử, kỹ thuật và phương pháp phân chia mạng lưới; phân chia mạng lưới; kiểm tra chất lượng mạng lưới. Trong quá trình xây dựng mô hình ABAQUS/CAE, phân chia mạng lưới là một bước khá quan trọng và phức tạp, cần phải dựa vào kinh nghiệm để sử dụng tổng hợp nhiều loại kỹ năng.
8. Job
Trong module Job chủ yếu thực hiện công năng: xây dựng và biên tập công việc phân tích; giao công việc phân tích, tạo file INP; kiểm tra khống chế trạng thái vận hành công việc phân tích; vận hành công việc phân tích.
9. Sketch
Sử dụng module Sketch có thể vẽ hình mặt phẳng hai chiều của cấu kiện. Khi tiến hành các thao tác như dưới đây, ABAQUS/CAE có thể tự động tiến vào môi trường đồ họa.
(1) Lựa chọn module Sketch trên thanh môi trường.
(2) Xây dựng hoặc chỉnh sửa đặc trưng của cấu kiện trong module Part.
 (3) Phân tách mặt nào đó trong module Part, Assembly và Mesh.
Trong menu chính lựa chọn File > Import > Sketch có thể nhập file CAD hai chiều từ: AutoCAD (.dxf), IGES (.igs), ACIS (.sat) và STEP (.stp).
10. Visualization
Trong module Visualization có thể hiển thị kết quả phân tích trong file ODB, có thể nhấn các nút biểu tượng trong vùng công cụ để xem kết quả. Ngoài ra module Visualization vẫn cung cấp mấy công năng sau:
(1) Result > Field Output
(2) Result > History Output
(3) Report > XY
(4) Report > Field Output
(5) Options
(6) Tools > Query
(7) Tools > Color Code
(8) Tools > Display Group
(9) Tools > Path
(10) Tools > View Cut
(11) Tools > Job Diagnostics

(Nguồn: http://hungkcct.wordpress.com)

Bài đăng phổ biến