Bài viết liên quan: Sức chịu tải cọc đứng theo TCXDVN 205-1998 và lưu ý trong thiết kế Ưu nhược điểm của một số phương pháp tính toán ổn định mái dốc hiện nay Ổn định hố đào theo phân tích của BJERRUM AND EIDE (1956) Hiệu ứng nhóm cọc Một số vấn đề tồn tại trong các tiêu chuẩn về xử lý nền đất yếu Cẩm nang dùng cho kỹ sư địa kỹ thuật 1. Như ta đã biết trong cơ học đất, độ tăng sức kháng cắt của nền đất yếu trong quá trình đắp nền đường được xác định theo biểu thức: (1) Trong đó c0 là sức kháng cắt ban đầu (xác định từ thí nghiệm cắt nhanh không thoát nước); sz là ứng suất thẳng đứng do tải trọng đắp gây ra; Ut là độ cố kết mà đất nền đạt được tính từ mốc "0" (khi bắt đầu xảy ra hiện tượng cố kết) tới thời điểm đang xét "t".Với trường hợp đắp nền đường theo một giai đoạn thì việc áp dụng công thức (1) là hoàn toàn sáng tỏ. Tuy nhiên, với trường hợp đắp nền đường theo nhiều giai đoạn, vừa đắp nền vừa chờ cố kết, thì vấn đề không còn đơn giản nữa, đặc biệt từ giai đoạn đắp nền thứ II trở đi. Cụ thể là: khi kết thúc giai đoạn đắp nền đường thứ I, nền đất yếu đã đạt được độ cố kết U1, và sức kháng cắt c1; trong giai đoạn đắp nền đường thứ II, đất nền vẫn còn phải chịu ảnh hưởng của tải trọng đắp nền giai đoạn I, đồng thời còn chịu thêm ảnh hưởng của tải trọng đắp trong giai đoạn II (hình 1). Như vậy:
Hiện tại, Quy trình 22TCN262-2000 chưa có các hướng dẫn cụ thể cho người thiết kế trong trường hợp này, do vậy đang còn tồn tại nhiều phương pháp tính toán khác nhau và chưa có sự thống nhất chung. Sau đây ta hãy tìm hiểu một trong số các phương pháp đó. 2. Xét trường hợp đắp nền theo hai giai đoạn (hình 1). Xuất phát từ công thức xác định độ cố kết ta có: (2) Trong đó St là độ lún tại thời điểm đang xét "t"; Stổng là độ lún tổng cộng do tải trọng (P1+P2) tác dụng đột ngột vào nền đất gây ra (tức là tải trọng của toàn bộ nền đắp trong hai giai đoạn). Như vậy nếu coi toàn bộ nền đắp gồm hai thành phần tải trọng P1 và P2 cùng tác dụng vào nền đất (một cách đột ngột) thì có thể coi Stổng gồm hai thành phần độ lún là: : Độ lún do tải trọng P1 (đột ngột tác dụng vào nền) gây ra; Sau khi đã đặt tải trọng P1 trong thời gian t1, tiếp tục tác dụng thêm vào nền đất tải trọng P2. Độ lún do tải trọng P2 gây ra là: ; Với cách giả thiết nêu trên, ta có thể tính và theo các phương pháp tính lún thông thường. Còn phần độ lún do tải trọng P2 gây ra sẽ là: (3) Xét tại thời điểm t2, tải trọng P1 đã tác dụng vào nền đất trong thời gian t2 (ngày) tính từ mốc "0". Vậy độ lún theo thời gian do tải trọng P1 gây ra là: (4) Trong đó là độ cố kết nền đất đạt được tính từ "0" đến t2. Tương tự trên, tới thời điểm t2 tải trọng P2 đã tác dụng vào nền đất trong thời gian (t2-t1) ngày, do đó độ lún theo thời gian do tải trọng P2 gây ra là: (5) Trong đó là độ cố kết nền đất đạt được tính từ t1 đến t2. Tổng hợp các công thức (2), (4) và (5) ta có: (6) Thay công thức (6) vào (1) ta tính được sức kháng cắt của nền đất tại thời điểm t2. 3. Phương pháp tính nêu trên tỏ ra khá chính xác (về mặt lý thuyết). Nó đã xét được ảnh hưởng của các giai đoạn đắp nền tới độ cố kết và sức kháng cắt của nền đất. Chú ý rằng, việc sử dụng công thức (1) và (6) không những cho phép ta xác định độ tăng sức kháng cắt theo chiều sâu mà còn cho phép ta xác định được độ tăng sức kháng cắt theo chiều ngang (khi đó ta cần tính toán với độ lún tại các trục không phải tại tim đường). Điều này sẽ giúp cho việc xác định sức kháng cắt tại bề mặt cung trượt khi tiến hành kiểm tra ổn định chống trượt nền đường theo phương pháp phân mảnh cung trượt trụ tròn được chính xác hơn (Hình 2). Hình 2: Độ tăng sức kháng cắt không đều nhau tại bề mặt phân mảnh trong phạm vi nền đường Tuy nhiên, các chương trình tin học tính toán kiểm tra ổn định nền đường theo phương pháp phân mảnh đang được sử dụng phổ biến hiện nay vẫn chưa tích hợp chức năng dự báo độ tăng sức kháng cắt của đất nền trong quá trình cố kết. Hy vọng, trong thời gian tới sẽ có được một phần mềm "trọn gói", bổ sung nhiều chức năng hữu ích cho người sử dụng theo hướng này./.
|
ThuyLoi.com : Ngành Kỹ thuật Công trình Thủy thuộc nhóm ngành Xây dựng. Ngành Kỹ thuật Công trình Thủy có 01 chuyên ngành : Thủy lợi – Thủy điện. 1. TỔNG QUAN ...
Thứ Sáu, 18 tháng 7, 2014
Xác định độ tăng sức kháng cắt của nền đất yếu trong quá trình đắp nền
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Bài đăng phổ biến
-
Phân cấp đất theo Tiêu chuẩn quốc gia về Phân cấp đất đá trong công trình thủy lợi Bảng 1 - Bảng phân cấp đất dùng cho công tác đào vận chuy...
-
Búa đóng cọc điêzel là loại búa hoạt động theo nguyên lý va đập, nó được cấu từ hai bộ phận chính là: quả búa và giá búa. Khi đóng cọc quả b...
-
ADS Civil là bộ chương trình phần mềm hỗ trợ thiết kế công trình đường, đây là bộ công cụ hỗ trợ thiết kế có giao diện thân thiện, kế thừa...
-
ashui.com - Một công trình kiến trúc tốt, ngoài quyết định đúng đắn của chủ đầu tư, sự đồng thuận của các cơ quan quản lý và các tổ chức có ...
-
Đối với những công trình dùng để phục vụ thi công những công trình khác như hố móng, rãnh đặt đường ống... khối lượng công tác đất phụ thuộc...
-
Ngày 03/10/2016, tại huyện Đồng Văn, UBND tỉnh Hà Giang tổ chức Hội nghị bàn các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án “Nghiên cứu tri...
-
Ngày 21/9, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo tổng kết dự án “Tăng cường năng lực cho Trường Đại học Thủy lợi và Trường Đại học Tài nguyên và M...
-
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Thông tư số 24/2016/TT-BTNMT quy định việc xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước...
-
Cho dù độ lượng và có cái nhìn chia sẻ đến đâu chăng nữa thì vẫn phải khẳng định rằng, sản xuất điện từ than đá là “hạ sách” trong thời đại ...
-
NA################################## NA################################## NA################################## NA###########################...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét